Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Bai 6 bài giảng GOC thong tin cap cuu và an toan hang hai toan cau GMDSS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.64 KB, 23 trang )

Bài 6: Thông tin Cấp cứu và An
toàn Hàng hải Toàn cầu
GMDSS


Nội dung
I.

Báo động Cấp cứu theo
GMDSS

II. Thông tin cấp cứu và An toàn

hàng hải


I. Báo động Cấp cứu theo GMDSS
1.
2.
3.
4.

Khái niệm
Báo động cấp cứu bằng DSC
Báo động cấp cứu bằng thiết bị đầu cuối qua vệ
tinh
Báo động cấp cứu bằng EPIRB


I. Báo động Cấp cứu theo GMDSS



I. Báo động Cấp cứu theo GMDSS
1. Khái niệm




Thông tin cấp cứu và an toàn trong GMDSS
dựa trên việc sử dụng thông tin vô tuyến điện
qua các dải sóng mặt đất MF, HF, VHF và qua
vệ tinh (hệ thống Inmarsat, Cospas-Sarsat).
Phát báo động cấp cứu trong hệ GMDSS chỉ
báo rằng có một tàu , máy bay hoặc một
phương tiện giao thông khác hay một người
đang gặp nguy hiểm và yêu cầu được trợ giúp
ngay. Báo động cấp cứu trong hệ GMDSS phải
cung cấp mã nhận dạng và vị trí của tàu đang
gặp nguy hiểm.


I. Báo động Cấp cứu theo GMDSS
1. Khái niệm




Báo động cấp cứu gồm có: “cuộc gọi cấp cứu”
gọi chọn số (DSC) phát trong dải tần sử dụng
thông tin sóng mặt đất hoặc “điện cấp cứu ”
phát thông qua hệ thống vệ tinh.

Báo động cấp cứu chỉ có thể được phát đi khi
có sự uỷ quyền của thuyền trưởng hoặc người
có trách nhiệm trên tàu, máy bay hay phương
tiện giao thông có lắp đặt đài vô tuyến điện


I. Báo động Cấp cứu theo GMDSS
1. Khái niệm


Báo động cấp cứu chiều từ tàu đến bờ trong hệ
GMDSS được dùng để gửi báo động tới các trung
tâm phối hợp cứu nạn (RCCs) thông qua các Đài
duyên hải hoặc các đài bờ trái đất rằng một tàu đang
gặp nạn.
Báo động cấp cứu được thực hiện thông qua việc
sử dụng:






Thiết bị gọi chọn số (DSC) trong các dải VHF, MF, HF
Thiết bị Inmarsat –A, B hoặc C
EPIRB


I. Báo động Cấp cứu theo GMDSS
1. Khái niệm

Báo động cấp cứu chiều từ tàu đến tàu
trong hệ GMDSS được dùng để gửi báo động
tới các tàu đang ở gần vùng của tàu bị nạn,
trên cơ sở dùng kỹ thuật DSC trong các dải
tần MF và VHF. Tuỳ theo hoàn cảnh, cũng có
thể sử dụng dải tần HF.


I. Báo động Cấp cứu theo GMDSS
2. Trong hệ GMDSS, thông tin cấp cứu và an





toàn trên sóng mặt đất dựa trên việc sử dụng
kỹ thuật gọi chọn số (DSC).
Báo động cấp cứu bằng DSC bao gồm cả hai
nội dung là “gọi cấp cứu” và “điện cấp cứu”,
đồng thời và nó cũng cung cấp mã nhận
dạng, vị trí (bao gồm cả giờ) và tính chất tai
nạn của tàu gặp nạn.
Thủ tục chi tiết cho thông tin cấp cứu an toàn
bằng DSC được trình bày ở Bài 6: Gọi chọn
số.


I. Báo động Cấp cứu theo GMDSS
3. Báo động cấp cứu bằng thiết bị đầu cuối qua Vê





tinh
Trong hệ GMDSS, việc phát báo động cấp cứu qua
hệ thống vệ tinh phải sử dụng cả các kênh thông tin
thông thường (ví dụ Inmarsat-A, B và C) hoặc sử
dụng các tần số dành riêng cấp cứu và an toàn (ví
dụ các phao EPIRB) với mức ưu tiên tuyệt đối.
Các hệ thống vệ tinh được sử dụng để báo động cấp
cứu và thông tin trong hệ GMDSS cùng với các thủ
tục chi tiết cho thông tin cấp cứu khẩn cấp và an
toàn được trình bày ở chương 11 và 12.


3. Báo động cấp cứu bằng thiết bị đầu cuối
qua vệ tinh
• Phát báo động cấp cứu chiều từ tàu tới bờ qua

vệ tinh là đường nhanh nhất tới một RCC.
Sau khi nhận được, RCC sẽ phát chuyển tiếp
báo động cấp cứu chiều từ bờ đến tàu.


4. Báo động cấp cứu bằng EPIRB
(Emergency Position Indicating Radio
beacon)
• Báo động cấp cứu bằng EPIRB được chuyển qua hệ thống vệ tinh




COSPAS - SARSAT hoặc INMARSAT-E tới một RCC thích hợp.
Sau khi nhận được, RCC sẽ phát chuyển tiếp báo động cấp cứu
chiều từ bờ đến tàu.
Chi tiết thủ tục xem tài liệu chương 11: Hệ thống thông tin vệ tinh
Inmarsat


II. Thông tin cấp cứu và An toàn
hàng hải
1.
2.

Báo nhận tín hiệu báo động cấp cứu
Vai trò của các Đài duyên hải và các RCC trong GMDSS

5.

Vai trò của các đài tàu trong GMDSS
Các đài tàu theo hệ GMDSS nhận được báo động cấp cứu trên
kênh 16 VHF
Thông tin khẩn cấp và an toàn

6.

Thông tin tìm kiếm - cứu nạn

3.
4.



1. Báo nhận tín hiệu báo động cấp cứu
• Báo nhận khi thu được một cuộc báo động cấp cứu hoặc một cuộc

truyền tiếp báo động cấp cứu phải được đài thu thực hiện trong thời
gian sớm nhất.
• Mẫu báo nhận phải phù hợp với các thủ tục chi tiết áp dụng tuỳ
theo tần số và công nghệ được sử dụng để phát tín hiệu cấp cứu
(trình bày chi tiết trong Chương 6, 7, 8, 11 và 12).


2. Vai trò của các Đài duyên hải và các RCC
trong GMDSS
• Trong GMDSS, các Đài duyên hải và các RCC chịu trách

nhiệm chính cho việc phối hợp xử lý một báo động cấp cứu và
tổ chức các hoạt động tìm kiếm cứu nạn sau đó.
• Một đài duyên hải hoặc đài bờ trái đất thích hợp khi thu nhận
được báo động cấp cứu phải chuyển các thông tin đó tới RCC
thích hợp càng sớm càng tốt. Sau đó, báo động cấp cứu phải
được đài duyên hải hoặc RCC thông qua một đài duyên hải hay
một đài bờ trái đất báo nhận càng sớm càng tốt.
• Nhờ việc báo nhận,cho tàu gặp nạn và các tàu khác sẽ biết rằng
báo động cấp cứu đã được nhận và đã được thông báo tới cơ
quan tìm kiếm và cứu nạn thích hợp.


2. Vai trò của các đài Duyên hải và các RCC
trong GMDSS
• Trong GMDSS, cuộc gọi cấp cứu bằng DSC thường được đài duyên


hải phù hợp ưu tiên báo nhận bằng DSC, vì báo nhận bằng DSC có
tác dụng ngừng việc tiếp tục phát cấp cứu bằng DSC từ đài gặp nạn.
Khi đó, nhiều khả năng là RCC đã nhận được thông báo về tai nạn
và là lúc có thể dừng phát báo động cấp cứu bằng DSC.
• Đài thu được tín hiệu cấp cứu hoặc RCC cũng phải phân tích tình
huống báo động cấp cứu, trong trường hợp cần thiết, phải phát
truyền tiếp cấp cứu chiều từ bờ đến tất cả các tàu, một nhóm tàu
hoặc đến một tàu cụ thể qua các phương tiện vệ tinh hoặc vô tuyến
sóng trái đất hoặc bằng cả hai cách trên.
• Thông thường, truyền tiếp báo động cấp cứu chỉ được phát khi
phương thức hoặc tần số hoặc cả hai được đài tàu gặp nạn sử dụng
để phát báo động cấp cứu gốc, không báo động được tới các tàu ở
trong vùng của tàu gặp nạn.
• Truyền tiếp báo động cấp cứu phải gồm có nhận dạng (ID) của tàu
gặp nạn, vị trí và tất cả các thông tin khác để tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác cứu nạn.


3. Vai trò của các đài tàu trong GMDSS
• Trong mọi hoàn cảnh, các đài tàu sẽ hành động theo chỉ đạo của đài

duyên hải hoặc RCC mà đã báo nhận báo động cấp cứu hoặc đã phát
truyền tiếp báo động cấp cứu.
• Hành động cấp thiết phải thực hiện đối với tàu nhận được báo động
cấp cứu hay nhận được truyền tiếp báo động cấp cứu là phải thông
báo cho thuyền trưởng hoặc người chịu trách nhiệm trên tàu về nội
dung của báo động cấp cứu này, chuyển về trực canh trên các tần số
phù hợp cho thông tin sau đó và chuẩn bị để phát báo nhận bằng các
phương thức phù hợp.

• Thông thường, khi nhận được cuộc gọi cấp cứu DSC, các đài tàu sẽ
báo nhận bằng thoại (hoặc NBDP nếu được chỉ dẫn trong cuộc gọi)
trên tần số cấp cứu an toàn cùng dải với cuộc gọi. Báo nhận cấp cứu
bằng DSC thường chỉ do các đài duyên hải thích hợp phát đi. Ví dụ,
khi các đài tàu thu được tín hiệu báo động cấp cứu bằng DSC trên
kênh 70 VHF sẽ phải dùng vô tuyến điện thoại (RT) để phát báo
nhận cuộc gọi báo động cấp cứu đó trên kênh 16 VHF. Báo nhận cấp
cứu bằng DSC trên kênh 70 VHF thường chỉ do các đài duyên hải
thích hợp phát đi.


3. Vai trò của các đài tàu trong GMDSS
• Chỉ khi nhận thấy rằng báo động cấp cứu không được đài duyên hải

báo nhận, đài tàu trong khu vực lân cận sẽ có trách nhiệm báo nhận
bằng DSC hoặc phát truyền tiếp cấp cứu.
• Lưu ý việc báo nhận bằng DSC sẽ làm Đài tàu gặp nạn ngừng phát
báo động cấp cứu bằng DSC. Do vậy, khi nhận được cuộc gọi cấp
cứu bằng DSC, đài tàu phải chờ trong một khoảng thời gian đủ để
đài duyên hải phát báo nhận bằng DSC trước khi cho rằng mình có
trách việc phát báo nhận cấp cứu bằng DSC.
• Trong trường hợp đặc biệt, khi chỉ thu được cuộc gọi cấp cứu DSC
trên dải tần HF, đài tàu không được xác báo ngay chỉ khi được yêu
cầu, mà phải duy trì trực canh báo nhận DSC từ đài bờ, đồng thời
phải trực canh trên các tần số cấp cứu an toàn RT hoặc NBDP phù
hợp trên dải HF. Dải tần lựa chọn phải tương ứng với dải tần thu
được cuộc gọi cấp cứu DSC. Trong trường hợp không thu được tín
hiệu cấp cứu trong khoảng thời gian 1 - 2 phút, cần chuyển sang tần
số cấp cứu an toàn khác. Tuy nhiên, trong vòng 3 phút không nhận
được báo nhận hoặc các thông tin cấp cứu khác từ đài bờ thì đài tàu

phải phát truyền tiếp cấp cứu và thông báo đến RCC bằng bất kì
phương thức thích hợp nào.


3. Vai trò của các đài tàu trong GMDSS
• Mẫu chung cho việc phát báo nhận cấp cứu bằng vô tuyến điện thoại

RT như sau:

– Tín hiệu cấp cứu bằng vô tuyến thoại: MAYDAY
– THIS IS (hoặc DE đọc là DELTA ECHO trong trường hợp gặp khó khăn về
ngôn ngữ)
– Hô hiệu hoặc nhận dạng khác của đài phát báo nhận (nhắc 3 lần)
– Hô hiệu hoặc nhận dạng khác của đài gặp nạn phát điện cấp cứu (nhắc lại 3 lần)
– RECEIVED (hoặc RRR, đọc là ROMEO ROMEO ROMEO trong trường hợp
gặp khó khăn về ngôn ngữ)
– Tín hiệu cấp cứu MAYDAY

• Trong những trường hợp sử dụng NBDP/ Telex cho thông tin tiếp

theo trong tình trạng tai nạn thì mẫu chung để phát báo nhận cấp cứu
là:






Tín hiệu cấp cứu bằng vô tuyến thoại: MAYDAY
Hô hiệu hoặc nhận dạng khác của đài gặp nạn phát điện cấp cứu (nhắc lại 3 lần)

DE
Hô hiệu hoặc nhận dạng khác của đài phát báo nhận (nhắc 3 lần)
RRR (đọc là ROMEO ROMEO ROMEO trong trường hợp gặp khó khăn về
ngôn ngữ)
– Tín hiệu cấp cứu MAYDAY


4. Các đài tàu theo hệ GMDSS nhận được
báo động cấp cứu trên kênh 16 VHF
• Trong các vùng mà khả năng thông tin liên lạc với một hoặc

nhiều đài duyên hải đáng tin cậy, các tàu sẽ trì hoãn phát báo
nhận báo động cấp cứu bằng thoại vô tuyến (RT) trong một
khoảng thời gian ngắn để cho đài duyên hải phát báo nhận báo
động cấp cứu và phát thêm các chỉ dẫn khác. Trường hợp này
luôn áp dụng cho vùng biển A1 và A2.
• Tuy nhiên, trong những vùng mà thông tin liên lạc đến đài
duyên hải không đảm bảo tin cậy, đài tàu khi nhận được một
báo động cấp cứu từ một tàu ở trong vùng phụ cận phải có
nghĩa vụ phát báo nhận càng sớm càng tốt và truyền tiếp báo
động cấp cứu này đến một RCC thông qua một đài duyên hải
hoặc một đài bờ trái đất.


5. Thông tin khẩn cấp và an toàn
• GMDSS đưa ra các điều khoản đặc biệt đối với thông tin khẩn

cấp và an toàn. Những bức điện khẩn cấp liên quan đến an toàn
của một tàu, một máy bay, phương tiện giao thông hoặc một
người.

• Cụ thể, những thông tin liên quan đến chỉ dẫn y tế được coi là
thông tin khẩn cấp.
• Thông tin an toàn sẽ liên quan đến thông báo hành hải hoặc
thông tin khí tượng quan trọng.
• Thủ tục chung cho thông tin khẩn cấp và an toàn, bao gồm cả
chỉ dẫn y tế và tải thương được trình bày rõ hơn ở bài 6 và 9.


6. Thông tin tìm kiếm - cứu nạn
• Thông tin tìm kiếm - cứu nạn và thông tin hiện trường được

thực hiện trong quá trình tiến hành hoạt động cứu nạn được
xem như là thông tin cấp cứu và có thể sử dụng các tần số cấp
cứu và an toàn hệ GMDSS. Tuy vậy, điều quan trọng là phải
đảm bảo nguyên tắc thông tin trong suốt thời gian xảy ra tai
nạn.
• Tại thời điểm khác nhau khi xảy ra tai nạn, thông tin liên lạc sẽ
do RCC, người điều khiển thông tin hiện trường (ví dụ một đơn
vị lưu động phối hợp hoạt động tìm kiếm và cứu nạn) hoặc đài
duyên hải liên quan điều khiển.
• Thủ tục dùng cho thông tin phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trong
hệ GMDSS được trình bày ở bài 8.


Hết bài 5



×