Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường đất tại xã cao xá, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM QUANG MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TỚI MÔI
TRƯỜNG ĐẤT TẠI XÃ CAO XÁ, HUYỆN LÂM THAO,
TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa

Khoa học mơi trường
60.44.03.01
PGS.TS. Nguyễn Như Hà

học:

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn



Phạm Quang Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS. Nguyễn Như Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý môi trường, Khoa Môi Trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức xã Cao xá, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Quang Minh

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

iii


BVTV
HCHC
HCVC
HTX
ICM
IPM
KLN
LUT
PBHC
PBHH
PBVC
UBND

Bảo vệ thực vật
Hợp chất hữu cơ
Hợp chất vô cơ
Hợp tác xã
Integrated Crop ManagementChương trình quản lý cây trồng tổng hợp

Integrated Pests ManagementChương trình quản lý dịch hại tổng hợp
Kim loại nặng
Loại hình sử dụng đất
Phân bón hữu cơ
Phân bón hóa học
Phân bón vơ cơ
Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sử dụng phân hoá học và năng suất lúa tại một số nước.............................5
Bảng 2.2. Những vấn đề ơ nhiễm do phân bón..............................................................11
Bảng 2.3. Tính tan của hóa chất bảo vệ thực vật trong mơi trường nước................19
Bảng 2.4. Số lượng phân hóa học được sử dụng qua các năm....................................28
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Cao Xá năm 2014.............................................44
Bảng 4.2. Giá trị sản xuất từ các lĩnh vực khác nhau của xã Cao Xá năm 2014.....46
Bảng 4.3. Hiện trạng cây trồng ở xã Cao Xá.................................................................47
Bảng 4.4. Hiện trạng loại hình sử dụng đất và luân canh cây trồng tại xã...............48
Bảng 4.5. Chủng loại cây trồng ở phạm vi nông hộ tại xã Cao Xá............................49
Bảng 4.6. Các loại và dạng phân bón được các nơng hộ dùng tại xã Cao Xá...........51
Bảng 4.7. Lượng phân bón trung bình cho một số cây trồng chính..........................52
Bảng 4.8. Hướng dẫn bón phân cho các loại cây trồng chính tại xã Cao Xá............52
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phân bón theo các loại hình sử dụng đất....................54
Bảng 4.10. Tình trạng áp dụng kỹ thuật bón phân cho cây trồng của các hộ..........56
Bảng 4.11. Ðánh giá mức độ ảnh hưởng xấu của tình trạng sử dụng phân bón cho
các cây trồng tại xã Cao Xá (% so với hướng dẫn)......................................................57
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của tình trạng sử dụng phân bón trên các loại hình sử dụng
đất tới các tính chất hóa học đất tại xã Cao Xá............................................................58

Bảng 4.13. Tình trạng hiểu biết về sử dụng phân bón của các nơng hộ tại xã Cao
Xá.........................................................................................................................................60
Bảng 4.14. Danh sách các loại thuốc BVTV chính ở địa phương...............................61
Bảng 4.15. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV cho các cây trồng chính......................63
tại xã Cao Xá......................................................................................................................63
Bảng 4.16. Thời gian cách ly của một số loại cây trồng đối với thuốc BVTV..........65
Bảng 4.17. Thực trạng sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động của các hộ nông dân......65
Bảng 4.18. Ðánh giá mức độ ảnh hưởng xấu của tình trạng sử dụng thuốc BVTV
cho các cây trồng tại xã Cao Xá (% so với hướng dẫn)...............................................66
Bảng 4.19. Tình trạng hiểu biết về sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ tại xã Cao
Xá.........................................................................................................................................67
Bảng 4.20: Tình trạng các cửa hàng kinh doanh phân bón và thuốc BVTV...........69
tại xã Cao Xá......................................................................................................................69
Bảng 4.21. Các hoạt động tuyên truyền về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..............70

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sự thất thốt đạm khi bón phân đạm thông thường....................................9
Hình 2.2. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường...........................19
Hình 2.3. Con đường di chuyển của thuốc bảo vệ trong môi trường đất..................20
Hình 2.4. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.................................................................25
Hình 2.5. Tiêu thụ phân bón hóa học ở Việt Nam giai đoạn 1962 – 2009.................28
(IFA, 2011)..........................................................................................................................28
Hình 4.1. Xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ................................................42
Hình 4.2. Thời điểm phun thuốc BVTV cho các loại cây trồng..................................62
Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống phân phối thuốc phân bón và BVTV tại xã Cao Xá........68

vi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Quang Minh
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
tới mơi trường đất tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
+ Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã
Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
+ Xác định khả năng ảnh hưởng của tình trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật tới mơi trường đất tại địa phương.
+ Đề xuất các giải pháp đảm bảo việc quản lý và sử dụng phân bón, thuốcbảo vệ
thực vật có hiệu quả cao trong sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
a) Nội dung
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cao Xá;
- Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao Xá;
- Đánh giá công tác quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại xã Cao Xá;
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón và hố chất thuốc
bảo vệ thực vật tới môi trường ở xã Cao Xá.
+ Xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường từ thực
trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương.
+ Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật tới môi trường ở địa bàn nghiên cứu.
b) Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập số liệu;
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

OM;

Phương pháp lấy mẫu đất: Lấy mẫu trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu;
Phương pháp phân tích đất: Phân tích các chỉ tiêu N, P, K tổng số và dễ tiêu, pH,

vii


-

Phương pháp xử lý số liệu:
+ Xử lý kết quả điều tra, thống kê bằng phần mềm excel so sánh với quy
trình quy chuẩn của Nhà nước.
+ Xử lý mẫu đất sau phân tích: so sánh với chất lượng đất theo quy định
của Nhà nước.

- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn các đối tượng am hiểu tại địa phương, tham
khảo ý kiến chuyên gia.
3. Kết quả chính và kết luận
- Cao Xá là một xã nơng nghiệp lớn có diện tích tự nhiên 1136,02 ha, dân số 9.046
người với diện tích đất canh tác khoảng 500 ha. Tại xã hiện có các cây trồng chính: lúa,
ngơ, đậu tương, cà chua, cải bắp được trồng trong 5 loại hình sử dụng đất chính.
- Người dân bón phân thường khơng theo hướng dẫn. Nên làm giảm hiệu quả và
tăng khả năng tác động xấu đến môi trường.

- Về thuốc bảo vệ thực vật người dân thường dùng đúng cho lúa, ngô nhưng lại
thường không đúng với hoa màu và rau nên dẫn đến tăng khả năng gây ảnh hưởng xấu
với môi trường.
- Xã có 20 cửa hàng kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật với quy mô
khác nhau, trong đó 12 cửa hàng chỉ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, 5 cửa hàng kinh
doanh cả thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, 3 của hàng cịn lại chỉ kinh doanh phân
bón. Trong số các cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chỉ có 3/20 cửa
hàng có đăng ký kinh doanh, 17/20 chủ cửa hàng hiểu về lĩnh vực kinh doanh.
- Giải pháp cho việc quản lý, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả:
+ Giải pháp chính sách, quản lý nhà nước;
+ Giải pháp về mặt kỹ thuật;
+ Giải pháp kinh tế.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Quang Minh
Thesis title: Evaluating the effects of using fertilizers and plant protection products to
soil at Cao Xa commune, Lam Thao district, Phu Tho Province.
Major:

Environmental Science

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:



Determining the current status of using and managing the fertilizers and

plant protection products at Cao Xa commune, Lam Thao district, Phu Tho Province.


Determining the effects of using and managing the fertilizers and plant

protection products to local soil.
• Suggesting some solutions of using and managing the fertilizers and plant
protection products for higher productivity and less damage to environments.
Research contents and Methods
a. Research contents
- Natural, economical, social properties of Cao Xa Commune.
- Assessment of the current using fertilizers and pesticides in Cao Xa commune.
- Assessment of the management the fertilizers and plant protection products in
Cao Xa commune.
- Suggesting some solutions of using and managing the fertilizers and plant
protection products for higher productivity and less damage to environments.


Determining the way that Fertilizers and

plant protection products affect to the environments.


Proposing solutions to minimize the affects of Fertilizers and

plant protection products to the environments.
b. Methods
- Collecting data method: primary and secondary;

- Sampling the soil: directly at local area;
- Analyzing soil: based on N, P, K standard, pH, OM;
- Analyzing data: Excel, compare the data to the official data;
- References: Interviewing the local experts.

ix


Main findings and conclusions
- Cao Xa Commune has total area 1136.02 ha, arable area around 500 ha
and population around 9046 people. Main crops: rice, corn, soybeans, tomatoes,
cabbages;
- Farmers usually use fertilizer without reading construction therefore
damaging to local environments;
- Farmers use pesticides for rice and corn in right way but for vegetables
in wrong way, also damaging to local environments;
- In the commune, there are 20 stores that provide fertilizer and plant
protection products. 12 stores only provide PPP, 3 stores only provide fertilizer and 5
stores provide both. There are only 3 per 20 stores that have business permission and
17/20 business mans know exactly what they provide.
- Proposed:
o Increasing policy, state management;
o Increasing economical, social knowledge for people;
o Raising awareness of farmers.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ở Việt Nam, sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền kinh
tế đất nước và trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, góp phần nâng cao đời
sống của người dân. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp là biện pháp đang được sử dụng phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả
trong q trình sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện sống, điều kiện lao
động và nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc sử dụng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật đã bị lạm dụng quá mức, nhiều loại thuốc đã bị cấm sử dụng hoặc
không rõ nguồn gốc vẫn được lưu hành và sử dụng một cách tùy tiện. Chính
những điều đó đã dẫn đến hậu quả làm suy thối đất, ơ nhiễm mơi trường và làm
mất cân bằng sinh thái, trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cao Xá là một xã sản xuất nơng nghiệp chính của của huyện Lâm Thao
tỉnh Phú Thọ. Do dân số ngày càng tăng nhanh, tác động của q trình đơ thị hóa
làm cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp dẫn đến việc người dân
phải thâm canh sản xuất cao với việc sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ
thực vật trong sản xuất. Trong khi yêu cầu đặt ra là đảm bảo nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho huyện đã tạo ra sức ép khá lớn lên diện tích đất nơng nghiệp nhỏ
hẹp này, địi hỏi cần có những biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năng suất
cây trồng trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, thâm canh cao trong nông
nghiệp gắn liền với việc tăng cường sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,
thuốc trừ cỏ đã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.
Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc
BVTV trong sản xuất nơng nghiệp của xã và dư lượng của nó trong đất, nước là
điều rất quan trọng và hết sức cần thiết. Để từ đó đưa ra được những biện pháp
quản lý và kiểm soát cũng như các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất
nông nghiệp, vừa đáp ứng được nhu cầu lương thực trong khu vực vừa đảm bảo
chất lượng mơi trường xung quanh.
Vì những lý do nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường đất tại xã
Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”.


1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Xác định khả năng ảnh hưởng của tình trạng quản lý và sử dụng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường đất tại địa phương.
- Đề xuất các giải pháp cho việc giảm thiểu ảnh hưởng xấu của sử dụng
phân bón, thuốc BVTV tại xã Cao Xá.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Luận văn nghiên cứu hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đánh giá ảnh hưởng
của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường đất tại xã Cao
Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian nghiên cứu từ 01/2014 – 01/2015.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
- Đánh giá khả năng ảnh hưởng xấu tới môi trường từ hiện trạng quản lý
và sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV cho các cây trồng tại một xã sản
xuất nông nghiệp lớn của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- Đưa ra các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tới mơi trường của việc sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với tình hình cụ thể tại
địa phương.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. PHÂN BĨN VÀ MƠI TRƯỜNG
2.1.1. Khái niệm về phân bón

Phân bón là những chất chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết
với cây, được sử dụng cho cây trồng với mục đích không ngừng làm tăng năng
suất, chất lượng nông sản và độ phì nhiêu đất. Đây là một trong những vật tư
quan trọng và không thể thiếu cho việc phát triển sản xuất nơng nghiệp. Các loại
phân bón rất đa dạng và phong phú khơng chỉ về chủng loại mà cịn cả về thành
phần, tính chất và đặc điểm sử dụng... (Nguyễn Như Hà, 2010).
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng hàng
nghìn dang phân bón thương phẩm có thành phần, tính chất và cách sử dụng
khác nhau, nhưng có thể tập hợp lại thành 4 nhóm: phân hữu cơ, phân vơ cơ,
phân vi sinh vật và phân sinh hoá (Nguyễn Như Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2013).
Trong đó:
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ vùi vào đất sau khi phân giải có khả
năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và quan trọng hơn có tác dụng cải tạo đất
lớn. Phân hữu cơ bao gồm: phân chuồng (phân gia súc), phân bắc, nước giải,
phân gia cầm, rác đô thị sau khi ủ, phân xanh, than bùn, các phế phẩm của công
nghiệp thực phẩm (đồ hộp, ép dầu) và cả các tàn thể thực vật vùi trực tiếp vào
đất. Đây là các loại phân có chứa chất khơ chủ yếu là hữu cơ với hàm lượng dinh
dưỡng khống rất thấp nên thường có chức năng chủ yếu để ổn định hàm lượng
mùn cho đất trong nơng nghiệp hiện đại nhưng cũng có thể là nguồn phân chính
của sản xuất nơng nghiệp hữu cơ.
Phân vơ cơ là các loại phân bón sản xuất trong cơng nghiệp hoá chất nên
thường gọi là phân hoá học. Các phân hóa học có tác dụng cung cấp trực tiếp
các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây trồng ở dạng cây dễ hấp thu ( dễ
tiêu). Các phân hóa học có khả năng cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng
khoáng thiết yếu (thức ăn) cho cây trồng ở dạng cây dễ hấp thu (dễ tiêu) , tùy
theo chất dinh dưỡng chính có chứa trong phân mà cịn gọi là phân đa lượng
(N,P,K); phân trung lượng (Ca,Mg,S,Si); phân vi lượng (đồng, sắt, mangan, bo,
molipđen, kẽm, clo).

3



Theo đặc điểm thành phần dinh dưỡng đa lượng có chứa trong phân các
loại phân vơ vơ cơ có thể chia thành 2 nhóm: Phân đơn và phân đa yếu tố. Phân
đơn (phân khống đơn): là loại phân vơ cơ chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng
trong số các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây ví dụ: phân đạm, phân lân,
phân kali.... Mỗi loại phân đơn thường có nhiều dạng phân thương phẩm khác
nhau, ví dụ phân đạm có các dạng phân đạm amơn clorua, kali clorua... Phân đa
yếu tố là loại phân có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng trở lên, trong đó
tuỳ theo phương pháp chế biến, sản xuất mà lại chia ra phân phức hợp và phân
trộn. Các loại phân phức hợp phổ biến là MAP, DAP… còn các loại phân trộn thì
rất đa dạng. Ở Việt Nam thường gặp các phân trộn có 3 nguyên tố N, P, K.
Phân vi sinh vật là sản phẩm có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống
đã tuyển chọn có mật độ đạt tiêu chuẩn quy định của bộ Nông nghiệp và
PTNT..Các phân vi sinh được chia thành 2 nhóm: Nhóm phân vi sinh với chất
mang được thanh trùng và mật độ vi sinh vật hữu ích cao, có hiệu quả dựa trên sự
cải thiện và tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật đất tạo nên các chất dinh
dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được; Nhóm phân vi sinh với chất mang
khơng thanh trùng có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp, xem như phân hỗn hợp
hữu cơ - vơ cơ có chứa vi sinh vật.
Phân sinh hố là các chất vô cơ hoặc hữu cơ, chiết xuất từ tự nhiên hay
tổng hợp trong cơng nghiệp hố học, là loại phân bón có chứa các enzim, các axit
hữu cơ, hoặc các chất hố học có tác dụng kích thích hoặc kìm hãm sự sinh
trưởng phát triển của cây trồng. Sử dụng phân này thêm cho cây trồng để xúc tiến
các q trình chuyển hố vật chất theo hướng có lợi cho năng suất và phẩm chất
cây trồng. Bản chất của phân sinh hoá là các phân hoá học vì cũng được sản xuất
bằng cơng nghệ hố học, điểm phân biệt phân sinh hoá với các phân hoá học
khác là tác dụng. Phân sinh hoá chủ yếu tác động vào q trình chuyển hố vật
chất trong cây.
Phân theo vị trí bón phân cho cây các loại phân bón có thể chia ra phân

bón rễ và phân bón lá (Nguyễn Như Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2013). Trong đó:
Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để
cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ. Đây là con đường cung cấp
dinh dưỡng chủ yếu cho cây nên trong thực tế các loại phân bón rễ có số lượng
áp đảo; Phân bón lá là các loại phân bón được sử dụng dưới dạng dung dịch để
tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho

4


cây thơng qua thân, lá. Đây là hình thức cung cấp dinh dưỡng có giá trị số lượng
hạn chế của thực vật. Nồng độ dung dịch phân bón sử dụng cũng có khả năng
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phân bón lá. Nồng độ thấp gây tốn cơng sử
dụng, nồng độ quá cao có thể gây hại cho bề mặt lá và cây.
2.1.2. Vai trị của phân bón trong sản xuất nơng nghiệp
Vai trị rất quan trọng của phân bón đối với năng suất và sản lượng cây
trồng có thể thấy ở khắp mọi nơi. Nhiều cuộc điều tra tổng kết về vai trị của
phân bón với cây trồng ở khắp các Châu lục trên thế giới đều cho thấy, trong số
các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hồn, bón phân ln là biện pháp kỹ thuật
có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất cây trồng (Nguyễn Như
Hà và Lê Bích Đào, 2010). Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của thế kỷ
XX, trên phạm vi trên tồn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản
lượng nơng sản tăng thêm. Thực tiễn sản xuất ở nhiều nước trên thế giới, cũng
như ở Việt Nam cho thấy, khơng có phân hố học khơng thể có năng suất cao. Ở
các nước có hệ thống nông nghiệp phát triển trong hơn 100 năm gần đây (từ khi
bắt đầu sử dụng phân bón hố học), hơn 60% năng suất cây trồng tăng là nhờ sử
dụng phân khoáng.
Bảng 2.1. Sử dụng phân hoá học và năng suất lúa tại một số nước
Quốc gia


Kg N+P2O5+K2O/hacanh tác
1970

1980

1990

TrungQuốc

44,0

158,2

Nhật Bản

376,3

HànQuốc

2007

1970 1980 1990 2000 2010

220,4 256,9

366,9

3,42

4,14


5,72

6,26

6,55

372,6

385,5 324,5

272,1

5,63

5,13

6,38

6,70

6,51

261,9

351,4

418,7 301,1

257,9


4,55

4,31

6,21

6,71

6,51

Thái Lan

6,6

16,7

133,4

2,02

1,89

1,96

2,61

2,88

ViệtNam


55,2

26,1

400,3* 2,01

2,08

3,19

4,24

5,34

59,7

2000

Nãngsuấtlúa,tạ/ha

99,7

104,9 365,6

Ghi chú: * Số liệu 2010

Nguồn: Nguyễn Như Hà và Lê Bích Đào (2010)

Trong mối quan hệ với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn (làm đất,

giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), sử dụng phân bón cân đối luôn là cơ sở quan
trọng cho việc phát huy hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật khác. Giống cây
trồng cần phải được bón phân cân đối theo yêu cầu, mới phát huy hết tiềm năng
năng suất của giống. Giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao hơn lúa thường

5


20-30%, nhưng lại địi hỏi phân bón nhiều hơn và tỷ lệ NPK phải phù hợp mới
thể hiện tính ưu việt của nó. Trong cơng tác bảo vệ thực vật rất chú ý tới vai trò
của phân P, K và vi lượng, đặc biệt K có tác dụng giúp cây chống chịu sâu bênh
hại hiệu quả. Phân lân và kali bón cân đối với đạm khơng chỉ làm cho cây trồng
phát triển khỏe mạnh mà còn tạo cho nồng độ dung dịch của tế bào thực vật trở
nên mất tính hấp dẫn và có khả năng chống chịu tốt hơn với sâu, bệnh hại. Do đó
bón phân cân đối cho cây trồng là một biện pháp BVTV rất hiệu quả và là một
phần quan trọng, không thể thiếu của quản lý dịch hại tổng hợp cho cây (IPM).
Mặc dù chất lượng sản phẩm cây trồng quyết đinh bởi đặc điểm của cây
và giống cây trồng. Nhưng do cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất và phân bón
để tạo nên năng suất và chất lượng sản phẩm nên việc thiếu hay thừa một số chất
nhất định trong dinh dưỡng của cây làm ảnh hưởng đến hoạt động của men do đó
ảnh hưởng đến phẩm chất nơng sản. phân vi lượng, phân kali cũng tác động lên
hàm lượng và tính chất các loại men nên vừa có khả năng tạo năng suất cây trồng
cao vừa có khả năng tạo phẩm chất tốt (chất khoáng, protein, đường và vitamin).
Phân lân làm tăng rõ phẩm chất các loại rau, cỏ làm thức ăn gia súc và chất lượng
hạt giống. Để đảm bảo chất lượng hạt giống rất cần bón phân lân.Bón phân kali
cho cây trồng có tác dụng làm tăng hàm lượng đường, bột, tăng chất lượng sợi.
Bón phân Ca, Mg, S có tác dụng làm tăng chất lượng protein, dầu, tinh dầu cho
các loại cây trồng.... Phân đạm hóa học cũng có những ảnh hưởng tốt đến chất
lượng sản phẩm., làm cho cây trồng có hàm lượng protein, caroten trong sản
phẩm tăng lên rõ, hàm lượng xenlulo giảm xuống., nhất là khi bón phối hợp với

phân lân. Vì vậy bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng
năng suất mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm như: hàm lượng các chất
khoáng, protein, đường, bột và vitamin,... Điều này được thể hiện rõ trong nhiều
cơng trình nghiên cứu và thực tiễn sản xuất ở khắp nơi trên thế giới (Nguyễn
Như Hà và Lê Bích Đào, 2010).
Do những tác dụng trên của phân bón mà việc sử dụng phân bón hiệu quả
sẽ làm tăng nhiều thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất. Theo GS.VS Andre
Gros (1977): Một trong những điều kiện cơ bản của lợi nhuận nơng nghiệp là tận
dụng được vốn kinh doanh, trong đó vốn dùng cho phân bón có tác dụng kích
thích lãi và không nên hà tiện. Kinh nghiệm ở Pháp cho thấy việc tăng chi phí về
phân bón thường đi đơi với việc tăng thu nhập và lãi thuần. Bón phân cân đối
trong trồng trọt còn giải quyết được mâu thuẫn giữa việc đạt năng suất cây trồng

6


cao và chất lượng sản phẩm để đảm bảo thu nhập cao cho nơng dân. Người trồng
trọt có thể bón phân để đạt lợi nhuận tối đa từ một đơn vị diện tích trồng trọt
thơng qua việc xác định được lượng phân bón và năng suất tối ưu kinh tế càng
cao trong mối quan hệ với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hồn tiên tiến.
Như vậy bón phân cân đối và hợp lý không chỉ quyết định năng suất, chất
lượng nơng sản cao, mà cịn là cơ sở quan trọng cho việc đảm bảo an toàn thực
phẩm và lợi nhuận tối đa cho người sản xuất mà không gây hại mơi trường.Tuy
nhiên để sử dụng phân bón hợp lý cần hiểu biết khơng chỉ về phân bón mà cịn
những điều kiện cho sử dụng phân bón hợp lý (Nguyễn Như Hà và Nguyễn Văn
Bộ, 2013).
2.1.3. Vai trị tích cực của phân bón với mơi trường
Trong trồng trọt cần bón phân cho cây trồng ngồi việc nhằm đạt năng
suất cây trồng cao thoả đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, còn để ổn
định và bảo vệ được đất trồng. Vì để bón phân đúng, người sản xuất cần tuân thủ

các nguyên tắc bón phân hay định luật sử dụng phân bón, mà bản chất là: Trả lại
các chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch để khỏi làm
kiệt quệ đất; Khắc phục yếu tố hạn chế của độ phì nhiêu đất; Khắc phục tất cả
những mất cân đối của đất trong cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Bón phân
(đặc biệt là phân khống) trong trồng trọt cịn tạo cho cây trồng phát triển tốt, do
đó che phủ đất tốt hơn nên cịn hạn chế được q trình xói mịn, rửa trơi đất.
Bón phân cịn có thể làm mơi trường đất tốt hơn, cân đối hơn, đặc biệt bón
phân hữu cơ và vôi là các phương tiện cải tạo môi trường đất tồn diện và có hiệu
quả cao. Bón nhiều phân hữu cơ về lâu dài có tác dụng làm cho đất tích luỹ mùn
và các chất dinh dưỡng, do đó nâng cao được độ phì của đất; cịn trước mắt có
khả năng cải thiện tính chất lý, hố, sinh của đất, trên cơ sở đó có thể bón nhiều
phân hố học để thâm canh đạt hiệu quả càng cao. Bón phân hố học với lượng
hợp lý có tác dụng tăng cường hoạt động của vi sinh vật có ích, do đó lại tăng
cường sự khống hố chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của
đất thành độ phì thực tế.
2.1.4. Khả năng gây ảnh hưởng xấu của phân bón tới mơi trường
Bón phân khơng cân đối, khơng đúng kỹ thuật có thể làm cho mơi trường
xấu đi do các loại phân bón có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường. Các
phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều chất khí CH 4, CO2, H2S,... các ion khoáng NO3-.

7


Các loại phân hố học có thể tạo ra các hợp chất đạm ở thể khí dễ bay hơi hay
các ion khống dễ bị rửa trơi, nhất là NO 3-; các phân kali hố học là các phân có
khả năng gây chua...
Vì vậy dù bón ít phân (cả hữu cơ và vô cơ) mà thiếu những hiểu biết cần
thiết cho việc bón phân hiệu quả và an tồn thì vẫn tạo điều kiện để phân bón ảnh
hưởng xấu tới mơi trường. Ví dụ: chỉ cần thực hiện khơng đúng 1 nội dung (của
quy trình bón phân) là độ sâu bón phân, có thể làm thất thốt tới 60-70% của

tổng lượng phân đạm và 35-40% của lượng đạm dễ tiêu có trong phân chuồng đã
được sử dụng. Kết quả vừa làm giảm hiệu quả của việc bón phân vừa tạo điều
kiện để phân bón ảnh hưởng xấu tới mơi trường.
Khi bón phân vào đất, chỉ một phần được cây trồng sử dụng, phần cịn lại
chúng tích lũy trong mơi trường nước, đất hoặc bay hơi vào khí quyển. Theo
Trần Văn Chiến và Phan Trung Quý riêng khí metan, hàng năm trên thế giới thải
ra khoảng 250 triệu tấn, trong đó các hoạt động nơng lâm nghiệp chiếm khoảng
40 – 46%, ngồi ra trong q trình sản xuất phân bón làm phát thải ra một lượng
lớn các khí thải (NH3, CH4, CO2…), hệ quả của nó là tạo ra hiện tượng hiệu ứng
nhà kính. Do vậy làm suy giảm tầng ozon, quá trình được minh họa bằng các
phương trình:
CO + O3

CO2 + O2

NO + O3

NO2 + O2

CH4 + O3

CO2 + H2O

Hiệu ứng nhà kính và suy giảm tầng ozon làm cho quá trình cản trở tia
hồng ngoại giảm, mặt đất chịu thêm tác dụng của tia năng lượng, đồng thời cũng
ảnh hưởng đến cả phần hơi nước của tầng khí quyển. Hệ quả của các q trình
này là làm trái đất nóng lên, hạn hán, cháy rừng, sa mạc hóa…
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với
môi trường và sức khỏe con người. Do bón q dư thừa hoặc do bón đạm khơng
đúng cách đã làm cho Nito và Photpho theo nước xả xuống các thủy vực là

nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất ô nhiễm hữu cơ
bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới
hạ lưu.Nơng nghiệp sử dụng nhiều dạng phân đạm khác nhau. Đây là nguồn sản
sinh nitrat (NO3-) rồi đi vào đất, nước. Nguồn phân đạm hóa học được sử dụng
trực tiếp cho cây trồng chỉ khoảng 35 - 40%, còn lại đi vào mơi trường. Do bón

8


q dư thừa hoặc do bón đạm khơng đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho
theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các
nguồn nước.

Hình 2.1. Sự thất thốt đạm khi bón phân đạm thông thường
Nguồn: Công ty TNHH thương mại xây dựng Việt Tín (2013)

Ion NO3- được hấp thụ rất yếu và ít trong đất nhờ phức hệ keo đất chính
là keo dương. Do vậy, làm cho NO 3- linh động rửa sâu vào lòng đất, gây nhiễm
bẩn NO3- tầng nước ngầm.
Lân khi bón vào đất, một phần được cây trồng lấy đi, một phần nhỏ dễ hòa
tan sẽ bị chảy theo dòng chảy. Phần lớn phân lân tồn tại trong đất ở dạng khó hịa
tan, liên kết chặt chẽ với Fe, Al, Ca… Kali được bón vào đất tồn tại ở dạng linh
động hơn nhiều. Ngoài lượng được thực vật sử dụng, phần lớn kali tồn dư trong
dung dịch đất và trong nước mặt, nước ngầm. Dư thừa, tồn đọng lân trong đất –
nước nơng nghiệp cũng khơng có gì đáng lo ngại.
Kali là ion rất linh động, vì vậy hàm lượng kali trong nước mặt thường
nằm trong khoảng 0,5 – 22,80 mg/l. Nồng độ kali dư thừa trong đất, nước cũng

9



khơng gây hại cho người và các lồi động vật. Lượng dư thừa kali trong mơi
trường nơng nghiệp có hại nhất về các mặt sau đây:Thay đổi tính chất keo đất,
ion K+ thay thế Ca2+ làm tính bền, khả năng tồn tại liên kết của keo đất giảm dẫn
đến rửa trơi dễ xảy ra. Mặt khác cũng làm axit hóa đất. Nồng độ ion K+ cao
trong đất và dung dịch đất có thể dẫn đến hiện tượng làm tăng áp suất thẩm thấu
của đất. Kết quả là khả năng cung cấp nước cũng kém đi. Mặt khác áp suất thẩm
thấu tăng làm cây trồng mất nước, chống hạn yếu và cung cấp dinh dưỡng từ đất
cũng kém hơn (Nguyễn Đình Mạnh, 2000).
Trong các loại phân bón sử dụng khối lượng lớn trong nông nghiệp, phải
kể đến các loại phân hữu cơ. Đại đa số các loại phân bón này có hàm lượng kim
loại nặng thấp, song lại được sử dụng với khối lượng lớn nên lượng tồn đọng là
đáng kể. Phân bón hữu cơ có phân chuồng và bã thải vệ sinh khu dân cư cũng
như nước thải từ khu dân cư ln ln mang theo các lồi vi sinh vật, vi trùng,
siêu vi trùng, trứng và ấu trùng giun, sán. Tất cả những lồi đó cùng với sự phân
hủy các loại phân hữu cơ khác (như phân xanh, phân rác) trong môi trường sẽ tạo
điều kiện để chúng tồn tại và phát triển hơn nếu khơng có biện pháp xử lý.
Vì vậy đã có nhiều kết quả nghiên cứu khẳng định về ảnh hưởng xấu của
phân bón tới mơi trường: Sự ô nhiễm nitrat nguồn nước ngầm; Hiện tượng phản
nitrat hố làm ơ nhiễm khơng khí; làm đất hố chua; Hiện tượng tích đọng kim
loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd,... trong nước và đất; Hiện tượng phú dưỡng nguồn
nước mặt. Những nghiên cứu cơ bản lâu năm ở Đức, Anh... cho thấy khả năng
gây ô nhiễm môi trường từ phân hữu cơ, có khi cịn cao hơn cả phân hoá học,
liên quan tới đặc điểm chuyển hoá và sử dụng chúng. Nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường từ việc sử dụng phân bón hữu cơ ở Việt Nam cịn do sử dụng phân bắc
tươi trong trồng rau...
Việc bón phân không đủ trả lại lượng chất dinh dưỡng lấy theo sản phẩm
thu hoạch, làm suy thoái đất trồng đang là vấn đề mơi trường khơng nhỏ ở Việt
Nam (Nguyễn Đình Mạnh, 2000).
2.1.5. Khả năng ảnh hưởng xấu của phân bón đến sức khỏe con người

Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với
môi trường và sức khoẻ con người. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat
(NO3-) hoặc Nitrit (NO2) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ
sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước. Đặc biệt gây

10


hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản
phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat.
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản
phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này
lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi khơng hịa tan và tạo thuận
lợi cho q trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của
xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
Bảng 2.2. Những vấn đề ơ nhiễm do phân bón
Chất gây độc hoặc gây ô nhiễm
Gây độc hại từ nguồn nước
Nitrat
Nitrat, photphat

Hậu quả

Bệnh blue baby trên trẻ em
Sinh trưởng tảo và phú dưỡng tắc nghẽn nước
mặt
Gây độc cho môi trường tự nhiên và nông trại
NH3 từ ruộng lúa và phân chuồng
Hạn chế sự phát triển quần thể thực vật
Kim loại nặng từ phân lân

Làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất, đặc
biệt là Cd
Mầm bệnh từ phân chuồng
Độc hại cho sức khỏe của người và động vật
H2SO4 và HNO3 tạo ra trong đất do Gây chua đất
oxit hóa phân S.A
Gây hại cho khí quyển
NH3 từ ruộng lúa và phân chuồng
Mùi, tạo ra mưa acid
NO, NO2 và N2O từ phân hóa học
Làm suy thối tầng ozon và khí hậu tồn cầu
nóng lên
CH4 từ ruộng lúa và động vật
Hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu tồn cầu nóng lên
hơn
Nguồn: Nguyễn Đình Mạnh (2000)

Theo các chun gia của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu
(IPCC), sử dụng phân khống đặc biệt là phân lân lâu dài với lượng lớn cho cây
trồng có thể dẫn đến làm tăng hàm lượng độc tố Cd trong đất, khi đi vào trong
sản phẩm gây tác động xấu đến sức khỏe con người.
Khi sử dụng phân đạm nhiều gây ra rửa trơi NO 3- trong nước ngầm, tích
đọng trong nông sản, theo chuỗi thức ăn chúng đi vào cơ thể người gây hại đến
sức khỏe của con người. NO3- gây độc đến cho con người là do sự chuyển hóa từ
NO3- thành NO3-, NO2- đi vào cơ thể người, nó ngăn cản sự kết hợp của oxi với
hemoglobin làm cho q trình trao đổi khí của hồng cầu không thực hiện được,
gây hại đặc biệt với trẻ nhỏ.

11



Phân hữu cơ thường là phân chuồng, phân bón vệ sinh, nó chứa lượng lớn
các vi sinh vật gây bệnh, khi bón nó tồn dư trong nơng sản, con người sử dụng sẽ
rất có hại cho sức khỏe.
Sức ép của việc tăng dân số và nhu cầu tăng năng suất và sản lượng nông sản
ngày càng cao của người nông dân, địi hỏi sản xuất nơng nghiệp phải thâm canh,
và càng phải sử dụng nhiều phân bón. Để ngăn ngừa khả năng ảnh hưởng xấu tới
môi trường của việc sử dụng phân bón trong sản xuất nơng nghiệp càng địi hỏi
cần trang bị đầy đủ cho người lao động không chỉ những kiến thức về phân bón
mà cịn về điều kiện để bón phân hợp lý.
2.1.6. Khả năng giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón tới mơi trường
Các loại và dạng phân bón có thành phần, tính chất và đặc điểm sử dụng
rất đa dạng, trong khi đó các loại cây trồng có nhu cầu rất khác nhau, lại được
trồng trên các loại đất có đặc điểm khác nhau trong những điều kiện khí hậu, điều
kiện canh tác khác nhau. Bón phân vừa là biện pháp kỹ thuật có vai trò quyết
định đối với năng suất, thu nhập vừa là yếu tố đầu tư chi phí sản xuất chiếm tỷ lệ
khá lớn trong trong tổng chi phí sản xuất của người nơng dân, vì vậy việc sử
dụng hiệu quả phân bón ln là mong muốn của người nơng dân. Để bón phân
cho cây trồng đạt hiệu quả cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho sản xuất, giảm thiểu
ảnh hưởng xấu của phân bón từ sản xuất nơng nghiệp khoa học nơng hóa đã chỉ
ra rằng cần bón phân cân đối và hợp lý.
Bón phân cân đối là bón phân phù hợp không chỉ với nhu cầu của cây
trồng mà còn phù hợp với khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất trồng, điều kiện
khí hậu, các biện pháp kỹ thuật trồng trọt trong những điều kiện cụ thể để của sản
xuất để đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng đạt
năng suất cao, phẩm chất tốt và an toàn, đồng thời ổn định và cải thiện được độ
phì nhiêu đất, khơng gây hại mơi trường sinh thái. Bón phân cân đối có quan tâm
tới tính kinh tế (giá nơng sản, giá phân bón) nhằm đảm bảo đem lại lợi nhuận tối
đa cho người sản xuất là bón phân hợp lý. Nền tảng của bón phân hợp lý là bón
phân cân đối nhằm cung cấp vừa đủ theo yêu cầu năng suất của cây trồng các

chất dinh dưỡng thiết yếu với lượng và tỷ lệ thích hợp cho từng đối tượng cây
trồng, đất, thời kỳ sinh trưởng, mùa vụ cụ thể. Để bón phân hợp lý cho mỗi cây
trồng cần có một quy trình bón phân hợp lý. Tróng đó có xem xét chi tiết các nội
dung cụ thể của việc bón phân: Loại phân bón, lượng phân bón dạng phân bón và
phương pháp bón phân trên cơ sở khảo sát các vấn đề liên quan tới việc sử dụng

12


phân bón là: đặc điểm cây trồng, đặc điểm đất trồng, đặc điểm khí hậu thời tiết,
chế độ luân canh cây trồng, kỹ thuật trồng trọt, chế độ tưới và đặc điểm của các
loại phân bón. Để trên cơ sở đó việc bón phân sẽ bón đúng đất, bón đúng cây,
đúng thời gian, đúng chủng loại, đúng liều lượng và tỉ lệ với các phương pháp xử
lý phù hợp (Nguyễn Như Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2013).
Như vậy bón phân cân đối và hợp lý hạn chế tới mức tối đa khả năng mất
chất dinh dưỡng từ phân bón do rửa trôi và bay hơi, tiết kiệm tiền cho nông dân
và đồng thời bảo vệ môi trường. Khi đồng ruộng được duy trì ở mức độ phì cao
giúp cây sinh trưởng khoẻ, và càng chiếm nhiều thời gian trong năm càng tốt và
với những phương pháp quản lý tốt nhất thì lượng dinh dưỡng bị mất vào nước
và khơng khí rất ít, làm giảm nhẹ tổn thất do ơ nhiễm.
Để bón phân hợp lý việc xác định được tổng lượng và các dạng phân cần
bón cho cây trồng có vai trị rất quan trọng, nhưng cịn chưa đủ vì cịn phải quan
tâm bón phân như thế nào để cây trồng hấp thu được nhiều nhất, hiệu quả nhất
trong quá trình sinh trưởng, trong mối quan hệ với tính chất đất, đặc điểm khí hậu
thời tiết và kỹ thuật canh tác. Trong đó đặc biệt quan tâm làm sao để việc bón
phân vào đất, đúng vào vùng mà hệ rễ của cây trồng có thể hấp thu được nhiều
nhất và ít bị đất giữ chặt. Đồng thời phải quan tâm để phân bón ít bị mất do rửa
trơi và bay hơi trong q trình sử dụng phân bón cho cây trồng. Nói cách khác
cần có phương pháp bón phân như thể nào để đảm bảo việc bón phân hợp lý. Do
tất cả các cây trồng trong quá trình sinh trưởng cần nhận được lượng và tỷ lệ các

chất dinh dưỡng hợp lý từ việc bón phân và huy động được từ đất. Nhưng ở các
thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cây cần lượng của từng chất dinh dưỡng và tỷ lệ
giữa các chất dinh dưỡng khơng giống nhau, có thể chịu được nồng độ dung dịch
đất khác nhau. Phương pháp bón phân là những quy định về thời kỳ bón, vị trí
bón và cách phối hợp các loại phân khi bón của một quy trình bón phân nhằm
đảm bảo cho cây trồng lấy được chất dinh dưỡng theo yêu cầu dễ dàng với hệ số
sử dụng phân bón cao, đơn giản, phù hợp với trình độ sản xuất và giảm được chi
phí bón phân, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng xấu tới môi trường (Nguyễn Như Hà
và Nguyễn Văn Bộ, 2013).
2.2. HỐ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ MƠI TRƯỜNG
2.2.1. Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật
2.2.1.1. Khái niệm chung về hóa chất bảo vệ thực vật

13


Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có
nguồn gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và
nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực
vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác
nhân khác (Trần Văn Hai, 2008).
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vơ cơ, hữu cơ), những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, nấm, vi khuẩn, siêu vi trùng, tuyến trùng…),
những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hoại của các sinh vật gây hại (côn trùng, nhện,
tuyến trùng, chim, chuột, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…). Theo
quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo
Nghị định số 58/2002/NĐ – CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ), ngồi tác
dụng phịng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm
cả những chế phẩm có tác dụng điều hịa sinh trưởng thực vật, các chất làm

rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được
thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng móc…). Những chế phẩm có tác
dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để
tiêu diệt. Trong các nhóm thuốc BVTV trên đây được sử dụng phổ biến hơn cả
là thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại. Tuy nhiên, các nhóm thuốc
BVTV chỉ tiêu diệt được một số loài dịch hại nhất định, chỉ phát huy hiệu quả
tối ưu trong những điều kiện nhất định về thời tiết, đất đai, cây trồng, canh
tác…(Chi cục BVTV Phú Thọ, 2009).
Hóa chất BVTV nhiều khi còn được gọi là thuốc trừ dịch hại và khái niệm
này bao gồm cả thuốc trừ các loại ve, bét, rệp hại vật nuôi và côn trùng y tế, thuốc
làm rụng lá cây, thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng (Lê Văn Khoa, 1999).
Tất cả các bộ phận sinh trưởng của cây trồng đều có khả năng hấp thụ
thuốc, vận chuyển và tích lũy thuốc trong cây. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt
trời, nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và hoạt động của enzim trong cây, thuốc chuyển
hóa và phân giải thành những sản phẩm khơng hoặc ít có hại và bài tiết ra ngồi
cây ở thể khí qua khí khổng ở lá hoặc dạng hòa tan trong nước qua nhỏ giọt. Tốc
độ giải độc tùy thuộc vào đặc tính hóa học, lý học của hóa chất, thời kỳ sinh
trưởng của cây, thành phần và tỷ lệ các hợp chất tinh dầu trong thực vật và các
điều kiện ngoại cảnh. Các hợp chất, clo hữu cơ chậm phân giải hơn các hợp chất
carbarmat và lân hữu cơ. Cây đang ở thời sinh trưởng mạnh thuốc bị phân giả

14


×