Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VÕ QUANG MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƯƠNG MỸ,THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Khoa học môi trường
60.44.03.01
PGS.TS. Đoàn Văn Điếm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến năng suất lúa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Tp Hà Nội” là công
trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn
đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả trình bày trong
luận văn hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn



Võ Quang Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường, những người đã trang
bị cho tôi những kiến thức, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đoàn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khí tượng Tp Hà Nội, Chi cục Thống kê
huyện Chương Mỹ đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình tôi thực tập
tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ UBND huyện
Chương Mỹ.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hết lòng tạo
điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở bên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót và
hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo cùng các bạn học viên cao học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Võ Quang Minh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................
Tác giả luận văn..................................................................................................................
Võ Quang Minh..................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................
Tác giả luận văn................................................................................................................
Võ Quang Minh.................................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................
THESIS ABSTRACT......................................................................................................
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN...........................................................
1.2. Mục tIêucủa luận văn.....................................................................................
1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................
1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................

2.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.................................
2.1.1. Khái niệm về Biến đổi khí hậu...........................................................................

2.1.2. Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu.....................................................................
2.2.1. Biến đổi khí hậu trên Thế giới............................................................................
2.2.2. BĐKH ở Việt Nam............................................................................................
2.2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam..........................................................

2.3. CÂY LÚA VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN CHƯƠNG
MỸ, TP HÀ NỘI........................................................................................
2.3.1. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa.................................................................
2.3.2. Một số đặc điểm của cây lúa.............................................................................

iii


2.4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG..................
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................

3.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinhtế, xã hội huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội..................
3.2.2. Sự biến đổi khí hậu ở Chương Mỹ giai đoạn 1986-2015..................................
3.2.3. Đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở huyện Chương Mỹ...........
3.2.4.Đánh giá tiềm năng năng suất lúa ở huyện Chương Mỹ năm 2030, 2040
theo kịch bản BĐKH......................................................................................
3.2.5. Đề xuất giải pháp giảm nhẹ tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở
huyện Chương Mỹ..........................................................................................


3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu...............................................................
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU...........................................................................................................
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội..................................................................................
4.1.3. Nhận xét về đặc điểm địa bàn nghiên cứu tới phát triển cây lúa trong
điều kiện biến đổi khí hậu ở huyện Chương Mỹ............................................

4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CÁC YẾU TỐ
KHÍ HẬU TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP HÀ NỘI...............................
4.2.1. Nhiệt độ.............................................................................................................
4.2.2. Lượng mưa........................................................................................................
57

4.3. ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG
ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA HUYỆN CHƯƠNG MỸ...................................

iv


4.3.1. Đánh giá xu thế năng suất lúa giai đoạn 2005-2015.........................................
Để đánh giá xu thế năng suât lúa, ta thu thập năng suất, sản lượng lúa thực thu
theo từng vụ, cả năm trong 11 năm từ 2005 đến 2015...................................
4.3.2. Mối quan hệ giữa năng suất lúa với điều kiện khí tượng ở huyện Chương
Mỹ...................................................................................................................


4.4. TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT LÚA HUYỆN CHƯƠNG MỸ NĂM
2030, 2040 DỰA TRÊN KỊCH BẢN BĐKH.............................................
4.4.1. Biến đổi khí hậu năm 2030, 2040 so với năm 2010.........................................
4.4.2. Năng suất lúa huyện Chương Mỹ năm 2030,2040 dựa trên kịch bản
BĐKH.............................................................................................................

4.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ NĂNG SUẤT LÚA THÍCH
ỨNG VỚI BĐKH.......................................................................................
4.5.1. Tích hợp BĐKH vào chiến lược, chính sách và quy hoạch phát triển
ngành nông nghiệp của huyện Chương Mỹ....................................................
4.5.2. Các giải pháp kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao
năng suất lúa của huyện Chương Mỹ.............................................................
4.5.3. Phát triển cơ sở hạ tầng.....................................................................................

5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................
5.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................
TÀI LIỆU THAM, KHẢO..............................................................................................
PHỤ LỤC........................................................................................................................

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BĐKH
F
IPCC
KNK
MTQG
NN&PTNT

PCCCR
R
SXNN
SS
T
TBNN
TN&MT
Y
Y’

Nghĩa tiếng Việt
: Biến đổi khí hậu
: Hệ số Fecner
: Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
: Khí nhà kính
: Mục tiêu quốc gia
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Phòng cháy, chữa cháy rừng
: Lượng mưa
: Sản xuất nông nghiệp
: Số giờ nắng
: Nhiệt độ không khí
: Trung bình nhiều năm
: Tài nguyên và Môi trường
: Năng suất thực
: Năng suất dự báo

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp thiệt hại do tác động của BĐKH đối với một số cây trồng chính........
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 2015..............................................
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng huyện Chương Mỹ qua
một số năm....................................................................................................
Bảng 4.3. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi huyện Chương Mỹ qua một số năm
......................................................................................................................
Bảng 4.4. Nhiệt độ trung bình vụ và các năm tại huyện Chương Mỹ qua các giai đoạn
......................................................................................................................
Bảng 4.5. Nhiệt độ trung bình tháng trạm khí tượng Chương Mỹ qua các giai đoạn..........
Bảng 4.6. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao trung bình qua các giai đoạn huyện Chương
Mỹ (1986-2015).............................................................................................
Bảng 4.7. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao tuyệt đối qua các giai đoạn tại huyện
Chương Mỹ (1986-2015)...............................................................................
Bảng 4.8. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình qua các giai đoạn tại huyện
Chương Mỹ (1986-2015)...............................................................................
Bảng 4.9. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp tuyệt đối huyện Chương Mỹ qua các giai
đoạn...............................................................................................................
Bảng 4.10. Lượng mưa trung bình tháng, vụ và năm tại huyện Chương Mỹqua các giai
đoạn...............................................................................................................
Bảng 4.11. Năng suất lúa (tạ/ha) của huyện Chương Mỹ...................................................
Bảng 4.12. Biến động năng suất lúa (tạ/ha) của huyện Chương Mỹ...................................
Bảng 4.13. Hệ số F giữa dao động năng suất lúa với dao động các yếu tố khí tượng
huyện Chương Mỹ.........................................................................................
Bảng 4.14. Yếu tố có biến động quan hệ tương đối chặt với biến động năng suất lúa.........
Bảng 4.15. Phương trình năng suất thời tiết các vụ, năm của huyện Chương Mỹ...............
Bảng 4.16. Năng suất lúa thực tế và năng suất lúa dự báo của các vụ và cả năm giai
đoạn (2005-2015)...........................................................................................
Bảng 4.17. Kết quả kiểm chứng phương trình năng suất lúa các vụ và cả năm trên cơ
sở số liệu phụ thuộc........................................................................................

Bảng 4.18. Nhiệt độ trung bình qua các giai đoạn ở trạm khí tượng Chương Mỹ (0C)
......................................................................................................................
Bảng 4.19. Lượng mưa qua các giai đoạn ở trạm khí tượng Chương Mỹ (mm).................
Bảng 4.20. Biến động nhiệt độ tại huyện Chương Mỹ năm 2030, 2040 so với năm
2010 (đơn vị: 0C)...........................................................................................

vii


Bảng 4.21: Biến động lượng mưa tại huyện Chương Mỹ năm 2030, 2040 so với năm
2010 (đơn vị: mm).........................................................................................
Bảng 4.22. Năng suất lúa các vụ và cả năm ở huyện Chương Mỹ (tạ/ha)...........................

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sự gia tăng phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây
...........................................................................................................8
Hình 2.2. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian......11
Hình 2.3. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005...........11
Hình 2.4. Biến đổi mực nước biển theo thời gian...........................12
Hình 2.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21
và theo kịch bản phát thải thấp........................................................16
Hình 2.6. Mức tăng nhiệt độtrung bình năm (oC) vào giữa thế kỷ 21
theo kịch bản phát thải trung bình...................................................17
Hình 2.7. Mức tăng nhiệt độtrung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21
theo kịch bản phát thải trung bình...................................................17
Hình 2.8. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21
.........................................................................................................17
theo kịch bản phát thải cao..............................................................17
Hình 2.9. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế
kỷ 21 (b) theo kịch bản phát thải thấp.............................................18

Hình 2.10. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối
thế kỷ 21 (b) theo kịch bản phát thải trung bình..............................19
Hình 2.11. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối
thế kỷ 21 (b) theo kịch bản phát thải cao.........................................19
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Chương Mỹ..............................34
Hình 4.2. Cơ cấu đất đai của huyện Chương Mỹ, năm 2015..........36
Hình 4.3. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ tại huyện Chương Mỹ giai
đoạn (1986-2015)............................................................................50
Hình 4.4. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao trung bình qua các năm
tại huyện Chương Mỹ (1986-2015).................................................51
Hình 4.5. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao tuyệt đối qua các năm ở
huyện Chương Mỹ (1986-2015)......................................................52
Hình 4.6. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình qua các năm
tại huyện Chương Mỹ (1986-2015).................................................54
Hình 4.7. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp tuyệt đối qua các năm tại
huyện Chương Mỹ (1986-2015)......................................................55
Hình 4.8. Sự thay đổi của yếu tố lượng mưa tại huyện Chương Mỹ
(1986-2015).....................................................................................57
Hình 4.9. Biến động năng suất lúa huyện Chương Mỹthời kỳ 20052015.................................................................................................61
Hình 4.10. Mối quan hệ nghịch pha giữa biến động nhiệt độ tối thấp
tuyệt đối tháng 3 và biến động năng suất lúa ở huyện Chương Mỹ 64

viii


Hình 4.11. Mối quan hệ đồng pha giữa biến động lượng mưa tháng
5 và biến động năng suất lúa huyện Chương Mỹ............................64
Hình 4.12. Mối quan hệ đồng pha giữa biến động nhiệt độ max
tháng 1 và biến động năng suất lúa vụ đông xuânở huyện Chương
Mỹ....................................................................................................65

Hình 4.13. Mối quan hệ nghịch pha giữa biến động Tmintháng 5 và
biến động năng suất lúa vụ đông xuânở huyện Chương Mỹ...........65
Hình 4.14. Mối quan hệ đồng pha giữa biến động nhiệt độ trung
bình tháng 8 và biến động năng suất lúa vụ Mùa ở huyện Chương
Mỹ....................................................................................................66
Hình 4.15. Mối quan hệ nghịch pha giữa biến động lượng mưa
tháng 8 và biến động năng suất lúa vụ Mùa huyện Chương Mỹ.....66
Hình 4.16. Biểu đồ mối quan hệ giữa năng suất thực và năng suất
dự báo vụ đông xuân qua phương trình hồi quy..............................68
Hình 4.17. Biểu đồ mối quan hệ giữa năng suất thực và năng suất
dự báo vụ Mùa qua phương trình hồi quy.......................................69
.........................................................................................................69
Hình 4.18. Biểu đồ mối quan hệ giữa năng suất thực và năng suất
dự báo cả năm qua phương trình hồi quy........................................69

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Võ Quang Minh
Tên luận văn: "đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, thành phố hà nội"
Ngành: khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội. Những năm gần

đây Chương Mỹ đã chịu không ít ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm
có từ 4-6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến huyện Chương Mỹ cùng với
những đợt mưa lớn đã khiến nhiều công trình, nhà cửa, bị hư hỏng, sản xuất nông
nghiệp bị giảm sút.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện Chương Mỹ chiếm 69,5% diện tích đất
toàn huyện, trong khi nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như
nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa… vì vậy biến đổi khí hậu tác động rất lớn tới cuộc
sống người dân nơi đây, đặc biệt là cuộc sống của người nông dân khi đất đai bị xuy
thoái, giảm độ màu mỡ, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi bị hư hại.
Để có thể góp phần giảm thiểu những tác động trên, tôi tiến hành đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, từ đó đưa
ra giải pháp duy trì năng suất lúa thích ứng với biển đổi khí hậu.
Phương pháp nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu khí hậu trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong
30 năm gần đây và số liệu năng suất lúa hai vụ mùa và đông xuân của huyện Chương
Mỹ từ năm 2005 đến năm 2016. Sử dụng hàm tính toán thống kê trung bình và tổng
(dựa vào phần mềm Excel) theo từng giai đoạn và tính toán trung bình nhiều năm. So
sánh giá trị các yếu tố theo từng giai đoạn và với trung bình nhiều năm, từ đó rút ra
nhận xét. Từ bảng số liệu đã xử lý, tiến hành vẽ đồ thị (phần mềm Excel) để thấy rõ
được sự biến đổi của các yếu tố khi hậu.
Áp dụng phương pháp sử dụng hệ số Fecner, từ đó xây dựng phương trình năng
suất thời tiết (phương trình thể hiện mối quan hệ giữa năng suất cây trồng và các yếu tố
khí tượng).
x


Kết quả chính và kết luận
Trên cơ sở đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất lúa của huyện Chương
Mỹ từ năm 2005 đến 2015, dựa vào phươngtrình đã xây dựng được và kịch bản BĐKH
ước tính năng suất lúa đến năm 2020, 2030 gắn với BĐKH và điều kiện thực tế của địa

phương đưa ra một số giải pháp thích ứng trong sản xuất lúa, từ đó đề ra những biện
pháp ứng phó với BĐKH nhằm nâng cao và ổn định năng suất trong quá trình phát
triển.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vo Quang Minh
Thesis title: "Impact assessment of climate change on rice yield in Chuong My district,
Ha Noi capital "
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
My is a plain districts of Hanoi. In recent years Chuong My has suffered from
climate change. On average, each year there are 4-6 storms and tropical depression
affecting to Chuong My district, along with the heavy rains have left many damaged
buildings and houses, and agricultural production is reduced.
Agricultural land area of Chuong My district accounts for 69.5% land area of the
district, while the agriculturais sensitive sector to climatic factors such as temperature,
number of sunny days, precipitation, etc.So climate change has a huge impact onliving
of people here, especially the living of farmers when land is suffered from soil
retrogression and degradation, reduction of soil fertility, infrastructure, transport
system, damagedirrigation.
To be able tocontribute to reduction the impact above, I carry out to assess the
impact of climate change on rice yield in Chuong My district, which offer solutions to
maintain rice yields in order to adapt tothe climate change.

Materials and Methods
The study results are based on climate data of Chuong My district in the last 30 years
and figure yield of two crops: winter-spring of Chuong My district from 2005 to
2016.Applying the method of usingFechner correlation coefficient, thereby building
productivity equation (the equation showing the relationship between crop yield and
meteorological factors).
findings and conclusions
Based on the equation was built, regarding the scenary of climate changewhich
predicts the rice yield of the district. And on that basis proposing solutions to respond to
climate change in order to improve and stabilize the productivity in the development process.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Theo ban chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên
phạm vi toàn thế giới… Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và
sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu (tong-quan-ve-bien-doi-khi-hautoan-cau, 2012).
Theo Trần Thọ Đạt và cs (“Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam,
Bản tin kinh tế vĩ mô của cafef ngày 14/11/1986”), Việt Nam được đánh giá là một
trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất bởi biến đổi khí hậu. Là một
nước nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: Nông
nghiệp chiếm 52,6% lực lượng lao động và 20 % GĐP của cả nước, nhưng lĩnh
vực này lại đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu, rõ ràng nhất là
làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực
lớn cho sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói
chung. Cụ thể, tổng sản lượng nông nghiệp từ trồng trọt có thể giảm 1- 5%, năng

suất cây trồng chính có thể giảm đến 10 %, trường hợp thời tiết cực đoan có thể
mất mùa hoàn toàn.
Nông nghiệp là một trong những ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí
hậu nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH. Theo báo cáo của Tổ chức
Lương thực và Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) (biến đổi khí hậu đe dọa an
ninh lương thực châu á – thái bình dương, 2013), nhiệt độ Trái đất tăng do biến
đổi khí hậu sẽ làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, thời gian gieo trồng và ảnh hưởng đến
sản lượng lương thực cũng như lượng nước cung cấp cho cây trồng. Vùng miền
núi và các vùng sinh thái ven biển có xu hướng chịu ảnh hưởng lớn.
Theo đánh giá gần đây của các tổ chức Quốc tế, Việt Nam sẽ là 1 trong 5
nước chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH. Hiện tượng nóng lên của trái đất, nhiệt độ
tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, hạn hán, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Bộ NN & PTNT đã ước tính BĐKH sẽ dẫn đến
hiện tượng mất đất canh tác do mất đất, hạn hán, ngập lụt. Nhiều nhà khoa học đã
tính toán và cho thấy năng suất lúa mùa sẽ giảm khoảng 3 - 6% vào năm 2070 so
1


với giai đoạn 1960 - 1998. Với lúa xuân thì hậu quả có thể nghiêm trọng hơn, đặc
biệt ở miền Bắc và năng suất có thể giảm đến 17% vào năm 2070 còn ở miền
Nam có thể giảm đến 8%.
Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội. Địa hình chia
làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Những
năm gần đây Chương Mỹ đã chịu không ít ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Trung bình mỗi năm có từ 4-6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến huyện
Chương Mỹ cùng với những đợt mưa lớn đã khiến nhiều công trình, nhà cửa, bị
hư hỏng, sản xuất nông nghiệp bị giảm sút. Diện tích đất nông nghiệp của huyện
Chương Mỹ chiếm 69,5% diện tích đất toàn huyện, trong khi nông nghiệp là lĩnh
vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, lượng
mưa… vì vậy biến đổi khí hậu tác động rất lớn tới cuộc sống người dân nơi đây,

đặc biệt là cuộc sống của người nông dân khi đất đai bị xuy thoái, giảm độ màu
mỡ, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi bị hư hại. Vì vậy nghiên cứu tác
động của biến đổi khí hậu từ đó đề ra các giải pháp thích ứng với biến đổi khí
hậu đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là hết sức cần thiết.
Đứng trước những thách thức chung về nông nghiệp của cả nước trong
điều kiện biến đổi khí hậu, việc sản xuất lúa của huyện Chương Mỹ cũng đã và
đang phải chịu những tác động mạnh mẽ, đặc biệt là thời vụ và năng suất lúa.Từ
những yêu cầu cấp thiết trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài"Đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Tp
Hà Nội".
1.2. MỤC TIÊUCỦA LUẬN VĂN
Đánh giá thực trạng biến động năng suất lúa và các yếu tố khí tượng trong
giai đoạn 2005 - 2015.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa tại huyện
Chương Mỹ.
Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để giữ vững năng suất cây trồng,
giữ vững an ninh lương thực cho địa phương.
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất lúa và đề ra
các giải pháp thích ứng với biến đổi khi hậu để đảm bảo phát triển bền vững năng
suất lúa của huyện Chương Mỹ - tp Hà Nội.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các khái niệm về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi
khí hậu ảnh hưởng đến năng suất lúa.
- Đánh giá thực trạng biến động năng suất lúa và các yếu tố khí tượng
trong giai đoạn 2005 - 2015.

- Đánh giá thực trạng của tác động biến đổi khí hậu đến năng suất lúa
huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
- Đề ra giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao năng suất
lúa của huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Thu thập số liệu của các yếu tố khí tượng trong vòng 30 năm qua (từ năm
1986 đến 2015) tại trạm khí tượngHà Đông ( cách huyện Chương Mỹ 4km) về
nhiệt độ, lượng mưa.
Bộ số liệu về năng suất lúa của địa phương trong vòng 11 năm qua
(2005-2015).
Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa tại huyện Chương Mỹ,
Tp Hà Nội có xem xét BĐKH.
Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH để nâng cao năng suất, sản
lượng lúa ở huyện Chương Mỹ.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1.1. Khái niệm về Biến đổi khí hậu
Có rất nhiều định nghĩa về Biến đổi khí hậu nhưng ta có thể hiểu BĐKH
được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình
đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỷ hoặc
dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động
bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Một số thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu Biến đổi khí hậu:
Thời tiết cực đoan là sự gia tăng cường độ của các yếu tố thời tiết như sự
thay đổi của cực nhiệt độ (những đợt nóng với nhiệt độ cao xảy ra thường xuyên

hơn, rét đậm hơn, bão nhiệt đới mạnh hơn, mưa lớn tập trung hơn nhưng nắng
hạn cũng gay gắt hơn...). Thời tiết cực đoan còn bao gồm cả hiện tượng các yếu
tố thời tiết diễn ra trái quy luật thông thường.
Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định
và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm), (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập
đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng
bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các
dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa
trên các thông số về nhiệt độ và lượng mưa. Hàng năm thời tiết thường biến động
xung quanh giá trị trung bình đặc trưng của vùng khí hậu đó.
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại và mất mát phát sinh
từ một hoặc nhiều sự kiện. Rủi ro thảm họa là những tổn thất tiềm ẩn (về tính
mạng, tình trạng sức khỏe, các hoạt động sinh kế, tài sản và các dịch vụ) mà thảm
họa có thể gây ra cho một cộng đồng hoặc một xã hội cụ thể trong một khoảng
thời gian nhất định.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích
ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH.
Khả năng thích ứng là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính
sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục

4


tiêu chung như giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển
trong tương lai các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo
thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát
triển kinh tế - xã hội và hệ thống khí hậu.

Thiên tai có nghĩa là các hiện tượng thiên nhiên gây ra sự tổn hại về người và
vật chất, hệ sinh thái và động vật như bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào, sóng
thần, vòi rồng (lốc xoáy), núi lở, sạt lở đất. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên nhưng có
mối quan hệ nhất định với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Hiểm họa là sự kiện/sự cố hay hiện tượng không bình thường có thể xảy
ra bất kỳ lúc nào hoặc đã xảy ra nhưng chưa gây tác hại mà có khả năng đe dọa
đến tính mạng, tài sản và đời sống của con người.
Tình trạng dễ bị tổn thương là một loạt các điều kiện tác động bất lợi,
ảnh hưởng đến khả năng của một cá nhân, hộ gia đình hoặc một cộng đồng trong
việc phòng ngừa và ứng phó với một hiểm họa và những ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến những tổn thất và thiệt hại mà họ có thể gặp phải.
Đối tượng dễ bị tổn thương là tập hợp các nhóm người dễ bị ảnh hưởng
tiêu cực do sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ở
Việt Nam, các nhóm được xem là dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ, dân tộc thiểu
số và người nghèo. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thuộc nhóm dễ bị tổn
thương còn có người già và trẻ em.
2.1.2. Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu
Có hai nguyên nhân chính gây ra Biến đổi khí hậu đó là do tự nhiên và do
con người:
2.1.2.1. Nguyên nhân gây ra BDKH do tự nhiên
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng
của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa,
thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất. Với sự xuất hiện các
Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi,
nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt
trái đất. Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng
lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể
5



là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời
đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì
sự thay đổi cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.
(Mai Văn Trịnh và cs., 2012).
Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro
vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong
nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol
khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy
chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. (Nguyễn Văn Quỳnh
Bôi và Đoàn Thị Thanh Kiều, 2012).
Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu. Dòng hải
lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu thông
đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO 2 vào
trong khí quyển.
Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với
một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo
quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có
thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn
đến BĐKH.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên
đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến
hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về
biến đổi khí hậu (IPCC) thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt
động của con người.
2.1.2.2. Nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động con người
Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng nhiệt độ bề mặt Trái
đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu là do hoạt động của con
người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) phục
vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, phá rừng làm mất cân bằng

sinh thái, sản xuất hóa chất và thay đổi mục đích sử dụng đất bao gồm thay đổi
trong nông nghiệp, công nghiệp, nhà ở... Ngoài ra còn một số hoạt động khác
như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch. (Mai Văn Trịnh và cs., 2012).

6


Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của
con người do IPCC công bố đã cải thiện qua các năm như sau: Trong báo cáo của
IPCC năm 1995 thì cho rằng hoạt động con người chỉ đóng góp vào 50% nguyên
nhân gây ra BĐKH. Đến báo cáo của IPCC năm 2001, sau khi các nhà nghiên
cứu thực hiện các nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con
người đóng góp vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH. Tiếp đến là báo cáo của
IPCC năm 2007 đã khẳng định hoạt động con người đóng góp vào 90% nguyên
nhân gây ra BĐKH. Trong khi đó tổ chức Liên hợp quốc còn xác định BĐKH
được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của con người làm thay đổi nồng
độ khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng hiệu ứng nhà kính gây ra biến đổi hệ
thống khí hậu trái đất.
Nhiệt độ trên bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng
đến bề mặt trái đất từ mặt trời và năng lượng bức xạ của trái đất vào không gian.
Năng lượng mặt trời chủ yếu là từ các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua khí
quyển đi xuống bề mặt trái đất. Trong khi đó, bức xạ ngược lại khí quyển của trái
đất có bước sóng dài, có năng lượng thấp và bị một số chất khí trong khí quyển
giữ lại. Các khí trong khí quyển hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí
CO2, hơi nước, khí mêtan, khí CFC, bụi…Làm cho nhiệt độ trung bình của bề
mặt trái đất theo đo đạc thực tế là khoảng +15 oC. Kết quả của sự trao đổi không
cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia
tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự
như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính. (Bộ TN&MT, 2012)
Các thành phần gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí

đioxit cacbon (CO2), ô-xit Nitơ (N2O ), khí mê-tan (CH4) và ô zôn (O3). Những
họat động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới vào thành
phần các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như fluorure lưu huỳnh SF6, các họ
hàng nhà khí hydroflurocarbone HFC và Hydrocarbures perfluores PFC. Tất cả
các loại khí này đều có đặc tính hấp thụ tia bức xạ hồng ngoại từ bề mặt trái đất
lên không gian.
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người đang làm cho
nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO 2 và các khí nhà kính
khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo báo cáo của
IPCC(2007) nếu nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ bề mặt
trái đất tăng khoảng 30C. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã
7


tăng 0,50C trong khoảng thời gian từ năm 1885 đến năm 1940 do thay đổi của
nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo nếu không có biện
pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 đến 4,5 0C
vào năm 2050.

Hình 2.1. Sự gia tăng phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây
Nguồn: Bộ TN & MT (2012)

Nhờ hiệu ứng nhà kính này mà nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất theo
quan trắc là 15oC. Nếu không có hiệu ứng nhà kính này xảy ra thì theo tính toán
nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất sẽ là -18 oC.
Như vậy KNK không phải là khí hoàn toàn có hại cho chúng ta chúng
giúp duy trì sự sống trên trái đất. Vì hoạt động của con người làm phát thải khí
nhà kính tăng, dẫn đến xuất hiện hiệu ứng nhà kính tăng cường. Điều này sẽ gây
có hại cho chúng ta, cụ thể là nhiệt độ bề mặt trái đất tăng, gây nên biến đổi khí
hậu. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là với nồng độ KNK bao nhiêu thì sẽ có lợi

cho sự sống của chúng ta? Và nếu nồng độ KNK trong khí quyển tăng lên thì sẽ
có hại gì cho cuộc sống của chúng ta?
BĐKH là một quá trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện và không thể đảo

8


ngược được. Biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả
các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, thực vật,
đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường sống). Hơn nữa cường độ xảy ra các
rủi ro thiên tai ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề khó lường trước
được. Và hiện nay BĐKH được biết đến như là một nguy cơ lớn nhất mà loài
người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của nhân loại. BĐKH có thể gây ra
một loạt các hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người và các
sinh vật trên trái đất. BĐKH có thể làm: Bầu khí quyển trái đất bị hâm nóng,
làm thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên trái đất. Mực nước biển dâng cao do băng
tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.Sự di
chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của
Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và
hoạt động của con người.Sự thay đổi cường độ hoạt động của các quá trình
hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình
sinh địa hóa.Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển.
2.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Biến đổi khí hậu trên Thế giới
Biến đổi khí hậu toàn cầu xảy ra do tác động của khí nhà kính qua các hoạt
động của con người, dẫn đến hiện tượng trái đất đang nóng dần lên và kéo theo
nhiều hậu quả khác. Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ của trái đất tăng trung bình
0.60C trong thế kỷ vừa qua và dự báo có thể tăng 1,4 - 6,4 oC vào năm 2010,

lượng mưa tăng không đều, nhiều vùng mưa quá nhiều, nhưng nhiều vùng khác
trở nên khô hạn hơn. Theo tính toán mới nhất, mực nước biển có thể dâng lên từ
0,7-1,4 m trong 100 năm tới. Hiện tượng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về
cường độ và tần suất. Diện tích vùng băng giá Bắc bán cầu giảm khoảng 1015% kể từ những năm 1950, và có thể không còn vào năm 2030. Băng tại Bắc
cực và các đỉnh núi cao cũng tan đáng kể trong những thập kỷ tới.
Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác
động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu
người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các
nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những
trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra
9


những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá
mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ
qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão
không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng
lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây
Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người
rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nước cho thấy, Trái Đất đang nóng
lên với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nước biển; băng
và tuyết đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và
Nam Cực thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao.
Nhiệt độ khí quyển tăng nhanh
Theo các kết quả đánh giá của IPCC, 2001, 2007 trong các báo cáo kỹ
thuật 1 và 4 cho thấy nhiệt độ trái đất tăng mạnh ở hầu hết các khu vực trên thế
giới, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước. Theo ước tính nhiệt độ toàn
cầu tăng 0,740C trong giai đoạn 1906-2005; 1,280C giai đoạn 1956-2005 và được

dự báo quá trình này còn tăng mạnh hơn nữa trong các thập niên tiếp theo (Hình
1). Tuy nhiên, điều đáng chú ý là nhiệt độ lại tăng mạnh vào mùa nóng và giảm
mạnh vào mùa đông làm cho khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn
đặc biệt đối với các vùng khó khăn, dễ bị tổn thương trên thế giới như các vùng
sa mạc, cận sa mạc, vùng ôn đới, cận ôn đới. Sự nóng lên toàn cầu từ giữa thế kỷ
20 là do sự gia tăng của hàm lượng khí nhà kính (KNK) do con người gây ra.
Kết quả so sánh sự khác biệt về nhiệt độ trong thời gian dài từ thế kỷ 19
(1800) đến thế kỷ 21 (2008) cho thấy nhiệt độ toàn cầu bắt đầu có sự tăng lên từ
những năm 1960, tương ứng với giai đoạn bắt đầu có sự bùng nổ về sản xuất
công nghiệp. Như vậy, có thể nói rằng nguyên nhân gia tăng BĐKH có liên
quan mật thiết đến sự hoạt động sản xuất của con người. Con người khai thác
quá mức tài nguyên thiên nhiên để sản xuất sản phẩm, từ đó phát thải ra quá
nhiều chất thải, làm thay đổi và phá vỡ bầu khí quyển dẫn đến thay đổi về khí
hậu, BĐKH lại gây những hậu quả khó lường về sản xuất, tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.

10


Hình 2.2. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian
Nguồn: IPCC (2007)

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất: Nồng độ các khí trong khí
quyển thay đổi theo chiều hướng tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính.
Nồng độ CO2 tăng khoảng 31%; nồng độ NO 2 tăng khoảng 51%; nồng độ CH 4
tăng 248%; các khí khác cũng có nồng độ tăng đáng kể so với thời kỳ trước công
nghiệp hóa; một số khí như các dạng khác nhau của khí HFC, PFC, SF 6 là những
khí chỉ mới xuất hiện sau cuộc cách mạng công nghiệp.


Hình 2.3. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005
Nguồn: IPCC (2007)

11


Hiện tượng băng tan nhanh và nước biển dâng cao
Nhiệt độ toàn cầu tăng lên làm cho băng ở vùng Bắc Cực tan nhanh. Kết
quả nghiên cứu của IPCC, 2007 cũng chỉ ra rằng lượng băng che phủ Bắc Cực
giảm mạnh, trung bình trên 2,7%/thập kỷ, nhiều vùng trước đây được che phủ
bằng lớp băng dầy, nay đã bị tan, nhiều tảng băng lớn hàng trăm ngàn km 2 đang
trôi trên đại dương và đang hướng về nước Úc (IPCC, 2007). Hậu quả của hiện
tượng băng tan làm cho mực nước biển dâng cao. Kết quả thống kế của IPCC và
các cơ quan nghiên cứu của Mỹ, Úc cho thấy nước biển toàn cầu dâng trung bình
1,8mm/năm giai đoạn 1961-2003 và 3,1 mm/năm giai đoạn 1993 - 2003, đạt 0,31
m trong một thế kỷ gần đây. IPCC và nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam đều dự báo rằng mực nước biển tiếp tục tăng trong những thập kỷ tiếp
theo và có thể đạt 100cm vào năm 2100.
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên với mức tăng trung bình
khoảng 1,7 ± 0,5 mm/năm trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20; 1,8
± 0,5 mm/năm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003 và đặc biệt tăng nhanh
trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 với mức 3,1 ± 0,7 mm/năm (theo
IPCC). Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn đến sự ngập úng của các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển (Hình 1.4).

Hình 2.4. Biến đổi mực nước biển theo thời gian
Nguồn: IPCC (2007)

12



×