Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Đánh giá chất lượng và công tác quản lý nước mặt sông cầu đoạn chảy qua thành phố bắc ninh giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.25 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NƯỚC MẶT SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA
THÀNH PHỐ BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2011- 2015
Chuyên ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đoàn Văn Điếm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày... tháng… năm 2016



Tác giả luận văn

Thị Huyền Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, các
thầy cô trong Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Quan trắc tài
nguyên và Môi trường Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Học viên

Đỗ Thị Huyền Trang

ii



MỤC LỤC
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM....................................................
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................
MỤC LỤCiii
Từ viết tắt vi
Nghĩa tiếng Việt............................................................................................
BOD
vi
Nhu cầu ôxy sinh học....................................................................................
BTNMT vi
Bộ Tài nguyên môi trường............................................................................
BVMT vi
Bảo vệ môi trường........................................................................................
BVTV vi
Bảo vệ thực vật.............................................................................................
CCN
vi
Cụm công nghiệp..........................................................................................
CN-TTCN vi
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp............................................................
COD
vi
Nhu cầu ôxy hóa học....................................................................................
DO
vi
Hàm lượng oxy hòa tan.................................................................................
ĐBBB vi

Đồng bằng Bắc Bộ........................................................................................
ĐTM
vi
Đánh giá tác động môi trường......................................................................
GDP
vi
Tổng sản phẩm quốc nội...............................................................................
GPKT-UBND...............................................................................................
Giấy phép khai thác-Ủy ban nhân dân..........................................................
KCN
vi
Khu công nghiệp...........................................................................................
KT-XH vi
Kinh tế-xã hội...............................................................................................
LVS
vi
Lưu vực sông................................................................................................
NDĐ
vi
Nước dưới đất...............................................................................................

iii


NĐ-CP vi
Nghị đinh-chính phủ.....................................................................................
NM
vi
Nước mặt vi
NN&PTNT...................................................................................................

Nông nghiệp và phát triển nông thôn............................................................
QCCP vi
Quy chuẩn cho phép.....................................................................................
QCVN vi
Quy chuẩn Việt Nam.....................................................................................
QĐ-UBND....................................................................................................
Quyết định-Ủy ban nhân dân........................................................................
TCVN vi
Tiêu chuẩn Việt Nam....................................................................................
TNN
vi
Tài nguyên nước...........................................................................................
TN&MT vi
Tài nguyên và môi trường.............................................................................
TP HCM vi
Thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................
TSS
vi
Tổng chất rắn lơ lửng....................................................................................
TT-BTNMT..................................................................................................
Thông tư-Bộ Tài nguyên môi trường............................................................
UBND vii
Ủy ban nhân dân..........................................................................................
UNESCOvii
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc.........................
WHO
vii
Tổ chức Y tế thế giới....................................................................................
XLNT vii
Xử lý nước thải............................................................................................

DANH MỤC BẢNG..................................................................................
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..............................................................................
THESIS ABSTRACT....................................................................................
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................

iv


PHỤ LỤC 88

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BOD

Nhu cầu ôxy sinh học

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường


BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CN-TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

COD

Nhu cầu ôxy hóa học

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

ĐBBB

Đồng bằng Bắc Bộ

ĐTM


Đánh giá tác động môi trường

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPKT-UBND

Giấy phép khai thác-Ủy ban nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế-xã hội

LVS

Lưu vực sông

NDĐ

Nước dưới đất

NĐ-CP

Nghị đinh-chính phủ


NM

Nước mặt

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-UBND

Quyết định-Ủy ban nhân dân

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNN

Tài nguyên nước

TN&MT


Tài nguyên và môi trường

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

TT-BTNMT

Thông tư-Bộ Tài nguyên môi trường

vi


UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


XLNT

Xử lý nước thải

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các khu công nghiệp................................................
Bảng 3.1. Danh sách các vị trí lấy mẫu nước mặt trên sông Cầu.................
Bảng 3.2. Danh sách các vị trí lấy mẫu sau nguồn thải trên sông Ngũ
Huyện Khê và các kênh tại thành phố Bắc Ninh..........................
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích nước mặt.........
Bảng 3.4. Hệ số ô nhiễm nước thải sinh hoạt của con người
(WHO,1993)................................................................................
Bảng 4.1. Diễn biến nhiệt độ tỉnh Bắc Ninh từ năm 2011 – 2015................
Bảng 4.2. Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình các tháng tỉnh Bắc
Ninh từ năm 2011 – 2015............................................................
Bảng 4.3. Diễn biến số giờ nắng tỉnh Bắc Ninh từ năm 2011 - 2015...........
Bảng 4.4. Diễn biến lượng mưa tỉnh Bắc Ninh từ năm 2011 - 2015............
Bảng 4.5. Diễn biến mực nước trung bình các tháng của sông Cầu từ
năm 2011 - 2015..........................................................................
Bảng 4.6. Dân số thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 -2015.......................
Bảng 4.7. Diện tích các loại cây trồng thành phố Bắc Ninh giai đoạn
2011 - 2015..................................................................................
Bảng 4.8. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
giai đoạn 2011 - 2015..................................................................
Bảng 4.9. Danh sách khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố............
Bảng 4.10. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước thành phố Bắc Ninh...............

Bảng 4.11. Định hướng khai thác tài nguyên nước đến năm 2020...............
Bảng 4.12. Tổng hợp khai thác sử dụng tài nguyên nước............................
Bảng 4.13. Phân vùng bảo vệ tài nguyên nước mặt.....................................
Bảng 4.14. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua
thành phố Bắc Ninh.....................................................................
Bảng 4.15. Diễn biến chất lượng nước mặt NM1 trên sông Cầu qua các
năm 2011-2015............................................................................
Bảng 4.16. Diễn biến chất lượng nước mặt NM2 trên sông Cầu qua các
năm 2011-2015............................................................................
Bảng 4.17. Diễn biến chất lượng nước mặt NM3 trên sông Cầu qua các
năm 2011-2015............................................................................
Bảng 4.18. Danh sách hệ thống xử lý chất lỏng tại một số cơ sở y tế
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh..................................................

viii


Bảng 4.19. Tổng lượng thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.............................................................................................
Bảng 4.20. Kết quả phân tích chất lượng sông Ngũ Huyện Khê..................
Bảng 4.21. Diễn biến chất lượng NM4 trên sông Ngũ Huyện Khê giai
đoạn 2011 - 2015.........................................................................
Bảng 4.22. Diễn biến chất lượng NM5 giai đoạn 2011 - 2015.....................
Bảng 4.23. Kết quả chất lượng nước kênh Kim Đôi....................................
Bảng 4.24. Diễn biến chất lượng NM6 giai đoạn 2011 - 2015.....................
Bảng 4.25. Kết quả chất lượng nước kênh Đặng Xá....................................
Bảng 4.26. Diễn biến chất lượng NM7 giai đoạn 2011 - 2015.....................
Bảng 4.27. Chi sự nghiệp môi trường từ ngân sách nhà nước năm 20112014.............................................................................................
Bảng 4.28. Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường ở địa phương........


ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Mạng lưới sông ngòi thành phố Bắc Ninh....................................
Hình 4.2. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Cầu giai đoạn 2011 –
2015.............................................................................................
Hình 4.3. Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS sông Cầu giai đoạn 2011 –
2015.............................................................................................
Hình 4.4. Diễn biến hàm lượng Amoni trên sông Cầu giai đoạn 2011 –
2015.............................................................................................
Hình 4.5. Sơ đồ mô hình quản lý nước mặt tại thành phố Bắc Ninh............
Hình 4.6. Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.........................................
Hình 4.7. Hệ thống xử lý nước thải khu dân cư...........................................

x


xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Huyền Trang
Tên luận văn: “Đánh giá chất lượng và công tác quản lý nước mặt sông Cầu đoạn chảy
qua thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015”
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Đánh giá chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Bắc Ninh giai
đoạn 2011 – 2015, xác định tác nhân gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính; đánh giá
công tác quản lý tài nguyên nước mặt sông Cầu và đề xuất các biện pháp quản lý và sử
dụng hợp lý nâng cao chất lượng nước mặt sông Cầu trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp;
phương pháp so sánh đánh giá chất lượng nước mặt; phương pháp tính toán tải lượng ô
nhiễm nước thải sinh hoạt theo hệ số của WHO (1993) và phương pháp điều tra phỏng
vấn bằng phiếu câu hỏi.
Kết quả chính
Chất lượng nước sông Cầu giai đoạn 2011 – 2015 vào mùa khô có số chỉ tiêu cao
hơn QCCP nhiều hơn mùa mưa. Các chỉ tiêu có giá trị cao hơn QCCP là BOD 5(200C),
TSS, amoni... Trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có 3 nguồn gây ảnh hưởng đến nước
mặt sông Cầu là sông Ngũ Huyện Khê, kênh Kim Đôi và kênh Đặng Xá (nước đổ vào
cống Vạn An) giai đoạn 2011 - 2015 đều có những chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn. Hiện nay
chất lượng nước sông Cầu đã tốt hơn. Qua kết quả phân tích năm 2015 cho thấy số chỉ
tiêu có giá trị cao hơn quy chuẩn ít hơn và nồng độ vượt quy chuẩn cũng nhở hơn. Về
công tác quản lý môi trường: Hệ thống bộ máy cán bộ đang được kiện toàn từ cấp xã
đến cấp tỉnh; thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường các thành phần nước mặt, nước
thải, nước ngầm, đất và thuốc bảo vệ thực vật giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 2010; ban hành văn bản quy định chi tiết việc quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên nước mặt trên địa bàn thành phố; quản lý chất thải rắn nước thải của các hộ
dân cư, làng nghề và các cụm công nghiệp trên địa bàn; công tác thanh kiểm tra được
tiến hành thường xuyên.

i


THESIS ABSTRACT
Master Student: Do Thi Huyen Trang

Thesis title: “Evaluation of the quality and management of surface water of Cau
river with the length flowing through Bac Ninh city in the period from 2011 to
2015”.
Major: Environmental Science

Code: 60.44.03.01

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluating the quality of surface water of Cau river with the length flowing
through Bac Ninh city in the period from 2011 to 2015, identifying the agents causing
pollution from major sources of waste; assessing the management of surface water
resources of the Cau River and proposing measures for rational management and usage,
enhancing the quality of surface water of the Cau River in the area of Bac Ninh City.
Materials and Methods
Methods of surveying secondary data; method of collecting primary data; method
of comparation and evaluation of the quality of surface water; method of calculating
tonnage of polution of living waste water by the factors of WHO (1993) and method of
survey with interview using questionnaire sheets.
Main findings and Conclusions
The quality of Cau River’s water in the period from 2011 to 2015 is that the
indicators being higher than Vietnamese Environmental standard (QCVN) during the
dry season are more than during rainy season. The indicators being higher than QCVN
are BOD5 (200C), TSS, ammonia ... In Bac Ninh city 3 sources are affecting to the
surface water of Cau River such as Ngu Huyen Khe river, Kim Doi channel and Dang
Xa channel, in the period from 2011 to 2015. The environmental indicators are always
higher than Vietnamese Environmental standard (QCVN). In recent days, the quality
of Cau River’s water has been becoming better. The results of the analysis in 2015
showed that the number of indicators being higher than Vietnamese Environmental
standard was less than before as well as concentrations being higher than QCVN were

also smaller. Regarding to environmental management: The system of officers has
been strengthening from the commune to the province; Carrying out the network of
observing environmental monitoring of ingredients of surface water, wastewater,
groundwater, soil and plant protection drugs in the period from 2011 to 2015 and in

ii


the period from 2016 to 2010; issuing detail regulation on exploitation, usage and
protection of surface water resources in the city; managing solid waste and waste
water of households, handicraftvillages and industrial complexes in the province; the
Inspection and investigation should be carrying out regularly.

iii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên
trái đất. Thực tiễn chỉ ra rằng quốc gia nào quan tâm đến công tác bảo vệ môi
trường, trong đó có việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, thường xuyên bảo
đảm cho nguồn nước trong sạch, thì hạn chế được nhiều dịch bệnh, chất lượng cuộc
sống được nâng lên. Bởi vậy, ở nước ta, một mặt khai thác nguồn nước phục vụ sản
xuất, xây dựng, nhưng mặt khác cần coi trọng việc bảo đảm nguồn nước sạch.
Trong những năm gần đây tốc độ công nghiệp hoá đô thị hoá ngày càng
phát triển cùng với sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài
nguyên nước mặt. Môi trường nước mặt ở đô thị, nhiều khu công nghiệp và làng
nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải và chất thải rắn. Có nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia
tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng

yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao, ý
thức của con người trong quá trình sản xuất không xử lý triệt để, để các chất thải
ra môi trường sống xung quanh gây nên tình trạng ô nhiễm nặng.… Đáng chú ý
là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều
cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm
vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi
trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục
đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm Kinh tế - Văn hóa - Chính trị của tỉnh Bắc
Ninh. Thành phố Bắc Ninh ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường
không. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh
tế hợp lý, thành phố Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có để trở
thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng
cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải
Phòng-Quảng Ninh.
Việc phát triển nhanh về kinh tế và dân số khiến nhu cầu sử dụng nước của
thành phố Bắc Ninh ngày một tăng cao, tạo áp lực lớn lên tài nguyên nước trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh. Mặc dù thành phố Bắc Ninh được đánh giá giàu

1


tiềm năng về nước (có sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê chảy qua, ngoài ra còn
các kênh nội đồng và nhiều ao, hồ), nhiều nơi tài nguyên nước mặt đã có dấu
hiệu ô nhiễm nên việc khai thác và quản lý gặp nhiều khó khăn. Sông Cầu chảy
qua thành phố Bắc Ninh đang chịu ảnh hưởng bởi các nguồn thải từ các làng
nghề, nước thải sinh hoạt của các hộ dân cư và đang có dấu hiệu ô nhiễm. Để làm
rõ hơn về chất lượng nước mặt sông Cầu tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá chất lượng và công tác quản lý nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thành
phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 -2015”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Bắc Ninh
giai đoạn 2011 – 2015, xác định tác nhân gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính.
Đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước mặt sông Cầu trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh.
Đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý nâng cao chất lượng nước
mặt sông Cầu trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: nghiên cứu nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thành
phố Bắc Ninh và sông Ngũ Huyện Khê là một nhánh chảy về sông Cầu và 2 kênh
là kênh Kim Đôi và kênh Đặng Xá.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài giúp hiểu rõ hơn về hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông
Cầu; chất lượng nước của các nguồn thải và công tác quản lý tài nguyên nước
mặt của thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015. Trên cơ sở đó có những đề
xuất biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua
thành phố Bắc Ninh.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT VÀ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Hiện trạng tài nguyên nước trên trái đất và Việt Nam
2.1.1.1. Tài nguyên nước trên trái đất
Trên hành tinh của chúng ta nước tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau trên
mặt đất, trong biển và đại dương, dưới đất và trong khí quyển dưới các dạng:
lỏng (nước sông suối, ao, hồ, biển), khí (hơi nước) và rắn (băng tuyết).

Lượng nước trong thủy quyển theo UNESCO công bố được phân bố như
sau: lượng nước trong thủy quyển 1386.10 6 km3 (trong đó: Nước ngọt 5.106 km3
(2,5%) và nước mặn 1351.106 km3 (97,5%))
Trong thành phần nước ngọt thì dạng rắn chiếm 24,3.10 6 km3 (69,4%); dạng
lỏng là 10,7.106 km3 (30,6%). Trong thành phần nước lỏng thì nước ngầm chiếm
đại bộ phận 10,5.106 km3 (98,13%); hồ và các hồ chứa là 0,102.106 km3 (0,95%);
thổ nhưỡng 0,047.106 km3 (0,44%); sông ngòi 0,020.106 km3 (0,19%); khí quyển
0,020.106 km3 (0,19%) và sinh quyển 0,011.106 km3 (0,10%). Sự phân bố lượng
nước trên trái đất không đều theo các đại dương, biển và các lục địa (Nguyễn
Viết Phổ và cs., 2003).
2.1.1.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc. Sông ngòi Việt Nam được nuôi
dưỡng bởi một nguồn nước mưa dồi dào là hệ quả của các khối khí và hoàn lưu
gió mùa. Mùa lũ là mùa nước sông dâng cao ứng với mùa mưa, tương ứng với
mùa cạn là mùa nước trong sông tương đối ổn định trong mùa khô.
Mùa lũ kéo dài từ 4-5 tháng. Vùng Bắc Bộ mùa lũ kéo dài từ tháng 6,7 đến
tháng 9,10; sườn Đông dãy Trường Sơn từ tháng 8 đến tháng 11,12. Mùa cạn kéo
dài từ 7-8 tháng có nơi tới 9 tháng. Tuy thời gian mùa lũ ngắn nhưng lượng dòng
chảy chiếm từ 65 – 90% tổng lượng dòng chảy năm (Nguyễn Thanh Sơn, 2007).
Sông ngòi Việt Nam nhận một lượng nước lớn xâm nhập từ ngoài lãnh thổ
quốc gia. Gần 2/3 lượng nước sông là nước ngoại lai. Các hệ thống sông lớn tại
Việt Nam:
* Hệ thống sông Hồng – Thái Bình: là hệ thống sông lớn đứng thứ 2 của

3


Việt Nam (sau hệ thống sông Mê Kông) được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam –
Trung Quốc. Sông Hồng là một sông quốc tế gồm lãnh thổ 3 nước: Việt Nam,
Trung Quốc và Lào. Tổng diện tích toàn khu vực là 169.020 km 2 (Đoàn Văn

Điếm và cs., 2012).
Lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình có tổng lượng nước mặt bình quân
hàng năm là 133,68 tỷ m3 trong đó lượng nước từ ngoài lãnh thổ đổ vào là 51,82
tỷ m3 (chiếm 38,8% lượng nước toàn khu vực). Lượng nước đến trên lưu vực,
phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian, đã gây ra tình trạng thiếu
nước vào mùa khô, úng lũ vào mùa mưa (Đoàn Văn Điếm và cs., 2012).
Tài nguyên nước ở Đồng bằng Bắc Bộ và tình hình khai thác, sử dụng:
Lượng mưa trung bình năm ở Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) phổ biến từ
1.500 - 1.800 mm, thấp hơn so với lượng mưa trung bình ở nước ta (1.976 mm),
riêng rải núi ven biển phía Bắc Quảng Ninh có lượng mưa lớn nhất, khoảng
2.600 mm (tại Móng Cái). Lượng mưa 6 tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10)
chiếm tới 75-85%, lượng mưa ba tháng khô nhất (thường từ tháng 12 đến tháng 2
năm sau) chỉ chiếm khoảng 5-6% lượng mưa năm (khoảng 70-80 mm) có năm 12 tháng liền hầu như không có mưa, tháng khô kiệt nhất (thường là tháng 12),
lượng mưa chỉ xấp xỉ 1% lượng mưa năm (Nguyễn Thanh Sơn, 2007).
Tài nguyên nước mặt tại vùng ĐBBB khá phong phú do nằm ở vùng hạ lưu
hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình và các sông nhiều nước vùng Đông Bắc.
Chính vì thế, nguồn cung cấp nước phụ thuộc chặt chẽ vào lượng mưa từ thượng
và trung lưu hệ thống các sông này. Hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình có
lượng nước khoảng 140 tỷ m3/năm, trong đó, sông Thái Bình, xấp xỉ 10 tỷ
m3/năm (Nguyễn Thanh Sơn, 2007).
Dòng chảy mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 10) sông Hồng – sông Thái Bình
chiếm tới 70-80%, lượng nước 3 tháng cạn nhất (từ tháng 1 đến tháng 3 hoặc từ
tháng 2 đến tháng 4) chỉ chiếm chưa đến 10% lượng nước tháng cạn nhất (tháng
2 hoặc tháng 3) chỉ chiếm khoảng 3% lượng dòng chảy năm (Đoàn Văn Điếm và
cs., 2012).
Đồng bằng Bắc Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh mương khá dày. Các phân
lưu chính ở hạ lưu như sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, sông Ninh Cơ, sông
Đào, sông Trà Lý, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy và nhiều sông khác tạo điều
kiện để phân phối nguồn nước về từ thượng nguồn một cách khá đồng đều cho


4


các khu vực trong vùng. Tuy nhiên với hơn chục cửa sông rộng lại làm gia tăng
tác động mạnh của thủy triều, xâm nhập mặn và nước dâng do gió, ảnh hưởng
lớn tới sản xuất và đời sống nhân dân vùng cửa sông ven biển các tỉnh, thành phố
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, đôi khi còn tác động
đến các tỉnh nằm sâu trong nội địa.
Tài nguyên nước mặt từ thượng lưu sông Hồng về đồng bằng và nước ở
vùng Quảng Ninh nhìn chung chưa bị ô nhiễm bẩn, trừ một số đoạn gần khu vực
xả nước thải ở các đô thị, các khu công nghiệp ven sông. Khả năng tự làm sạch
nước của sông Hồng còn khá cao do thường có dòng chảy mạnh, nhiều nước.
Tuy nhiên nước sông Cầu ở đoạn thuộc tỉnh Thái Nguyên đã bị ô nhiễm khá
nghiêm trọng, đã thế, khi chảy qua tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang lại tiếp tục tiếp
nhận thêm nước thải ở ven sông đổ vào nên chất lượng nước đổ về đồng bằng là
rất kém.
Do đô thị hóa nhanh, phát triển nhiều khu công nghiệp trong khi nước thải
chưa qua xử lý đổ ra sông, kênh, mương ngày càng tăng đã làm cho chất lượng
nước trên nhiều sông ở ĐBBB bị ô nhiễm nghiêm trọng và mức độ ô nhiễm ngày
càng tăng. Ô nhiễm nguồn nước còn do nước thải, chất thải không được xử lý của
hàng trăm làng nghề ở ĐBBB. Ô nhiễm nguồn nước đã và đang gây hậu quả lớn
tới đời sống, tới phát triển kinh tế - xã hội và môi trường trên lưu vực sông Nhuệ,
sông Đáy và hạ lưu sông Cầu.
ĐBBB là vùng khai thác, sử dụng nguồn nước sông rất lớn. Toàn vùng có
hơn 2.300 công trình lấy nước (có 20 hệ thống chính, trong đó có 15 hệ thống có
quy mô lớn như Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Bắc Thái Bình, sông Nhuệ, Nam
Thái Bình, Nam Ninh, Bắc Đuống, An Kim Hải) tưới cho khoảng 395 nghìn ha,
tập trung ở Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định,
Thái Bình, Hải Phòng. Công trình khai thác chủ yếu là trạm bơm (67%), cống lấy
nước (18%) và hồ đập (15%) (Nguyễn Thanh Sơn, 2007).

* Hệ thống sông Sài Gòn – sông Đồng Nai và dải phụ cận ven biển Đông:
Lưu vực sông Sài Gòn – sông Đồng Nai và vùng phụ cận ven biển (gọi tắt
là lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có lưu vực tích thủy đi từ vùng cao nguyên Tây Nguyên đến hết đồng bằng miền
Đông Nam Bộ.
Chế độ mưa: mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Vì vậy các

5


sông suối trong vùng thường bị khô kiệt vào cuối mùa khô, giảm khả năng tự làm
sạch của các dòng sông nhưng vào mùa mưa thường xảy ra lũ lụt.
Trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, lượng mưa trung bình nhiều năm
vào khoảng 2.100 mm, tương ứng khối lượng nước mưa vào khoảng 84 tỷ m3.
Lượng nước này, ngoài phần tổn thất do bốc hơi, sẽ là nguồn cung cấp cho nước
ngầm và hình thành dòng chảy bề mặt của các sông suối. Theo các công trình
nghiên cứu trước đây, hàng năm hệ thống sông Đồng Nai cung cấp tổng lượng
dòng chảy khoảng 36,6 tỷ m3, trong đó khoảng 32 tỷ m 3 phát sinh trong lãnh thổ
(chiếm 89%), bình quân đầu người năm 1990 là 4.105 m 3/năm bằng 51% mức
bình quân toàn thế giới và bằng 34,2% mức bình quân toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nếu tính phân chia nguồn nước mặt đồng đều cho tổng số dân trong vùng (năm
2000 là 12,7 triệu người) thì mỗi người được 2.520 m 3/năm, còn nếu đem phân
bổ đều cho toàn diện tích lưu vực sông Đồng Nai thì tổng lượng dòng chảy hàng
năm ở lưu vực này là 8.000 m3/ha (Đoàn Văn Điếm và cs., 2012).
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Bé khoảng 8,047 tỷ m 3, của sông Sài
Gòn là 2,948 tỷ m3, của sông Vàm Cỏ khoảng 5,353 tỷ m 3 và tổng lượng dòng
chảy của cả lưu vực sông Đồng Nai khoảng 33,622 tỷ m3.
Nhìn chung, tài nguyên nước mặt ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai
tương đối khá. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cho phép để có thể điều chỉnh lại
dòng chảy cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội đối

với toàn bộ vùng lãnh thổ lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai với lượng nước
hàng năm 24,3 tỷ m3 (Nguyễn Viết Phổ và cs., 2003).
* Hệ thống sông Mê Kông:
Sông Mê Kông dài 4.800 km, lớn thứ 12 trên thế giới bắt nguồn từ cao
nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Tổng diện tích toàn khu vực là 795.000 km 2, tổng
lượng nước là 475 tỷ m3. Sông Mê Kông chảy qua một phần của Trung Quốc,
Myanma, một phần ba của Thái Lan, toàn bộ Lào và Campuchia, một phần năm
của Việt Nam. Diện tích lưu vực của sông Mê Kông chảy qua sáu nước: Trung
Quốc chiếm 21%, Myanma 3%, Lào 25%, Thái Lan 23%, Campuchia 20% và
Việt Nam là 8%. Với diện tích lưu vực của các nước, tỷ lệ lượng nước mà sông
Mê Kông đem lại được chia như sau: Trung Quốc: 16%, Myanma: 2%, Lào:
35%, Thái Lan: 18%, Campuchia: 18%, Việt Nam: 11% (Nguyễn Viết Phổ và cs.,
2003).

6


2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
MẶT HIỆN NAY
2.2.1. Tình hình khai thác, sử dụng và chất lượng nước mặt trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình khai thác, sử dụng
Đến năm 2050, hai phần ba dân số thế giới sẽ sống tại thành phố và các khu
đô thị. Nhu cầu dùng nước ước tính sẽ tăng 55%, chủ yếu từ nhu cầu phát triển
đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với yêu
cầu tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường.
Cũng tại thời điểm năm 2050, thế giới sẽ tạo ra nguồn lương thực tăng 60%.
Trong khi đó, nhu cầu nước trên toàn cầu cho hoạt động công nghiệp sẽ tăng
400%. Toàn bộ dân số trên thế giới cần sử dụng năng lượng tăng 70%.
Quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số và nhu cầu nước ngày càng tăng
nhằm phục vụ cho sản xuất lương thực, năng lượng và công nghiệp là những yếu

tố gây ra tình trạng thiếu nước. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, con người sẽ
đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nước đến 40%. Sự cạnh tranh
ngày càng lớn đồng nghĩa rằng các biện pháp quản lý hiệu quả hơn mới có thể
đảm bảo nhu cầu dùng nước cần thiết của mọi người (Khoahoc.tv, 2015).
2.2.1.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên thế giới
Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay. Đặc biệt
là các nước phát triển cùng với sự phát triển thì các khu công nghiệp, nhà máy…
đã thải ra môi trường hàng loạt các lượng chất thải độc hại làm cho nguồn nước ở
đây bị ô nhiễm trầm trọng.
Theo một nghiên cứu năm 2010 của Học viện Môi trường, Đại học Đồng
Tế ở Thượng Hải, Trung Quốc công ty hóa chất công nghiệp Cát Lâm, nay là
Công ty dầu khí Cát Lâm, đã thải 114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury
vào sông Tùng Hoa bắt đầu từ năm 1958 đến 1982. Những ca bệnh thần kinh
nghi do nhiễm độc thủy ngân đầu tiên xuất hiện năm 1965. Năm 1973, hàm
lượng thủy ngân đo được trong tóc ngư dân ở vùng thượng lưu thành phố Cát
Lâm là 52,5 mg/kg. Mức thủy ngân trong tóc người được cho phép tối đa là 1,8
mg/kg, theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tháng 7/1973, chính
quyền Cát Lâm mở cuộc điều tra ô nhiễm sông Tùng Hoa. Đến năm 1976, chính
quyền Trung Quốc mới thừa nhận có người nhiễm bệnh Minamata. Sau sự kiện
này, nhà máy chỉ giảm lượng xả thủy ngân, chứ không ngừng hoàn toàn. Lúc này,

7


nhà máy mới bắt đầu xử lý nước. Dọc 100km ở hạ lưu sông chảy qua địa phận
thành phố Cát Lâm không xuất hiện tôm cá.
Theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên sông
White, bang Indiana, Mỹ hủy hại đời sống thủy sinh kéo dài hơn 90km và giết
chết 4,6 triệu con cá, tương đương 187 tấn. Cơ quan môi trường địa phương đã
tìm ra nguồn gây ô nhiễm là nhà máy sản xuất đèn ôtô của tập đoàn Guide tại

Anderson. Nước thải có chứa nồng độ độc hại chất dimethyldithiocarbamate, các
thành phần hoạt chất của hợp chất xử lý nước thải HMP-2000, cũng như các sản
phẩm phân hủy như carbon disulfide. Những chất này sau đó gây ra bọt trên sông
White. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau một thời gian, chất độc gây ô
nhiễm sông đã trôi đi hết chứ không tích tụ lại. Nhiều loài động vật sống dưới
bùn không bị chịu tác động từ hóa chất. Tháng 3/2000, một số loài cá tự quay trở
lại khu vực bị ảnh hưởng (Khoahoc.tv, 2016).
Chất lượng nước sông Hoàng Hà, sông dài thứ hai ở Trung Quốc, đã sụt
giảm nhanh chóng trong vài năm trở lại đây, khi lượng chất thải từ các nhà máy
đổ ra sông này ngày càng nhiều. Theo Ủy ban Bảo tồn sông Hoàng Hà, một cuộc
khảo sát con sông này và các nhánh sông của nó với tổng chiều dài lên đến
13.493 km trong năm 2007 cho thấy 33,8% nước sông được lấy mẫu có chất
lượng không phù hợp cho việc uống, sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp.
Chỉ có 16,1% mẫu nước sông có chất lượng được xem là an toàn cho việc dùng
trong sinh hoạt gia đình. Hãng tin AP dẫn lời ủy ban nói trên cho biết khoảng
70% lượng chất thải đổ ra sông Hoàng Hà là từ các ngành sản xuất công nghiệp,
23% từ các hộ gia đình và 6,4% từ những nguồn khác. Tuy nhiên, ủy ban này
không cung cấp chi tiết về các chất gây ô nhiễm. Trước đó, một báo cáo được Bộ
Bảo vệ Môi trường công bố vào tháng 6 đánh giá tình trạng ô nhiễm tại các tuyến
đường thủy ở Trung Quốc vẫn ở mức nghiêm trọng. Theo báo cáo, hơn 20%
lượng nước của gần 200 con sông được kiểm tra không an toàn để sử dụng
(Hoàng Phương, 2008).
2.2.2. Hiện trạng nước mặt ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình khai thác, sử dụng nước mặt
Theo con số thống kê của Dự án Đánh giá ngành nước năm 2008, tính trung
bình trên phạm vi toàn quốc, trên 80% lượng nước mặt được sử dụng cho nông
nghiệp, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp và 3% cho cấp nước
đô thị. Có 3 lưu vực, lượng nước cho tưới chiếm tới trên 90% tổng lượng nước sử

8



dụng (LVS Ba là 96%). Lượng nước cho công nghiệp chiếm 14% tổng lượng
nước sử dụng ở LVS Đồng Nai và 11% ở LVS Đông Nam Bộ (gồm Bà Rịa Vũng Tàu). Lượng nước sử dụng cho thủy sản chiếm 16% ở LVS Mê Công và
26% ở LVS Đông Nam Bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Hiện nay, không có số liệu thống kê về lượng nước sử dụng cho công
nghiệp nói chung, ngoại trừ có thể có số liệu của các nhà máy lớn. Do thiếu số
liệu nên sản lượng nước sử dụng cho công nghiệp được tính dựa trên tiêu chuẩn
nước yêu cầu cho một đơn vị sản lượng công nghiệp. Tiêu chuẩn cấp nước cho
hoạt động sản xuất công nghiệp là từ 40-45 m 3/ha/ngày tới 70 m3/ha/ngày và tùy
theo loại hình sản xuất. Vì không có đủ thông tin, số liệu nên đánh giá dựa trên
diện tích đất sử dụng cho sản xuất công nghiệp và bình quân lượng nước sử dụng
cho từng vùng công nghiệp ở từng lưu vực sông. Dựa trên các đánh giá này, tổng
sản lượng nước sử dụng cho công nghiệp ước khoảng 3.770 triệu m 3/năm, trong
đó LVS Hồng - Thái Bình chiếm gần 50% tổng lượng nước sử dụng cho ngành
công nghiệp cả nước; LVS Đồng Nai sử dụng 25% lượng nước cho sản xuất công
nghiệp; nhóm sông Đông Nam bộ là 7% và LVS Mê Công là 10%. Đặc biệt, tỷ lệ
sử dụng nước dưới đất cho công nghiệp rất lớn, riêng Tp. Hồ Chí Minh có đến
57% doanh nghiệp sử dụng nước dưới đất. Dự báo đến năm 2015, khối lượng
nước sử dụng trong công nghiệp sẽ tăng gấp đôi so với năm 2006, mức độ tăng
sẽ chủ yếu diễn ra bởi các LVS vốn đã là nơi tập trung các hoạt động sản xuất
công nghiệp là LVS Hồng - Thái Bình, Đồng Nai, nhóm sông Đông Nam bộ, Mê
Công và Vu Gia - Thu Bồn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Theo đánh giá, nước mặt sử dụng cho tưới tiêu lên đến hơn 66.000 triệu
m /năm, chiếm trên 82% tổng lượng nước sử dụng ước tính ở Việt Nam. LVS Mê
Công và LVS Hồng - Thái Bình chiếm khoảng 75% tổng sử dụng nước tưới ở
Việt Nam với mức tương ứng lần lượt là trên 27% và 45%. LVS Mê Công có chỉ
số sử dụng nước tưới trên đầu người ở nông thôn lớn nhất (trên 2.000
m3/người/năm) trong khi hầu hết các lưu vực còn lại đều có con số dưới 1.000
m3/người/năm. Ở hầu hết các lưu vực, ngoại trừ LVS Đồng Nai và Đông Nam

Bộ, sử dụng nước tưới chiếm tới ít nhất là 80% tổng sử dụng nước của lưu vực.
Tuy vậy, diện tích thực tưới thấp hơn nhiều so với diện tích thiết kế (chỉ đạt 68%
tổng diện tích được tưới), chứng tỏ hiệu quả sử dụng nước cho nông nghiệp chưa
cao. Việc khai thác các hồ chứa thủy lợi cũng đang gây ra nhiều vấn đề về điều
tiết nước trên lưu vực, cấp nước và duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu, vì các
công trình này hầu hết không có nhiệm vụ thiết kế để xả nước xuống hạ lưu trong
mùa cạn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
3

9


Tính đến hết năm 2012, trên cả nước có tổng số 1.110 công trình và dự án
thủy điện được quy hoạch, trong đó có 239 công trình đã vận hành (chiếm 21,5%
tổng số dự án, 51,6% tổng công suất các dự án được quy hoạch); 217 công trình
đang thi công xây dựng (chiếm 19,5% tổng số dự án, 27,4% tổng công suất); 294
dự án đang nghiên cứu đầu tư và 360 dự án chưa có chủ trương đầu tư hoặc chưa
có nhà đầu tư (chiếm 59% tổng số dự án, 21% tổng công suất).
Với hệ thống sông ngòi dày đặc, nước ta có tiềm năng thủy điện khá lớn với
tổng công suất khoảng 35.000 MW và điện lượng khoảng 300 tỷ kWh/năm, trong
đó miền Bắc chiếm khoảng 60%, miền Trung chiếm khoảng 27% và miền Nam
chiếm khoảng 13%. Tuy nhiên, tính toán về mức độ khả thi, thì thực tế chỉ có thể
khai thác được khoảng 26.000 MW (khoảng 100 tỷ kWh/năm), phân bố theo các
hệ thống sông gồm: sông Đà 33%, sông Đồng Nai 13,8%, sông Sê San 10%,
sông Vu Gia – Thu Bồn 5,2%, sông Srepok 4%, sông Lô – Gâm – Chảy 3,8% và
các sông khác 30,2% (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
2.2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt ở Việt Nam
Hiện trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam giống như một số nước trên thế
giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi
trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Hiện nay chất lượng

nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ
lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại
các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm.
Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao
hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con sông
chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô
nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai, có một đoạn sông chết dài trên
10km. Giá trị đo thường xuyên dưới 5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan
(0,04 mg/l). Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng
sinh sống (Nguyễn Tuấn, 2014).
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân
cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước
thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra
các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m 3 nhưng chỉ có
10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy
ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra,

10


×