HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN KIM TẦU
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CÔNG NGHỆ
ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TẠI XÍ
NGHIỆP XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TÂY MỖ TỪ LIÊMHÀ NỘI
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:
Khoa học môi trường
60.44.03.01
TS. Trịnh Quang Huy
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Kim Tầu
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của :
- TS. Trịnh Quang Huy, giảng viên khoa Môi Trường – Học viện Nông nghiệp
Việt Nam – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài;
- Các thầy, cô giáo khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các
đồng nghiệp;
- Các cán bộ kỹ thuật, công nhân Xí nghiệp xử lý rác thải y tế Tây mỗ- Từ liêmHà nội;
- Các Đồng nghiệp trong lĩnh vực Môi trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đã giúp đỡ,
khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Kim Tầu
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................i
Tác giả luận văn.............................................................................................i
Nguyễn Kim Tầu............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................ii
Tác giả luận văn............................................................................................ii
Nguyễn Kim Tầu...........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................vii
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt.......................................................................vii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...........................................................................xi
THESIS ABSTRACT................................................................................xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................1
1.2. GIẢ thUYẾT khoa HỌC....................................................................2
1.3. MỤC tiêu nghiên cỨU.......................................................................2
1.4. Yêu cẦU CỦA ĐỀ TÀI......................................................................2
1.5. NhỮNG đóng góp mỚI, ý nghĩa thỰC tIỄn......................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................4
2.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TẠI VIỆT
NAM..........................................................................................................4
2.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn nguy hại tại Việt Nam.............4
2.1.2. Tình hình phát sinh chất thải y tế tại Việt Nam...........................4
2.2. Thành phẦn chẤt thẢi rẮn y tẾ........................................................6
2.2.1. Thành phần chất thải y tế theo tính chất nguy hại.......................6
2.2.2. Thành phần chất thải y tế theo tính chất lý hóa sinh...................7
2.3. Năng lỰc thu gom và xỬ lý CHẤt thẢi nguy hẠi............................8
2.4. ThỰc trẠng xỬ lý chẤt thẢi y tẾ nguy hẠi tẠi 7 vùng trên cẢ
nưỚc........................................................................................................10
2.5. Các văn bẢN đã ban hành trong lĩnh vỰc quẢn lý chẤt thẢi rẮn. 10
iii
2.6. Các mô hình xỬ lý chẤt thẢi rẮn y tẾ hiỆn nay Ở ViỆt Nam.......12
2.6.1. Xử lý tập trung..........................................................................12
2.6.2. Mô hình xử lý chất thải y tế bằng lò đốt cho cụm bệnh viện....13
2.6.3. Mô hình đầu tư lò đốt tiêu hủy chất thải nguy hại tại bệnh viện
.............................................................................................................13
2.6.4. Hình thức khác..........................................................................13
2.7.TỔng quan vỀ công nghỆ đỐt chẤt thẢI.........................................13
2.7.1. Giới thiệu công nghệ đốt chất thải............................................13
2.7.2. Phân loại công nghệ đốt............................................................15
2.7.3. Sử dụng nhiệt phát sinh từ lò đốt...............................................17
2.8. Các loẠi lò đỐt chẤt thẢi................................................................17
2.8.1. Lò Quay.....................................................................................17
2.8.2. Lò đứng 2 cấp............................................................................18
2.8.3. Lò tầng sôi.................................................................................18
2.8.4. Lò hồng ngoại............................................................................19
2.8.5. Lò kiểm soát không khí (lò nhiệt phân)....................................19
2.8.6. So sánh và lựa chọn công nghệ đốt...........................................20
2.9. MỘt sỐ công nghỆ đỐt rác thẢi y tẾ nguy hẠi hiỆn nay...............20
2.9.1. Công nghệ đốt gián đoạn...........................................................20
2.9.2. Công nghệ đốt liên tục...............................................................21
2.9.3. Công nghệ RDF (Refuse- Derived Fuel)...................................21
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU......................22
3.1. ĐỐi tưỢng nghiên cỨu....................................................................22
3.2. PhẠm vi nghiên cỨu........................................................................22
3.3. NỘi dung nghiên cỨu......................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cỨu:................................................................22
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:......................................22
3.4.2. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn y tế nguy hại:.22
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa..................................................23
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu................................................................23
3.4.5. Phương pháp đo.........................................................................24
3.4.6. Phương pháp so sánh.................................................................24
iv
3.4.7. Phương pháp dự báo nồng độ chất khí phát sinh từ lò đốt........24
Sử dụng phương trình tính toán lý thuyết tính toán nồng độ chất khí
của EPA, 2002:....................................................................................24
3.4.8. Phương pháp xử lý số liệu, trình bày kêt quả............................25
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................26
4.1. ĐiỀu kiỆn tỰ nhiên tẠi khu vỰc xí nghiỆp....................................26
4.1.1. Đặc điểm địa hình, thủy văn tại khu vực...................................26
4.1.2. Đặc điểm khí hậu.......................................................................26
4.2. Tình hình hOẠT đỘng thu gom và tIẾP nhẬn xỬ lý rác thẢi y tẾ
cỦa Xí nghiỆp.........................................................................................27
4.2.1. Thực trạng thu gom chất thải.....................................................27
4.2.2. Thực trạng tiếp nhận xử lý chât thải y tế nguy hại....................30
4.3.HiỆn trẠngáp dỤng công nghỆ đỐt chẤt thẢi rẮn y tẾđang áp
dỤng tẠi Xí nghiỆp xỬ lý rác thẢi y tẾ Tây MỖ- TỪ Liêm- Hà NỘi. .30
4.3.1. Công nghệ áp dụng trong xử lý chất thải y tế...........................30
4.3.2. Khảo sát các thông số kỹ thuật và cấu tạo lò đốt chất thải y tế
hiện được áp dụng...............................................................................33
4.3.3. Hiện trang công tác vận hành hệ thống đốt...............................35
4.4. ĐỀ xuẤt giẢi pháp tỐi ưu hóa hiỆu quẢ vẬn hành lò đỐt chẤt thẢi
ý tẾ hiỆn đưỢc áp dỤng.........................................................................44
4.4.1. Giải pháp phân loại chất thải trước khi đốt...............................44
.............................................................................................................45
4.4.2. Xác định hệ số thực nghiệm về khí thải liên quan tới thành phần
chất thải y tế làm cơ sở xác định nhiệt trị của chất thải xử lý.............46
4.4.3. Đối với quá trình nạp rác...........................................................50
4.4.4. Quản lý nhiệt độ buồng đốt.......................................................50
4.4.5. Giải pháp tận thu nhiệt phát sinh nhằm giảm độ ẩm của rác thải
trước khi đốt........................................................................................52
4.4.6. Giải pháp tập huấn truyền thông...............................................53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................54
5.1. KẾt luẬn...........................................................................................54
5.2. KiẾN nghỊ........................................................................................55
PHỤ LỤC....................................................................................................58
v
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
CTR
BTNMT
BXD
BTC
BKHCNMT
NN&PTNT
TCVN
QCVN
CNĐKKD
TB
: Chất thải rắn
: Bộ Tài nguyên Môi trường
: Bộ Xây dựng
: Bộ Tài chính
: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Quy chuẩn Việt Nam
: Chứng nhận đăng ký kinh doanh
: Trung bình
DANH MỤC BẢNG
vii
Bảng 2.1. Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các loại đô thị trên cả
nước...............................................................................................5
Bảng 2.2. Khối lượng trung bình CTR y tế phát sinh ở các tuyến
Bệnh viện.......................................................................................6
Bảng 2.3. Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt
Nam (tháng 7/2014).......................................................................9
Bảng 4.1. Khối lượng chất thải y tế được đốt và số giò vận hành
của lò đốt các tháng trong năm 2015...........................................30
Bảng 4.2. Khối lượng và thành phàn chất thải y tế đem đốt tại các
lần nạp.........................................................................................37
Bảng4.3. Biến động nhiệt độ buồng đốt sơ cấp...........................39
Bảng 4.4. Nhiệt độ cực đại đo đạc được tại buồng đốt thức cấp.40
Bảng 4.5. % tro thu được tại 05 mẻ ngẫu nhiên khi đốt chất thải y
tế..................................................................................................40
Bảng 4.6. Kết quả phân tích khí thải sau xử lý lò đốt rác y tế.....43
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nước sau xử lý khí thải từ lò đốt chất
thải y tế........................................................................................43
Bảng 4.8. Thành phần chất thải y tế sử dụng trong nghiên cứu xác
định hệ số thực nghiệm của các chất khí.....................................48
Bảng 4.9. Số liệu thực nghiệm đo khí thải của các loại chất thải y
tế có thành phần khác nhau từ 10 mẻ..........................................48
Bảng 4.10. Giá trị các hệ số thực nghiệm....................................49
Bảng 4.11. Nồng độ NO2tính lý thuyết và đo đạc khí thải khi đốt
rác thải tại các mẻ........................................................................49
viii
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Biến động chất thải y tế tại Xí nghiệp Xử lý chất
thải y tế Tây mỗ 12 tháng năm 2015.......................................28
Biểu đồ 4.2. Khối lượng chất thải y tế được tiếp nhận 12 tháng
năm 2015.................................................................................28
Biểu đồ 4.3. Thành phần chất thải theo quý năm 2015...........30
x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Kim Tầu
Tên luận văn: “Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy
hại tại Xí nghiệp xử lý rác thải y tế Tây Mỗ- Từ Liêm- Hà Nội”.
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xí nghiệp xử lý rác thải y tế tại Tây Mỗ- Từ Liêm -Hà Nội thành lập từ năm
1999 và hoạt động từ đó đến nay. Với một lò đốt chất thải y tế công suất thiết kế 125
kg/1h xử lý hầu hết rác thải y tế nguy hại của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn
thành phố Hà nội. Hàng ngày, tiếp nhận lượng rác thải y tế nguy hại tính trung bình
khoảng 5 tấn/ngày. Trên 15 năm hoạt động hệ thống lò đốt thiết bị máy móc đã xuống
cấp trầm trọng, công nghệ lạc hậu, quá trình vận hành tốn nhiên liệu và phát thải nhiều
khí độc hại sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Do đó, vấn đề cải tiến công nghệ, tăng hiệu quả xử lý, hạn chế các tác động có
hại của khói từ lò đốt đến môi trường xung quanh là một vấn đề bức thiết đang được
đặt ra.
Phương pháp nghiên cứu
•Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
•Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn y tế nguy hại
• Phương pháp khảo sát thực địa
•Phương pháp lấy mẫu
•Phương pháp đo
•Phương pháp so sánh
•Phương pháp dự báo nồng độ chất khí phát sinh từ lò đốt
•Phương pháp xử lý số liệu, trình bày kêt quả
Kết quả chính và kết luận
Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội vẫn đang tồn tại công
nghệ đốt chất thải lạc hậu, máy móc thiết bị đã xuống cấp trầm trọng, quá trình xử lý
chất thải không triệt để, phát sinh nhiều khí thải độc hại gây ô nhiễm thứ cấp, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí xung quanh.
xi
Xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây Mỗ, Từ Liêm Hà Nội hiện đang áp dụng hệ
thống lò đốt chất thải y tế theo công nghệ nhiệt phân (DEMONEGO- 125). Kết quả
nghiên cứu cho thấy hệ thống đốt đang áp dụng tại xí nghiệp đang xuống cấp. Việc vận
hành không đúng quy trình đẫn tới hiệu quả xử lý không cao.
Đề tài tiến hành nghiên cứu nồng độ thành phần của chất thải (C, H, O, N, S...)
qua 10 mẻ thẻ nghiệm. Kết quả đã chỉ ra được hệ số thực nghiệm về thành phần khí liên
quan tới nhiệt độ và phân loại chất thải y tế. Hệ số thực nghiệm có thể áp dụng để xác
định nhiệt trị của chất thải nhằm tăng hiệu suất xử lý.
Từ các kết quả khảo sát đề tài đã đưa ra các giải pháp cải thiện lò đốt chất thải
các công đoạn phân loại, nạp liệu, quản lý nhiệt độ buồng đốt, quản lý xử lý khí thải,
nước thải, tro thải và thu hồi nhiệt độ để sấy chất thải y tế trước khi đem đốt.
xii
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Kim Tau
Thesis title: "Solutions to optimizing medical waste combustion technology at Tay Mo
Medical Waste Disposal Enterprise".
Major:Environmental Sciences
Code: 60.44.03.01
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
Hanoi Medical Waste Disposal Enterprise in Tay Mo, Tu Liem was founded in
1999 and has been working for a long time. The medical waste incinerator has the
capacity of solving 125kg/per hour, which has to handle most of the hazardous medical
waste from hospitals and health facilities in Hanoi. On average, the enterprise receives
approximately 5 tons of hospital and medical healthcare waste a day. This daily
operation has been lasting for more than 15 years, which causes the incinerator severe
deterioration. Outdated and energy – consuming systems also release toxic gas and
pollute the environment.
In order to resolve the remaining problems and improve environment quality, we
decide to conduct the research on how to optimize the hard medical waste incineration
technology at Tay Mo Medical Waste Disposal Enterprise. In addition, we also propose
a model of domestic waste management, including the participation of community so as
to classify, recycle and reuse the waste. This method not only helps improve the
efficiency of the waste treatment process, but also saves costs for the Tay Mo Medical
Waste Disposal Enterprise.
Research Methods
•Secondary data collection method
•Composition analysis of hazardous solid medical waste method
•Field survey method
•Sampling method
•Measurement method
•Comparative method
•Method of forecasting gas concentrations arising from incinerators
•Data analysis and presenting the results
xiii
Results and conclusion:
Tay Mo Medical Waste Disposal Enterprise is currently applying thermolysis
technology waste incinerator systems (DEMONEGO - 125). The research results reveal
that this combustion system is becoming degraded. Poor machine operation leads to low
handling efficiency, releases toxic gas and may cause harm to the environment10
experiments concerning central topics on medical waste components (C, H, O, N, S,...)
were conducted. The results illustrate the relation among empirical coefficient of the gas
component, temperature and medical waste classification. This empirical coefficient can
be applied in determining the calorific value of the waste in order to increase processing
performance.
Based on the analysis results, some solutions to improve waste incinerator
classification stages, feeding and management of the combustion chamber temperatures,
treatment process management, sewage, waste, heat collection for drying activity before
burning are proposed.
xiv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt
bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng chất
thải rắn phát sinh. Chất thải rắn y tế tăng nhanh chóng về số lượng, với thành
phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua
chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các
giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn
đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều
khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là
nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản
lý chất thải rắn tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư
xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn, đầu tư
cho quản lý, xử lý chất thải rắn còn chưa tương xứng, nhiều công trình xử lý chất
thải rắn đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu
suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu cầu.
Chất thải y tế nguy hại chứa nhiều yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người
và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn
hoặc có tính nguy hại khác. Chất thải y tế nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Xử lý chất thải y tế nguy hại bằng phương pháp đốt được áp dụng phổ
biến và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Tuy nhiên, nhiều
cơ sở y tế cũng như các công ty xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung do thiếu cơ
sở khoa học khi thiết kế và vận hành lò đốt nên hiệu quả xử lý chưa cao, gây ô
nhiễm thứ cấp.
Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất thải có
những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý chất thải rắn không đảm bảo quy
chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường,
sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội.
1
Xí nghiệp xử lý rác thải y tế tại Tây Mỗ- Từ Liêm -Hà Nộithành lập từ
năm 1999 và hoạt động từ đó đến nay. Với một lò đốt chất thải y tế nguy hại công
suất thiết kế 125 kg/1h xử lý hầu hết rác thải y tế nguy hại của các bệnh viện, cơ
sở y tế trên địa bàn thành phố Hà nội. Hàng ngày, tiếp nhận lượng rác thải y tế
nguy hại tính trung bình khoảng 5 tấn/ngày.Trên 15 năm hoạt động hệ thống lò
đốt thiết bị máy móc đã xuống cấp trầm trọng, công nghệ lạc hậu, quá trình vận
hành tốn nhiên liệu và phát thải nhiều khí độc hại sẽ làm ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
Do đó, vấn đề cải tiến công nghệ, tăng hiệu quả xử lý, hạn chế các tác
động có hại của khói từ lò đốt đến môi trường xung quanh là một vấn đề bức
thiết đang được đặt ra.
Xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu giải
pháp tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại Xí nghiệp xử lý
rác thải y tế Tây Mỗ- Từ Liêm- Hà Nội”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý chất thải y tế bằng công nghệ
nhiệt phân: Công đoạn phân loại, phối trộn, nạp liệu, kiểm soát nhiệt độ buồng
đốt, quá trình xử lý khí thải, nước thải và tận thu nhiệt để sấy chất thải y tế trước
khi đốt. Để thực hiện tối ưu hóa công nghệ đốt chất thải y tế cần tìm ra yếu tố
quan trọng nhất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xử lý, giảm chi phí vận hành và
hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng công nghệ đốt chất thải rắn y tế nguy hạivàđề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nhằm giảm thiểu phất thải khí độc
hại từ quá trình đốt rác thải rắn y tế nguy hạitại Xí nghiệp xử lý rác thải y tế Tây
Mỗ- Từ Liêm- Hà Nội.
1.4. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Thu thập thông số kỹ thuật, số liệu liên quan tới hoạt động vận hành lò đốt
chất thải y tế nguy hại.
Xác định các vấn đề chính ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý của hệ thống đốt
chất thải y tế.
Đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hiệu quả quá trình đốt chất thải y tế
nguy hại và bảo vệ môi trường.
2
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đốt chất thải của lò đốt
DEMONEGO đối với chất thải y tế nguy hại tại xí nghiệp xử lý chất thải y tế Tây
Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Sơ bộ xây dựng được hệ số thực nghiệm liên quan tới nồng độ chất khí
phát sinh của các thành phần chất thải khí đem đốt. Vận dụng hệ số này trong xác
định nhiệt trị cực đại liên quan tới thành phần chất thải.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn nguy hại tại Việt Nam
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng 800
ngàn tấn/năm. Số lượng chất thải nguy hại này được thống kê dựa trên số lượng
chất thải nguy hại tối đa dự kiến phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ (do các chủ cơ sở này đăng ký) và không bao gồm lượng chất thải nguy hại
phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình nên có độ chính xác chưa cao. Lượng chất
thải nguy hại phát sinh thực tế hàng năm hiện chưa được thống kê đầy đủ nhưng
thường ít hơn số lượng 800 ngàn tấn nêu trên, đặc biệt là trong tình hình kinh tế
khó khăn trong giai đoạn vừa qua.
Hiện nay, đa phần các chủ nguồn thải có phát sinh lượng chất thải nguy
hại lớn hàng năm đều đã đăng ký và được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại. Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải này đều
đã được thu gom và đưa đến các cơ sở đã cấp phép để xử lý. Một phần lượng
chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn thải khác được xử lý bởi chính các chủ
nguồn thải (bằng các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở), bởi các cơ sở xử lý
do địa phương cấp phép hoặc được xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý, tái chế.
Một số chất thải nguy hại đặc thù (ví dụ như chất thải có chứa PCB) do chưa có
công nghệ xử lý phù hợp thì hiện đang được lưu giữ tại nơi phát sinh. Với tình
hình như vậy, nhìn chung lượng chất thải nguy hại phát sinh tại hầu hết các chủ
nguồn thải lớn đều đã được quản lý đúng theo các quy định hiện hành. Lượng
chất thải nguy hại phát sinh tại các chủ nguồn thải nhỏ hoặc tại các vùng sâu,
vùng xa chỉ phần nhỏ được thu gom, xử lý; số còn lại được các làng nghề thu
gom, tái chế chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường hoặc thậm chí bị đổ lẫn vào
chất thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
2.1.2. Tình hình phát sinh chất thải y tế tại Việt Nam
Cả nước có 11 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 25 bệnh viện chuyên
khoa tuyến trung ương, 743 bệnh viện đa khoa trực thuộc tuyến tỉnh/ thành phố,
4
239 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh/thành phố, 595 bệnh viện đa khoa tuyến
quận/huện/thị xã và 11.810 trung tâm y tế các cấp.
Việc gia tăng số lượng giường bệnh đồng nghĩa với việc tăng khối lượng
chất thải y tế, tính trung bình trên toàn quốc có 17,7 giường bệnh/1vạn dân năm
2005, đến năm 2009 là 22 giường bệnh/1 vạn dân (Cục thống kê, 2011).
Theo Cục khám chữa bệnh – Bộ Y tế năm 2015, tổng lượng chất thải y tế
trên toàn quốc khoảng 100- 140 tấn/ngày, trong đó từ 16- 30 tấn là chất thải rắn y
tế nguy hại. Mỗi giường bệnh trung bình 0,86 kg/ngày, trong đó từ 0.14 – 0,2 kg
chất thải rắn y tế. Sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng về dịch vụ y tế và số
giường bệnh.
Bảng 2.1. Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các loại đô thị trên cả nước
Loại
Tỉnh/TP
đô thị
Đắc Lắc
Tỉnh
Khánh
có đô
Hòa
thị
Lâm Đồng
loại
Nam Định
I
Nghệ An
Tỉnh
có đô
thị
loại II
Chất thải Loại
y tế
đô
(tấn/năm) thị
276,3
365
209,3
488
187,6
An Giang
320,1
Cà Mau
Đồng Nai
Phú Thọ
159,5
430,8
126,54
Tỉnh/TP
Bạc Liêu
Bình
Tỉnh Dương
có Điện Biên
đô Hà Giang
thị Hà Nam
loại Hậu Giang
III Kiên Giang
Long An
Quảng Nam
Chất thải Loại
Chất thải
y tế
đô Tỉnh/TP
y tế
(tấn/năm) thị
(tấn/năm)
134,8
1241
79,1
405
967
634,8
Quảng Trị
Sóc Trăng
Đô
thị
Sơn La
loại
Trà Vinh
III
Vĩnh Long
Yên Bái
272,116
266,7
175
400
340,26
108,542
642,4
369
Đô
Hà Nội
5000
thị
đặc Tp. HCM
2800
602,25 biệt
Nguồn: Cục khám chữa bệnh – Bộ Y tế (2015)
CTR y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát
từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và số giường bệnh, tăng
cường các sản phẩm dùng một lần trong y tế, dân số gia tăng người dân ngày
càng được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế.
5
Bảng 2.2. Khối lượng trung bình CTR y tế phát sinh ở các tuyến Bệnh viện
Tổng lượng CTR y tế phát sinh (kg/giường bệnh/ngày)
Khoa
Khoa hồi sức cấp cứu
Khoa nội
Khoa ngoại
Khoa nhi
Khoa sản
Khoa TMH
Khoa lâm sàng
Trung bình
Bệnh viện TW
Bệnh viện Tỉnh
Bệnh viện Huyện
0,18
1,27
1,00
0,64
0,47
0,45
1,01
0,87
0,73
0,50
0,41
0,45
0,82
0,95
0,74
0,66
0,68
0,34
0,11
0,10
0,08
0,72
0,7
0,56
Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế (2009)
Thành phố Hà Nội có 41 bệnh viện trực thuộc Trung Ương với 8.650
giường bệnh, 40 bệnh viện thuộc Sở Y tế với 7.980 giường bệnh. Số bệnh viện
đăng ký chất thải rắn y tế nguy hại là 11/41 bệnh viện Trung ương phát sinh
lượng chất thải rắn y tế nguy hại là 35.26 kg/tháng, 10/54 bệnh viện thuộc Sở y tế
có khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại là 13.93 kg/tháng, 8/25 bệnh viện và
phòng khám tư nhân có khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại là 4083.9 kg/tháng.
2.2. THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
2.2.1. Thành phần chất thải y tế theo tính chất nguy hại
Theo Thuyết minh Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỷ lệ, thành phần chất thải rắn y tế phát sinh tại các
bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như sau:
Biểu đồ 2.1. Thành phần chất thải rắn y tế phát sinh
Nguồn: Theo thuyết minh Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 tầm nhìn 2050)
6
Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc
thù so với các loại CTR khác. Các chất này nếu không được phân loại cẩn thận
trước khi xả chung với chất thải khác sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. Xét về
thành phần chất thải dựa trên đặc tính nguy hại, thành phần chất thải không nguy
hại có thể tái chế chiếm 25% tổng lượng CTR y tế, chưa kể 51% CTR là chất hữu
cơ. Trong thành phần CTR y tế có lượng hữu cơ có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra
còn có thành phần chất thải nhựa chiếm khoảng 10%.
2.2.2. Thành phần chất thải y tế theo tính chất lý hóa sinh
Thành phần vật lý
Đồ bông vải sợi: Gồm bông, gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau… Đồ thủy
tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm thủy tinh, ống nghiệm… Đồ giấy: Hộp đựng dụng
cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh… Đồ nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây
truyền máu, túi đựng hàng… Đồ kim loại: Kim tiêm, dao mổ, hộp đựng… Bệnh
phẩm: Máu mủ dính ở băng gạc…
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học:
- Vô cơ: Hóa chất, thuốc thử...;
- Hữu cơ: Đồ vải, sợi, phần cơ thể, thuốc...;
Trong đó:
- Thành phần hữu cơ: Phần vật chất có thể bay hơi sau khi nung ở nhiệt
độ 950oC;
- Thành phần vô cơ: Là phần tro còn lại sau khi nung chất thải ở 950oC.
Thành phần sinh học:
Máu, những loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và
đặc biệt là những vi trùng gây bệnh.
7
Biểu đồ 2.2. Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa sinh
Nguồn: Theo báo cáo Bộ TNMT (2010)
2.3. NĂNG LỰC THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Đến tháng 6 năm 2015, trên toàn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý
có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường
cấp phép và khoảng 130 đơn vị (chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại)
do các địa phương cấp phép đang hoạt động. Riêng công suất xử lý chất thải
nguy hại của các cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép là khoảng
1.300 nghìn tấn/năm. Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ sở này
trong thời gian qua đã đóng vai trò chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải điện tử) đảm bảo tuân thủ các tiêu
chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Tổng số lượng chất thải nguy hại mà các đơn vị này
thu gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn;
năm 2014 là 320.275 tấn. Căn cứ vào khối lượng chất thải phát sinh này, tỷ lệ thu
gom, xử lý chất thải nguy hại hiện nay chiếm khoảng gần 40% tổng lượng chất
thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc.
8
Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại là các doanh
nghiệp tư nhân (chiếm 97%) tổng số Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại do
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động. Việc phát triển mạnh các
doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản
lý chất thải mang tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải
có chất thải nguy hại cần chuyển giao có thể chọn lựa và tiếp cận với các Doanh
nghiệp xử lý chất thải nguy hại với kinh nghiệm và dịch vụ khác nhau, tránh tình
trạng độc quyền và ép giá xử lý chất thải nguy hại.
Về công nghệ xử lý chất thải nguy hại đang được sử dụng ở nước ta hiện
nay có thể được hình dung sơ bộ theo các thống kê tại bảng:
Bảng 2.3. Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
(tháng 7/2014)
TT
Tên công nghệ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lò đốt tĩnh hai cấp
Lò đốt quay
Đồng xử lý trong lò nung xi măng
Chôn lấp
Hóa rắn (bê tông hóa)
Xử lý, tái chế dầu thải
Xử lý bóng đèn thải
Xử lý chất thải điện tử
Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải
Bể đóng kén
Số cơ sở Số mô đun
Công suất phổ biến
áp dụng hệ thống
34
47
50 – 2000 kg/h
02
02
18 – 21 tấn/ngày
2
2
15 – 30 tấn /h
5
6
2.000 – 20.000 m3
31
33
1 – 5 m3/h
23
24
3-20 tấn/ngày
23
24
0,2 -10 tấn/ngày
18
19
0,3 – 5 tấn/ngày
18
22
0,5 – 200 tấn/ngày
01
10
500 m3
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Nhìn chung, công nghệ xử lý chất thải nguy hại của Việt Nam trong những
năm vừa qua đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên, về cơ bản, các công
nghệ hiện có của Việt Nam còn chưa ở mức tiên tiến, phần lớn sử dụng các công
nghệ có thể áp dụng để xử lý cho nhiều loại chất thải nguy hại và thường ở quy
mô nhỏ, vì vậy hiện nay chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý chất thải nguy
hại của Việt Nam. Để thực sự đảm bảo công tác quản lý chất thải nguy hại đạt
yêu cầu nhất thiết cần phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
cả về chất lượng và số lượng. Ngoài ra, cần tiến hành nghiên cứu chuyên biệt hoá
các công nghệ để xử lý các loại chất thải nguy hại đặc thù góp phần đáp ứng
những yêu cầu phát triển trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại trong tương lai
gần.
9