Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KĨ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ

֎֎֎

BÁO CÁO
THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC
(06/01/2015 – 09/01/2015)
GVHD: PGS.TS. VŨ ĐÌNH CHỈNH
THS. HỒ NGUYỄN TRÍ MẪN
XE 3 – NHÓM 32
TRẦN HỒNG HẠNH

1411106

NGUYỄN THỊ HOÀI TRÔNG

1414268

LÊ CHẤN TRUNG

1414314

TRẦN QUỐC TRUNG

1414283

Học kì I – Năm học 2015-2016



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN ......................................................................................................... 5
1.1 LỘ TRÌNH .................................................................................................................................... 5
1.2 PHÂN CÔNG THỰC TẬP ........................................................................................................... 6
1.3 DỤNG CỤ, TRANG BỊ ................................................................................................................ 6
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI .......................................................... 7
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ............................................................................................................... 7
2.1.1 Đồng Nai ................................................................................................................. 7
2.1.2 Lâm Đồng ............................................................................................................... 9
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI ................................................................................................. 11
2.2.1 Đồng Nai ............................................................................................................... 12
2.2.2 Lâm Đồng ............................................................................................................. 13
2.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT ....................................................................................... 15
2.3.1 Đồng Nai ............................................................................................................... 15
2.3.2 Lâm Đồng ............................................................................................................. 16
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT .......................................................................................... 17
3.1 ĐỊA TẦNG ................................................................................................................................. 17
3.1.1.Hệ tầng Châu Thới:(T2ct- Trung Trias) ..................................................................... 17
3.1.2. Hệ tầng Xuân Lộc: ( Q12xl- Trung Pleistocen) ........................................................... 21
a. Đặc điểm ....................................................................................................................................... 21
3.1.3.Hệ tầng Đèo Bảo Lộc: (J3-K1 bl)............................................................................... 26
3.1.4. Hệ tầng Đakrium (K2đr- thượng Kreta):.................................................................... 27
3.2 CÁC PHỨC HỆ MAGMA ......................................................................................................... 32
3.2.1.Phức hệ Ankroet (K2ank_Thượng Kreta ) .................................................................. 32
3.2.2.Phức hệ Định Quán (J3- K1đq_Jura muộn-Kreta sớm ) ................................................ 36

PHẦN IV: KHOÁNG SẢN .................................................................................................... 40
4.1 Mỏ đá andesite ( đỉnh đèo Bảo Lộc) ........................................................................................... 40
4.2.Mỏ bauxit Bảo Lộc ..................................................................................................................... 40
PHẦN 5: ĐỊA MẠO .............................................................................................................. 42
5.1.VÙNG LÂM ĐỒNG................................................................................................................... 42
5.2VÙNG ĐỒNG NAI ..................................................................................................................... 43
PHẦN 6: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT ....................................................................... 46
6.1 VÙNG ĐỒNG NAI .................................................................................................................... 46
6.2

ĐÀ LẠT ................................................................................................................................ 46

6.2.1 Thời kỳ biển .......................................................................................................... 46

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

6.2.2 Thời kỳ hình thành lục địa ....................................................................................... 47
6.2.3Thời kỳ hình thành cao nguyên bậc thềm.................................................................... 47
LỜI KẾT .............................................................................................................................. 50

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016


Trang 3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa Quý Thầy Cô,
Báo Cáo Thực Tập Địa Chất Kiến Trúc là sự tổng hợp những kiến thức
chúng em đã được học trên lớp, đã được tìm tòi, nghiên cứu qua các sách vở và
qua những quan sát, đánh giá ngoài thực địa. Trong đó, phần lớn là những kiến
thức được chọn lọc và đúc kết từ những nghiên cứu của nhóm trong suốt quá
trình của chuyến đi. Thông qua báo cáo chúng em muốn trình bày một cách có
hệ thống những kiến thức mang tính cơ bản, nổi trội của từng loại mẫu, từng
điểm lộ mà nhóm đi qua nhưng đồng thời cũng thể hiện được những ứng dụng
thực tế của các lọai mẫu, loại khoáng vật này trong cuộc sống.
Nói cách khác, bài báo cáo được sắp xếp theo thứ tự từ tổng thể đến chi
tiết, từ những kiến thức được học trong sách vở đến những ứng dụng trong thực
tế và từ các nguồn gốc địa chất xa xưa đến kiến trúc, cấu tạo hiện tại của từng
điểm lộ. Trong đó, từng phần lại được phân chia thành những mục nhỏ để phân
tích, song song đó là các hình ảnh mà nhóm chúng em đã thu thập được qua
chuyến đi.
Tuy đã rất cố gắng và nỗ lực để có một báo cáo đạt chất lượng nhưng do
thời gian còn hạn chế và khối lượng công việc tương đối lớn, chắc chắn khó
tránh được các sai sót trong quá trình biên soạn. Tập thể nhóm chúng em rất
mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô về nội dung cũng như về hình thức
trình bày bài báo cáo để chúng em có thêm kinh nghiệm thực thiện tốt những
bài báo cáo sau.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Tháng 1 năm 2016

TẬP THỂ NHÓM 32 – XE 03

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 LỘ TRÌNH
Thực tập địa chất kiến trúc có nội dung chủ yếu là trang bị cho sinh viên
những hiểu biết chi tiết về vùng thực tập (Đồng Nai, Bảo Lộc, Đà Lạt) bao gồm:
Điều kiện tự nhiên kinh tế, nhân văn, địa tầng và magma, cấu trúc kiến tạo, địa
chất khoáng sản, địa chất môi trường, địa mạo.
Qua đợt thực tập, mỗi sinh viên học tập được cách nhận biết được các
dạng cấu tạo, nhận dạng và gọi tên chính xác các loại đá trong vùng thực tập.
Ngoài việc tăng kỹ năng, đợt thực tập còn giúp sinh viên thêm yêu ngành, nghề
và thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong học tập tiếp theo.
Hành trình bắt đầu lúc 6h30 ngày 06/01/2016 tại Kí Túc Xá khu A
ĐHQG với các điểm lộ cần khảo sát theo thứ tự:
- Điểm lộ 1: Hồ Long Ẩn – Đồi Bửu Long (Đồng Nai). Quan sát cát sạn
kết ackor và cuội kết cùng các mặt trượt.

- Điểm lộ 2: Trị An (tại cầu Đồng Nai – Đáy sông _Quốc lộ 1A_km
1855). Quan sát đá trầm tích cát bột kết bị phong hóa màu xám đen và hệ
thống các khe nứt do tác động của đới xung yếu.
- Điểm lộ 3: Thị Trấn Định Quán (Đồng Nai_Quốc lộ 20_km 47). Quan
sát đá granodiorit, hiện tượng phong hóa sinh học.
- Điểm lộ 4: Mỏ đá xây dựng Andesite Bảo Lộc (Lâm Đồng_Quốc lộ
20_km 108). Quan sát đá andesite màu xám xanh, cấu tạo khối.
- Điểm lộ 5: Đèo Phú Hiệp-Mỏ Đá Hùng Vương (Lâm Đồng_Quốc lộ
20_km 177).Quan sát đá basalt cấu tạo khối và lỗ rỗng, đá trầm tích bột
kết.
- Điểm lộ 6: Thác Pongour (Lâm Đồng_Quốc lộ 20_km 192). Quan sát
trầm tích sạn kết, sét bột kết phân lớp nằm ngang hệ tầng Đakrium, phức
hệ Cù Mông.
- Điểm lộ 7: Thác Prenn (Quốc lộ 20_km 222). Quan sát đá magma phun
trào siêu mafic.
- Điểm lộ 8: Suối vàng. Quan sát đá thuộc hệ tầng Ankroret, hiện tượng
rayling hóa.

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

Hành trình kết thúc ngày 09/01/2016 đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tác
động địa chất của Trái Đất và có thêm kiến thức thực tế về địa chất kiến trúc

vùng đất Đồng Nai – Bảo Lộc – Đà Lạt đầy tiềm năng. Đây cũng là dịp để sinh
viên làm việc cùng nhau, giao lưu, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau.

1.2 PHÂN CÔNG THỰC TẬP
1.
2.
3.
4.

Chụp ảnh
Ghi nhật kí
Lấy mẫu
Sử dụng địa bàn

Lê Chấn Trung, Trần Hồng Hạnh
Trần Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Hoài Trông
Lê Chấn Trung, Trần Quốc Trung
Trần Quốc Trung

1.3 DỤNG CỤ, TRANG BỊ
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Địa bàn
Túi đựng mẫu
Phiếu ghi mẫu, băng keo

Búa địa chất
Thướt dây
Axit HCl

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1 Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam. Tỉnh
Đồng Nai cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách Hà Nội 1.684 km
theo đường quốc lộ 1A. Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh
tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng
thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ
Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Tỉnh Đồng Nai
Nguồn:www.dufo.dongnai.gov.vn
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 7



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

Vị trí địa lý: Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km2.
Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03 đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30 đến
107o35’00"Đ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình
Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố
Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung
Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.
Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những
núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương
đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa
hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi
thấp.

Hình 2.2 Nghề trồng tiêu ở xã Xuân Thọ - tỉnh Đồng Nai
Nguồn: www.dost-dongnai.gov.vn

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NHÓM
32

Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản
nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa
mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 27oC, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%.

Hình 2.3 Một góc vườn quốc gia Nam Cát Tiên tỉnh Đồng Nai - một trong
những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
Nguồn: www.baovetainguyenmoitruong.vn
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên
động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên.
Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kim loại quý, kim loại
màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn,
nước khoáng và nước nóng.
2.1.2 Lâm Đồng
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời tiếp
giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nằm trên cao nguyên cao nhất của
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh với độ cao 1500 mét so với mực nước

biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh
lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng
Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km về hướng Tây.
Vị trí địa lý: Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý
từ 11 12’- 12015’ B và 107045’ Đ. Phía đông giáp với các tỉnh là Khánh
Hoà và Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Đồng
Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam gáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắk
Lắk ở phía Bắc.
0

Hình 2.4 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng
Nguồn: www.mpi.gov.vn

Điều kiện tự nhiên:

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía
nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biang cao 2163 mét, Hòn
Giao cao 1948 mét. phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó
có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. phía đông và nam tỉnh có cao nguyên
Di Linh cao 1010 mét, địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu

nguồn của sông La Ngà.
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao,
chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi rõ rệt
giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của
tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có
những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750 –
3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%.

Hình 2.5 Đỉnh Langbiang – “nóc nhà” của Đà Lạt
Nguồn: www.abay.vn
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

2.2.1 Đồng Nai
Kinh tế:
Quy mô GDP năm 2011 toàn tỉnh đạt 96.820 tỷ đồng, GDP bình quân đầu
người đạt 36,6 triệu đồng
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp - xây
dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm

35,2% ( năm 2011)
Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách
trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD,
vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng ( năm 2011)
Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%.

Hình 2.6 Biểu đồ nguồn cung từ các dự án bất động sản tại Đồng Nai từ đầu
năm 2015.
Nguồn: www.baomoi.com

Dân cư:

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt gần 2.665.100 người, mật
độ dân số đạt 451 người/km² .Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần
897.600 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.767.500 người. Dân số nam đạt
1.311.200 người, trong khi đó nữ đạt 1.353.900 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân
số phân theo địa phương tăng 12,0 ‰.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Nai có đủ 54 dân tộc cùng người nước ngoài sinh
sống.

2.2.2 Lâm Đồng
Kinh tế:
Lâm Đồng có diện tích trồng Trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn
doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê
Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, GDP theo giá so sánh năm 1994 đạt 7.247 tỉ
đồng tăng 15,6% so với cùng kỳ 2011. Trong đó nông lâm thủy sản 1.752 tỉ
đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 2.760,8 tỉ đồng, dịch vụ 2.733,7 tỉ đồng, tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt 197.7 tỉ đồng tăng 9,6 %tổng mức đầu tư xã hội đạt
8.550 tỉ đồng, Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 2.886,5 tỉ đồng, thu hút du
lịch đạt 2,98 triệu lượt.

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

Hình 2.7 Nghề trồng cafe tại Lâm Đồng
Nguồn: www.thanhnien.com
Dân cư:
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt gần 1.218.700 người, mật
độ dân số đạt 125 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 464.700
người, dân số sống tại nông thôn đạt 754.000 người. Dân số nam đạt 609.500
người, trong khi đó nữ đạt 609.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo
địa phương tăng 13,3 ‰.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng

4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng 18 người nước ngoài sinh
sống.

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

2.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
2.3.1 Đồng Nai
- Từ đầu thập niên của thế kỷ 20, địa chất tỉnh Đồng Nai đã được biết đến qua
khảo sát phát hiện trầm tích Jura tướng biển ở Trị An, Cây Gáo của M.Lantenoi.
- Năm 1929, F.Blodel đã chú trọng nghiên cứu bazan và quá trình phong hóa
của chúng
- Năm 1937, E.Saurin đã phân chia cát kết chứa hóa thạch ở Tà Lài và cát kết
chứa hóa thạch ở Trị An và Cây Gáo, bazan Đệ tứ cổ, phù sa cổ và phù sa trẻ...
Tiếp sau còn có các công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo về cổ sinh
của H.Mansuy, 1941; Tạ Trần Tấn 1968-1974... . Những công trình nghiên cứu
này đã đặt nền tảng, mở đầu cho các phát hiện, nghiên cứu về địa chất và
khoáng sản của tỉnh trong các giai đoạn nghiên cứu sau.
- Sau ngày giải phóng miền Nam, cùng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của tỉnh, địa chất và
khoáng sản tỉnh Đồng Nai đã được nghiên cứu một cách có hệ thống trên tất cả
các lĩnh vực như địa tầng, magma, kiến tạo, địa mạo, vỏ phong hóa, địa chất
thủy văn và khoáng sản. Công trình địa chất mang tính tổng hợp đầu tiên là bản

đồ địa chất miền Nam tỷ lệ 1/500.000 do Nguyễn Xuân Bao cùng các nhà địa
chất Việt Nam hoàn thành năm 1980.
- Chi tiết hơn còn có các công trình đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản ở tỷ
lệ 1/200.000 tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 các nghiên cứu địa tầng của Bùi Phú
Mỹ (năm 1979, 1986, 1997), nghiên cứu các thành tạo magma của Huỳnh
Trung (năm 1979, 1980, 1995, 1997),... Hàng loạt các mỏ, các điểm quặng,
nước ngầm cũng được tiến hành điều tra tìm kiếm, thăm dò đánh giá trữ lượng ở
các cấp khác nhau.
→ Tất cả các công trình như vậy đã đem lại hiểu biết ngày càng đầy đủ và
phong phú hơn về tình hình địa chất khoáng sản tỉnh Đồng Nai .

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

2.3.2 Lâm Đồng
- Từ sau năm 1975 đến nay, việc điều tra địa chất - khoáng sản tỉnh Lâm Đồng
đã được đầu tư và phát triển đáng kể từ hai phía: Trung ương và địa phương.
Đến nay, trên diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng, Nhà nước đã hoàn thành cơ bản
nhiệm vụ điều tra địa chất - khoáng sản và các nghiên cứu kết hợp tỷ lệ nhỏ (sơ
lược) 1:500.000 và 1:200.000.
- Từ năm 1990 đến nay, nhiệm vụ điều tra địa chất khoáng sản phạm vi tỉnh
Lâm Đồng đã chuyển tiếp sang giai đoạn hai giai đoạn điều tra tỷ lệ trung bình
(1:50.000) chuẩn quốc gia. Riêng ở Lâm Đồng đã đo vẽ bản đồ địa chất - điều

tra khoáng sản (1:50.000) xong được khoảng 4.000 km2 (xấp xỉ 1/2 diện tích).

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
3.1 ĐỊA TẦNG
3.1.1.Hệ tầng Châu Thới:(T2ct- Trung Trias)
a. Đặc điểm
- Phân bố từ núi Châu Thới và đồi Bửu Long đi về phía sân bay Biên Hoà
- Hệ tầng Châu Thới gồm trầm tích - nguồn núi lửa phân bố ở Đông Nam Bộ.
- Mặt cắt chuẩn là mặt cắt tổng hợp trên cơ sở những điểm lộ ở đồi Bửu Long
và phân trên ở núi Châu Thới được mô tả gồm:
+ Cuội kết hỗn tạp xen ít lớp kẹp cát kết, sỏi kết arkos, dày 37 m. Thành
phần hạt cuội gồm: diorit, plagiogranit biotit, ryolit, ryodacit porphyr, đá sừng
thạch anh - felspat, gneiss, silic, đá
phiến thạch anh – mica.
+ Cát kết arkos màu xám lục nhạt, hạt vừa, phân lớp dày đến dạng khối,
cát kết arkos màu xám, hạt thô chứa nhiều mảnh dăm tuff núi lửa felsic.
+ Bột kết phân lớp mỏng xen thấu kính sét vôi xám sẫm, dày 33 m.
+ Cát kết thạch anh hạt mịn.
b. Biểu hiện tại điểm lộ: Hồ Long Ẩn – Khu du lịch Bửu Long
-Tọa độ điểm lộ: X-0395245 ;Y-1212345 ;Z - 33±6m

- Thời tiết: Buổi sáng, nắng, gió, mát mẻ.
- Đặc điểm điểm lộ:
ͽ Là mỏ đá khai thác cũ
ͽ Thể hiện rõ đặc điểm của hệ tầng Châu Thới, bao gồm 2 tập:
*** Tập 1: Cuội kết cơ sở, đa khoáng:
+ Cuội kết hỗn tập gồm nhiều thành phần khác nhau về thành phần
khoáng vật và kích thướt khoáng vật -> Kết quả của lũ quét -> Bắt đầu quá trình
bất chỉnh hợp.
+ Đá có màu xanh lục đặc trưng.
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

+ Xi măng gắn kết được hình thành từ các vật liệu lắng đọng.
+ Hạt trong cuội kết có độ bào mòn chưa tốt, cuội kết còn nhiều góc cạnh
(mức độ mài ròn cấp 3) -> Được vận chuyển chưa xa, có thể là được mang đến
từ khu vực lân cận.

Hình 3.1 Cuội kết hỗn tập gồm nhiều thành phần khác nhau về thành phần
khoáng vật và kích thướt khoáng vật tại khu vực ven hồ Long Ẩn.
*** Tập 2: Cát kết arkorc:
+ Hạt mịn hơn tập 1, thành tạo sau tập 1.
+ Thành phần khoáng vật đồng nhất, có hệ thống khe nứt thẳng đứng và
nằm ngang.

+ Có khoảng 4-5 khe nứt trên 1m chiều dài.

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

Hình 3.2 Khe nứt nằm ngang. Đường phương: 3500, góc dốc 120

Hình 3.3 Các mấu trượt của cát sạn kết arkos

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

Hình 3.4 Hệ thống khe nứt nằm ngang và khe nứt thẳng đứng

Hình 3.5 Lớp cuội kết bên dưới lớp cát sét kết arkos


HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

3.1.2. Hệ tầng Xuân Lộc: ( Q12xl- Trung Pleistocen)
a. Đặc điểm
- Hệ tầng Xuân Lộc gồm các đá phun trào bazan phân bố rộng rãi ở các huyện
Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và phía Đông huyện Long Thành. Hệ
tầng gồm 3 tập:
+ Tập dưới: lộ ra ở rìa cao nguyên bazan Xuân Lộc. Thành phần: gồm tro
từ núi lửa và bazan olivin màu xám đen, cấu tạo đặc xít và lổ rỗng trong đó chủ
yếu là bazan đặc xít. Các đá của hệ tầng này thuộc tướng phun trào chảy tràn.
Chúng phủ lên hệ tầng Trảng Bom, hệ tầng Bà Miêu và hệ tầng La Ngà. Dày 20
- 80 m.
+ Tập giữa: bao gồm các đá phun trào chảy tràn xen ít tướng phun nổ.
Thành phần: bazan olivin,bazan olivin kiềm màu xanh đen, cấu tạo đặc xít hoặc
lổ rỗng. Tập có nhiều bazan lổ rỗng, là tầng có khả năng chứa nước. Chúng
thường bị phong hóa tạo tầng đất đỏ dày. Bề dày của tập 10 - 60 m, trung bình
30 – 40m.
+ Tập trên: Phân bố ở trung tâm của cao nguyên Xuân Lộc. Thành phần
gồm bazan bọt, tuff bom núi lửa và bazan olivin kiềm, màu xám đen chứa nhiều
bao thể augit, olivin. Các đá của tập này thuộc tướng phun trào xen phun nổ. Ở
trên cùng, tướng phun nổ là những dấu vết còn để lại với nhiều miệng, nón núi
lửa, dày 50 - 200 m. Bề dày chung của tập 70 - 220 m.

b. Biểu hiện tại điểm lộ: Đèo Phú Hiệp – Mỏ đá Hùng Vương (Lâm Đồng)
- Tọa độ điểm lộ: X-0552297; Y-1284850; Z-800±4m
- Thời tiết: Buổi sáng, trời nắng, có gió
- Đặc điểm điểm lộ:
ͽ Vùng phủ bazan nằm ngang, bằng phẳng.
ͽ Mỏ đá nằm trong miệng núi lửa cổ.
*** Đá basalt – đá magma phun trào bazơ:
+ Gồm hai loại: basalt đặc sít và basalt lỗ rỗng kiến trúc vi tinh.
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

+ Basalt đặc sít có màu đen hoặc xám đen.
+ Trong các lỗ rỗng có thể gặp opal, canxit, thạch anh, olivon, hematit,...

Hình 3.6 Đá basalt cấu tạo đặc sít kiến trúc vi tinh

Hình 3.7 Đá basalt câu tạo lỗ rỗng

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 22



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

*** Đá trầm tích sét bột kết hệ ầng sông Phan J2sp:
+Thành phần đơn điệu gồm sét, bột kết.
+Phân lớp xiên chéo rõ rệt.
+ Lớp trên bề mặt bị phong hóa rõ rệt dày khoảng 9m.
+ Thế nằm :300  50, cắm về hướng Tây Tây Bắc, thế nằm ổn định.

Hình 3.8 Lớp trầm tích bột kết
c. Biểu hiện tại điểm lộ: Thác Prenn
- Tọa độ: X-0578402; Y-1313501; Z-1119±23m
- Thời tiết: Buổi chiều, trời mát, lặng gió.
- Đặc điểm điểm lộ:

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

ͽ Giàu ban tinh olivin và không bảo hòa silic (45% trọng lượng). Ban tinh
chiếm đến 40% khối lượng đá (oxeanit)
ͽ Quan sát được các khe nứt nguyên sinh (khe nứt xuất hiện đồng thời

trong quá trình thành tạo) -> Cách mặt cắt ngangla2 các đa giác 4,5 cạnh.
ͽ Quan sát được khoáng vật piroduxit (khoáng vật oxit của magma) dạng
nhánh cây.
ͽ Lớp trên là tầng basalt mỏng, lớp dưới là tầng đá trầm tích. Đá trầm tích
bị bào mòn do mềm yếu -> Hàm ếch.

Hình 3.9 Hệ thống vết nứt xiên chéo nhau trên bề mặt đá basalt

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 24


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHÓM
32

Hình 3.10 Cột đá hình đa giác ở thác Prenn

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016

Trang 25


×