Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

vai trò của giá trị truyền thống đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.28 KB, 6 trang )

Bài tập thảo luận môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Vấn đề: Phân tích vai trò của giá trị truyền thống đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam,là người anh hùng
giải phóng dân tộc và cũng là một danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời của Người là những năm
tháng bôn ba trên con đường tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng đầy nhiệt huyết, gian khổ,
hết lòng vì nước, vì dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tinh thần
vô cùng quý báu và to lớn. 85 năm qua, tư tưởng của Người luôn luôn soi đường, chỉ lối cho cách
mạng Việt Nam, cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta để đi tới thắng lợi cuối cùng.Vì vậy, Đảng cộng
sản Việt Nam đã khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác -LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho Đảng ta và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân
dân ta. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh “Đảng và
nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa
Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khi tôn
vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi
nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc
Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc
khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau…
Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam đã tạo lập cho dân tộc ta
một nền văn hoá đặc sắc, phong phú, đa dạng nhưng thống nhất, bền vững với những truyền thống tốt
đẹp và cao quý. Những truyền thống tư tưởng và văn hoá này đã góp phần tạo nên tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Để có thể vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần hiểu rõ những tiền đề tư tưởng
lý luận hình thành nên tư tưởng ở Người và cụ thể là vai trò của giá trị truyền thống đối với việc hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

NỘI DUNG
I.Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh


“Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin \ vào điều kiện
cụ thể nước ta, kế thừa và phát triền những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập
dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... Tư tưởng Hồ Chí
Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân
tộc ta”.


II.Tiền đề tư tưởng lý luận hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh: Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam
1. Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm là nấc thang cao nhất của
văn hóa Việt Nam.
Tinh thần yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử dân tộc, là nguồn động lực,
sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị văn
hóa tinh thần của con người Việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào
Việt Nam đều được tiếp nhận, khúc xạ qua lăng kính này. Nhận định về chủ nghĩa yêu nước truyền
thống trong lịch sử dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Hiếm có dân tộc nào trên thế giới trải qua chiến tranh nhiều như dân tộc ta. Kể từ kháng chiến
chống Tần thế kỷ thứ III trước công nguyên đến kháng chiến chống Pháp ác liệt, trong suốt những thế
kỷ qua, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã lên đến trên 12
thế kỷ. Độ dài thời gian, tần xuất các cuộc kháng chiến quá lớn so với nhiều nước trên thế giới, hơn
nữa Việt Nam ta lại luôn ở thế nhỏ yếu chống chọi với kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp bội. Điều đó đã
tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất và niềm tự tôn
dân tộc.
Việt Nam đã trải qua hơn nghìn năm thời kỳ Bắc thuộc, âm mưu đồng hoá của ngoại bang là một
thử thách hết sức ác liệt đối với sự tồn vong của đất nước, dân tộc ta .Thế nhưng, nhờ chiến thắng trên

sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đã giành lại chủ quyền đất nước, giữ gìn được vốn văn hoá
và bản sắc dân tộc. Trong cuộc đấu tranh ấy,tinh thần yêu nước ngày càng được tôi luyện và nâng cao.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ tồn tại nền độc lập lâu dài của đất nước. Nội dung bài thơ “
Nam quốc sơn hà” đã chứng tỏ một bước phát triển cao của tinh thần yêu nước và ý thức độc lập tự
chủ. Trải qua ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thư, Hịch
tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh sự trưởng thành của tinh thần yêu nước với nhận
thức gắn nước với dân và sức mạnh “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, nước nhà chung sức”,
“khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước”. Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát huy cao độ sức
mạnh “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương manh lệ”, phát triển thành một cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc mang tính nhân dân sâu rộng. Những tổng kết trong “Bình Ngô đại cáo” cho thấy
tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc đã phát triển lên trình độ của chủ nghĩa yêu nước với một nhận thức
mang tính hệ thống, khái quát tương đối toàn diện về sự tồn tại của đất nước và dân tộc.
Có thể nhận định rằng: theo suốt lịch sử, tổ tiên chúng ta đã biết phát huy cao độ sức mạnh nội
sinh, tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và con
người Việt Nam. Nhờ đó mới có thể giữ vững nền độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước.


Trong dòng lịch sử ấy, sự thắng lợi trongcuộc đấu tranh đòi quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam
dưới ách đô hộ của thực dân Pháp là một điểm sáng, một thành công rực rỡ không chỉ giúp giải phóng
nhân dân ta mà còn cổ vũ, khích lệ các dân tộc bị đô hộ khác trên Thế giới trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng. Vào năm 1858, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã bị thực dân Pháp xâm lược
và đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Dưới ánh thống trị của thực dân Pháp, nhân dân
Việt Nam ta không hề có tự do. Vì vậy, nhân dân ta đã không ngừng đứng lên chống lại ách nô lệ. Lớp
lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã liên tục đúng lên chiến đấu để giành lại độc lập qua nhiều phong
trào và khuynh hướng khác nhau như: Phong trào khởi nghĩa nông dân, điển hình là cuộc khởi nghĩa
nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám; phong trào Cần vương của vua Hàm Nghi; các phong trào
theo khuynh hướng tiểu tư sản, điển hình là nhà yêu nước Phan Bội Châu với phong trào Đông Du và
phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh , với tinh thần “đúc gan sắt để dời non lấp bể, xối máu nóng
rửa vết nhơ nô lệ”. Song những kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm đã không phát huy được tác
dụng trước một kẻ thù mạnh. Các phong trào kháng chiến đều nhanh chóng bị dìm trong biển máu, bởi

không có một đường lối cứu nước đúng đắn cũng như chưa tập hợp được đông đảo nhân dân. Cả dân
tộc đắm chìm trong đêm dài nô lệ, lầm than “ tình hình đen tối như không có đường ra”. Sứ mệnh lịch
sử đặt ra cho cả dân tộc, mỗi người yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ là phải tìm con đường cứu nước,
cứu dân thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Pháp và tay sai của chúng.
Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào
năm 1911 và đưa người đến với Chủ nhĩa Mác- Lê Nin một cách tự nhiên. Bác viết: “lúc đầu chính
chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê Nin, tin theo Quốc tế thứ
III”. Yêu nước là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng đầy gian lao, cực khổ của Hồ Chí Minh. Với một hoài bão và lòng yêu nước nồng
nàn cháy bỏng làm hành trang, Hồ Chí Minh quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, Người tự đặt cho
mình cái tên Nguyễn Ái Quốc (mang ý nghĩa là nguyễn yêu nước) để luôn nhắc nhở, cổ vũ bản thân
và cổ vũ quốc dân đồng bào. Năm 1969 cả nước đã bật khóc vô cùng xúc động lúc mà Bác đã mãi mãi
đi xa: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước Việt Nam ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh
hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ cho dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước Việt
Nam ta. Người là tinh hoa của dân tộc Việt Nam, là ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam
bốn ngàn năm lịch sử...” (Diễn văn truy điệu Bác năm 1969)
Chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam ta đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung
phong phú và sâu sắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyền
thống văn hóa quý giá. Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội dung trung quân ái quốc, lợi ích giai cấp
thống trị phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu đất nước là nguồn sức mạnh thôi thúc hình thành một
khối đoàn kết và thống nhất trong quần chúng nhân dân. Trong truyền thống dân tộc với nền văn minh
lúa nước đã lấy nhà ( gia đình) làm đơn vị kinh tế và làng làm cộng đồng cơ sở. Việc nhà, việc làng,
việc nước là công việc chung của mọi người. Do vậy, con người Việt Nam từ cổ xưa đã sẵn có truyền
thống yêu nước gắn liền với yêu gia đình và yêu làng quê. Tính chất chính nghĩa của những cuộc
chiến tranh vệ quốc đã nâng tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở lên thành ý thức bảo vệ Tổ quốc
và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia với một quyết tâm cao độ của cả dân tộc.
Tinh thần yêu nước còn được thể hiện qua sự khẳng định lịch sử và bản sắc văn hoá riêng của dân
tộc, khẳng định về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, và sự bình đẳng của nước ta, vua ta đối với



phương Bắc và các vua phương Bắc. Điều này được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Nam quốc sơn hà”khúc ca hùng tráng biểu trưng cho ý thức độc lập dân tộc cao độ và được coi là bản tuyên độc lập đầu
tiên của Việt Nam ta:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước đối với Người là gắn
liền với yêu nhân dân. Người nói, lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của Người không bao giờ
thay đổi…Người có một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc
và được học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những nội
dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai cấp công nhân, yêu nước
mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những người cùng khổ, đối với
giai cấp công nhân các nước trên thế giới. Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã nêu
ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã
hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm.
2. Tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc.
Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân,
tương ái là những nét hết sức đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Truyền thống này hình thành
cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên
và giặc ngoại xâm. Người Việt Nam quen lối sống gắn bó trong tình làng, nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn.
Tinh thần tương thân tương ái- nhân nghĩa - đoàn kết cũng đã trở thành một tình cảm tự nhiên, bản sắc
riêng của dân tộc Việt Nam mà không phải dân tộc nào cũng có được, như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hay trở thành một triết lý nhân sinh:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”
Thành một phép ứng xử hết sức tự nhiên, nhưng có tư duy chính trị:

Tình làng, nghĩa nước
Nước mất thì nhà tan
Giặc đến nhà đàn, bà cũng đánh…


Tất cả đã ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ nhiều tầng chặt chẽ:
gia đình - làng xã - quốc gia (nhà- làng- nước) và trở thành sợi dây liên kết bền chặt các giai tầng
trong xã hội Việt Nam.
Tinh thần tương thân, tương ái là những giá trị văn hóa cao đẹp của người xưa được Hồ Chí Minh
nói tới trong sự trân trọng vô cùng. Người nhắc đến tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “đói cho sạch rách
cho thơm”. Và, nếu một mình no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét…, thì dù giàu cũng không
hưởng được. Người còn nói: Cách cư xử đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp
đỡ…
Các anh hùng dân tộc ta từ xa xưa đã hình thành tư tưởng tập hợp các lực lượng để đánh giặc. Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung đã đúc kết,nâng tư tưởng mang triết lý sâu sắc này lên thành
phép đánh giặc giữ nước: “Trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “tướng sỹ một lòng phụ tử”,
“khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”… Truyền
thống ấy đã được nối tiếp trong tư tưởng tập hợp lực lượng để đánh thắng quân thù xâm lược qua các
thời kỳ.
Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống đoàn kết, nhấn mạnh bốn chữ
“đồng”:
“Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy không
chỉ bó hẹp trong khung cảnh tình hàng xóm láng giềng mà đã được Người nâng lên cao rộng hơn, đẹp
đẽ hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Ngay cả khi
tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin-đỉnh cao của trí tuệ nhân loại- Người cũng phải vận dụng trên nền
tảng của giá trị truyền thống dân tộc. Người nhấn mạnh: Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với
nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu kinh sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu
chủ nghĩa Mác-Lênin được…Tư tưởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải

phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của con người, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tạo
mọi điều kiện cho con người phát triển. Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ
phải, ngay thẳng. Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên “công
to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa để phân rõ bạn thù. Ai làm điều gì có lợi
cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ
thù.
Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận điểm có tính triết lý như:
Đoàn kết làm ra sức mạnh; Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta.
Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi; Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công.
Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt…
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công.


Dù lúc thăng, lúc trầm nhưng truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa
đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại
xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta. Điều này là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc- một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Tinh thần đoàn kết ngày nào của nhân dân ta đã được Người phát triển thành tinh thần
đại đoàn kết dân tộc, trở thành vấn đề mang tính chiến lược của cách mạng, là then chốt cho sự thành
công, là mục tiêu hàng đầu của Đảng,của dân tộc.



×