Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN HỌC 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.29 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN HỌC 9
1. Phần mềm trình chiếu là gì? Hãy nêu các chức năng cơ bản của phần
mềm trình chiếu. Kể tên một số phần mềm trình chiếu thông dụng.
- Phần mềm trình chiếu là chương trình máy tính giúp tạo và trình chiếu các bải
trình chiếu dưới dạng tệp tin.
- Chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu là:
+ Tạo các bài trình chiếu dưới dạng tệp tin
+ Trình chiếu các trang của bài trình chiếu
- Các phần mềm trình chiếu thông dụng là: PowerPoint, Prezi, Impress, …
2. Nêu tên một số công cụ hỗ trợ trình bày. Nêu một số ứng dụng của phần
mềm trình chiếu.
- Một số công cụ hỗ trợ trình bày: máy tính, bảng, hình vẽ, biểu đồ, máy chiếu,

- Ứng dụng của phần mềm trình chiếu:
+ Tạo bài trình chiếu phục vụ các cuộc họp hoặc hội thảo
+ Tạo các bài giảng điện tử phục vụ dạy và học, các bài kiểm tra trắc
nghiệm
+ Tạo các sản phẩm giải trí
+ Tạo và in các tờ rơi, tờ quảng cáo
3. Bài trình chiếu là gì? Nội dung trên trang chiếu thường có những dạng
nào? Hãy nêu tác dụng của các mẫu bố trí trang chiếu.
- Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu được đánh số thứ tự và được lưu
dưới một tệp tin.
- Nội dung trên các trang chiếu có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn
phim, …
- Tác dụng của các mẫu bố trí trang chiếu:
+ Góp phần làm tăng hiệu quả khi trình chiếu
+ Giúp cho việc trình bày nội dung trên trang chiếu một cách dễ dàng và
nhất quán
+ Có thể nhanh chóng thay đổi bố trí nội dung của trang chiếu bằng cách
áp dụng mẫu mà không cần nhập lại nội dung.




4. Lợi ích của việc tạo màu sắc cho trang chiếu. Nêu các bước và các cách
tạo màu nền cho trang chiếu.
- Tạo màu sắc cho trang chiếu giúp trang chiếu thêm sinh động và hấp dẫn, phù
hợp với nội dung trình chiếu
- Các bước tạo màu nền cho trang chiếu:
+ Chọn trang chiếu trong ngăn Slide
+ Chọn Fomat à Background
+ Nháy mũi tên

và chọn màu thích hợp

+ Nháy nút Apply/Apply to all trên hộp hội thoại
- Có thể tạo màu nền cho từng trang chiếu và tạo màu nền cho tất cả các trang
chiếu trong bài trình chiếu
5. Lợi ích của việc sử dụng mẫu bài trình chiếu. Nêu các bước tạo bài trình
chiếu.
- Lợi ích của việc sử dụng mẫu bài trình chiếu:
+ Giúp người dùng tạo các bài trình chiếu sinh động, hấp dẫn
+ Sử dụng các mẫu đó, ta chỉ cần nhập nội dung cho các trang chiếu nên
tiết kiệm được thời gian, công sức
- Các bước tạo bài trình chiếu:
+ Chuẩn bị nội dung
+ Chọn màu hoặc hình ảnh nền cho trang chiếu
+ Nhập và định dạng nội dung văn bản
+ Thêm các hình ảnh minh họa
+ Tạo các hiệu ứng động
+ Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu
6. Lợi ích của việc sử dụng hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu.

Nêu các bước và các cách để chèn hình ảnh vào trang chiếu.
- Lợi ích của việc sử dụng hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu:
+ Giúp minh họa, giải thích nội dung cần trình chiếu một cách trực quan,
cụ thể
+ Gây ấn tượng, tạo sự chú ý đến đối tượng, nội dung trình chiếu
+ Giúp bài trình chiếu sinh động, hấp dẫn


- Các bước chèn hình ảnh:
+ Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào
+ Chọn Insert à Picture à From File. Hộp hội thoại Insert xuất hiện
+ Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in
+ Nháy chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert
- Có thể chèn một hoặc nhiều hình ảnh vào trang chiếu bằng cách sử dụng hộp
hội thoại Insert hoặc bằng lệnh Copy và Paste. Ngoài ra có thể chèn hình ảnh từ
bộ sưu tập được tạo sẵn Clip Art ( Insert à Picture à Clip Art ở bước 2 )
7. Nêu các bước để thay đổi vị trí và kích thước và hình ảnh (thay đổi vị trí,
thay đổi kích thước, thay đổi thứ tự).
- Thay đổi vị trí hình ảnh: đưa con trỏ chuột lên trên hình ảnh và kéo thả để di
chuyển đến vị trí khác
- Thay đổi kích thước hình ảnh:
+ Đưa con trỏ chuột lên trên nút tròn nhỏ nằm gữa cạnh viền của hình ảnh
và kéo thả để tăng hoặc giảm kích thước chiều ngang hoặc chiều đứng
+ Đưa con trỏ chuột đến nút tròn nhỏ nằm ở góc và kéo thả để thay đổi
kích thước hình ảnh nhưng giữ nguyên tỉ lệ giữa các cạnh
- Thay đổi thứ tự của hình ảnh:
+ Chọn hình ảnh cần chuyển lên lớp trên hoặc cần đưa xuống lớp dưới
+ Nháy nút phải chuột lên hình ảnh để mở bảng chọn tắt
+ Nháy vảo Order à Bring to Front (chuyển lên trên) hoặc Order à Send
to Back (đưa xuống dưới)

8. Nêu các bước và các cách để sao chép hoặc di chuyển trang chiếu.
- Các bước sao chép trang chiếu:
+ Hiển thị bài trình chiếu trong chế độ sắp xếp bằng cách nháy nút [::] ở
góc trái, bên dưới cửa sổ
+ Chọn trang chiếu: nháy chuột trên trang chiếu cần chọn (nhấn giữ Ctrl
trong khi nháy chuột để chọn nhiều trang chiếu)
+ Sao chép: chọn trang chiếu cần sao chép và nháy Copy trên thanh công
cụ, nháy chuột vào vị trí cần sao chép, nháy Paste
- Các bước di chuyển trang chiếu: tương tự các bước sao chép trang chiếu nhưng
thay nháy nút Copy trên thanh công cụ thành nháy nút Cut trên thanh công cụ


9. Lợi ích của việc tạo hiệu ứng cho bài trình chiếu. Nêu các bước để tạo
hiệu ứng chuyển trang chiếu. Các công dụng của các tùy chọn khi đặt hiệu
ứng chuyển trang chiếu.
- Lợi ích của việc tạo hiệu ứng cho bài trình chiếu:
+ Giúp thu hút sự chú ý của người nghe tới những nội dụng cụ thể
+ Làm bài trình chiếu thêm sinh động, hấp dẫn
+ Giúp quản lí tốt hơn việc truyền đạt thông tin
- Các bước tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu:
+ Chọn trang chiếu cần tạo hiệu ứng
+ Mở bảng chọn Slide Show à Slide Transition
+ Nháy chọn hiệu ứng thích hợp
- Các công dụng của các tùy chọn khi đặt hiệu ứng chuyển trang chiếu:
+ No Transition: không hiệu ứng (được ngầm định)
+ On mouse click: chuyển sang trang kế tiếp sau khi nháy chuột
+ Automatically after: tự động chuyển trang sau một khoảng thời gian
(tính bằng giây). Nếu nháy chuột trong khoảng thời gian này, trang chiếu cũng
được chuyển
10. Nêu các bước để tạo các hiệu ứng động có sẵn. Nêu các bước để đặt một

số tùy chọn hiệu ứng động cho từng đối tượng.
- Các bước để tạo hiệu ứng động có sẵn:
+ Chọn các trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động có sẵn
+ Mở bảng chọn Slide Show à Animation Schemes
+ Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn bên phải cửa sổ
- Các bước để đặt một số tùy chọn hiệu ứng động cho từng đối tượng:
+ Chọn đối tượng cần đặt tùy chọn hiệu ứng động
+ Mở bảng chọn Slide Show à Custom Animation
+ Nháy chọn tùy chỉnh thích hợp
11. Nêu một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
- Xây dựng dàn ý của bài trình chiếu, nội dung văn bản, hình ảnh và các đối
tượng khác một cách thích hợp
- Nội dung của mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào một ý chính


- Nội dung văn bản trên mỗi trang chiếu càng ngắn gọn càng tốt. Không nên có
quá nhiều mục liệt kê trên một trang (tối đa 6 mục)
- Màu nền và định dạng văn bản, vị trí các khung văn bản cần thống nhất trên
mọi trang chiếu
- Khi tạo nội dung trên trang chiếu cần tránh:
+ Lỗi chính tả
+ Cỡ chữ quá nhỏ
+ Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu
+ Màu nền và màu chữ khó phân biệt
12. Đa phương tiện là gì? Nêu một số ví dụ về đa phương tiện. Ưu điểm của
đa phương tiện.
- Đa phương tiện (Multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng
thông tin và được thể hiện một cách đồng thời (cùng một lúc).
- Ví dụ: trang web, bài trình chiếu, từ điển bách khoa đa phương tiện, …
- Ưu điểm của đa phương tiện:

+ Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn
+ Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn
+ Thích hợp với việc sử dụng máy tính
+ Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy học
13. Các thành phần của đa phương tiện. Đa phương tiện được sử dụng
trong các lĩnh vực nào? Nêu tên của các lĩnh vực đó.
- Các thành phần của đa phương tiện:
+ Văn bản
+ Âm thanh
+ Ảnh tĩnh
+ Ảnh động
+ Phim
- Đa phương tiện được sử dụng trong các lĩnh vực:
+ Giáo dục
+ Khoa học
+ Y học


+ Thương mại
+ Quản lí xã hội
+ Nghệ thuật
+ Giải trí
14. Nguyên tắc của việc tạo ảnh động. Nêu các bước tạo ảnh động bằng
phần mềm Beneton Movie GIF.
- Ảnh động là sự thể hiện liên tiếp nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh xuất hiện trong một
khoảng thời gian ngắn. Bản chất của ảnh động là tạo ra các ảnh tĩnh cùng kích
thước rồi ghép lại thành một dãy với thứ tự và thời gian nhất định. Ảnh động có
thể:
+ Gồm nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh có nội dung riêng và xuất hiện trong một
khoảng thời gian nhất định

+ Gồm nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh có những thay đổi nhỏ và xuất hiện trong
một khoảng thời gian như nhau tạo ra cảm giác chuyển động
- Các bước tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie GIF:
+ Khởi động phần mềm Beneton Movie GIF
+ Nháy chuột lên nút New project
+ Nháy chuột lên nút Add Frame(s) (thêm khung hình)
+ Chọn tệp ảnh từ cửa sổ chọn tệp
+ Nháy nút Open để đưa tệp ảnh đã chọn vào ảnh động
+ Lặp lại các bước từ 2 đến 4 để đưa các tệp ảnh khác vào ảnh động
+ Nháy nút Save để lưu kết quả
15. Giải thích các chức năng trên hộp hội thoại đặt lại kích thước khung
hình.
- Outside color: chọn màu bao quanh ảnh được thêm
- Dimensions / New size: thay đổi kích thước mới của ảnh động bằng kích thước
mới của ảnh được thêm vào
- Dimensions / Original size: kích thước của ảnh thêm vào được thay đổi đúng
với kích thước ban đầu của ảnh động
- Position: chọn cách căn chỉnh của ảnh được thêm so với khung hình của ảnh
động



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×