Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Hiện tượng hút nhau giữa hai tàu khi hành trình trong luồng hẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 28 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA HÀNG HẢI
------- ------

Hiện Tượng Hút Nhau Giữa
Hai Tàu Khi Hành Trình
Trong Luồng Hẹp
Môn : Điều Động

GVHD: Nguyễn Phước Quý Phong
Nhóm thực hiện: nhóm 1
Lớp: HH07A


NỘI DUNG
I. Tác dụng tương hổ giữa 2 tàu.
II. Ảnh hưởng giữa 2 tàu đang chạy.
III. Ảnh hưởng của tàu đang chạy tới tàu
đang neo đậu, căp cầu, buộc phao.


I. Tác dụng tương hổ giữa 2 tàu.
Khi điều động tàu trong luồng lạch hẹp, đôi khi tàu

thuyền phải tránh hoặc vượt nhau. Nếu không chú ý thì sẽ
xảy ra hiện tượng hai tàu va chạm nhau với toàn bộ thân
tàu. Người ta gọi đây là hiện tượng hút nhau. Nguyên
nhân của hiện tượng hai tàu hút nhau là do hai tàu đi theo
hai hướng song song với nhau, vượt hoặc tránh vượt nhau
mạn đối mạn gần nhau và đi với tốc độ lớn. Bản thân mỗi


tàu đã tạo nên sự phân bố áp lực nước khác nhau, đó là
vùng nước của hai mạn tàu đối diện với bờ có áp lực cao
hơn vùng nước giữa hai mạn đối diện nhau.



* Cơ sở lý thuyết cho hiện tượng.
 Để giải thích hiện tượng này chính

xác hơn ta sử dụng hiệu ứng
Venturi (Venturi Effect). Hiệu ứng
này bắt nguồn từ Bernouli
principle (Nguyên tắc Béc-nu-li rất
quen thuộc với ta từ hồi cấp 3
nhưng do nhà vật lý tên là Bernuli
tìm ra. Ông Ven-tu-ri, cũng một
nhà vật lý người Italia, tìm ra hiệu
ứng này. Cái ống trong phòng thí
nghiệm vật lý có dạng như bên
cạnh được gọi là ống Venturi)


*. Cơ sở lý thuyết cho hiện tượng.
Khi chất lỏng chuyển

động qua một ống có tiết
diện thay đổi như hình
vẽ, tại chỗ có tiết diện
lớn (điểm 1 trên hình
vẽ), theo phương trình

bec-nu-li, vận tốc của
dùng chảy nhỏ và áp
suất của dòng chảy sẽ
lớn.


* Cơ sở lý thuyết cho hiện tượng.
Ngược lại với chỗ có

tiết diện nhỏ (điểm 2)
vận tốc chảy sẽ lớn lên
kéo theo áp suất của
dòng chảy nhỏ đi. Nếu
tại các điểm 1 và 2 trích
ra 2 ống nhỏ, ta sẽ thấy
mức dâng của chất lỏng
tại hai vị trí đó là khác
nhau. Chỗ ống bé có
chiều cao cột nước thấp.
Chỗ ống lớn có chiều
cao cột nước cao hơn.


Khi hai tàu chuyển động

gần nhau (hoặc ngược
hoặc cùng chiều) hiệu
ứng Venturi sẽ hình
thành.
Giữa hai tàu sẽ tạo ra

một khe nước hẹp có
hình dạng giống ống
Venturi ở trên. Lúc này
áp suất thuỷ tĩnh ở khu
vực đó sẽ giảm đi so với
áp suất ở hai phía mũi và
lái tàu.


Nếu chỉ như thế thôi thì

chẳng có gì để nói thêm. Cần
chú ý rằng do áp suất ở một
một bên mạn tàu còn lại
(phía mạn không giáp nhau)
không đổi nên chênh lệch áp
suất giữa 2 bên mạn tàu của
một một tàu sẽ hình thành.
Chênh lệch áp suất đẩy hai
tàu vào gần nhau hơn (Các
mũi tên chỉ hướng đẩy) tạo
cho ta cảm giác chúng hút
nhau. Tàu nào nhỏ sẽ bị đẩy
mạnh hơn như thể tàu to hút
tàu nhỏ. Trên hình vẽ thể
hiện hai tàu có kích thước
giống nhau nên sự "hút" về
nhau là bằng nhau giữa hai
tàu.



 Mời mọi người xem video
1. Video 1
2. Video2
3. Video 3


II. Ảnh hưởng giữa 2 tàu đang chạy.
 Nếu luồng vừa đủ

rộng , thì việc gặp tàu
thuyền khác đơn giản
chỉ là để tàu bạn ở mạn
bên kia của mình. Vấn
đề tiếp theo là quyết
định xem “Đủ rộng “là
bao nhiêu, câu hỏi chủ
yếu của vấn đề này là cỡ
tàu, đặc biệt là mớn
nước và chiều rộng của
nó.


 Để minh họa cho trường hợp

này, người ta đã xem xét các tàu
gặp nhau trên kênh đào
“Panma” tại các khúc luồng
rộng khoảng 150m (500Ft)mà
không có vấn đề gì, dù cả khối

chiều rộng của chúng lên tới
50m (170Ft) Giới hạn này được
đưa ra dựa trên kinh nghiệm
làm việc của các hoa tiêu ở
vùng nứơc đó và đã được kiểm
tra xác nhận lại trên mô phỏng ,
có thể coi như sự chỉ dẫn mặc
dù các tàu có thể gặp nhau tại
các khu vực có chiều rộng nhỏ
hơn 150m (500Ft) dưới các điều
kiện phù hợp .


Khi các tàu đến

gần nhau mà giới
hạn của cả khối là
50m(170Ft) thì
việc gặp nhau nên
thực hiện theo hình
2.7. Riêng đối với
các tàu khi gặp
nhau như vậy thì :


Ở vị trí 1,đi gần đối hướng

và khi còn cách nhau gần 1,5
chiều dài thân tàu, đưa bánh
lái sang phải để di chuyển

mũi tàu sang phải .
 Khi sang vị trí 2, mũi của
một tàu đến chính ngang mũi
tàu kia, đưa bánh lá sang bên
trái để di chuyển lái tàu sang
phải cho đến khi nó song
song với bờ.


• Sang vị trí 3, chuyển bánh lái sang phải để chặn việc quay. Chú
ý là tại điểm này mũi có xu hướng tiến lại gần tàu kia .
Do sự kết hợp giữa hiệu ứng hút
vào bờ ở lái tàu mạn phải và
mạn trái của tàu kia có xu
hướng hút vào phía mũi tàu
,tàu tiếp tục đảo mũi , nghĩa là
tiếp tục quay sang trái khi mũi
đi qua lái tàu kia . Sử dụng bánh
lái hợp lý để chặn việcquay này
và duy trì điều khiển tàu bất
chấp hiệu ứng bờ tác động vào
mũi và lái.


Vi trí 4, không nên tăng góc

lái sang phải ở bước này ,
nên để cho tàu mình trôi
chầm chậm sang trái sao cho
mũi hướng ra xa bờ . Nếu ta

cố gắng từ khi tàu mình qua
mũi và đang di chuyển ra xa
tàu kia thì chưa hẳn là sẽ va
phải nó chừng nào không ở
một bên so với tàu kia lúc
gặp nhau thì không chắc
chắn, trừ khi hai tàu gặp
nhau ở khoảng cánh quá gần
tàu kia , như vậy hai tàu sẽ
đi qua an toàn.


Giai đoạn cuối cùng ,vị trí 5

khi lái của tàu kia qua lái tàu
mình, do tác dụng tương hỗ
của hiệu ứng bờ sẽ đẩy lái
táu ta ra xa bờ hơn và hai tàu
sẽ tiếp tục hành trình an
toàn.
Cần nhắc lại rằng,tốc độ của
tàu là một chìa khóa quan
trọng.Tàu phải di chuyển với
tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa
để lực hút là nhỏ nhất,duy trì
máy vừa phải để có thể tăng
hiệu qủa của bánh lái khi cần
thiết



vị trí 3 là nguy hiểm nhất cho cả xuôi lẫn ngược chiều . Do đó cần
hết sức lưu ý khi đi ta phải giữ khoảng cách lớn nhất cho phép.
Thực tế thấy rằng

khoảng cách tối thiểu
giữ hai tàu nên duy trì
là l > 1.5tg γ *L( γ là
phương truền sóng ≈
30 độ) Vận tốc đảm bảo
Cũng
cần lưu ý các điều kiện
ngoại cảnh trong luồng
có thể gây nên hút
nhau ngay cả với tàu
đang neo ,buộc cầu,
buộc phao và tàu nhỏ
dể bị hút vào tàu lớn .


Tàu thuyền vượt tàu thuyền khác hoặc tàu lai kéo khác:
. Nếu tàu thuyền vượt ở

ngang tàu thuyền hoặc
tàu lai kéo khác trong
một khoảng thời gian
dài ,sẽ tạo cho tàu
thuyển bị vượt khó điều
khiển, đặc biệt khi lái
tàu thuyền đó ngang
mũi của tàu thuyền

đang bị vượt .Nên dành
cho tàu thuyền bị vượt
một khoảng cách càng
rộng càng tốt và duy trì
tốc độ vừa phải để làm
giảm tối thiểu khoảng
thời gian lúc hai tàu
ngang nhau.


Tàu thuyền bị vượt nên giảm tốc độ tới mức thấp nhất nhằm

duy trì tính ăn lái trước khi việc điều đông bắt đầu ,hơn nữa sẽ
giảm thời gian cho việc điều động của tàu thuyền vượt .Tàu
thuyền vượt nếu thấy tốc độ thấp cần thiết có thể tăng vòng
quay của máy ,nhằm tăng dòng chảy qua bánh lái và duy trì tốt
tính ăn lái ,nhanh chóng thoát khỏi vị trí cả hai tàu bên nhau.

Luật giao thông chỉ cho tàu thuyền hoặc tàu lai kéo đang bị
vượt phải có trách nhiệm phù hợp với tình huống đó . Ví rằng
tàu thuyền đang bị vượt đó được xem như là đang có vấn đề và
hầu như coi là khó điều khiển, bất kỳ nhà hàng hải thận trọng
nào đều đồng ý cho vượt qua đến khi việc điều động có thể
thực hiện được theo điều kiện mà mình cảm thấy thuận lợi nhất


III. Ảnh hưởng của tàu đang chạy tới tàu đang neo đậu,
căp cầu, buộc phao.



Chạy qua một tàu đang neo đậu:
Trường hợp này đòi hỏi phải hết

sức thận trọng ,vì tàu đang neo
không có khả năng tiến hành một
thao tác tránh né nào cả. Có nguy
cơ là tàu đang neo sẽ bị hút về
phía tàu đang chạy qua. Nếu
không có cách gì tránh được mà
phải vượt qua quá gần nhau thì
phải nhớ rằng tác động tương hỗ
giữa hai con tàu sẽ được hạn chế
tới mức thấp nhất bằng cách giảm
tốc độ hoặc tắt máy khi chay
ngang qua (hình 2.8).


Ngoài ra một điều cần nhớ ở đây là không bao giờ chạy cắt

ngang qua quá gần về phía trước mũi một tàu đang neo đậu ,vì
tàu mình có thể bị trôi dạt va chạm vào neo hoặc mũi của tàu
neo.


Chạy qua tàu đang cập cầu :
Điều này thường xảy ra khi ở trong luồng hẹp ,trong

sông. Sĩ quan trên tất cả các tàu phải hiểu biết sự cần
thiêt là phải cố định chắc chắn tàu vào cầu tàu.Tàu
chạy ngang qua càng gần và tốc độ càng lớn thì lực

hút giữa hai tàu càng lớn.chân vịt quay cũng làm lực
hút tăng lên,nhưng không phải lúc nào cũng có thể
dừng máy khi chạy ngang qua tàu khác.Các dao đông
đột ngột của tàu đang đậu trong cầu rất có thể sẽ làm
đứt các dây buộc nếu các dây này đang trong tình
trạng lỏng lẻo hậu quả có thể xảy ra thì ai cũng dễ
dàng hình dung được


Một tàu chạy ngang qua một tàu khác có thể rơi vào tình trạng

rất lúng túng khi không làm gì được để 2 tàu cách xa
nhau.động cơ phải dừng để giảm tốc độ lẩn lực hút của chân
vịt.mũi tàu có xu thế tự nhiên hướng ra xa.nếu lái tàu đến gần
tàu kia tạo ra thế nguy hiểm thì phải tăng dần tốc độ và bẻ lái
hẳn về phía tàu đang buộc dây.


×