Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 117 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................7
6. Cấu trúc đề tài...................................................................................................................7
Chương 1...............................................................................................................................8
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG............................................8
BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 5...................................................8
QUA KIỂU BÀI LÀM VĂN TẢ NGƯỜI............................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài..............................................................................................8
1.1.1. Giới thuyết về biện pháp tu từ so sánh..............................................................8
1.1.1.1. Khái niệm...................................................................................................8
1.1.1.2. Phân loại biện pháp tu từ so sánh............................................................10
1.1.1.3. Các kiểu so sánh.......................................................................................11
1.1.1.4. Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong văn tả người............................17
1.1.2. Kiểu bài làm văn tả người...............................................................................19
1.1.2.1. Một số lưu ý khi làm bài văn tả người.....................................................19
1.1.2.2. Yêu cầu cơ bản đối với học sinh lớp 5 khi làm văn tả người..................22
1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 đối với hoạt động tạo lập văn bản....23
1.2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................26
1.2.1. Thống kê về kiểu bài làm văn tả người trong chương trình Tập làm văn lớp 5
.........................................................................................................................................26
1.2.2. Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh
lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người ở một số trường tiểu học thành phố Huế...............28
1.2.2.1. Về phía giáo viên.....................................................................................28
1.2.2.2. Về phía học sinh......................................................................................34
1.2.2.3. Kết luận chung.........................................................................................39
Chương 2.............................................................................................................................40


BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG PHÉP TU TỪ SO SÁNH.................................40
CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA KIỂU BÀI LÀM VĂN TẢ NGƯỜI.................................40
2.1. Những yêu cầu chung...............................................................................................40
2.1.1. Bài văn được thực hiện bằng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật......................40
2.1.2. Bài văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết.........................................40


2.1.3. Bài văn cần được phối hợp nhuần nhụy giữa tính chân thực, tính sinh động,
tạo hình và đảm bảo mục tiêu của bài văn tả người........................................................41
2.2. Biện pháp rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài
làm văn tả người....................................................................................................................42
2.2.1. Phát triển kĩ năng quan sát, trí liên tưởng, tưởng tượng..................................42
2.2.1.1. Phương pháp phát triển kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng.........42
2.2.1.2. Một vài ví dụ hướng dẫn học sinh quan sát, liên tưởng, tưởng tượng.....46
2.2.2. Hình thành thói quen sử dụng các biện pháp tu từ so sánh đúng yêu cầu và
ngữ cảnh cụ thể................................................................................................................51
2.1.3. Hình thành kĩ năng vận dụng cho học sinh thông qua hệ thống bài tập..........55
2.1.3.1. Bài tập nhận diện, phân tích giá trị của các biện pháp tu từ so sánh được
sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn...............................................................................56
2.1.3.2. Bài tập lựa chọn từ ngữ tả đối tượng được so sánh có trong đoạn thơ,
đoạn văn......................................................................................................................64
2.1.3.3. Bài tập phát hiện, chữa lỗi sử dụng biện pháp tu từ so sánh....................66
2.1.3.4. Bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn tả
người...........................................................................................................................69
Chương 3.............................................................................................................................72
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................................................................72
3.1. Khái quát về thực nghiệm........................................................................................72
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.....................................................................................72
3.1.2. Nguyên tắc thực nghiệm..................................................................................72
3.1.3. Nội dung thực nghiệm.....................................................................................72

3.1.4. Phương pháp thực nghiệm...............................................................................72
3.1.5. Tổ chức thực nghiệm.......................................................................................72
3.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................................81
3.2.1. Kết quả viết văn tả người của học sinh............................................................81
3.2.2. Kết quả trắc nghiệm về mức độ hứng thú của học sinh.................................85
3.2.3. Đánh giá chung................................................................................................86
KẾT LUẬN.........................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................91
PHỤ LỤC..............................................................................................................................1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các bài dạy văn tả người trong chương trình Tiếng Việt 5.
Bảng 1.2: Bảng số liệu khảo sát nhận thức của giáo viên về về vai trò của việc rèn
kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh qua kiểu bài làm
văn tả người.
Bảng 1.3: Bảng số liệu khảo sát hình thức và phương pháp tổ chức nhằm rèn kĩ
năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài văn tả người cho học
sinh.
Bảng 1.4: Bảng số liệu khảo sát sự quan tâm của giáo viên về việc rèn kĩ năng sử
dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh trong bài văn tả người.
Bảng 1.5: Bảng số liệu khảo sát nhận thức của học sinh về biện pháp tu từ so sánh
và kiểu bài làm văn tả người.
Bảng 1.6: Bảng số liệu khảo sát năng lực của học sinh khi vận dụng biện pháp tu
từ so sánh trong bài văn tả người.
Bảng 1.7: Bảng số liệu khảo sát cách thức vận dụng của học sinh để có bài văn tả
người đạt hiệu quả cao.
Bảng 3.1: Các lớp thực nghiệm và đối chứng.
Bảng 3.2: Các bài dạy học thực nghiệm.
Bảng 3.3: Kết quả viết văn tả người của học sinh.

Bảng 3.4: Bảng thống kê mức độ hứng thú học tập của học sinh.


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng được miêu tả.
Hình 2.2: Sơ đồ tư duy các chi tiết cần tả đối với kiểu bài làm văn tả người.
Hình 2.3: Sơ đồ tư suy xác định các chi tiết cần miêu tả em bé đang độ tuổi tập
nói, tập đi.
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (theo số
lượng) (HS).
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng (theo tỉ lệ) (%).


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong chương trình Tập làm văn ở tiểu học, văn miêu tả có vị trí
quan trọng. Đây là kiểu bài giúp học sinh phát triển được năng lực quan sát,
phát hiện những điều thú vị và mới mẻ về thế giới xung quanh. Giúp học sinh
biết cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm để hoàn thành những
câu văn miêu tả chân thực, sinh động thể hiện cảm xúc của người viết đối với
những đối tượng được miêu tả cụ thể. Để làm tốt một bài văn miêu tả, học
sinh không chỉ có kiến thức về kiểu bài, kiến thức về những lĩnh vực có liên
quan mà quan trọng hơn các em cần có vốn sống về thực tiễn mới có thể trình
bày những suy nghĩ của mình một cách chân thực, sống động.
Một trong những kiểu bài phổ biến của văn miêu tả là văn tả người. Đối
tượng của văn tả người trong chương trình tiểu học thường là những người
thân quen, gần gũi, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong tâm hồn của các em.
Đây không phải là những bức tranh chụp hay những mô phỏng cứng nhắc mà
nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu xa mà học

sinh đã quan sát trực tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Một bài văn tả
người hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động mà còn thể
hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối
tượng được tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả mà để tả, mục đích của nó
thường là gửi gắm những suy nghĩ, sự đánh giá của mình. Vì vậy, với kiểu bài
làm văn tả người, các em có thêm điều kiện để rèn luyện và phát triển sự
thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức cuộc sống, con
người trong mối quan hệ với xã hội… trên cơ sở đó hình thành thế giới quan
cho bản thân.
1.2. Văn tả người nhằm “vẽ ra” để người đọc hình dung về ngoại hình,
hành động và tính cách của đối tượng. Vì thế, khi viết văn tả người, người viết
thường sử dụng các biện pháp tu từ như một phương tiện giúp nâng cao hiệu
quả diễn đạt, tăng sức gợi cảm, chất tạo hình, sức sống cho đối tượng được
1


miêu tả.
So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn tả người.
Đây cũng là biện pháp có thể kích thích được hứng thú sáng tạo của học sinh
tiểu học, là cách thức để các em thỏa mãn những khả năng vận hành ngôn ngữ
vì sự liên tưởng, tưởng tượng trong so sánh giúp các em dễ dàng hơn trong
biểu đạt tình cảm, thái độ của mình đối với những người xung quanh. Chính
vì tầm quan trọng của biện pháp nghệ thuật này mà ngay từ đầu của năm lớp
ba, so sánh được đưa vào giảng dạy để học sinh làm quen, tìm hiểu và thực
hành ứng dụng. Điều này giúp học sinh sớm vận dụng được biện pháp tu từ so
sánh trong cách nói, cách viết, làm cho câu văn trở nên sinh động, giàu hình
ảnh. Đồng thời cũng khắc phục tình trạng viết văn khô khan, không sinh động,
thiếu cảm xúc của học sinh. Nhờ có so sánh mà học sinh có thể thả sức tưởng
tượng để làm nổi bật những chi tiết, những vẻ đẹp độc đáo để đối tượng được
tả hiện lên vừa chân thực vừa lôi cuốn.

1.3. Trong thực tế, dạy học văn tả người còn gặp nhiều vướng mắc. Cụ
thể như cách viết văn còn khô khan, nghèo hình ảnh, thiếu cảm xúc là những
lời phê thường gặp nhất trong các tiết trả bài làm văn. Điều này có thể lí giải ở
nhiều góc độ khác nhau nhưng không thể phủ nhận những lỗi sử dụng các
hình ảnh so sánh trong bài viết.
Kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh của học sinh tiểu học còn có
nhiều hạn chế. Có những bài viết hình ảnh so sánh rất ngô nghê do các em
chưa hiểu được yêu cầu của biện pháp tu từ này. Nhiều cách nói đã trở nên sáo
mòn, công thức, thiếu mộc mạc, chân thực vì học sinh chỉ biết rập khuôn theo
mẫu,theo ví dụ do giáo viên đưa ra hay sao chép từ sách tham khảo mà các em
chưa thực sự quan sát đối tượng trong thực tế. Tình trạng những bài viết na ná
nhau còn nhiều, ví như khi tả người thì nhất định có khuôn mặt trái xoan, lông
mày lá liễu, mắt đen như bồ câu, hàm răng trắng, mũi dọc dừa,… khiến ai
cũng trở nên giống nhau, không hề có nét riêng nào, cho nên bài văn trở nên
thiếu cá tính và gây nhàm chán cho người đọc. Khi điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn
2


nói riêng thì việc tìm tòi, nghiên cứu và khảo nghiệm các biện pháp để khắc
phục tình trạng nói trên vẫn là việc làm cần thiết hướng tới mục tiêu nâng cao
hiệu quả dạy học Tập làm văn ở tiểu học.
Xuất phát từ những lí do nêu ở trên, chúng tôi lựa chọn khía cạnh“Rèn
kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài
làm văn tả người” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Văn tả người là một kiểu bài cụ thể có vị trí quan trọng trong văn
miêu tả, vì vậy nó là đối tượng được các nhà sư phạm tập trung nghiên cứu
khá nhiều. Đầu tiên phải kể đến các công trình: Phương pháp dạy học Tiếng
Việt ở tiểu học của Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu

học của Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học của Lê Phương Nga – Nguyễn Trí.
Ba công trình kể trên được xem là những giáo trình chính sử dụng cho
sinh viên ngành tiểu học, do vậy nó đã cung cấp được những kiến thức cơ bản
về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng. Các công trình đó đã đề cập
đến cấu trúc của một bài văn miêu tả nói chung xuất phát từ cơ sở khoa học
của dạy học Tập làm văn trong chương trình tiểu học. Bên cạnh đó, các công
trình đã hướng dẫn cách tổ chức một tiết dạy Tập làm văn trong giờ lý thuyết
và thực hành cùng với các nguyên tắc cần đảm bảo khi thực hiện dạy học.
Trong đó có cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học của Lê Phương
Nga đã đưa đến một cái nhìn tổng quan về phân môn Tập làm văn, liệt kê các
kiểu bài văn miêu tả trong đó có chú ý đến kiểu bài làm văn tả người.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên dù đã định hướng cách tổ chức
dạy học Tập làm văn nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu văn miêu tả cũng như
kiểu văn tả người. Các công trình có nhắc đến các yếu tố để làm cho bài văn
trở nên sinh động, hấp dẫn nhưng cũng chưa chỉ ra cụ thể và chưa nhắc đến
việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh khi tạo lập văn bản.
2.2. Đã có nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu khoa học của
mình về văn miêu tả có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
3


Nhà văn Tô Hoài trong cuốn Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả đã chia
sẻ kinh nghiệm viết văn quý báu: bài học về quan sát và bài học về diễn đạt,
sáng tạo trong miêu tả khi nói về độ chân thực và gợi cảm của hình tượng.
Song chưa đưa ra quan niệm dùng so sánh trong viết văn để tạo độ sống động
cho bài viết.
Cuốn Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông do Đỗ Ngọc Thống (chủ
biên) đã phân tích và chỉ ra được đặc điểm và yêu cầu khi viết văn miêu tả để
người. Cùng với việc đề xuất quy trình thực hiện một số kiểu bài làm văn

miêu tả tác giả đã nhấn mạnh đến các yêu cầu để học sinh viết văn miêu tả
hiệu quả. Để chỉ rõ điều đó, tác giả đã lấy nhiều ví dụ để chứng minh về tầm
quan trọng của việc sử dụng lối nói ví von, so sánh trong văn miêu tả nhằm
tạo ra sự bất ngờ, mới lạ, và cả sự ngẫm nghĩ từ người đọc văn. Tuy nhiên, tác
giả mới chỉ nêu chung chung chứ chưa đưa ra được các biện pháp cụ thể để
rèn kĩ năng này cho học sinh.
Các tác giả Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng với
Văn miêu tả và kể chuyện cũng đã đề cập đến những vấn đề lí luận và thực
tiễn về lĩnh vực văn miêu tả cũng như kể chuyện. Tác giả Phạm Hổ đã gián
tiếp nêu lên vai trò, vị trí của so sánh trong văn miêu tả tuy nhiên nó chỉ dừng
lại ở các nhận xét, sơ lược chứ chưa hướng đến việc hướng dẫn cách thức sử
dụng biện pháp tu từ so sánh.
Giáo sư Định Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ
Tiếng Việt và Phong cách học Tiếng Việt đã giới thiệu về biện pháp tu từ so sánh
cũng như vai trò của nó trong việc tạo lập văn bản. Tuy vậy, tác giả mới chỉ dừng
lại ở mức độ khái quát, chưa đưa ra cách sử dụng biện pháp tư từ so sánh này
như thế nào khi thực hiện một bài văn miêu tả, đặc biệt là văn tả người.
Các tác giả Lê Phương Nga và Lê Hữu Tỉnh trong sách Tiếng Việt nâng cao
các lớp 3, 4, 5 đã đưa ra một số các bài tập thực hành để rèn cho học sinh kĩ năng
so sánh cũng như bài tập ứng dụng vào viết đoạn văn, bài văn miêu tả. Tuy
nhiên, các dạng bài tập trong sách được chia đều cho các phân môn nên chưa chú
trọng kĩ hơn đến việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn tả người.
4


Như vậy đề cập đến văn tả người không phải là vấn đề mới mẻ nhưng đi
sâu đề xuất các giải pháp rèn luyện các kĩ năng và phát triển hoàn thiện kĩ
năng vẫn là con đường chưa được khai thác kĩ. Đây chính là cơ hội của đề tài
để có thể kế thừa thành tựu của các công trình đi trước, vừa đề xuất được
những ý kiến riêng của người viết.

2.3. Trong sự trăn trở với mong muốn tìm ra cách thức, con đường để
hướng dẫn cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh, đã có nhiều cây bút
tâm huyết cũng đi vào nghiên cứu lĩnh vực này.
Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so
sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả của Lý Thị Sơn đã xây dựng được hệ
thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa, tạo
hứng thú cho học sinh, góp phần tháo gỡ khó khăn khi viết văn miêu tả.
Luận văn thạc sĩ Luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa trong viết văn miêu tả của Phan Thị Hương Giang đã chú trọng khảo sát
và phân tích thực trạng rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa cho học sinh tại cơ sở trường tiểu học hiện nay, đồng thời đã chia sẻ
những tâm huyết của mình về các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu
từ so sánh và nhân hóa cho các em cùng với hệ thống bài tập được thiết kế đa
dạng, phù hợp với trình độ của học sinh tiểu học.
Tất cả các công trình nghiên cứu ở trên đều là những chia sẻ đầy tâm
huyết của các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm. Có công trình đã nói về văn
miêu tả, có công trình điểm xuyết về quy trình dạy tập làm văn, có những bài
viết chia sẻ kinh nghiệm về biện pháp cũng như xây dựng hệ thống bài tập
nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh khi viết văn
miêu tả. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở mức
độ khái quát hay ở phạm vi rộng chứ chưa đi vào kiểu bài làm văn tả người
trong một khối lớp cụ thể để rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho
học sinh qua kiểu bài làm văn tả người.
Điểm qua lịch sử về vấn đề nghiên cứu để thấy được việc rèn kĩ năng sử
dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh qua kiểu bài làm văn tả người là

5


vấn đề mới mẻ, có tính thực tiễn và đặc biệt chưa có công trình nào nghiên

cứu sâu vào vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Rèn kĩ năng sử
dụng biện pháp tư từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả
người” với hi vọng đem lại một số đóng góp để nâng cao năng lực viết văn tả
người cho học sinh khi đến với phân môn Tập làm văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những phân tích, đánh giá về lí luận và thực tiễn, đề tài tập trung đề
xuất các biện pháp dạy học nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh
cho học sinh qua kiểu bài làm văn tả người.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến văn miêu tả,
trong đó tập trung vào kiểu văn tả người và biện pháp tu từ so sánh cùng các
vấn đề liên quan.
- Khảo sát nội dung dạy học văn tả người trong sách giáo khoa Tiếng
Việt 5.
- Khảo sát thực trạng việc tổ chức rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so
sánh cho học sinh lớp 5 qua làm văn tả người ở một số trường tiểu học thuộc địa
bàn thành phố Huế.
- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh
cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người.
- Tiến hành dạy học thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện
pháp đề xuất trong đề bài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cách rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua
kiểu bài viết văn tả người.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

6



Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả người có sử dụng biện pháp tu từ
so sánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thiết
Nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu liên quan đến văn miêu tả,
nội dung văn tả người, biện pháp tu từ so sánh cùng một số vấn đề liên quan.
5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Thu thập thông tin về thực trạng dạy học liên quan đến việc rèn luyện kĩ
năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh qua kiểu bài làm văn tả người. Từ đó
tổng kết các vấn đề thực tiễn liên quan đến hoạt động rèn kĩ năng viết văn tả
người có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
5.3. Phương pháp thống kê, phân tích
Thống kê, phân loại nội dung khảo sát thực tế là nhằm đưa ra các kết
luận chính xác về thực trạng để từ đó đề xuất biện pháp.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Ứng dụng những đề xuất của đề tài đưa vào thực tiễn dạy học để kiểm
chứng kết quả nghiên cứu, xem xét tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
đề tài được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người
Chương 2: Biện pháp rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho học
sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

7



Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 5
QUA KIỂU BÀI LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Giới thuyết về biện pháp tu từ so sánh
1.1.1.1. Khái niệm
So sánh là một thao tác của tư duy. Đó là thao tác đem sự vật này đối chiếu
với sự vật khác để nhìn thấy nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. Thuật ngữ
“so sánh” trong Tiếng Việt là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực của cuộc sống. Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) có
giải thích về “so sánh” theo cách phổ thông. Đó là “nhìn vào cái này mà xem xét
cái kia để giải thích sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”.
Nhìn từ góc độ phong cách học, so sánh là một phương thức phổ biến
của mọi ngôn ngữ bởi đây là biện pháp nghệ thuật có thể giúp người ta bày tỏ
được trạng thái tâm lí, tâm tư tình cảm, cảm xúc một cách ý nhị, tinh tế. Vì
thế, đây cũng là một vấn đề thu hút tầm nhìn của các nhà nghiên cứu.
Theo quan niệm của Đào Thản trong cuốn Từ ngôn ngữ chung đến ngôn
ngữ nghệ thuật: “So sánh là lối nói đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng
có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau bên ngoài hay tính chất bên trong. Lối
nói đối chiếu như vậy được dùng với mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá và
biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói đến” [9; tr.123]
Trong khi đó tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện
pháp tu từ Tiếng Việt diễn giải theo một cách khác. Ông viết: “So sánh (so
sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó
người ta đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại trên thực tế khách quan
không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét tương đồng nào đó
nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [14; tr.154]
8



Giống như Đinh Trọng Lạc, tác giả Nguyễn Văn Nở trong Giáo trình
phong cách Tiếng Việt đưa ra định nghĩa như sau: “So sánh tu từ là đối chiếu
hai hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có một nét tương đồng nào đó về hình
thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm
xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [19; tr.123]
Cùng xem tác giả Nguyễn Thái Hòa viết về biện pháp tu từ so sánh trong
quyển Phong cách học Tiếng Việt viết cùng với Đinh Trọng Lạc: “So sánh là
phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là
giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những
cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [11; tr.189]
Có lẽ người dành nhiều trang viết để viết về biện pháp tu từ phải nói đến
tác giả Cù Đình Tú. Đặc biệt, trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ
Tiếng Việt, GS. Cù Đình Tú đã thể hiện quan điểm rõ nhất về biện pháp tu từ so
sánh: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng
có chung một dấu hiệu nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình
ảnh đặc điểm của đối tượng” [26; tr.274]
Có thể thấy các tác giả trên đều có cách định nghĩa riêng về biện pháp tu
từ so sánh. Tuy cách diễn đạt hoàn toàn không giống nhau nhưng cùng hướng
đến một điểm chung: So sánh là đặt hai hay nhiều đối tượng vào một mối
quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
Ta sẽ thấy rõ điều đó qua câu ca dao:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
Hai sự vật được đem ra so sánh với nhau là “trẻ em” (non nớt, bé nhỏ)
và “búp trên cành” (non tơ, mới nhú lên). Hai sự vật này có chung đặc điểm
tương đồng về tính chất (sự non tươi, đầy sức sống chứa chan hi vọng). Đây là
cách so sánh ấn tượng giúp người đọc hình dung được hình ảnh của những
đứa trẻ bé nhỏ, đầy sức sống, từ đó có thái độ yêu quý, nâng niu, trân trọng
9



đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.
1.1.1.2. Phân loại biện pháp tu từ so sánh
Trong giao tiếp thường ngày, chúng ta vẫn hay sử dụng các hình thức so
sánh để câu nói trở nên thuyết phục như “Lan cao hơn mẹ”, “Mưa trút như
nước”,… Thậm chí trong kho tàng tục ngữ của Việt Nam cũng tồn tại nhiều
thành ngữ dưới dạng so sánh: “Xấu như ma”, “Đen như cột nhà cháy”,…
Việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh giúp người nghe hiểu sâu sắc hơn
về những phương diện được đề cập đến để từ đó có cách nhìn khái quát hơn
về đối tượng. Chính vì lẽ đó, người ta phân so sánh thành hai loại: So sánh
hình ảnh và so sánh logic.
So sánh hình ảnh là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự
vật với nhau, miễn là giữa các sự vật đó có nét tương đồng nào đó để gợi ra
hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc,
người nghe.
Chẳng hạn:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
“Công cha” ở đây khác với phạm trù núi Thái Sơn cũng như “nghĩa
mẹ” hoàn toàn khác với nước trong nguồn nhưng lại mang một giá trị đặc
biệt. “Công cha” – “nghĩa mẹ” trong sự so sánh này được ví như sự bao la
của trời bể.
So sánh logic là biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là việc
đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm
ra sự giống và khác biệt giữa chúng.

10



Ví như:
Cánh diều như dấu á
Ai vừa tung lên trời
(Dương Viết Á)
“Cánh diều” với “dấu á” là hai sự vật không cùng loại nhưng lại được
đem ra so sánh với nhau khi chúng mang đặc điểm chung: dáng cong cong,
vỏng xuống, mỏng mảnh của cánh diều giống hệt như dấu á. Lối so sánh này
đã đem đến một sự liên tưởng thú vị cho người đọc, tưởng như có một dấu á
cứ treo lơ lửng trên bầu trời, thật ngộ nghĩnh, dễ thương, ấy là cánh diều trong
đôi mắt của trẻ thơ.
Hay: “Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu
trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân”
(Nguyễn Quỳnh)
Đặt các hình ảnh không cùng loại là “trăng” trong sự so sánh với “chiếc
thuyền vàng trôi trong mây” và “chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân”,
tác giả đã vẽ ra một đêm trăng đầy quyến rũ, tuyệt đẹp. Trăng lúc khuyết (có
màu vàng, dáng cong, hai đầu nhọn như chiếc thuyền vàng) hay lúc tròn (có
hình tròn, tỏa sáng rực rỡ như chiếc đèn lồng) đều hiện ra thật sống động, gợi
cảm, nên thơ qua sự so sánh thú vị này.
Như vậy, so sánh hình ảnh và so sánh logic mang nét khác biệt nhau ở
tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại của sự vật. Nếu như giá trị của
so sánh logic là xác lập được sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của
so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mĩ ở người
đọc, người nghe.
1.1.1.3. Các kiểu so sánh
a. Xét theo mô hình cấu tạo
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:

11



M:

(1)

(2)

(3)

(4)

Mẹ

về

như

nắng mới

sáng

tựa

vì sao

Mắt hiền
Trong đó:

Yếu tố (1) là cái được so sánh. Đây là yếu tố được hay bị so sánh tùy

theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
Yếu tố (2) là phương diện so sánh. Đây là yếu tố chỉ tính chất của sự vật
hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò
nêu rõ phương diện so sánh.
Yếu tố (3) là mức độ so sánh, nó thường được diễn ra ở mức độ ngang
bằng như nhau. Ngoài từ “như” còn có các từ “tựa như”, “ giống như”, “như
là”, “là”,…
Yếu tố (4) là cái so sánh, tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Trong bốn yếu tố thì yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt. Nếu vắng mặt
cả yếu tố (1) thì giữa hai yếu tố (1) và (4) phải có nét tương đồng quen thuộc,
lúc đó ta có ẩn dụ. Ví như khi ta nói “Cô gái xinh như hoa” thì đó là cách nói
so sánh, nhưng nếu nói theo cách của Nguyễn Du: “ Hoa tàn mà lại thêm tơi”
thì hoa ở đây là hình ảnh ẩn dụ.
Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt trong cấu trúc so sánh. Khi yếu tố (2)
vắng mặt thì ta gọi đó là so sánh chìm vì phương diện so sánh không lộ ra, do đó
sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích được trí tuệ và tình cảm của người đọc.
Tùy từng trường hợp mà trật tự các yếu tố có thể thay đổi hoặc bớt đi
trên mô hình. Sự vắng mặt một trong các yếu tố tạo thành các kiểu so sánh:
Kiểu 1: Có đầy đủ 4 yếu tố
Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ 4 yếu tố và được sắp xếp theo
trật tự: cái được so sánh – phương diện so sánh – mức độ so sánh – cái so sánh.

12


Ví dụ:

Ở đây đức tính của “ông” và “bà” lần lượt được so sánh với “hạt gạo”
và “suối trong”, một sự so sánh rất đơn giản nhưng lại làm bật lên được đức
tính hiền lành, sự đôn hậu của con người Cao Bằng.

Kiểu 2: Đảo trật tự so sánh
Các yếu tố của mô hình so sánh chuẩn đảo trật tự cho nhau tạo nên kiểu so
sánh mới nhưng không làm thay đổi sắc thái ý nghĩa mà tác giả muốn biểu đạt.
Ví dụ:

Kiểu 3: So sánh vắng yếu tố (1)
Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố (1) tức là không có cái được so sánh.
Cái so sánh là gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tưởng của người nghe,
người đọc. Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh như: đẹp
như tiên, xấu như ma, đông như hội, nhanh như sóc, chậm như rùa, ngọt như
đường,…
Kiểu 4: So sánh vắng yếu tố (2)
Khi vắng yếu tố (2) người ta gọi đó là so sánh chìm. Loại so sánh này
kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định
được nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó nhận ra được đặc
điểm của đối tượng được tả.

13


Ví dụ:

Kiểu 5: So sánh vắng yếu tố (2) và (3)
Đây là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi. Do thiếu
phương diện và mức độ so sánh nên đây cũng là dạng so sánh không đầy đủ.
Yếu tố (2) và (3) có thể được thay thế bằng dấu gạch ngang, dấu ngắt giọng
hoặc là hình thức đối chọi.
Ví dụ:

Ngoài 5 dạng trên, còn có dạng mà yếu tố (1) và (4) đổi chỗ cho nhau

hay còn gọi là so sánh đổi chỗ.
Chẳng hạn:

Dạng so sánh này cũng dùng cặp từ “bao nhiêu”, “bấy nhiêu” để so sánh.
Ví như:

14


Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
(Ca dao)
Đặc biệt, trong so sánh tu từ, cái được so sánh có thể cùng lúc so sánh
với nhiều đối tượng khác nhau.
Ví dụ:
“Nắng nhạt dần, thứ nắng như lụa, như sa, những gam độ vàng thật óng ả,
1
3 4 3 4
thật dịu dàng”
(Ngô Văn Phú)
b. Xét về mặt ngữ nghĩa
Có thể chia so sánh thành các dạng:
Dạng 1: So sánh ngang bằng
Đây là dạng so sánh dùng từ “là”, “như”, “tựa”,… để làm điểm so sánh.
Đó là đôi bàn tay của em bé được ví như bông hoa đầu cành thật dễ thương:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
(Hai bàn tay em – Huy Cận)
Hay đó là hình ảnh người mẹ được ví như ngọn gió, mãi che chở, chăm
sóc cho con của mình:

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Mẹ – Trần Đăng Khoa)
Dạng 2: So sánh không ngang bằng
So sánh không ngang bằng bao gồm so sánh hơn – kém và so sánh bậc
cao nhất (bậc tuyệt đối)
So sánh hơn kém là dạng so sánh mà cơ sở của nó luôn gắn với từ “bao
nhiêu”, “bấy nhiêu”, “chẳng bằng”, “hơn”, “kém”, “không như”,…
15


Hãy xem tác giả Tố Hữu dùng cặp liên từ “bao nhiêu”, “bấy nhiêu” và
cụm từ “chưa bằng” để nói lên sự vất vả của người mẹ, sự hi sinh lớn lao
không có gì có thể thay thế được, qua đó ta thấy được tình mẫu tử thiêng liêng,
sâu nặng. Anh chiến sĩ yêu mẹ cũng như yêu quê hương đất nước của mình:
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
(Bầm ơi – Tố Hữu)
Ta tiếp cận hai câu thơ sau để nhận rõ so sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt
đối) khác với so sánh hơn kém:
Ôi lòng Bác bao la trong Di chúc
Vẫn hạt lúa, củ khoai, chân chất bình thường
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc.

(Muôn vạn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương – Việt Phương)
Việt Phương đã vận dụng thành công hình thức so sánh tuyệt đối để nói
lên tình thương yêu vô vàn của nhân dân dành cho Bác, một con người suốt
đời quên mình vì hạnh phúc nhân dân. Qua đó ta nhận thấy so sánh tuyệt đối
là dạng so sánh để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh
giá riêng của người so sánh, thường đi với từ “nhất”.
16


1.1.1.4. Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong văn tả người
So sánh tu từ là một trong những dạng thức phổ biến được sử dụng khá
nhiều trong bài văn tả người. Đây là biện pháp có giá trị về mặt nhận thức và
biểu đạt, có tác dụng giúp người viết xây dựng lại hình ảnh của đối tượng
được miêu tả để người đọc có thể hình dung dễ dàng và rõ nét hơn về đối
tượng đó.
Hãy xem Ma Văn Kháng dùng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả hình
dáng của một thanh niên Mèo qua những câu văn sinh động và gợi cảm:
“- A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín
núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!
A Cháng người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như
lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc ngụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng
thẳng như cái cột đá trời trồng.”
(Trích Người con trai họ Hạng – Ma Văn Kháng)
Vóc dáng khỏe mạnh của một thanh niên Mèo Hạng A Cháng đã được khắc
họa rõ nét qua những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Những hình
ảnh so sánh đó được đưa ra để cụ thể hóa giúp bạn đọc có thể hình dung ra A
Cháng là thanh niên khỏe mạnh với những hình ảnh rắn chắc, đẹp, gần gũi với
người dân miền núi. Điều đó giúp các em dễ tiếp nhận với hình tượng văn học và
thấy nó gần gũi với cuộc sống đời thường.
Khi khả năng nhìn nhận vạn vật xung quanh của học sinh tiểu học còn ở

mức độ thấp, chưa có sự đánh giá hoàn chỉnh và sâu sắc thì biện pháp tu từ so
sánh chính là biện pháp hữu hiệu giúp các em thỏa sức vận hành ngôn ngữ,
phát triển khả năng quan sát, tư duy, khả năng liên tưởng và tưởng tượng khi
làm văn tả người. Nhờ các hình ảnh so sánh mà các em có thể diễn đạt những
điều khó nói, khó viết một cách dễ dàng, ý tưởng của các em sẽ được cụ thể
hóa để người đọc có thể cảm nhận được.
“Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí
17


nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa
sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó
tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm
ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.”
(Bà tôi – Theo Mác – xim Go – rơ – ki)
Cũng như các biện pháp tu từ khác, biện pháp từ so sánh đem lại tác
dụng cao khi vận dụng làm văn tả người, giúp học sinh nâng cao nhận thức về
thế giới xung quanh, bộc lộ những tâm tư, tình cảm của mình để từ đó các em
biết yêu thương gia đình, thầy cô, bạn bè,…và lớn hơn hết đó là tình yêu
thương con người. Tình yêu thương của đứa con dành cho người mẹ của mình
thật bao la và ấm áp đã được thể hiện rõ qua câu văn sinh động, gợi cảm có sử
dụng biện pháp tu từ so sánh:
“Nhìn mẹ cặm cụi giữa đêm vá áo cho em, em thương mẹ quá. Tình mẹ
đối với em như trời cao biển rộng, thiêng liêng vô cùng. Mẹ là cả bầu trời
yêu thương che chở cho đời em khôn lớn mà từ bấy lâu nay em nào có biết.
Những ai không có mẹ chắc là khổ lắm”
(Bài làm của học sinh)
Bên cạnh việc lôi cuốn, hấp dẫn người đọc cùng tưởng tượng ra những gì
mà người viết muốn nhắc đến, biện pháp tu từ so sánh còn mang lại tác dụng cao
khi làm văn tả người, nó làm cho câu văn, bài văn trở nên sinh động, gợi cảm và

hấp dẫn bạn đọc.
“Tường là một thằng nhóc rất đẹp trai. Nó đẹp ngay từ khi còn bé.
Tường mang khuôn mặt thanh mảnh của mẹ tôi và đôi mắt to với cặp lông mi
dài của ba tôi. Tóc nó dày, mịn như tơ, da trắng hồng, miệng rộng với hàm
răng trắng và đều tăm tắp như những viên đá cuội được mài dũa và sắp xếp
cẩn thận. Mỗi khi Tường cười có cảm giác gương mặt nó đang tỏa sáng. Nụ
cười đó, gương mặt đẹp như thiên thần đó luôn đem lại cho người đối diện
một niềm vui khó giải thích”
(Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh)
Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn dắt bạn đọc khám phá và tưởng tượng ra nét
18


đẹp của nhân vật qua những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hình
tượng nhân vật Tường được tô đậm rõ nét và đưa đến cho bạn đọc cảm giác
gần gũi, chân thực. Có lẽ chính vì thế mà câu văn, bài văn của tác giả trở nên
sinh động, gợi cảm và thu hút được bạn đọc nhỏ tuổi.
1.1.2. Kiểu bài làm văn tả người
1.1.2.1. Một số lưu ý khi làm bài văn tả người
Một đề văn tả người trong chương trình tiểu học thường đề cập đến một
trong ba nội dung: tả hình dáng, tính tình và hoạt động nhưng cũng có những
đề văn yêu cầu học sinh tả kết hợp ba nội dung trên. Do đó, khi làm văn tả
người, ta cần hiểu rằng ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều
làm nổi rõ tinh thần, tình cảm và tính cách của người được tả. Đề bài văn tả
người có thể yêu cầu nhấn mạnh về mặt này hay mặt kia, song cách làm bài
nói chung cần chú ý những điểm sau:
Tả hình dáng (ngoại hình) một người, ta thường chú ý đến tầm vóc,
khuôn mặt, mái tóc, làm da, cặp mắt,…, cách ăn mặc, dáng đi đứng, tiếng nói
cười, v.v… nhưng cần biết lướt qua (hoặc lược bỏ) những nét không nổi bật
để tập trung vào những đặc điểm tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh cho người đọc,

có liên quan đến hoạt động, tính tình của người được tả. Thông thường, dựa
vào tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống của mỗi người, ta có thể chọn tả
những nét phù hợp và nổi bật. Ví dụ, nhà văn Ê - min Đô – la đã tả bác thợ rèn
khỏe mạnh qua những hình ảnh: “vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lò và
bụi búa sắt”, “đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày,
đôi mắt trẻ to, xanh, trong ngời như ánh thép”, “quai hàm bạnh rung lên với
những tràng cười”… Ở những nét nổi bật về hình dáng nói trên, người đọc dễ
dàng nhận thấy cả tinh thần, tình cảm hay tính cách của bác thợ rèn: lạc quan và
yêu lao động.
Tả hoạt động của người, cũng cần tập trung vào những biểu hiện chính
với từng dáng điệu, cử chỉ, lời nói, động tác,… sao cho rõ đặc điểm tính tình
19


hay phẩm chất tư cách của người đó. Ví dụ, nhà văn Mai Văn Kháng tả anh
Hạng A Cháng – một thanh niên Hmông – đang cày ruộng với sự cần cù chăm
chỉ và lòng yêu thích, say mê công việc: “Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt
nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong
mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình
ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm . Lại có lúc xá cày thẳng,
người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoảy dài hoặc băm những bước ngắn
gấp gấp…”. Nhà văn Nguyễn Nho tả vài nét về lời nói, cử chỉ của bác thợ xây
nhưng cho ta thấy tính nết vui vẻ cởi mở của người lao động:
“Trời vừa đứng bong, Hòe đang rảo bước trên vỉa hè. Bỗng một tiếng gọi
giật lại:
- Này Hòe, lại đây!
Hòe vội quay lại. Bác thợ xây quen thuộc đang tươi cười hồ hởi. Khuôn
mặt rám nắng còn đọng mấy vệt mồ hôi khô.
- Đói chưa? Đây, ăn đi.
Bác thợ giúi vào tay Hòe một mẩu bánh xốp còn nóng hổi lẫn cả mùi nồng

của vôi.
Hòe nhoẻn miệng cười hồn nhiên. Bác vỗ vỗ vào vai Hòe cười:
- Cháu có thích cái nghề vôi vữa này không đấy?
- Cháu rất thích ạ.
Bác thợ vừa trò chuyện vừa xúc hồ trát thoăn thoắt. Chiếc bay trong tay
bác loang loáng. Bức tường cao lên trông thấy…”
Tả tính tình của một người không phải chỉ là liệt kê tất cả các đặc điểm
về tính nết của người ấy. Để làm rõ tính tình một người ta cần phải nêu được
những dẫn chứng cụ thể hoặc thông qua các biểu hiện bên ngoài như lời nói,
cử chỉ, hàng động, việc làm, cách ăn mặc hay đi đứng… của người được tả.
Những ví dụ về tả hoạt động, hình dáng nêu trên đã cho ta thấy rõ được điều
20


đó; hoặc như nhà văn Đào Vũ tả chị Chấm, một cô gái nông thôn mộc mạc,
giàu tình cảm: “Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm chị
Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy về ngủ, trong giấc mơ Chấm lại khóc mất
bao nhiêu nước mắt…”
Ở mức độ cao của văn tả người, thông qua các hành động, việc làm…
người viết còn bộc lộ được những suy nghĩ, tình cảm hay tâm trạng của nhân
vật. Đó là những biểu hiện về nội tâm, cho thấy tính cách của người được tả rõ
nét và sâu sắc. Ví dụ, nhà văn Thạch Lam miêu tả tâm trạng của Thanh khi về
quê thăm bà: “Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy
Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ…
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi
nhìn bong mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh. Lần nào trở về với
bà, Thanh cũng thấy thong thả và bình yên như thế…”
Bố cục của bài văn tả người thường căn cứ vào yêu cầu do đề bài đặt ra
(tùy theo yêu cầu tả kĩ mặt nào mà tập trung làm rõ mặt đó, bằng cách trình
bày lần lượt hoặc kết hợp, xen kẽ các mặt); dàn bài chung như sau:

 Mở bài: Giới thiệu người được tả.
( Là ai? Gặp gỡ hay tiếp xúc ở đâu? Gặp trong hoàn cảnh nào?...)
 Thân bài: (nếu đủ 3 mặt)
- Hình dáng: Tả bao quát về tuổi tác, nghề nghiệp; tầm vóc, cách ăn mặc
(quần áo), dáng đi đứng… Tả kĩ những nét nổi bật, đáng chú ý về khuôn mặt
hay mái tóc, cặp mắt, nụ cười,…
- Tính tình: Nêu rõ lời nói, cử chỉ, thái độ cư xử hay việc làm của người
được tả nhằm bộc lộ phẩm chất đạo đức, tình cảm, thói quen của người đó
(tránh liệt kê về tính nết một cách khô khan, rời rạc)
- Hoạt động: Tả kĩ và có thứ tự các cử chỉ, động tác, lời nói để thấy được
cách làm việc, thái độ và tính nết của người được tả (có thể kết hợp bộc lộ ý

21


×