Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.62 KB, 13 trang )

Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử
dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn
miêu tả cho học sinh lớp 5
Lê Thị Xuyên
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Ban
Năm bảo vệ: 2013
98 tr .
Abstract. Nghiên cứu, khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: văn
miêu tả và đặc trưng cơ bản của văn miêu tả; Biện pháp tu từ nhân hóa và ý nghĩa của
biện pháp tu từ này trong biểu đạt nội dung bài văn tả cảnh; Đặc điểm nhận thức và
việc hình thành kỹ năng của học sinh lớp 5; Nghiên cứu, khảo sát mục tiêu, nội dung
dạy học văn miêu tả trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5; Thực tế rèn kỹ
năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và việc sử dụng biện pháp này của học sinh
tiểu học hiện nay. Đề xuất hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa cho học sinh lớp 5 trong dạy học văn miêu tả và hướng dẫn sử dụng hệ thống bài
tập trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5. Thực nghiệm để kiểm chứng tính
hiệu quả và khả năng thực thi hệ thống bài tập và quy trình rèn luyện các kỹ năng mà
luận văn đề xuất.
Keywords.Ngữ văn; Biện pháp tu từ nhân hóa; Phương pháp giảng dạy

Content.
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ mục tiêu bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh
tiểu học
Bàn về vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với trẻ em, nhà giáo dục người Nga
K.A.Usinxki chỉ rõ “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh
nó duy nhất thơng qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa
trẻ được phản ánh trong nó chỉ thơng qua chính cơng cụ này” [Sđd.32]. Đối với người



Việt, tiếng Việt là tiếng nói phổ thơng, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của
dân tộc Việt Nam, nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt
đối với trẻ em, trong chương trình giáo dục tiểu học bên cạnh việc cung cấp những
kiến thức cơ bản nhằm trang bị một hệ thống kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt,
chương trình cịn ln coi trọng nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương
cho học sinh. Hai nhiệm vụ quan trọng này được cụ thể hóa qua bốn kĩ năng: nghe,
nói, đọc viết. Trong đó, nghe và đọc thuộc loại kỹ năng tiếp nhận ngơn bản, nói và viết
thuộc loại kỹ năng sản sinh ngôn bản. Nội dung dạy học Tập làm văn trong sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển loại kỹ năng sản sinh
ngơn bản, có thể xem đây là mơn học cần được chú trọng hơn cả, vì Tập làm văn cũng
chính là thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ đó là
dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy. Thông qua đó, học sinh vận dụng
và hồn thiện một cách tổng hợp những kiến thức, kỹ năng đã được học để tạo lập nên
những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật của chính các em.
1.2. Xuất phát từ vị trí, vai trò của văn miêu tả và biện pháp tu từ nhân hóa ở tiểu
học
Nội dung dạy học Tập làm văn trong chương trình tiểu học tập trung vào một
số thể loại như văn kể chuyện, văn miêu tả, viết thư, ... Trong đó, thể loại văn miêu tả
chiếm thời lượng nhiều nhất, xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp 5. Bắt đầu từ lớp 2, học sinh
được làm quen một số kỹ năng đơn giản như: quan sát tranh trả lời câu hỏi, tả ngắn
về cây cối, con vật, con người, quang cảnh, nói và viết về cảnh đẹp của đất nước,…
Đến lớp 4, học sinh được rèn luyện kỹ năng viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả ở một số
kiểu bài như: tả đồ vật, cây cối, con vật. Lên lớp 5, văn miêu tả là thể loại chính trong
chương trình, với mục đích giúp học sinh tiếp tục hoàn thiện và nâng cao kỹ năng viết
bài văn miêu tả hoàn chỉnh ở lớp 4, nhưng ở 2 kiểu bài mới là văn tả cảnh, tả người.
Như vậy, việc tìm hiểu việc viết văn miêu tả của học sinh ở cấp tiểu học nói chung và
lớp 5 nói riêng, chính là tìm hiểu kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng việt mà các em
tiếp nhận và rèn luyện trong suốt 5 năm học.



Văn miêu tả với đặc trưng là thể văn có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời
sống, giúp hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng đánh giá,
nhận xét. Qua văn miêu tả giúp ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách
tinh tế, sâu sắc hơn, làm cho tâm hồn, trí tuệ của chúng ta thêm phong phú. Để văn
miêu tả truyền đạt trọn vẹn ý nghĩa đó, một trong những cách thức hỗ trợ hữu hiệu, đó
là sự có mặt của các biện pháp tu từ, thơng qua những cách phối hợp sử dụng khéo léo
các đơn vị từ vựng (trong phạm vi một câu hay một chỉnh thể trên câu) có khả năng
đem lại hiệu quả tu từ, do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh
rộng. Việc dạy học các biện pháp tu từ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, bởi nó giúp
người học biết cách sử dụng ngơn từ hiệu quả, ngôn từ ở đây không chỉ đảm bảo tính
thơng báo, thơng tin mà cịn mang tính thẩm mĩ và biểu đạt tình cảm. Một trong những
biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn miêu tả đó là nhân hóa, khi học
sinh có kĩ năng sử dụng biện pháp này các em sẽ nhận thấy cái hay, cái đẹp chứa đựng
trong từng cách nhân hóa một sự vật. Từ đó, các em sẽ biết sử dụng sao cho đúng, hay để bài
văn miêu tả gợi hình, gợi cảm và sinh động hơn.
1.3. Xuất phát từ những bất cập trong dạy học văn miêu tả, đặc biệt là việc hướng
dẫn học sinh sử dụng biện pháp tu từ
Thực tế hiệu quả dạy học văn miêu tả ở tiểu học trong nhiều năm nay vẫn chưa
cao. Điều này thể hiện ở nhiều phương diện, trong đó cách hành văn thiếu sự sáng tạo
và tính biểu cảm trong bài văn của các em cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trước
hết ở tính sáng tạo, học sinh mặc dù đã biết kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ nhằm
tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn nhưng hiệu quả rất thấp, có những bài văn
sử dụng khá thành công các biện pháp tu từ nhưng hầu như cũng chỉ là sự bắt chước
trong các bài văn mẫu có sẵn chứ khơng hồn tồn là sự liên tưởng, cảm nhận của
chính các em. Thậm chí nhiều khi chúng ta cịn bắt gặp những cách miêu tả sai về mặt
nghĩa. Từ việc không biết cách sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ vào bài viết nên
cảm xúc trong các bài văn thường hời hợt, thiếu độ chân thành. Với chất lượng của
việc học văn ở cấp học dưới như thế, phần nào khiến cho học sinh chưa thực sự cảm
thấy yêu thích, cảm hứng với môn Ngữ văn khi lên học ở các cấp học cao hơn. Vì vậy,



trên cơ sở tác dụng quan trọng của các biện pháp tu từ, việc giúp các em viết được
những bài văn hay là rất cần thiết.
Dạy học sinh lớp 5 viết được một bài văn miêu tả có sự sáng tạo và biểu cảm
cao, cho đến nay vẫn còn là một thách thức lớn đối với giáo viên tiểu học. Nội dung
kiến thức trong sách giáo khoa về cơ bản là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng khả năng
tiếp nhận của học sinh, mang đến hiệu quả nhất định để viết được một bài văn đạt yêu
cầu trở lên. Tuy nhiên, vấn đề về phương pháp, cách tổ chức để giúp cho tất cả các
học sinh trong lớp có khả năng viết được bài văn miêu tả hay và ý nghĩa khơng phải
cơng việc dễ dàng. Có thể kể ra một số nguyên nhân cơ bản như tập làm văn là một
nội dung khó, địi hỏi khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh phải tốt, có sự tinh tế,
nhạy cảm khi quan sát các đối tượng miêu tả. Mặt khác các tư liệu về phương pháp
dạy học một kiểu bài cụ thể nhằm nâng cao, bồi dưỡng cho học sinh xây dựng một bài
văn miêu tả hay cho từng lớp học cịn rất ít, chưa được tập trung. Vì vậy, việc tìm hiểu
sâu về các kỹ năng luyện viết một bài văn miêu tả giàu hình ảnh, có sự sáng tạo, biểu
cảm cao với các quy trình và biện pháp tổ chức dạy học cụ thể giúp cho giáo viên có
thể vận dụng vào dạy học trong các kiểu bài cụ thể, nhằm cải thiện chất lượng viết văn
miêu tả của học sinh là vấn đề hết sức ý nghĩa, được nhiều người quan tâm, đặc biệt là
vấn đề sử dụng các biện pháp tu từ.
Với vai trò quan trọng như vậy, việc dạy và học văn miêu tả ở chương trình tiểu
học nói chung, lớp 5 nói riêng cần quan tâm chú trọng đến các biện pháp rèn luyện
phù hợp với đặc trưng của thể loại để giúp học sinh có thể làm được bài văn miêu tả
biểu cảm, giàu tính nghệ thuật. Một trong những biện pháp gần gũi nhất với đặc trưng
thể loại, góp phần làm tăng tính biểu cảm của bài văn miêu tả đó là cách sử dụng hiệu
quả các phương tiện và biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp tu từ nhân hóa. Đã có
nhiều bài viết, cơng trình đề cập đến vấn đề về kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong
văn miêu tả, tuy nhiên việc rèn luyện biện pháp này được thực hiện ở một khối lớp
gắn với các dạng bài cụ thể thì chưa có. Đặc biệt, việc rèn cho học sinh kỹ năng sử
dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 gắn với

dạng bài cụ thể: tả cảnh vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Với mong muốn thực sự cải thiện
tình hình dạy học Tập làm văn của học sinh lớp 5 đặc biệt là trong dạy học phần văn


miêu tả, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng
sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5”. Hy vọng
kết quả nghiên cứu sẽ phần nào hỗ trợ hữu ích việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
văn miêu tả, tạo một tiếng nói tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa cho học sinh khối lớp 5 trong dạy học văn miêu tả hiện nay vẫn chưa có đề
tài chuyên biệt nào. Song dưới góc độ tìm hiểu về văn miêu tả ở tiểu học, vận dụng
các phương tiện, biện pháp tu từ vào dạy học văn miêu tả là vấn đề đã được quan tâm
từ rất lâu. Trên cơ sở đó, có thể khái lược lịch sử nghiên cứu các vấn đề liên quan trên
đây dưới hai góc độ: 1) Về văn miêu tả; 2) Văn miêu tả trong nhà trường và việc rèn
luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học dưới góc độ sử dụng biện pháp tu
từ nhân hóa
2.1. Những nghiên cứu về văn miêu tả
Văn miêu tả là một thể loại được các nhà nghiên cứu quan tâm chú trọng từ
cách đây gần một thế kỷ, năm 1918 trong cuốn “Việt Hán văn khảo”, cách hiểu của
Phan Kế Bính cũng khá gần với cách hiểu trong quan niệm hiện đại “Cảnh tượng của
tạo hóa hiện ra trước mắt ta, chạm đến tai ta, nghìn hình mn trạng, làm cho ta phải
nhìn phải ngắm, phải nghĩ ngợi ngẩn ngơ. Ta cứ theo cái cảnh tượng ấy mà tả ra thì ta
gọi là văn chương tả cảnh” [3].
Năm 1935, cuốn sách đầu tiên viết về chương trình giáo dục môn Văn nước ta
“Quốc văn giáo khoa thư” của tập thể các tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc,
Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận biên soạn, trong cách chọn lọc nội dung đề tài đưa vào các
đoạn văn, bài văn miêu tả, đã cho thấy các đề tài gần gũi với đời sống người Việt, như
về con vật, đồ vật, người thân, cảnh vật…[12]. Những nội dung đề tài này rất gần với

các kiểu bài văn miêu tả được dạy trong chương trình hiện nay.
Năm 1960, bằng những kinh nghiệm viết văn trong cuộc đời cầm bút của mình,
nhà văn Tơ Hồi đã mang đến bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh những cuốn sách giúp


ích rất nhiều cho việc viết văn miêu tả, như: “Một số kinh nghiệm viết văn của tôi”
(1960), “Sổ tay viết văn” (1967), về sau này, năm 1997 nội dung của hai cuốn sách này đã
được biên soạn lại trong cuốn “Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả”, đây là cuốn sách
được đông đảo bạn đọc biết đến hiện nay. Trong đó tác giả chỉ rõ các bước để viết được
bài văn miêu tả hay, bắt đầu từ việc quan sát, ghi chép, tích tũy vốn sống, vốn ngơn ngữ,
vận dụng vào viết bài văn [8].
Đến năm 1995, tập thể các nhà văn như Vũ Tú Nam, Bùi Hiển, Nguyễn Quang
Sáng, Phạm Hổ cũng dành cho bạn đọc những trang viết bổ ích về kinh nghiệm viết
một bài văn miêu tả, văn kể chuyện hay trong cuốn “Văn miêu tả và kể chuyện”. Mặc
dù những ý kiến của các nhà văn trong cuốn sách này chỉ mới là những phát biểu lẻ tẻ
đó đây, chưa phải là kết luận khoa học, nhưng hết sức có giá trị trong việc luyện viết
văn miêu tả vì được chắt lọc từ những kinh nghiệm, tri thức, những khả năng mà họ
tích lũy được từ trong cuộc sống và cuộc đời sáng tác của mình. Họ đã chỉ ra: Về cách
thức miêu tả, “Người viết phải nhìn bằng con mắt bên trong mới thấy rõ được đối
tượng. Mình có thấy rõ mới làm được người đọc thấy rõ. Mình có thấy rõ mới làm lẩy
ra được những cái chủ yếu để làm nổi bật trong mấy nét bút gọn và sắc không tỉa tót, tỉ
mỉ rườm rà. Đơi ba nét phác gây được ấn tượng có thể thay được đoạn văn tả dài. Vậy
phải chọn chữ và biết dùng khéo hình dung từ, biết cách làm văn sao cho khớp với nhịp
điệu của ý nghĩ, tình cảm, cử chỉ, hành động” (nhà văn Bùi Hiển), “Quan sát bằng tấm
lịng trước khi tơi viết tơi khơng có ý thức gì cả! Điều tơi viết là điều tơi thuộc lịng, là
điều đã chín trong tâm tơi. Tơi ghi nhận bằng cái tình của tơi” (nhà văn Nguyễn Quang
Sáng), “Sự quan sát trực tiếp, cảm nhận trực tiếp và cụ thể mới giúp cho mình miêu tả
đúng và cụ thể tạo điều kiện cho trí tưởng tượng được sáng tạo thêm ra”; Về tiêu chí
đánh giá, “Miêu tả giỏi là những gì chúng ta viết, người đọc như nhìn thấy cái đó hiện
ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dịng sơng người đọc nghe được cả

tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy. Thậm chí cịn ngửi thấy được mùi mồ hơi, mùi
sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc,… Nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên
ngồi. Cịn có sự miêu tả bên trong nữa, nghĩa là miêu tả về tâm trạng buồn, vui, yêu
ghét của con người, con vật và cả cỏ cây” (Phạm Hổ); hay nhận diện tính chân thực
trong miêu tả,.. [9]


Các nhà văn, nhà nghiên cứu dù dưới góc độ nào cũng đã nhìn nhận văn miêu
tả như một phương tiện để thể hiện nội dung cuộc sống. Với các nhà nghiên cứu phê
bình văn học, thì miêu tả theo đúng vai trị của nó là một phương tiện thể hiện nội
dung, ý nghĩa tác phẩm. Tất cả những nghiên cứu trên đây chính là những gợi ý giá trị,
giúp chúng tôi xác định cơ sở lý luận cho luận văn.
2.2. Những nghiên cứu về văn miêu tả và việc dạy học văn miêu tả trong nhà
trường tiểu học
Từ sau cách mạng tháng tám (1945), văn miêu tả chính thức được đưa vào nhà
trường với tư cách là một thể loại văn học dành cho học sinh tiểu học. Nhưng phải đến
năm 1981 khi chương trình cải cách giáo dục đầu tiên thực hiện ở nước ta thì các cơng
trình nghiên cứu về văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả mới được chú trọng
với vị trí xứng đáng của nó. Văn miêu tả được đưa vào dạy học từ lớp 2, lớp 3 của
chương trình tiểu học, số tiết được nâng dần đến lớp 4, lớp 5 chủ yếu học viết văn
miêu tả với các dạng bài khác nhau. Mỗi dạng đều thực hiện theo quy trình: Quan sát
tìm ý, lập dàn ý, làm bài miệng, làm bài viết, trả bài. Cùng với việc đổi mới chương
trình phổ thông, các sách và tài liệu tham khảo về phương pháp dạy văn miêu tả trong
nhà trường cũng trở nên phong phú hơn.
Cuốn sách đầu tiên có thể kể đến là “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn
miêu tả ở tiểu học” (năm 1993) của tác giả Nguyễn Trí, cuốn sách đã từng được coi
như một cẩm nang về phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học. Tác giả đã chỉ rõ bản
chất, đặc điểm của văn miêu tả nói chung, các kiểu bài văn miêu tả nói riêng, phương
pháp dạy mỗi kiểu bài văn miêu tả. Trong phần ngôn ngữ miêu tả, tác giả cũng đề cập
đến khi nào vận dụng các phương tiện, biện pháp tu từ trong mỗi kiểu bài văn miêu tả

để mang đến sự sinh động, cảm xúc cho bài viết. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc liệt
kê phương tiện, biện pháp nào được sử dụng trong bài chứ chưa nói tới vấn đề các
biện pháp đó được sử dụng trong từng kiểu bài như thế nào.
Năm 1996, các tác giả Nguyễn Quang Ninh và Đào Ngọc trong cuốn “Rèn kỹ
năng sử dụng tiếng Việt” dành cho chương trình đào tạo giáo viên tiểu học đã đưa ra cái
nhìn tổng quát về văn miêu tả. Sự phân biệt văn miêu tả với việc miêu tả lạnh lùng, chính


xác (trong khoa học) “Văn miêu tả không phải là sự sao chép máy móc thực tế khách
quan, mà đó là kết quả của sự nhận xét, đánh giá, tưởng tưởng,.. hết sức phong phú của
người viết” [18]. Các tác giả cũng đã chú trọng đến vai trò của các biện pháp tu từ trong
ngơn ngữ miêu tả, trong đó có các biện pháp tu từ như so sánh, phương tiện tu từ như
nhân hóa, ẩn dụ,… Ngồi ra, cuốn sách còn cung cấp những đoạn văn miêu tả hay và điển
hình về nhiều phương diện.
Một số cuốn sách khác cũng góp phần hữu ích cho việc dạy và học văn miêu tả
như “Đọc và luyện văn” (1995) của Trịnh Mạnh, Nguyễn Huy Đàn; “Văn miêu tả
tuyển chọn” (1997) của tập thể tác giả Nguyễn Nghiệp, Nguyễn Giá, Nguyễn Trí, Trần
Hịa Bình; “Dạy văn miêu tả cho học sinh tiểu học” (1999) của Hồng Hịa Bình; “Vẻ
đẹp của ngơn ngữ qua các bài tập đọc lớp 4 – 5” (2000) của Đinh Trọng Lạc,... Bên
cạnh đó cũng phải kể đến các bài viết, cơng trình nghiên cứu về việc dạy văn miêu tả
ở tiểu học như “Kỹ năng quan sát trong văn miêu tả ở tiểu học”, “Văn miêu tả trong
chương trình tập làm văn ở tiểu học”, “Một số vấn đề dạy – học văn miêu tả ở lớp 4
và 5 cải cách giáo dục”, “Dạy học sinh lớp 5 quan sát đối tượng khi làm văn miêu tả”,
“Tìm hiểu giá trị của từ láy, tính từ tuyệt đối, biện pháp so sánh, nhân hố trong viết
văn mơ tả”,… Những cuốn sách và tài liệu này đã mang đến cho người đọc nguồn tư
liệu phong phú phục vụ cho việc dạy và học văn miêu tả.
Trong chương trình tiểu học hiện hành, văn miêu tả chiếm thời lượng nội dung
đáng kể so với các thể loại khác như kể chuyện, viết thư,.., xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp
5. Cùng với đó, sách giáo khoa tiếng Việt 5 được biên soạn theo quan điểm dạy giao
tiếp, quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Từ

việc đổi mới trong quan điểm biên soạn nội dung chương trình và sách giáo khoa này
dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các sách tham khảo. Có thể kể đến một số cuốn tiêu
biểu như “Bài tập luyện viết văn miêu tả” của Vũ Khắc Tuân, “Văn miêu tả trong nhà
trường phổ thông” của Đỗ Ngọc Thống và Phạm Minh Diệu, “Phương pháp dạy học
tiếng Việt ở tiểu học” của tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí,… những cuốn sách
này đã trở thành tài liệu tham khảo hữu ích về mặt nội dung, phương pháp dạy học đối
với việc dạy học văn miêu tả hiện nay.


Việc sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ trong dạy học như một cách thức
hữu hiệu nhằm tăng cường tính hình ảnh, biểu cảm cho bài văn nói chung và văn miêu
tả nói riêng đã được khá nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Như đề tài luận văn thạc sĩ
của Lí Thị Sơn “Xây dựng hệ thống bài tập rèn cách sử dụng biện pháp so sánh và
nhân hóa trong dạy học văn miêu tả ở lớp 4” [23], đề tài luận văn thạc sĩ Lê Thị Thu
Trang “Rèn luyện cho học sinh THCS kỹ năng sử dụng phép so sánh và nhân hóa
trong văn bản thuyết minh”, hoặc “Rèn luyện cho học sinh Trung học phổ thông sử
dụng biện pháp so sánh nhằm tăng tính biểu cảm cho bài văn nghị luận văn học” của
Đinh Thị Thu Hằng,… Các cơng trình này đã cho thấy các biện pháp tu từ so sánh,
nhân hóa có tác dụng rất lớn đối với việc viết văn nói chung và văn miêu tả nói riêng.
Vấn đề xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa cho học sinh lớp 5 trong dạy học văn miêu tả chưa từng xuất hiện trong cơng trình
chun biệt nào. Vì vậy, lựa chọn đề tài này chúng tơi mong muốn đóng góp một tư
liệu hữu ích phục vụ cho việc dạy và học văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa và hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập này trong dạy học văn miêu tả nhằm
củng cố kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa. Đồng thời giúp các em có kỹ năng sử
dụng hiệu quả biện pháp tu từ này trong viết văn tả cảnh nói riêng, viết văn miêu tả
nói chung. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu, khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: văn
miêu tả và đặc trưng cơ bản của văn miêu tả; Biện pháp tu từ nhân hóa và ý nghĩa của
biện pháp tu từ này trong biểu đạt nội dung bài văn tả cảnh; Đặc điểm nhận thức và
việc hình thành kỹ năng của học sinh lớp 5; Nghiên cứu, khảo sát mục tiêu, nội dung
dạy học văn miêu tả trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5; Thực tế rèn kỹ
năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và việc sử dụng biện pháp này của học sinh
tiểu học hiện nay.


(2) Đề xuất hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa cho
học sinh lớp 5 trong dạy học văn miêu tả và hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập trong
dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
(3) Thực nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả và khả năng thực thi hệ thống
bài tập và quy trình rèn luyện các kỹ năng mà luận văn đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả
và hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa cho học sinh lớp 5
trong dạy học văn miêu tả.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phần văn miêu tả ở các nội dung Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm
văn trong chương trình Tiếng Việt 5 bậc tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra khảo sát
Trong quá trình thu thập thơng tin về tình hình thực tế rèn kỹ năng sử dụng biện
pháp tu từ nhân hóa của giáo viên, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa của học sinh
trong dạy học văn miêu tả lớp 5, phương pháp này giúp chúng tôi xác định được mức
độ sử dụng biện pháp này như thế nào. Từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm
giúp học sinh sử dụng tốt biện pháp tu từ nhân hóa vào viết văn miêu tả.

5.2. Phương pháp thống kê – phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu đã thu thập được trong
quá trình điều tra, thực nghiệm, để đi tới kết luận chính xác, tin cậy về tính hiệu quả, khả
thi của quy trình rèn kỹ năng mà luận văn đề xuất.
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Là ứng dụng những đề xuất của luận văn vào thực tiễn dạy học để soi chiếu
tính khả thi của nó.


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được dự kiến chia thành
3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Đề xuất hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh (1997), Phương pháp dạy học Tiếng
Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội
2. Đào Duy Anh (1992), Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
3. Phan Kế Bính (1970), Việt Hán văn khảo, NXB Mặc Lâm, Sài Gòn
4. Đỗ Hữu Châu (1994), Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Xuân Thị Nguyệt Hà (2007), Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết
văn miêu tả cho học sinh tiểu học, LATS Giáo dục học, Hà Nội
6. Lê Bá Hán, Hà Minh Đức (2011), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà
Nội
7. Tạ Đức Hiền, Ngô Thu Yến, Nguyễn Minh Hòa, Nguyễn Kim Sa, Thái Thanh
Vân (2013), Tuyển chọn những bài văn miêu tả 5, NXB Đại học Sư Phạm.
8. Tơ Hồi (1999), Một số kinh nghiệm về viết văn miêu tả, NXB giáo dục
9. Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng (2004), Văn miêu tả và văn kể chuyện,

NXB Giáo dục
10. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh (2009), Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy
Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục
11. Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Trí (2011), Luyện kỹ năng tập làm văn lớp 5, tập 1 +
2, NXB Giáo dục
12. Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận (2007), Quốc
văn giáo khoa thư, NXB Trẻ
13. Đinh Trọng Lạc (2008), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, NXB Giáo
dục


14. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học Tiếng
Việt, NXB Giáo dục
15. Nguyễn Thế Lịch (2001), Cấu trúc so sánh trong Tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ số
7
16.Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), (2008), Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo
dục
17. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu
học, NXB Giáo dục
18. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh (1996), Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt,
NXB Giáo dục
19. Trần Đức Niềm, Lê Thị Nguyên (2011), 199 bài và đoạn văn hay lớp 5, NXB
Đại học Sư Phạm
20. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
21. Nguyễn Khắc Phi (2009), Ngữ Văn 6, NXB Giáo dục, Hà Nội
22. Lý Thị Sơn (2009) Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so
sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4, Luận văn thạc sĩ Sư
phạm Ngữ Văn
23. Tạ Thanh Sơn, Lê Thanh Hải, Nguyễn Ngọc Hà, Thái Thanh Vân, Trần Yến Lan
(2012), Văn miêu tả lớp 5, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

24. Văn Tân (1977), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội
25. Phạm Hồng Thắm, Phạm Thị Hồng Hoa (2012), Hướng dẫn học và làm bài Làm
văn – Tiếng Việt 5, NXB Đại học Sư Phạm
26. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi (2007), Làm
văn, NXB Đại học Sư Phạm
27. Nguyễn Minh Thuyết (2011), Tiếng Việt 4 (2 tập), NXB Giáo dục
28. Nguyễn Minh Thuyết (2011), Tiếng Việt 5 (2 tập), NXB Giáo dục
29. Nguyễn Minh Thuyết (2012), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục
30. Tìm hiểu giá trị của từ láy, tính từ tuyệt đối, biện pháp so sánh, nhân hóa trong viết
văn mơ tả (2006), Tạp chí Giáo dục
31. Nguyễn Trí (2001), Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học, NXB
Giáo dục.


32. Nguyễn Trí (2009), Dạy và học Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới, NXB
Giáo dục
33. Nguyễn Trí (2010), Dạy học Tập làm văn ở tiểu học, NXB Giáo dục



×