Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

phấn mềm tạo trò chơi ô chữ cực hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.24 KB, 3 trang )

Tự sáng tạo trò chơi với phần mềm Game Maker (phần 1)
Nếu bạn đang ôm mơ ước thiết kế cho riêng mình những trò chơi máy tính độc đáo nhưng lại chẳng thể có
thời gian theo khoá học nào thì hãy đến với chương trình Game Maker. Với phần mềm này, bạn sẽ không
phải tốn công viết mã lệnh mà lại được thoả thuê phát huy trí tưởng tượng, và điều thú vị nhất là niềm vui
vô bờ khi tạo ra được một trò chơi.
Bạn có thể sáng tạo game với vô số nền khác nhau, đồ hoạ "động đậy", các hiệu ứng âm thanh nổi tưng bừng và
thậm chí là game 3D! Và đến khi bạn đã có tràn trề kinh nghiệm thì còn có thể "bán" các sản phẩm của mình
nữa...
Bây giờ hãy bắt tay vào tải phần mềm tại đây.
Khi tải các bạn hãy nhập đầy đủ dữ liệu vào bảng sau ( chứ ý email phải chính xác , còn tên và pass thì cứ chọn
tuỳ ý )
Sau đó ấn vào nút màu xanh là download được!
Sau khi tải về rồi, install phần mềm trong máy tính của bạn. Bạn sẽ thấy giao diện của chương trình như dưới đây:
Chương trình sáng tạo Game Maker.
Chương trình chạy trên nền Windows phiên bản 98 SE, 2000, ME, XP và cao hơn nữa. Muốn sử dụng phần mềm,
bạn phải có card đồ hoạ tối thiểu là DirectX 8 và ít nhất là 16 MB bộ nhớ video (tốt hơn hết là 32 BM trở lên);
card âm thanh cũng ít nhất là DirectX 8 (bản DirectX 8.0 có thể tải về tại đây).
Ở thư mục đầu tiên, bạn sẽ nhìn thấy chữ Sprites. Đây chính là phần thể hiện đồ hoạ các đối tượng mà bạn tạo
ra trong game. Một sprite là hình ảnh đơn (tĩnh) hoặc một tập hợp các hình ảnh nối tiếp nhau để tạo thành hình
động. Ví dụ như dưới đây là hình Pacman động đang quay mặt sang phải.
Khi làm game, thường thì bạn chọn những sprite xinh xắn ngay trên trang Game Maker hoặc trên mạng dưới dạng
file gif động.
Để thêm vào một sprite mới, bạn hãy nhấn chuột phải vào chữ Sprite, kích vào Add Sprite. Hộp thoại Sprite sẽ
hiện lên như sau:
Tại ô đầu tiên bạn sẽ xác định tên của sprite. Mặc dù điều này không đòi hỏi quá khắt khe, nhưng tốt hơn hết bạn
hãy cho chúng những cái tên khác nhau và bắt đầu bằng chữ cái, không sử dụng phím space (phím cách).
Để tải một sprite, bạn hãy nhấn vào nút Load Sprite. Sau đó, bạn sẽ thấy hộp thoại chỉ dẫn nguồn sprite để bạn
chọn lựa. Game Maker có thể tải rất nhiều loại file đồ hoạ khác nhau. Khi tải file gif động, những hình ảnh đơn
khác nhau sẽ tạo thành sprite đó. Khi sprite này được tải về thì hình ảnh đơn đầu tiên sẽ xuất hiện ở bên phải. Tại
hộp có tên Transparent, nếu có đánh dấu thì có nghĩa là nền (background) của sprite là "trong suốt" và hầu hết các
sprite là trong suốt. Nền này bị quyết định bằng màu của điểm ảnh ở góc trái dưới cùng. Do đó, hãy đảm bảo


không có điểm ảnh nào của hình ảnh thực sự có màu này. (Chú ý rằng các file gif thường xác định màu trong suốt
của mình. Màu này không được dùng trong Game Maker). Với nút Edit Sprite, bạn có thể chỉnh sửa sprite hay
thậm chí là tạo ra một sprite hoàn toàn mới. Những hình ngộ nghĩnh đó có thể quay ngược, quay xuôi, thêm màu
mè mới... tuỳ theo ý bạn.
Mục thứ hai là Sound. Hầu hết các game đều có những hiệu ứng âm thanh và nhạc nền và bạn có thể tìm thấy
các hiệu ứng rất hữu ích ngay trên trang của Game Maker và các trang web khác.
Để thêm một nguồn âm thanh cho trò chơi, bạn hãy dùng chức năng Add Sound (nhấn chuột phải vào mục Sound,
chọn Add Sound hoặc ngay trên thanh công cụ) và bảng dưới đây sẽ hiện ra.
Để tải âm thanh, nhấn vào Load Sound. Sau đó một hộp thoại hiện ra để bạn có thể chọn file âm thanh. Ở đây có
hai loại là file wave và midi. File wave được dùng cho những hiệu ứng ngắn còn file midi có khả năng thể hiện âm
nhạc theo nhiều kiểu khác nhau.
Sau khi tải nhạc về, bạn có thể nhấn vào hình tam giác màu xanh bên cạnh để nghe và dùng chức năng Save
Sound để lưu file nhạc hiện thời.
Mục thứ ba là Backgrounds. Đây là những phông nền làm nơi diễn ra trò chơi. Bạn có thể đưa vào vô số mẫu
hình cho background.
Các chức năng Add và Load hình nền giống như các mục trên. Game Maker hỗ trợ rất nhiều định dạng ảnh, nhưng
tất nhiên là hình nền thì không thể là hình động được. Ô Transparent nếu có đánh dấu thì có nghĩa là hình nền
"trong suốt". Phần lớn các background đều "hiện hình" và có màu là màu điểm ảnh góc tận cùng bên trái được sử
dụng. Bạn có thể thay đổi hay tạo mới hình nền bằng cách dùng chức năng Edit Background với giao diện khá
giống phần mềm Paint trong Windows.

×