BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------------
VÕ NGUYÊN KHÔI
TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI HÌNH ẢNH CƠ THỂ Ở
PHỤ NỮ UNG THƯ VÚ ĐẾN TRẦM CẢM VÀ VAI TRÒ
TỪ SỰ ĐỒNG CẢM CỦA NGƯỜI CHỒNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (QTSK)
Mã ngành: 60310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hoàng Bảo.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận
văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình trước đó.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Học viên
Võ Nguyên Khôi
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1
Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4
1.2.1
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 4
1.2.2
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 4
1.3
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
1.4
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu............................................................... 4
1.5
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 5
1.6
Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 7
2.1
Lý thuyết liên quan ...................................................................................... 7
2.1.1
Hình ảnh cơ thể ở bệnh nhân ung thư vú ........................................... 7
2.1.2
Sự đồng cảm của người chồng ........................................................... 14
2.1.3
Trầm cảm............................................................................................. 15
2.1.4
Cơ chế tác động giữa hình ảnh cơ thể ở bệnh nhân ung thư vú
đến trầm cảm ................................................................................................... 21
2.2
Khảo lượt các tài liệu có liên quan ........................................................... 22
2.3
Khung nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.3.1
Khung nghiên cứu............................................................................... 25
2.3.2
Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 26
2.3.3
Kỳ vọng dấu tác động ......................................................................... 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 28
3.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 28
3.1.1
Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 29
3.1.2
Xây dựng bảng câu hỏi điều tra ........................................................ 31
3.1.3
Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 31
3.1.4
Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................... 32
3.1.5
Cỡ mẫu ................................................................................................. 32
3.1.6
Công cụ phân tích định lượng ........................................................... 33
3.2 Mô hình và các biến số .................................................................................. 33
3.3 Đo lường các biến số ..................................................................................... 35
3.3.1
Thang đo trầm cảm ............................................................................ 35
3.3.2
Thang đo hình ảnh cơ thể .................................................................. 37
3.3.3
Thang đo sự đồng cảm của người chồng .......................................... 38
3.3.4
Thang đo cảm nhận giá trị bản thân................................................. 40
3.4 Tóm tắt chương 3 .......................................................................................... 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41
4.1
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................. 41
4.1.1
Đặc điểm dân số mẫu .......................................................................... 41
4.1.2
Đặc điểm điều trị của đối tượng mẫu khảo sát ................................ 43
4.2
Kiểm định thang đo ................................................................................... 47
4.3
Phân tích tương quan ................................................................................ 49
4.4
Phân tích hồi quy ....................................................................................... 51
4.4. 1
Hồi quy thứ bậc (Hierarchical regression) đánh giá tác động
của từng biến quan tâm .................................................................................. 51
4.4. 2
Mô hình hồi quy điều chỉnh ............................................................ 54
4.4. 3
Đánh giá các khuyết tật của mô hình nếu có ................................ 55
4.4. 4
Kiểm định các giả thuyết ................................................................ 60
4.5
Tóm tắt chương bốn .................................................................................. 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...................................................................................... 65
5.1
Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 65
5.2
Hàm ý chính sách....................................................................................... 67
5.3
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDR
Concern about Disease Recurrence (Lo lắng tái phát bệnh)
SE
Self-Esteem Scale (Cảm nhận giá trị bản thân)
BIS
Body Image Scale (Hình ảnh cơ thể)
ODPT
Other Dyadic Perspective-Taking (Sự đồng cảm của người chồng)
CES-D
The Centre for Epidemological Studies- Depression (Thang đo
Trầm cảm)
UTV
Ung thư vú
WHO
World Health Organization (tổ chức y tế thế giới)
SPSS
Statistical Package for the Social Sciences
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng mã hóa các biến số .......................................................................... 34
Bảng 3.2 Nội dung câu hỏi trong thang đo Triệu chứng trầm cảm. ........................ 36
Bảng 3.3 Nội dung câu hỏi trong thang đo Hình ảnh cơ thể................................... 38
Bảng 3.4 Nội dung câu hỏi trong thang đo Sự đồng cảm của người chồng ............ 39
Bảng 3.5 Nội dung câu hỏi trong thang đo Tự cảm nhận giá trị bản thân .............. 40
Bảng 4.1 Bảng đặc điểm dân số mẫu ...................................................................... 42
Bảng 4.2 Đặc điểm điều trị của đối tượng khảo sát ................................................. 44
Bảng 4.3 Thống kê mô tả các thang đo ................................................................... 46
Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach Alpha ........................................ 48
Bảng 4.5 Ma trận tương quan,................................................................................. 50
Bảng 4.6 Kết quả Hồi quy thứ bậc ......................................................................... 53
Bảng 4.7 .Kết quả kiểm định R2............................................................................... 55
Bảng 4.8 Kết quả phân tích Anova ......................................................................... 55
Bảng 4.9 Phân tích đa cộng tuyến ........................................................................... 56
Bảng 4.10 Thông số thống kê của từng biến trong mô hình ................................... 60
Bảng 4.11 Tổng kết kết quả kiểm định ................................................................... 62
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2. 1 Phẫu thuật cắt bỏ 1 bên vú ...................................................................... 13
Hình 2. 2 Hình ảnh sau khi phẩu thuật tái tạo vú ................................................... 13
Hình 2.3 Khung phân tích ...................................................................................... 26
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 30
Hình 4.1 Biểu đồ phân bố và phân phối điểm số Triệu chứng trầm cảm .............. 47
Hình 4.2 Đồ thị phân tán phần dư .......................................................................... 57
Hình 4.3 Biểu đồ phân phối của phần dư ............................................................... 58
Hình 4.4 Biểu đồ xác suất chuẩn phần dư (Normal Q-Q plot) .............................. 59
Hình 4.5 Kết quả mô hình nghiên cứu ................................................................... 64
TÓM TẮT
Với xu hướng nghiên cứu tập trung vào chất lượng sống của bệnh nhân trong
lĩnh vực y tế ngày nay. Đề tài với mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng giữa
hình ảnh cơ thể ở phụ nữ Ung thư vú (UTV) và trầm cảm có tính đến các nhân tố
về sự đồng cảm của người chồng, cảm nhận giá trị bản thân, mức độ lo lắng tái
phát bệnh và các yếu tố đặc điểm cá nhân. Đồng thời xem xét tác động của biến
điều tiết (sự đồng cảm của người chồng). Từ đó, có thể đưa ra các khuyến nghị
cho các đối tượng liên quan.
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang, 182 mẫu được thu thập tại khoa tái khám
của bệnh viện Ung bướu tp. Hồ Chí Minh, theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Tiêu chuẩn lựa chọn cơ bản là các đối tượng phụ nữ lập gia đình bị UTV đã phẫu
thuật và hoàn tất điều trị cơ bản ít nhất 6 tháng. Sử dụng phân tích định lượng
thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi. Cấu trúc bảng câu hỏi gồm các thang đo,
đo lường các khái niệm về Hình ảnh cơ thế, Sự đồng cảm của người chồng, Cảm
nhận giá trị bản thân, Mức độ lo lắng tái phát bệnh, Triệu chứng Trầm cảm. Thực
hiện Hồi quy thứ bậc (Hierarchical Multiple Regression) nhằm kiểm soát các
biến nhiễu, đo lường tác động của các biến quan tâm và lựa chọn được mô hình
phù hợp.
Kết quả nghiên cứu, các yếu tố tác động đến trầm cảm có ý nghĩa thống kê
(p<0.05) gồm: Hình ảnh cơ thể (+), Sự đồng cảm của người chồng (-) giữ vai trò
điều tiết và tác động, Cảm nhận giá trị bản thân (-), Mức độ lo lắng tái phát bệnh
(+), mức thu nhập hộ gia đình (-).
Bài nghiên cứu là cơ sở cho các đối tượng: các nhà quản trị hệ thống y tế
(Bảo hiểm y tế), cộng đồng xã hội, truyền thông, bác sĩ điều trị và người chồng
hiểu hơn về những vấn đề bệnh nhân UTV sống sót sau điều trị gặp phải và có
biện pháp hỗ trợ thích hợp.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trầm cảm được xem là một một loại rối loạn khí sắc trầm mà bất cứ ai, ở bất
cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học
công nghệ, chúng ta đã chuyển dần sự quan tâm "Con người chết như thế nào" sang
mối quan tâm "Con người đang sống như thế nào", trước kia chúng ta chỉ quan tâm
đến bệnh tật liên quan đến thể chất (Physical health) thì ngày ngày khoa học đã
chứng minh những rối loạn về tâm thần sẽ biểu hiện thành bệnh lý (Metal health),
chính vì thế tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã đánh giá lại định nghĩa sức khỏe:
“Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ
không phải chỉ bao gồm trạng thái không bệnh, không tật". Từ năm 2008, WHO
chọn ngày 10/10 là ngày sức khỏe tinh thần thế giới, với mục đích đưa vấn đề này
lên hàng ưu tiên toàn cầu, nhắc nhở mọi người phải quan tâm đến sức khỏe tinh
thần.
Theo số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO, 2012), Trầm cảm là một
bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 350 triệu người mắc phải. Bệnh
không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như là hiệu suất lao động ở nơi làm
việc, trường học và trong gia đình mà còn có thể dẫn đến tự tử (Ước tính có hơn 800
000 người chết do tự tử mỗi năm). Tự tử là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử
vong trong độ tuổi từ 15-29 tuổi. Trong mười loại bệnh gây thiệt hại nhiều nhất,
trầm cảm đứng vị trí thứ tư, dự kiến trong năm 2030 trầm cảm sẽ chiếm vị trí thứ hai
sau HIV/AIDS. Gánh nặng của trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác đang gia
tăng trên toàn cầu. Một nghị quyết của hội đồng Y tế Thế giới thông qua năm 2013
đã kêu gọi một cách toàn diện để phối hợp và ứng phó với rối loạn tâm thần ở cấp
quốc gia.
2
Hình ảnh cơ thể là hình ảnh chủ quan về hình thể của cá nhân được hình
thành từ sự tự quan sát và bằng cách ghi nhận các phản hồi của những người xung
quanh. Nhìn chung, phụ nữ thường có các mối quan tâm về ngoại hình, cân nặng và
vóc dáng của mình (Helms, O’Hea, và Corso, 2008). Hình dáng cơ thể, màu sắc và
chiều dài tóc, kích cỡ và hình dáng vú, và các đặc điểm trên khuôn mặt và một vài
trong số các đặc tính hình thể đóng góp vào nhận thức của người phụ nữ về sức hấp
dẫn và nữ tính. Những điều đề cập ở trên có thể tác động một cách tích cực hoặc tiêu
cực đến trạng thái tinh thần và chất lượng cuộc sống. Nhiều phụ nữ tin rằng, nếu có
được hình ảnh cơ thể lý tưởng họ sẽ có cuộc sống tốt hơn, nó gắn liền với sự tự tin,
sự thành công trong công việc, các mối quan hệ lãng mạn và hôn nhân. Đối với
những phụ nữ Bắc Mỹ, vú không chỉ được xem là một phần cơ thể. Nó gắn liền với
bản sắc nữ giới, tình dục, nữ tính, sức hấp dẫn, nuôi dưỡng và làm mẹ (Levin, 2006;
Pikler và Winterowd, 2003). Và vú thường được xem là “biểu tượng cao cấp” của
tình dục nữ (Levin, 2006). Do đó, sự mất đi của bộ phận vú có ảnh hưởng tiêu cực
đến hình ảnh cơ thể và niềm tin bản thân người phụ nữ (Dahl và cộng sự, 2010).
Ung thư vú và phương pháp điều trị liên quan ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của
phụ nữ về nữ tính, hình ảnh cơ thể, tình dục và chất lượng cuộc sống nói chung
(Hartl và cộng sự, 2003). Chẳng hạn như, điều trị UTV có thể dẫn đến giảm kích
thước vú, sẹo, và có thể loại bỏ hoàn toàn 1 hoặc cả 2 vú.
Ung thư vú được định nghĩa là sự gia tăng không kiểm soát của tế bào vú bất
thường, những tế bào này có thể xâm nhập và lan sang các bộ phận khác qua mạch
máu và hạch bạch huyết. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 2014; National Cancer
Intitute, 2016), ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Trong năm 2012,
đã có 1,67 triệu trường hợp được chuẩn đoán mắc mới trên toàn thế giới. Tại Việt
Nam, UTV cũng đứng đầu trong các ung thư ở nữ về tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc UTV ước
tính khoảng 23/100.000 người. Theo số liệu của International Agency for Research
3
on Cancer (2012), Việt Nam có 11.067 phụ nữ mắc mới và 4.671 tử vong. May mắn
thay, những tiến bộ trong chuẩn đoán sớm và điều trị đã làm giảm tỉ lệ từ vong do
ung thư vú, mang lại tỷ lệ sống tối ưu (The American Cancer Society- hiệp hội ung
thư Mỹ). Phương pháp điều trị bổ trợ, chẳng hạn như hóa trị và liệu pháp nội tiết, đã
giúp cải thiện tỷ lệ sống của phụ nữ bị UTV (Henson, 2002; Kunkel, Chen, và
Okunlola, 2002).
Tuy nhiên, liệu pháp hóa trị có thể góp phần cho việc khởi phát sớm thời kỳ mãn
kinh, rụng tóc, mệt mỏi và biến đổi nội tiết tố. Phẫu thuật có thể gây ra những vết
sẹo và làm mất tính toàn vẹn về hình thể, có thể dẫn đến giảm nhận thức về sức hấp
dẫn hình thể, nữ tính và diện mạo cơ thể nói chung (Fobair và cộng sự, 2006;
Moriera & Canavarro, 2010). Có thể thấy, đi kèm với sự gia tăng tỷ lệ sống sót,
người phụ nữ phải chịu mặc cảm về hình thể để lại sau điều trị đến suốt quãng đời
còn lại.
Hiện nay, xu hướng các nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào vấn đề liên
quan đến chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện
vẫn còn rất ít nghiên cứu tập trung vào vấn đề này. Đặc biệt, hiện vẫn chưa có
nghiên cứu nào chứng minh: “Tác động của thay đổi hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung
thư vú đến trầm cảm và vai trò từ sự đồng cảm của người chồng”. Đó chính là lý do
học viên thực hiện đề tài này, từ kết quả thu được có thể đề xuất những khuyến nghị
nhất định nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho những đối tượng này đồng thời
xem xét đến yếu tố kinh tế trong việc đánh đổi giữa chi phí xã hội bỏ ra (bảo hiểm y
tế) để giảm gánh nặng bệnh tật gây ra cho cộng đồng.
4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung thư vú, cảm nhận giá trị bản thân, sự đồng cảm
của người chồng, mức độ lo lắng tái phát bệnh và các yếu tố đặc điểm cá nhân có tác
động đến trầm cảm không?
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có 2 mục đích chính:
Khám phá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến trầm
cảm ở bệnh nhân ung thư vú
Từ kết quả phân tích, đề tài đưa ra những khuyến nghị cho các đối tượng sau: hệ
thống chăm sóc sức khỏe (Bảo hiểm y tế Việt Nam), xã hội, truyền thông, bác sĩ
điều trị và đặc biệt là người chồng của những bệnh nhân UTV.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi
phỏng vấn.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu,
kiểm định mô hình bằng phương pháp Cronbach Alpha, phân tích tương quan, phân
tích hồi quy.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Phụ nữ lập gia đình bị ung thư vú đã phẫu thuật và đã
chấm dứt điều trị cơ bản (như hóa trị, xạ trị kèm theo) ít nhất 6 tháng, hiện đang
5
được theo dõi và tái khám tại bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu
được chọn theo phương pháp thuận tiện với kích thước N=182.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung thư vú trong mối
quan hệ tác động đến trầm cảm và vai trò của sự đồng cảm từ người chồng trong
mối quan hệ này.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào sự hiểu biết chung
về tác động của thay đổi hình ảnh cơ thể ở phụ nữ UTV đến trầm cảm và vai trò từ
sự đồng cảm của người chồng
Ý nghĩa thực tiễn: Nếu đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được câu hỏi
nghiên cứu, thì kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý hệ thống chăm sóc sức
khỏe đưa ra các chính sách y tế tốt hơn trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần cho
bệnh nhân sống sót sau khi bị UTV nhằm nâng cao chất lượng sống và giảm gánh
nặng bệnh tật (yếu tố kinh tế trong việc đánh đổi chi phí bỏ ra để làm giảm gánh
nặng bệnh tật cho cộng đồng). Kết quả này cũng góp phần giúp cho cộng đồng hiểu
hơn về những khó khăn về tâm lý bệnh nhân phải trải qua và chịu đựng, cần có cái
nhìn đúng đắn và tích cực đến từ phương diện truyền thông, bác sĩ điều trị cần chú ý
hơn vấn đề này để tư vấn cho bệnh nhân cùng lúc với quá trình điều trị bệnh chính.
Đặc biệt là giúp cho người chồng hiểu hơn và cần trang bị kĩ năng đồng cảm, thấu
hiểu để giúp người vợ mình vượt qua được mặc cảm bệnh tật đã gây ra.
1.6 Kết cấu của luận văn
Bài nghiên cứu được cấu trúc thành 5 phần:
Phần 1 giới thiệu tổng quan về các vần đề trong bài nghiên cứu gồm: lí do
chọn đề tài, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
6
phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của bài nghiên
cứu.
Phần 2 trình bày cơ sở lý thuyết gồm tổng quan các tài liệu có liên quan đến
hình ảnh cơ thể, ung thư vú, ảnh hưởng của điều trị và hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung
thư vú, sự đồng cảm của người chồng, khái niệm và nguyên nhân của trầm cảm, tác
động của hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung thư vú đến trầm cảm; đồng thời tóm lược các
nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan tác động đến trầm
cảm.
Phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, gồm có thiết kế nghiên cứu, mô
hình và các biến số, cách thức đo lường các biến số và công cụ phân tích định lượng.
Chương 4 trình bày phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu, gồm có
trình bày về kết quả thống kê mô tả, kiểm định hiệu lực của thang đo, trình bày kết
quả phân tích tương quan và cuối cùng trình bày kết quả hồi quy.
Chương 5 tóm tắt kết quả của nghiên cứu để đưa ra kết luận, đóng góp, hàm ý
của nghiên cứu cũng như hạn chế của nghiên cứu.
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết liên quan
2.1.1 Hình ảnh cơ thể ở bệnh nhân ung thư vú
2.1.1.1
Hình ảnh cơ thể
Hình ảnh cơ thể là hình ảnh chủ quan về hình thể của cả nhân được hình
thành từ sự tự quan sát và bằng cách ghi nhận các phản hồi của những người xung
quanh. Theo quan điểm của tâm lý và tâm thần học, hình ảnh cơ thể là sự cảm nhận
của mỗi nguời về tính thẩm mỹ hay sự hấp dẫn tình dục ở cơ thể mình. Khái niệm
hình ảnh cơ thể được sử dụng trong một số lĩnh vực như tâm lý học, phân tâm học,
tâm thần học, y học, triết học, nghiên cứu văn hóa và bình quyền phụ nữ. Thuật ngữ
này cũng thường được sử dụng trên các phương tiện truyền thông và cho đến nay
vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất trên các lĩnh vực. Sự nhìn nhận về hình ảnh
cơ thể của mỗi người thường là cảm giác bị chi phối bởi nhiều yếu tố liên quan
tương tác từ những người xung quanh, những chuẩn mực văn hóa hay sự định hình
từ phương tiện truyền thông.
So với nam giới, phụ nữ thường có các mối quan tâm về ngoại hình, cân nặng
và vóc dáng của mình (Helms, O’Hea, và Corso, 2008). Hình dáng cơ thể, màu sắc
và chiều dài tóc, kích cỡ và hình dáng vú, và các đặc điểm trên khuôn mặt và một
vài trong số các đặc tính hình thể đóng góp vào nhận thức của người phụ nữ về sức
hấp dẫn và nữ tính. Những điều đề cập ở trên có thể tác động một cách tích cực hoặc
tiêu cực đến trạng thái tinh thần và chất lượng cuộc sống. Đối với những phụ nữ Bắc
Mỹ, Vú không chỉ được xem là một phần cơ thể. Nó gắn liền với bản sắc nữ giới,
tình dục, nữ tính, sức hấp dẫn, nuôi dưỡng và làm mẹ (Levin, 2006; Pikler và
Winterowd, 2003). Và vú thường được xem là “biểu tượng cao cấp” của tình dục nữ
(Levin, 2006).
8
Hình ảnh cơ thể phụ nữ, qua các thời đại khác nhau cũng có những thay đổi
về tiêu chuẩn. Theo Elle MacPherson and Claudia Schiffer, ý niệm về hình thể phụ
nữ lý tưởng là người phụ nữ có vóc dáng thon gọn nhưng bộ ngực căng đầy. Theo
Bordo (2003) một hình thể đẹp cũng cần sự săn chắc. Xét về khía cạnh vóc dáng lý
tưởng, được các nhà tâm lý nghiên cứu và nhận định rằng: trãi qua các thập kỉ, xu
hướng vóc dáng ngày càng yêu cầu thon gọn hơn. Ở những thập niên 1950 hình ảnh
“thân hình đầy đặn” với một ít mỡ ở phần hông và eo để có được sự tỷ lệ thuận với
bộ ngực to tròn của mình (như Marilyn Monroe), cơ thể lý tường càng mỏng hơn
qua các năm 1970,1980 và đến nay.Ngày nay, truyền thông xây dựng nên một hình
mẫu lý tưởng của người phụ nữ có mái tóc dài, lông mi dài, đôi môi căng mọng, bộ
ngực lớn, một vòng eo nhỏ, bộ mông tròn đầy và đôi chân dài. Dần dần, những phụ
nữ trẻ càng thể hiện phong cách ăn mặc càng gợi cảm, họ chú ý trong cách ăn mặc
nhằm tôn lên, phơi bày hoặc muốn thu hút sự chú ý vào các bộ phận tính dục. Chẳng
hạn như, phụ nữ có thể mặc một chiếc áo được cắt ngắn để lộ phần eo và mang giày
cao gót để tôn đôi chân dài. Nắm bắt được tâm lý này đã có hàng loạt các sản phẩm
ra đều nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng hình ảnh cơ thể lý tưởng, một ngành công
nghiệp làm đẹp, bao gồm việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm và các sản phẩm về tóc,
thời trang quần áo tập trung làm tôn lên hình dáng cơ thể phụ nữ (như nhãn hiệu đồ
lót Victoria’s Secret, áo độn vú, độn mông,…) và các hoạt động nổ lực nhằm vào
việc hình thành và duy trì thân hình thon gọn.
Mặc dù những chuẩn mực về hình thể có thay đổi theo thời gian thì phụ nữ
luôn được khuyến khích để thay đổi hình dáng cơ thể và trọng lượng của mình để
phù hợp với xu hướng hiện đại. Vì thế, phụ nữ đã trãi qua nổi đau và việc tập luyện
để phù hợp với ý niệm về vẻ đẹp hình thể chẳng hạn như tục bó chân, áo nịt bụng và
vú kèm theo đó là sự chịu đựng cảm giác khó chịu và bất động khi sử dụng. Trong
thời đại ngày nay, có các hình thức làm đẹp thay thế bằng cách thực hiện chế độ ăn
9
kiên nghiêm ngặt (có thể làm cơ thể suy kiệt và mệt mỏi – hành vi tự hủy hoại) hay
phẫu thuật thẩm mỹ (khi đó phụ nữ phải trải qua các tiểu phẩu hoặc phẫu thuật với
cảm giác đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng) để cố gằng đạt được chuẩn
mực hình thể đẹp theo quan niệm hiện thời, tính hấp dẫn, hình dáng cơ thể thon thả.
Theo nghiên cứu của Charles and Kerr (1986), hầu hết phụ nữ khó kiểm soát
việc chấp nhận hình thể hiện tại của mình. Những bộ phận cơ thể mà những phụ nữ
này cảm thầy không hài lòng nhất tập trung vào bộ ngực (vú quá nhỏ hay quá lớn,
cặp đùi (quá mập hay quá ốm), mông (quá nhão hay quá nhỏ) và bụng (không đủ
phẳng). Ngày nay, các chuyên gia dự đoán rằng phụ nữ sẽ giành nhiều thời gian, sức
lực và tiền bạc trong việc theo đuổi sự hoàn hảo của cơ thể. Nhiều người trong số đó
tin rằng, nếu họ có được hình ảnh cơ thể lý tưởng họ sẽ có cuộc sống tốt hơn, nó gắn
liền với sự tự tin, sự thành công trong công việc, các mối quan hệ lãng mạn và hôn
nhân.
2.1.1.2
Ung thư vú
Ung thư vú được định nghĩa là sự gia tăng không kiểm soát của tế bào vú bất
thường, những tế bào này có thể xâm nhập và lan sang các bộ phận khác qua mạch
máu và hạch bạch huyết. Nó có thể xảy ra ở cả hai giới nhưng không phổ biến ở
nam giới.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 2014), ung thư vú là loại ung thư đứng
hàng đầu trên thế giới (xét chung cả hai giới) và là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ
giới. Trong năm 2012, đã có 1,67 triệu trường hợp được chuẩn đoán mắc mới trên
toàn thế giới. Tương tự tại Mỹ, theo viện ung thư quốc gia (National Cancer Intitute,
2016), ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, ước tính trường hợp mắc
mới là 246.660 trường hợp và tử vong là 40.450 trường hợp. Tại Việt Nam, UTV
cũng đứng đầu trong các ung thư ở nữ về tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc UTV năm 2012 ước
10
tính khoảng 23/100.000 người. Theo số liệu của International Agency for Research
on Cancer (2012), Việt Nam có 11.067 phụ nữ mắc mới và 4.671 tử vong.
Điều trị ung thư vú
Phác đồ điều trị UTV hiện nay là sự kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp điều
trị tại chổ như phẫu thuật, xạ trị và biện pháp điều trị toàn thân như liệu pháp hóa trị,
nội tiết. Việc điều trị như thế nào phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Với
mục tiêu, phát hiện sớm và điều trị hết bệnh, ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hơn,
làm tăng thời gian sống không bệnh (Nguyễn Bá Đức và cộng sự, 2012).
Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị UTV chính yếu nhất, đặc biệt là phù
hợp cho các trường hợp ung thư giai đoạn sớm và trường hợp chưa có di căn. Có 3
loại phẫu thuật cơ bản gồm
Phẫu thuật cắt tuyến vú và vét hạch nách. Hiện nay, đây là biện pháp phẫu
thuật chuẩn đối với UTV ở giai đoạn bệnh còn khu trú. Lấy bỏ hạch nách vừa
để điều trị vừa để chẩn đoán giai đoạn bệnh. Ưu điểm là biện pháp đáng tin
cậy và hiệu quả nhất để xử lý khối U tại chỗ và giải quyết triệt để nguy cơ
phát triển các khối U nguyên phát mới. Nhược điểm là khuyết hổng ảnh
hưởng đến tính thẩm mỹ.
Phẫu thật bảo tồn tuyến vú. Chỉ định cho UTV giai đoạn sớm, bao gồm cắt
một phần tuyến vú và xạ trị. Ưu điểm là ít di chứng, thẩm mỹ cao, cải thiện
chất lượng cuộc sống và tâm lý bệnh nhân sau điều trị. Nhược điểm là tổ
chức tuyến vú còn lại có thể bị Ung thư tái phát hoặc phát triển UTV nguyên
phát mới.
Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tuyến vú ngay sau cắt bỏ. Ưu điểm của kỹ thuật
này đem lại cho bệnh nhân ung thư vú chất lượng sống tốt hơn cả về thể chất
lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bệnh nhân phải tốn thêm một khoảng chi phí lớn để
11
chi trả cho vấn đề thẩm mỹ và chưa được bảo hiểm y tế chi trả cho loại hình
này ở Việt Nam.
2.1.1.3
Ảnh hưởng của việc điều trị đến hình ảnh cơ thể bệnh nhân
Cùng với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại những năm gần đây,
việc áp dụng nhiều phương pháp điều trị hiện đại cho bệnh nhân UTV đã chứng tỏ
được hiệu quả trong điều trị, không những đã giúp gia tăng thời gian sống còn của
bệnh nhân mà còn cải thiện được chất lượng cuộc sống của các đối tượng này. Tuy
nhiên, cùng với sự gia tăng về tỉ lệ sống còn thì ở những phụ nữ này phải chịu sự
thay đổi về hình dáng cơ thể do phẫu thuật cắt bỏ vú, tác dụng phụ của xạ trị và tác
dụng ngoại ý của thuốc hóa trị, làm ảnh hưởng rất nhiều đến diện mạo bề ngoài và
sự nữ tính của phụ nữ. Cụ thể như:
Mặc dù phẫu thuật là phương pháp điều trị UTV cơ bản nhất nhưng cũng để
lại hậu quả nặng nề trên hình thể phụ nữ. Chẳng hạn như phẫu thuật bảo tồn vú tuy
không phải đoạn nhũ nhưng làm mất cân đối về kích cỡ của hai vú, đoạn nhũ một
bên hoặc hai bên đều để lại những sẹo dài trên cơ thể phụ nữ, trong đó đoạn nhũ một
bên thường ảnh hưởng về tính thẩm mỹ và tâm lý hơn nên các bệnh nhân lựa chọn
giải pháp tái tạo vú sau phẫu thuật nhiều hơn so với các phụ nữ phẫu thuật bảo tồn
vú (theo hiệp hội UTV Canada). Trong các nghiên cứu về động cơ để phẫu thuật lựa
chọn tái tạo lại vú, các tác giả đã tổng hợp được các lý do được đa số phụ nữ lựa
chọn như sau: để cảm giác còn nữ tính lần nữa, không muốn bị mất tuyến vú, để cảm
giác tự tin hơn, để duy trì tính hấp dẫn trong quan hệ tình dục với chồng- bạn tình,
không muốn mang vật liệu giả tuyến vú (túi độn vú), để có thể mặc áo ngực thuận
tiện hơn, để loại bỏ cảm giác bị ung thư. Theo nghiên cứu của các giả Moriera và
Canavarro, (2010); Helms và cộng sự, 2008; phẫu thuật có thể gây ra những vết sẹo
và làm mất tính toàn vẹn về hình thể, có thể dẫn đến giảm nhận thức về sức hấp dẫn
hình thể, nữ tính và diện mạo cơ thể nói chung.
12
Trong quá trình xạ trị, do bức xạ chỉ hướng đến một khu vực xác định trên cơ
thể, nên các bác sĩ sẽ dành nhiều thời gian để “đánh dấu bằng mực trên da” trước khi
thực hiện lần điều trị đầu tiên. Mục đích để bức xạ nhắm trúng vào khu vực cần điều
trị mà không có ảnh hưởng đến các mô khác xung quanh. Vết đánh dấu thường được
xăm lên da của bệnh nhân vĩnh viễn. Khu vực sau chiếu xạ có thể mất nhiều tháng
hoặc nhiều năm để làn da trở lại màu sắc bình thường nếu vị trí bức xạ xạm hơn
nhiều những vùng khác. Trong một số trường hợp, sự thay đổi màu sắc có thể vĩnh
viễn, hoặc đôi khi da sẽ dày hơn hoặc săn chắc hơn. Da nhạy cảm hoặc đau có thể
kéo dài nhiều tháng.
Bên cạnh những hiệu quả mong đợi trong điều trị bằng các thuốc hóa trị ung
thư, các bệnh nhân UTV đều gặp phải các tác dụng không mong muốn từ thuốc. Vì
bản chất là hóa chất độc các tế bào tăng trưởng nhanh nhắm đến tế bào ung thư, tuy
nhiên trong cơ thể người bệnh còn các tế bào, tổ chức có tốc độ tăng trưởng nhanh
khác như niêm mạc ống tiêu hóa, hệ lông tóc móng, tế bào sinh dục…thường sẽ có
biểu hiện độc tính rõ ràng nhất. Một trong các tác dụng phụ không đe dọa đến tính
mạng nhưng ảnh hưởng về tâm lý và có thể làm thay đổi chất lượng sống của bệnh
nhân đó là hiện tượng rụng tóc, rụng lông mày, lông mi,… xạm da, thay đổi màu sắc
móng. Ngoài ra, thuốc hóa trị có thể làm khởi phát sớm thời kì mãn kinh, thay đổi
nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, vô sinh.
13
(Nguồn từ Springfield Clinic)
Hình 2. 1 Phẫu thuật cắt bỏ 1 bên vú
(Nguồn từ Springfield Clinic)
Hình 2. 2 Hình ảnh sau khi phẩu thuật tái tạo vú
14
2.1.2 Sự đồng cảm của người chồng
Đồng cảm là khả năng có thể cảm nhận, thấu hiểu và phản hồi lại các trạng
thái bên trong của người khác. Đây có thể là một yếu tố độc đáo giúp cho người vợ
mắc bệnh có thể cải thiện được tình hình sức khỏe tinh thần và là yếu tố được đánh
giá cao. Trước đây, nghiên cứu thường được trích dẫn từ Pistrang và cộng sự
(1995), tác giả đã làm một cuộc khảo sát để hiểu hơn mối quan hệ giữa một số loại
trợ giúp từ những người chồng, ảnh hưởng đến sự nhận thức và sức khỏe tinh thần
ở phụ nữ lần đầu được chuẩn đoán bệnh ung thư vú trong những năm gần đó.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự đồng cảm cao từ những người bạn đồng hành trong
mối quan hệ vợ chồng được cho là có tác dụng tích cực hơn cho những phụ nữ mắc
UTV. Ming (2002) sử dụng một khái niệm tương tự “quan điểm dẫn dắt” để đánh
giá nhận thức của phụ nữ bị UTV từ những hành động của người chồng. Nghiên
cứu này đã cho thấy mức độ nhận thức gia tăng của khái niệm “quan điểm dẫn dắt”
từ người chồng của họ có thể làm giảm bớt đau khổ cho những người phụ nữ này.
Một nghiên cứu khác từ Maly và cộng sự (2005) phát hiện ra rằng những phản ứng
của người chồng càng thể hiện sự lắng nghe những mối lo lắng và bận tâm của
người vợ thì khả năng càng làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Phản ứng của việc
lắng nghe những mối lo lắng và những quan tâm của phụ nữ được Maly và cộng sự
(2005) đo lường tương tự như khái niệm đồng cảm. Tóm lại, những phát hiện từ
những nghiên cứu ở trên nhấn mạnh đến hành vi đồng cảm của người chồng. Sự
nhận thức của người vợ từ sự đồng cảm của người chồng làm cho họ cảm thấy hiểu
và tự tin hơn, điều này là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của
họ.
Vai trò của đồng cảm về hình ảnh cơ thể đã được ngụ ý trong các nghiên cứu
trước đó. Phụ nữ thường bận tâm về vẻ bề ngoài của mình và cách thức mình xuất
hiện trong mắt những người xung quanh trong cuộc sống. Phụ nữ bị UTV bận tâm
15
những phản ứng của người chồng đối với hình ảnh cơ thể sau khi phẫu thuật. Dẫn
đến, nhận thức về sự đồng cảm càng gia tăng thì càng làm giảm những lo ngại của
phụ nữ về việc thay đổi hình ảnh cơ thể ở họ.
Theo nghiên cứu của Chang và Holt (1991), trong văn hóa vợ chồng chịu sự
ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo, người chồng thường có quyền lực lớn
hơn người vợ trong cấu trúc gia đình truyền thống. Phụ nữ thường không đấu tranh
cho quyền lợi của mình và thường che dấu cảm xúc của mình. Ý kiến của phụ nữ
thường bị bỏ qua và không có giá trị ngay cả khi họ cố gắng thể hiện chúng. Với
quan niệm và niềm tin này, người phụ nữ thường có thói quen chịu đựng bất cứ
điều gì để duy trì mối quan hệ hôn nhân của mình. Điều này khiến cho việc cảm
nhận để đồng cảm từ người chồng gặp trở ngại và làm cho những người phụ nữ dễ
bị tổn thương hơn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Trong nghiên cứu mới đây của Xiaoli Chen (2009), tác giả tiến hành nghiên
cứu các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến triệu chứng trầm cảm của phụ nữ Trung
Quốc sống sót sau khi bị UTV. Tác giả nhận thấy rằng, ở nhóm phụ nữ có chồng thì
tỉ lệ trầm cảm thấp hơn so với nhóm phụ nữ li dị và độc thân.
Tóm lại, nhận thức của phụ nữ về sự đồng cảm từ người chồng có khả năng
liên quan đến hình ảnh cơ thể và các triệu chứng trầm cảm của những người này.
Chất lượng của mối quan hệ vợ chồng tạo nên vùng đệm chống lại các phản ứng
tiêu cực đối với tâm trạng của của những phụ nữ bị ung thư.
2.1.3 Trầm cảm
2.1.3.1
Khái niệm
Trầm cảm là trạng thái đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, mất hứng thú hay sự
thoải mãi, cảm giác mơ hồ hay đánh giá bản thân thấp, mất ngủ, ăn không ngon,
mệt mỏi và kém tập trung. Những người bị trầm cảm có thể phàn nàn nhiều về thể
16
lý nhưng không có các nguyên nhân thể lý rõ ràng. Nhìn chung, người trầm cảm
có cách nhìn tiêu cực về bản thân và bi quan về hiện tại cũng như tương lai. Họ
thấy rằng việc thay đổi tình trạng của mình là nằm ngoài khả năng và vô vọng.
Tuy không phải tất cả, nhưng ở một số người xuất hiện hành vi và ý tưởng tự sát.
Những người trầm cảm thường thể hiện những suy nghĩ chậm chạp và lộn xộn,
cũng như khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin hoặc giải quyết vấn đề.
Theo số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO, 2012), Trầm cảm là một
bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 350 triệu người mắc phải.
Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như là hiệu suất lao động ở
nơi làm việc, trường học và trong gia đình mà còn có thể dẫn đến tự tử (Ước tính
có hơn 800 000 người chết do tự tử mỗi năm). Tự tử là nguyên nhân đứng hàng
thứ hai gây tử vong trong độ tuổi từ 15-29 tuổi. Trong mười loại bệnh gây thiệt hại
nhiều nhất, trầm cảm đứng vị trí thứ tư, dự kiến trong năm 2030 trầm cảm sẽ
chiếm vị trí thứ hai sau HIV/AIDS. Gánh nặng của trầm cảm và các rối loạn tâm
thần khác đang gia tăng trên toàn cầu. Một nghị quyết của hội đồng Y tế Thế giới
thông qua năm 2013 đã kêu gọi một cách toàn diện để phối hợp và ứng phó với rối
loạn tâm thần ở cấp quốc gia.
Nguyên tắc điều trị trầm cảm là kết hợp nhiều liệu pháp. Các phương pháp
điều trị và phục hồi chức năng tâm lý xã hội, được chia thành hai nhóm chính: là
liệu pháp sinh học và liệu pháp tâm lý.
Đối với liệu pháp sinh học, có hai hướng can thiệp là hóa dược tâm thần (sử
dụng các thuốc hướng tâm thần để điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh) và liệu
pháp sốc điện (Sốc điện là đưa một dòng xung điện ngoại lai qua não, dòng điện
này cộng hưởng với dòng điện của não làm quá ngưỡng hoạt động của các tế bào
thần kinh tạo ra cơn co giật kiểu động kinh và một tình trạng hôn mê ngắn, xóa đi
toàn bộ chức năng hoạt động tâm thần được hình thành trong quá trình họ sống