Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài dự thi mối quan hệ đặc biệt việt nam lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.54 KB, 6 trang )

BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM – LÀO”
Chủ đề 2: Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam (5-9-1962). Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ
ngoại giao của hai nước.
1. Cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam
Việt Nam và Lào là hai nước láng
giềng gần gũi, có mối quan hệ đoàn
kết, hữu nghị truyền thống tốt đẹp
lâu
đời. Cùng tựa lưng vào dãy Trường
Sơn hùng vĩ, cùng uống chung
dòng nước Mêkông, núi liền núi,
sông liền sông, ngay từ rất sớm, hai
dân tộc Việt Nam - Lào đã gắn bó bền chặt bên nhau chống giặc ngoại xâm, bảo
vệ chủ quyền dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay xỏn Phômvihản
chính là những người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống,
đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào. Mối quan hệ đã
được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và quân dân hai nước dày công vun đắp để
không ngừng phát triển và được đúc kết thành mối quan hệ mẫu mực, thủy
chung, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế và là tài sản chung vô giá của
hai dân tộc Việt - Lào.
Khi nói về mối quan hệ nghĩa tình giữa hai Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt
Nam và Lào, Bác Hồ kính yêu của chúng ta - Người đã dày công vun đắp cho
mối quan hệ Việt - Lào đã nhấn mạnh, đó là mối “quan hệ đặc biệt” mà lịch sư
đã chứng minh cái nghĩa, cái tình và tấm lòng thủy chung, son sắt, sát cánh bên
nhau của hai Đảng, hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù
chung, giành độc lập cho dân tộc và cùng nhau xây dựng hòa bình, hướng tới
tương lai hạnh phúc.

1




Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane.

Nền tảng của quan hệ Việt - Lào xuất phát từ quan hệ truyền thống lâu đời
giữa hai nước láng giềng gần gũi, cùng chung sống trên bán đảo Đông Dương.
Mối quan hệ truyền thống ấy trở nên “đặc biệt” từ khi Đảng Cộng sản Đông
Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện (sau này là Đảng Cộng
sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) trở thành lực lượng lãnh đạo
cách mạng của hai dân tộc Việt Nam và Lào, cùng sát cánh bên nhau chiến đấu
chống kẻ thù chung, xây đắp nên tình đoàn kết keo sơn, thuỷ chung, son sắt Việt
- Lào.
Sự nghiệp cách mạng của hai nước Lào - Việt Nam có mối quan hệ và ảnh
hưởng lẫn nhau một cách đặc biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ điều đó và
thường xuyên căn dặn: “Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách
mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của
cách mạng Lào.”
Hình ảnh cảm động khi bộ đội tình nguyện Việt Nam chia tay các bạn
Lào trước lúc trở về nước, năm 1961.
Công nhân Việt Nam cùng bộ đội và nhân dân Lào thi công đoạn đường
Mương Liệt từ Na Mèo (Thanh Hóa - Việt Nam) đi Sầm Nưa (Lào) năm
1963.
Nhân dân Lào ở Sầm Nưa mít tinh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam vào tháng 8/1964
2


Chiến sỹ Quân đội Giải phóng nhân dân Lào trong chiến dịch Đường 9
Nam Lào, tháng 3/1971.
Bộ đội công binh Việt Nam (Đại đội 5, Trung đoàn 217) nhanh chóng

khắc phục hậu quả bom Mỹ phá hủy cống ngầm sân bay Sầm Nưa, năm
1972.
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Cay Xỏn
Phôm Vi Hản (bên phải) và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng, ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác
giữa hai nước tại Viêng Chăn, ngày 18/7/1977.
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
thăm Trường Sỹ quan Lục quân 1 (Việt Nam) tháng 1/1981.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam tặng
huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Cay Xỏn Phôm Vi Hản tại Viêng Chăn, ngày 1/5/1981.

Với quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, với thiện chí
chân tình, thông cảm nhau sâu sắc trên tình đồng chí anh em, giúp bạn là tự giúp
mình, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cư hàng chục vạn con em yêu
quý của mình sang công tác và phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các
chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ Việt Nam hòa quyện
với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc.
Sự gần gũi về khoảng cách địa lý, và đặc biệt là “đều có sự giao lưu văn
hóa mạnh mẽ với những nền văn hóa khác nhau qua những thời kì lịch sư khác
nhau. Sự tương đồng giữa văn hóa làng - nước của người Việt và văn hóa bản mường của người Lào bắt nguồn từ chính nền tảng chung của văn minh nông
nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á.

3


Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Quốc vương Lào Xỉ Xạ Vàng Vắt Thạ Na
múa lăm vông với các diễn viên Lào trong buổi lễ mừng Quốc vương thăm
hữu nghị Việt Nam tại Hà Nội, ngày 12/3/1963.

Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, nhưng những nét
tương đồng trong văn hóa thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời sống hàng
ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của
Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ tâm hồn chung
về các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính người già. Những nét tương
đồng trong văn hóa của hai nước được thể hiện như sau:
Văn hóa Phật giáo và những giáo lý đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa
hai dân tộc, giúp hai dân tộc, đất nước đến gần nhau hơn ngay từ khi mới hình
thành ý thức hệ về Tổ quốc.
Nhân dân hai nước giàu lòng nhân ái, bao dung, có truyền thống bang giao
hòa hiếu, cùng chung những kẻ thù tàn bạo. Trong thời kỳ đấu tranh chống ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, hai nước đã thành lập Liên quân Việt - Lào
để cùng chung sức chiến đấu chống kẻ thù chung. Những chiến sĩ quân tình
nguyện Việt Nam đầu tiên đã sang Lào cùng chiến đấu sát cánh bên lực lượng
vũ trang Pa-thét Lào. Quyết tâm, hy sinh xương máu và sự phối hợp chặt chẽ
giữa những người con ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa sự nghiệp kháng
chiến chống thực dân cũ của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang, với việc ký Hiệp
định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
4


Thời kỳ sau đó, tinh thần đoàn kết Việt Nam - Lào lại càng được hun đúc và
tôi luyện hơn khi hai nước nhịp nhàng hỗ trợ nhau trên các mặt trận quân sự và
đối ngoại, làm thất bại âm mưu phá hoại và tiến hành chiến tranh do chủ nghĩa
thực dân mới gây ra. Ngày 5-9-1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sư quan hệ hai nước. Liên
minh chiến đấu của quân và dân hai nước Việt - Lào ngày càng được tăng cường
và dãy Trường Sơn hùng vĩ với hai nưa Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây đã
trở thành hình ảnh sinh động của mối quan hệ keo sơn “hạt muối cắn đôi, cọng
rau bẻ nưa” trong những năm tháng gian khổ nhưng đầy vinh quang, cùng góp

phần to lớn giúp nhân dân và các lực lượng vũ trang hai nước đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là Đại thắng Mùa Xuân 1975 tại Việt Nam và
Chiến thắng ngày 2-12-1975 tại Lào.
Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa
hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sư hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước và đặc biệt trong hơn bảy thập kỷ qua, mối quan hệ truyền
thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào
được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phom-vi-hẳn đặt nền móng,
được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai
nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc và là quy
luật phát triển chung của hai nước trên con đường phát triển đất nước phồn vinh,
nhân dân ấm no, hạnh phúc.
2. Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam
Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sư to lớn
trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân
thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết
được những khó khăn, thư thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can
thiệp ngày càng sâu của các nước đế quốc vào Đông Dương trong giai đoạn
kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc của cả hai dân tộc.
Là cơ sở vững chắc để quân và dân hai nước tiếp tục sát cánh bên nhau
chiến đấu và giành nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung
xâm lược và tay sai, giành độc lập, tự do cho mỗi nước.
5


Việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam khẳng
định đường lối nhất quán, đúng đắn trong mối quan hệ chiến lược của hai Đảng
và nhân dân hai nước; đảm bảo sự thống nhất về đường lối chính trị, quân sự, để

hai dân tộc tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã xây dựng và
vun đắp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thongloun Sisoulith phát
động Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2017
Trong tình hình hội nhập với nhiều biến động, nhiều khó khăn và thách thức
do tác động của tình hình thế giới và khu vực, nhưng với truyền thống tốt đẹp của
mối quan hệ đặc biệt và dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và
Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường, mở
rộng cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam
- Lào đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
''Thương nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Việt Lào, hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”(7).
Thanh Hóa, ngày
tháng 8 năm 20
Người dự thi
6



×