Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIAO AN SINH HOC12 THEO CHU DE CHUDE 8 SINH THAI HOC QUAN THE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.08 KB, 14 trang )

CHỦ ĐỀ 8.
CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Số tiết:5
Tiết chương trình:40-44
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của bài học:

- Các nhân tố sinh thái, sự tác động của nhân tố sinh thái của mơi trường lên cơ thể sinh vật và
sự thích nghi của cơ thể sinh vật với mơi trường; sự tác động trở lại của sinh vật lên mơi trường.
- Các mối quan hệ trong quần thể và đặc trưng của quần thể sinh vật
- Trình bày được ngun nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể.
- Xác định được các loại mơi trường sống, các nhân tố sinh thái của một mơi trường nhất định.
- Giải thích được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên mơi trường.
- Phân tích được hậu quả của việc tăng dân số q nhanh. Đưa ra được các biện pháp để khắc
phục hậu quả đó.
- Dự đốn được sự thay đởi của các đặc trưng trong quần thể cá ni trong ao với mật độ cao.
- Phân tích được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
2. Xác định nội dung kiến thức cần xây dựng trong bài học:
2.1. Cơ thể và mơi trường
* Mơi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường nước ( biển,hồ nước mặn ) nước lợ ( nước cửa sông, ven
biển) Nước ngọt ( nước hồ, ao, sông suối..)
Môi trường đất: ( môi trường trong đất) Các loại đất khác nhau.
Môi trường trên mặt đất - không khí.( môi trường trên cạn) tính từ
mặt đất trở lên tới các lớp khí quyển bao quanh trái đất.
Môi trường sinh vật :bao gồm các sinh vật (Con người) nơi sống của
các sinh vật kí sinh cộng sinh
- Nhân tố sinh thái (NTST) là những nhân tố mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới
đời sống sinh vật. Có hai nhóm NTST cơ bản :
+ Nhân tố vơ sinh (nhân tố khơng phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể): các nhân tố vật lí, hóa học
của mơi trường (Ánh sáng, t0, A0, độ pH, khơng khí, gió, bão, mưa, thủy triều, …).
+ Nhân tố hữu sinh (nhân tố phụ thuộc mật độ) : là mối quan hệ giữa sinh vật với các sinh vật


khác trong đó con người là nhân tố hữu sinh có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
- Sự tác động qua lại giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái qua nhiều thế hệ hình thành ở sinh
vật những đặc điểm thích nghi với các điều kiện khác nhau của mơi trường về hình thái, giải
phẫu, sinh lí và tập tính hoạt động. Đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại mơi trường, làm
thay đởi tính chất của các nhân tố sinh thái.
* Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
- Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh

vật theo các quy luật :
Quy luật giới hạn sinh thái : Mỗi lồi có một
giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh
thái nhất định. Ngồi giới hạn sinh thái, sinh
vật khơng thể tồn tại được.
- Nơi ở là địa điểm cư trú của các lồi.
SINH HỌC 12

1


- Ổ sinh thái của một lồi là một “khơng gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của

mơi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép lồi đó tồn tại và phát triển lâu dài.
2.2 Sự thích nghi của sinh vật với mơi trường sống
* Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng :
Ánh sáng được coi là nhân tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn, vừa có tác dụng điều chỉnh,
Ánh sang trắng là nguồn năng lượng của cây xanh và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống động vật.
- Liên quan đến ánh sáng, động vật được chia thành 2 nhóm: nhóm ưa hoạt động ban ngày và

nhóm ưa hoạt động ban đêm.
- Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng của mơi trường. Người ta chia thực vật thành các


nhóm :
* Thực vật ưa sáng, có các đặc điểm :
+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao,

mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.
+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mơ dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.
+ Lục lạp có kích thước nhỏ.
+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hơ hấp cao dưới ánh sáng mạnh.
* Thực vật ưa bóng có các đặc điểm :
+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác.
+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mơ dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và

nằm ngang so với mặt đất.
+ Lục lạp có kích thước lớn.
+ Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hơ hấp cao dưới ánh sáng yếu.
* Thực vật chịu bóng : Mang những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm trên.
Yếu tố
sinh thái

Nhóm thực vật

Nhóm động vật

- Nhóm động vật ưa hoạt động ngày
- Nhóm động vật ưa hoạt động đêm
- Động vật biến nhiệt.
Nhiệt độ
Thực vật biến nhiệt.
- Động vật hằng nhiệt.

- Thực vật ưa ẩm, thực vật ưa ẩm vừa.
- Động vật ưa ẩm.
Độ ẩm
- Thực vật chịu hạn.
- Động vật ưa khơ.
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Quang hợp : Cường độ ánh sáng mạnh
Quang hợp cường độ ánh sáng yếu
Phiến lá dày
Mô giậu phát triển
Phiến lá mõng
Mô giậu ít hoặc không

Lá xếp nghiêng so với mặt đất
Lá xếp ngang so với mặt đất
Thân cây thẳng lớn
Thân cây nhỏ
Màu la:ù xanh nhạt
hạt lục lạp
Màu lá : xanh đậm
hạt lục lạp
Ánh sáng

- Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng.
- Cây ngày dài, cây ngày ngắn.

* Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ :
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật hoặc ảnh hưởng gián tiếp thơng qua các yếu tố


khác như lượng mưa, độ ẩm, gió,…và sinh vật có những biến đởi về hình thái, và các tập tính sinh thái để
thích nghi với sự biến đởi nhiệt độ của mơi trường.
SINH HỌC 12

2


- Theo sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm :
+ Nhóm sinh vật biến nhiệt : Thân nhiệt biến đổi theo sự biến đổi nhiệt độ của môi trường (các loài: Vi

sinh vật, thực vật, ĐVKXS, lưỡng cư, bò sát).
+ Nhóm sinh vật hằng nhiệt : Thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường(Chim và
thú).
- Ở động vật hằng nhiệt để thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường, sinh vật đã có những biến
đổi về hình thái, cấu tạo cơ thể theo các quy tắc:
+ Quy tắc về kích thước cơ thể(quy tắc Becman):
“ Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật
cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng nhiệt đới ấm áp ”.
+ Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể(quy tắc Anlen):

“Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi... thường bé hơn tai, đuôi, chi ...của động vật ở vùng
nóng”.
2.3. Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

* Khái niệm:
Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định,
vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
* Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Quan hệ


Khái niệm

Vai trò

SINH HỌC 12

Hỗ trợ
Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng
loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động
sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù,
sinh sản....

Cạnh tranh
Là mối quan hệ xảy ra khi mật độ cá thể
của QT tăng lên quá cao, nguồn sống của
của môi trường không đủ cung cấp cho

mọi cá thể trong quần thể
các cá thể
tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và
các nguồn sống khác ; các con đực tranh
giành con cái.

Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định,
khai thác tối ưu nguồn sống của môi
trường, làm tăng khả năng sống sót và
sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm).

Làm cho số lượng và phân bố của cá thể
trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp

với nguồn sống và không gian sống, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
3


Quan hệ
Ví dụ

Hỗ trợ
Cạnh tranh
Hiện tượng sống theo nhóm giúp thực Cạnh tranh dành ánh sáng, chất dinh
vật tăng khả năng chống chịu với bất dưỡng ở thực vật cùng loài
lợi của môi trường.

2.4.Các đặc trưng cơ bản của quần thể
2.4.1. Mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi của quần thể
- Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
- Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh

sản và tử vong của quần thể.
*Tỉ lệ giới tính:
- Tỉ lệ giữa số cá thể đực và cái trong quần thể.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (điều kiện sống của môi trường, đặc

điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.....).
*Nhóm tuổi:
- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng thành phần

nhóm tuổi thay đổi theo loài và điều kiện sống.
- Ở đa số các quần thể, cấu trúc tuổi được chia làm 3 nhóm:


nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản, nhóm
tuổi sau sinh sản. Người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành:
tuổi sinh lí (thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể), tuổi sinh thái ( thời gian sống thực tế của cá thể),
tuổi quần thể ( tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể).
2.4.2. Sự phân bố cá thể: Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể.
Kiểu phân bố

Đặc điểm

Ý nghĩa

Ví dụ

Phân bố theo
nhóm

Các cá thể của quần thể phân
bố tập trung theo nhóm ở
những nơi có điều kiện sống
nhất.
Trong trường hợp các điều
kiện sống phân bố đồng đều
trong môi trường, có sự cạnh
tranh gay gắt giữa những cá
thể trong quần thể.
Xảy ra khi các điều kiện sống
phân bố không đồng đều trong
môi trường, các cá thể không
có đặc tính kết hợp nhóm và ít

phụ thuộc vào nhau

Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau
chống lại điều kiện bất lợi
của môi trường

Nhóm cây bụi mọc hoang
dại, đàn trâu rừng

Làm giảm mức độ cạnh
tranh giữa các cá thể trong
quần thể

Cây thông trong rừng
thông, đàn hải âu làm tổ

Phân bố đồng
đều

Phân bố ngẫu
nhiên

Sinh vật tận dụng được
Ví dụ: Sâu cải, mọt bột
nguồn sống tiềm tàng trong lớn...
môi trường

2.4.3. Kích thước và sự tăng trưởng của quần thể :
- Kích thước quần thể : Số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng) của quần thể. Có hai trị


số kích thước quần thể :
+ Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển.
SINH HỌC 12

4


+ Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với

khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Kích thước quần thể phụ thuộc vào sức sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể (xuất cư,

nhập cư) của quần thể sinh vật.
- Tăng trưởng của quần thể sinh vật
+ Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện

môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng
a
sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J).
b (điều kiện môi
+ Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn
trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể tăng tăng trưởng giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ
S).
- Tăng trưởng của quần thể người:
+ Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử.
+ Dân số tăng nhanh là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút.
2.5. Biến động số lượng và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
* Khái niệm và các dạng:
- Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.
- Số lượng cá thể của quần thể có thể bị biến động theo chu kì hoặc không theo chu kì.

+ Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì(chu kì ngày đêm, chu kì mùa, chu kì tuần

trăng, chu kì nhiều năm) là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Ví dụ : dòng hải lưu Ninô chảy qua 7 năm/lần ở ven biển Peru
nhiệt độ tăng, nồng độ muối



tăng
sinh vật phù du chết nhiều
môi trường ô nhiễm cá cơm chết hàng loạt.
+ Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của

quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên
hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người.
* Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể:
- Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm

tăng số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư để cân
bằng
với khả năng cung cấp của
Sinh môi trường:
+ Khi
điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số
Kích thước
Xuất cưcá thể quần thể thấp) → mức tử vong giảm,
lượng Nhập cư
Quần thể
sức

sinh sản tăng, nhập cư tăng → tăng số lượng
cá thể
của quần thể.
+ Khi
điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số
Tử
lượng
quần thể quá cao) → mức tử vong tăng, sức
sinh sản giảm, xuất cư tăng → giảm số lượng cá thể của quần thể.
- Trạng thái cân bằng quần thể: là trạng thái số lượng cá thể của quần thể ổn định và phù hợp với
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
3. Xác định mục tiêu của bài học (sau khi học xong học sinh sẽ đạt được):
3.1. Kiến thức: (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm) lên cơ thể sinh vật.
SINH HỌC 12

5


- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổng hợp, quy
luật giới hạn.
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh.
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ
cạnh tranh.
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện
môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.
- Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể: theo chu kì và không
theo chu kì.

- Trình bày được nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể.
- Xác định được các loại môi trường sống, các nhân tố sinh thái của một môi trường nhất định.
- Giải thích được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫn nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.
- Chỉ ra được những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ giữa các cá thể trong quần thể nhất định.
- Giải thích được các khái niệm : mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, nhập cư.
- Giải thích được vì sao trong tự nhiên quần thể có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của
mình ở mức cân bằng.
- Có kĩ năng giải một vài dạng bài tập về sinh thái cá thể và quần thể sinh vật.
- Lí giải được hiện tượng động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn
và có tai, đuôi, chi nhỏ hơn động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới.
- So sánh được tăng trưởng theo tiềm năng sinh học với tăng trưởng thực tế.
- Chỉ ra được ý nghĩa của những nghiên cứu về biến động số lượng với sản xuất nông nghiệp và
bảo vệ loài.
- Phân tích được giới hạn sinh thái của một loài qua ví dụ về sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của
một loài.
- Lấy được ví dụ về ổ sinh thái. Phân tích được ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví
dụ đó.
- Lấy được ví dụ minh họa cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ
phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể.
- Phân tích được nguyên nhân của hiện tượng tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hậu quả của
việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn.
- Phân tích được hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh. Đưa ra được các biện pháp để khắc
phục hậu quả đó.
- Dự đoán được sự thay đổi của các đặc trưng trong quần thể cá nuôi trong ao với mật độ cao.
- Phân tích được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
3.2. Kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích hình vẽ, phân tích bảng số liệu rút ra nhận xét; các bước bố trí và quan sát thí
nghiệm sinh học, thu thập số liệu quan sát, đưa ra kết luận đánh giá về kết quả thu được;
- Kĩ năng giải bài tập.

- Tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin
- Kỹ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3.3. Thái độ (phẩm chất):
- Có niềm tin về môn học và kiến thức tiếp thu được
SINH HỌC 12

6


- Có hiểu biết tổng quát về cá thể, quần thể, sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể
sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; sự tác động trở lại của sinh vật lên môi
trường, từ đó có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học
3.4. Năng lực:
Stt
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực phát hiện Phát hiện các đặc trưng cơ bản của quần thể. Biến động số lượng cá thể của
và giải quyết vấn
quần thể sinh vật. Trạng thái cân bằng quần thể.
đề
2
Năng lực thu nhận Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự
và xử lí thông tin
thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường.
3
Năng lực nghiên

Nghiên cứu đặc trưng cơ bản của quần thể, biến động số lượng của quần thể
cứu khoa học
sinh vật. Trạng thái cân bằng quần thể.
4
Năng lực tính toán Giải một vài dạng bài tập về sinh thái cá thể và quần thể sinh vật.
5
Năng lực tư duy
Phân biệt các loại môi trường sống, nhât tố sinh thái.
6
Năng lực ngôn
Thuyết minh về phân tích các yếu tố môi trường về xây dựng được ý thức
ngữ
bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
4.1 Chuẩn bị của giáo viên:
− Thiết bị dạy học: giáo án điện tử, giáo án word, tranh quần thể, mối quan hệ của quần thể,
phiếu học tập
− Học liệu: SGK, sách giáo viên, internet
4.2 Chuẩn bị của học sinh:
− Tài liệu học tập (SGK)
− Tham khảo học liệu có liên quan
− Chuẩn bị bài ở nhà
5. Tiến trình dạy học:
* Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ:
* Giới thiệu bài học (chú ý việc tạo tình huống vào bài):Tại sao cá chép sống được ở cả miền Nam
và miền Bắc nhưng cá rô phi lại chỉ sống tốt ở miền Nam? Tại sao mùa mưa ếch nhái nhiều còn mùa
nắng lại không thấy chúng đâu? Tại sao cá mập đẻ nhiều trứng nhưng khi lớn lại rất ít con? Tại sao
thực vật lại có hiện tượng tự tỉa thưa?Một con linh cẩu có bắt được một con trâu rừng ăn thịt hay
không?Để nắm rõ các vấn đề trên, ta sẽ tìm hiểu chủ đề 8.

5.1 Nội dung 1: Cơ thể và môi trường
Hoạt động
STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát hình SGK,tìm hiểu thông tin và thảo luận trả lời
các khái niệm sau: các loại môi trường, nhân tố sinh thái,
giới hạn sinh thái, quy luật tác động của NTST, ổ sinh thái,
nơi ở..
Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên
Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của

SINH HỌC 12

7


nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.

2

Thực hiện nhiệm vụ


Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh
của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời
Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung

3

Báo cáo, thảo luận

Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…
Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày
vấn đề

4

Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập

Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu cao
Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp
theo
Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.1

5.2. Nội dung 2: Sự thích nghi của sinh vật với môi trường
Hoạt động
STT

1

Bước
Chuyển giao nhiệm vụ

2

Thực hiện nhiệm vụ

3

Báo cáo, thảo luận

SINH HỌC 12

Nội dung
Quan sát thông tin và hình ảnh SGK, thảo luận trả lời câu
hỏi và hoàn thành phiếu học tập: Gấu sống ở vủng nhiệt
đới và Bắc cực khác nhau như thế nào? thực vật ưa sáng
và ưa bóng khác nhau như thế nào? Các nhân tố sinh thái
đã ảnh hưởng đến phân loại thực vật , động vật như thế
nào?
Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên
Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của
nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh
của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời

Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung
Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…
Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
8


4

Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày
vấn đề
Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu
cao
Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp
theo
Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.2

Phiếu học tập 1:
Yếu tố
sinh thái

Nhóm thực vật

Nhóm động vật

Ánh sáng
Nhiệt độ

Độ ẩm

Phiếu học tập 2:
Caây öa saùng

Caây öa boùng

5.3. Nội dung 3: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ trong quần thể
STT
1

Bước
Chuyển giao nhiệm vụ

2

Thực hiện nhiệm vụ

3

Báo cáo, thảo luận

4

Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập

SINH HỌC 12

Nội dung

Quan sát hình và rút ra khái niệm quần thể? Tại sao có
hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật?
Quan sát SGK, thảo luận trả lời câu hỏi và phiếu học tập
Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên
Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của
nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh
của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời
Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung
Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…
Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày
vấn đề
9


Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu
cao
Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp
theo
Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.3
Phiếu học tập
Quan hệ
Khái niệm

Hỗ trợ


Cạnh tranh

Vai trò
Ví dụ
5.4. Nội dung 4: Các đặc trưng của quần thể
5.4.1. Hoạt động 1: Mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi của quần thể
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát tranh hình ảnh SGK từ đó rút ra các đặc trưng về
Mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi của quần thể?
Quan sát SGK, thảo luận trả lời câu hỏi
Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên
Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của
nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh
của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời
3
Báo cáo, thảo luận
Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung
Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…

Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
4
Đánh giá kết quả thực
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày
hiện nhiệm vụ học tập
vấn đề
Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu
cao
Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp
theo
Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.4.1
5.4.2. Hoạt động 2: Sự phân bố cá thể trong quần thể
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát thông tin và hình ảnh SGK, thảo luận trả lời câu
hỏi và hoàn thành phiếu học tập: phân biệt các kiểu phân
bố của quần thể?
Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên
Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của
nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao.
SINH HỌC 12


10


3

Báo cáo, thảo luận

4

Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập

Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh
của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời
Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung
Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…
Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày
vấn đề
Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu
cao
Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp
theo
Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.4.2

Phiếu học tập
Kiểu phân bố

Đặc điểm


Ý nghĩa

Ví dụ

Phân bố theo nhóm
Phân bố đồng đều
Phân bố ngẫu nhiên
5.4.3. Hoạt động 3: Kích thước của quần thể và sự tang trưởng của quần thể
STT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát tranh hình ảnh SGK từ đó rút ra các đặc trưng về
kích thước và sự tang trưởng của quần thể? Kích thước
của QT thể hiện qua sơ đồ như thế nào?
Quan sát SGK, thảo luận trả lời câu hỏi
Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên
Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của
nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh
của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời
3
Báo cáo, thảo luận

Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung
Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…
Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
4
Đánh giá kết quả thực
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày
hiện nhiệm vụ học tập
vấn đề
Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu
cao
Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp
theo
Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.4.3
5.5. Nội dung 5: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể
SINH HỌC 12

11


STT
1

Bước
Chuyển giao nhiệm vụ

2

Thực hiện nhiệm vụ


3

Báo cáo, thảo luận

4

Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập

Nội dung
Tại sao sâu bọ xuất hiện nhiều vào mùa xuân ? ếch nhái
xuất hiện nhiều vào mùa mưa? Hệ động thực vật sẽ thay
đổi như thế nào nếu xảy ra cháy rừng?
Học sinh lắng nghe nhiệm vụ từ giáo viên
Phân công cụ thể thảo luận nhóm : số thành viên của
nhóm, nội dung vấn đề của nhóm
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh
của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời
Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận
xét, bổ sung
Học sinh có thể trình bày miệng, bảng phụ, giấy…
Tương tác trao đổi giữa học sinh với giáo viên
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày
vấn đề
Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu
cao
Gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp

theo
Giáo viên đánh giá kết luận  ND 2.5

6. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học:
6.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra miệng, trắc nghiệm
- Bài tập trắc nghiệm
- Đưa ra các tình huống thực tế
6.2. Công cụ kiểm tra, đánh giá
Soạn câu hỏi/bài tập/tình huống kiểm tra, đánh giá ở 4 mức độ yêu cầu cần đạt và theo định hướng
phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:
A. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
B. Thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Thực vật, động vật và con người.
Câu 2. Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây:
1. Quan hệ hỗ trợ.
2. Quan hệ cạnh tranh khác loài.
3. Quan hệ hỗ trợ hợp tác.
4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài.
5. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
Phương án đúng:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 3, 4.
C. 1, 4.
D. 1, 4, 5.
Câu 3. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể luôn ổ định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

B. Kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.
C. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
D. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
SINH HỌC 12

12


Câu 4. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể giao phối?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B. Những con cá sống trong cùng một cái hồ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con gà trống và gà mái nhốt trong một góc chợ.
Câu 5. Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này
có tỉ lệ sinh là 12%/ năm, tỉ lệ tử vong là 8%/ năm; xuất cư 2%/ năm. Sau một năm số lượng cá thể trong
quần thể đó được dự đoán là bao nhiêu?
A.10000.
B. 12000.
C. 11220.
D. 11200.
Câu 6. Ở ruồi giấm, tổng nhiệt hữu hiệu của loài là 170 độ ngày. Ở 250C vòng đời của ruồi giấm là 10
ngày đêm, khi nhiệt độ giảm xuống là 180C thì vòng đời của loài là:
A.19 ngày đêm.
B. 17 ngày đêm.
C. 15 ngày đêm.
D. 13 ngày đêm.
Câu 7: Khi nói về giới haṇ sinh thái, điều nào sau đây Không đúng?
A. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
B. Những loài sống ở vùng xích đaọ có giới haṇ sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
C. Nhuững loài có giới haṇ sinh thái càng hepp̣ thì có vùng phân bố càng rộng.

D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cưcp̣ thuận của giới haṇ .
sống ở vùng nhiệt đới
Câu 8: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:
(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường, tồn tại ổn định với thời gian,
chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường.
(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
(3) Tạo hiệu quả nhóm, khai thác tối ưu nguồn sống.
(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường, đảm bảo và thúc
đẩy quần thể phát triển.
(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Tổ hợp đúng là:
A. (1); (2); (4); (5).
B. (1); (2); (3); (4); (5).
C. (1); (2); (5).
D. (1); (3);
(5).
Câu 9: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể
ảnh hưởng tới
(1)mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường
(2)kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
(3) mức tử vong của quần thể
(4)kích thước của quần thể
(5) mức sinh sản của quần thể
Số phương án trả lời đúng là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 10: Những người dân ven biển Bắc bộ có câu “tháng chín đôi mươi tháng mưới mùng 5”.
Câu này đang nói đến loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật:

A. Loài cá cơm- Biến động theo chu kì mùa
B. Loài Rươi- Biến động theo chu kì tuần trăng
C. Loài dã tràng – Biến động theo chu kì tuần trăng
D. Loài rùa biển- Biến động theo chu kì nhiều năm
7. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
SINH HỌC 12

13


...................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

SINH HỌC 12

14




×