Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

32 chủ đề luyện thi TNQG môn sinh học cđ18 luyện tập di truyền liên kết giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.95 KB, 17 trang )

5. Luyện tập di truyền liên kết giới tính

AB D d
AB D
X X và ruồi giấm
X Y cho F1 có kiều hình lặn về tất cả các tính
ab
ab
trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Cho biết mỗi gen chi phối 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tần số hoán vị gen

A. 20%.
B. 35%.
C. 40%.
D. 30%.
Câu 2. Ruồi giấm A thân xám, a thân đen, B cánh dài, b cánh cụt cùng nằm trên một cặp NST thường. D mắt
đỏ, d mắt trắng nằm trên X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai AB//ab XDXd x AB//ab XDY cho F1 thân
đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 11,25%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là:
A. 2,5%.
B. 15%.
C. 3,75%.
D. 5%.
Câu 3. Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có
hai alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều
cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy
định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao
thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2.Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là
đúng?
A. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao.
B. Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống.
C. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp.
D. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao.


Câu 4. Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh bạch tạng, gen này
nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây
bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết
rằng không có đột biến xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra người con trai mắc đồng thời cả hai bệnh
trên?
A. AAXBXB × AaXbY.
B. AAXBXb × aaXBY.
C. AAXbXb × AaXBY.
D. AaXBXb × AaXBY.
Câu 5. Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, trong các phép
lai sau đây, phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình giống với tỉ lệ phân li kiểu gen là
A. AaXBXb × AaXbY.
B. Aabb × aaBb.
C. Ab/ab × AB/ab.
D. XAXa × XAY.
Câu 1. Ở phép lai giữa ruồi giấm


Câu 6. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai
giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được
quy định bởi gen
A. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).
B. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.
D. trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 7. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của
cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2.
Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm
A. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa trắng.
B. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa trắng.

C. 100% cây hoa đỏ.
D. 100% cây hoa trắng.
Câu 8. Có một số phép lai và kết quả phép lai ở loài hoa loa kèn như sau:
Cây mẹ loa kèn xanh × cây bố loa kèn vàng → F1 toàn loa kèn xanh
Cây mẹ loa kèn vàng × cây bố loa kèn xanh → F1 toàn loa kèn vàng
Sự khác nhau cơ bản giữa hai phép lai dẫn đến kết quả khác nhau:
A. Do chọn cây bố mẹ khác nhau.
B. Tính trạng loa kèn vàng là trội không hoàn toàn.
C. Hợp tử phát triển từ noãn cây nào thì mang đặc điểm của cây ấy.
D. Tính trạng của bố là tính trạng lặn.
Câu 9. Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: ♀ xanh lục x ♂ lục nhạt F1: 100% xanh lục.
Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt x ♂ xanh lục F1: 100% lục nhạt.
Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào?
A. 3 xanh lục : 1 lục nhạt.
B. 100% lục nhạt.
C. 1 xanh lục : 1 lục nhạt.
D. 5 xanh lục : 3 lục nhạt.
Câu 10. Ở một loài, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Người ta thực hiện ba phép lai thu được kết
quả như sau :
Phép lai 1 : ♀lông xanh ♂lông vàng -> F1 : 100% lông xanh.
Phép lai 2 : ♀lông vàng ♂lông vàng -> F1 : 100% lông vàng.
Phép lai 3 : ♀lông vàng ♂lông xanh -> F1 : 50% ♂ vàng; 50% ♀xanh.
Tính trạng màu sắc lông ở trên di truyền theo quy luật
A. Liên kết với giới tính.
B. Tương tác gen.
C. Phân li độc lập của Menđen.
D. Di truyền qua tế bào chất.
Câu 11. Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F1 tự
thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến

xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. tương tác giữa các gen không alen.
B. di truyền ngoài nhân.


C. hoán vị gen.
D. liên kết gen.
Câu 12. Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100%
cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây
hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân).
B. tương tác bổ sung.
C. tương tác cộng gộp.
D. phân li.
Câu 13. Điều nào dưới đây khôngđúng đối với di truyền ngoài NST?
A. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
B. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
D. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
Câu 14. Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc
biệt là
A. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.
B. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.
C. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.
D. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.
Câu 15. Tính trạng do gen trong ti thể quy định sẽ
A. thay đổi khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác vì hệ gen trong nhân là một
phần hệ gen của ti thể.
B. thay đổi khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác vì luôn có sự tương tác giữa hệ
gen trong nhân và hệ gen của ti thể.

C. thay đổi khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác vì hệ gen trong ti thể là một
phần hệ gen trong nhân.
D. tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác vì gen trong ti thể nằm ở tế bào
chất của tế bào.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?
A. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ.
B. Bố di truyền tính trạng cho con gái.
C. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai.
D. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới.
Câu 17. Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là
A. được chứa trong nhiễm sắc thể.
B. có số lượng lớn trong tế bào.
C. hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể.
D. không bị đột biến.
Câu 18. Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào
chất bằng phép lai nào sau đây?
A. Lai thuận nghịch.
B. Lai phân tích.
C. Tự thụ phấn ở thực vật.
D. Giao phối cận huyết ở động vật.


Câu 19. Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
C. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ti thể.
Câu 20. Kết quả phép lai thuận và lai nghịch có kết quả ở F1 và F2 không giống nhau và tỉ lệ phân li kiểu hình
đồng đều ở 2 giới tính thì rút ra nhận xét gì?
A. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST thường.

B. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất.
C. Tính trạng bi chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính.
D. Tính trạng bị chi phối bởi hưởng của giới tính.
Câu 21. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen thứ tự nào dưới đây là đúng
A. 1- nuôi trồng trong các điều kiện khác nhau 2- theo dõi,thống kê kiểu hình 3-tạo ra các cá thể có cùng một
kiểu gen.
B. 1-tạo ra các cá thể có cùng một kiểu gen 2- nuôi trồng trong các điều kiện khác nhau 3- theo dõi,thống kê
kiểu hình.
C. 1- theo dõi,thống kê kiểu hình 2-tạo ra các cá thể có cùng một kiểu gen 3- nuôi trồng trong các điều kiện
khác nhau.
D. 1-tạo ra các cá thể có cùng một kiểu gen 2- theo dõi,thống kê kiểu hình 3- nuôi trồng trong các điều kiện
khác nhau.
Câu 22. Loại biến dị không di truyền qua sinh sản hữu tính là
A. thường biến và biến dị tổ hợp.
B. đột biến xôma và thường biến.
C. đột biến xôma và biến dị tổ hợp.
D. thường biến và đột biến gen.
Câu 23. Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là
A. tính trạng có mức phản ứng rộng.
B. sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.
C. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.
D. một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định.
Câu 24. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?
A. Mức phản ứng không được di truyền.
B. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác
nhau.
C. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
D. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
Câu 25. Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây hoa màu đỏ
thuần chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ 35o C cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa màu trắng này trồng

ở 20o C thì lại cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở nhiệt độ 35oC hay 20o C đều
cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình
A. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ.
B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen.
C. tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
D. gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thành gen r qui định hoa màu trắng.
Câu 26. Nhận định nào dưới đây không đúng?


A. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao.
B. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hạy hẹp tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng.
C. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của môi trường là một thường biến.
D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Câu 27. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền?
A. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
B. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả.
C. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp.
D. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
Câu 28. Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là:
A. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.
C. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
Câu 29. Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
C. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
D. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
Câu 30. Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.

B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
D. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
Câu 31. Xét hai phép lai đơn gen giữa hai bố mẹ thuần chủng dưới đây:
Bố quả đỏ x mẹ quả vàng: F1 thu được 100% quả đỏ
Bố quả vàng x mẹ quả đỏ: F1 thu được 100% quả đỏ
Điều này chứng tỏ
A. Gen qui định màu sắc quả nằm trên NST giới tính X.
B. Gen qui định màu sắc quả nằm trên NST Y
C. Tính trạng do gen nằm ngoài tế bào chất qui định
D. Tính trạng do gen nằm trên NST thường.
Câu 32. Khẳng định nào dưới đây về sự di truyền giới tính và di truyền liên kết giới tính là chính xác?
A. Có thể sử dụng các tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái
phục vụ mục đích sản xuất.
B. Tính trạng do gen trên NST X qui định di truyền chéo, còn tính trạng do gen nằm trên NST Y qui định di
truyền thẳng ở mọi loài động vật.
C. Sự di truyền tính trạng do gen trên NST giới tính qui định gọi là sự di truyền liên kết giới tính. Cặp NST
XY phân hóa thành đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng.
D. Có thể kết luận tính trạng liên kết giới tính thông qua quá trình theo dõi các tính trạng qua nhiều thế hệ .
Câu 33. Trong trường hợp không xảy ra đột biến nhưng xảy ra HVG giữa các gen B và b với tần số 40%; D
h
và d với tần số 20%; G và g với tần số 20%. Tính theo lí thuyết, loại giao tử ab de X E được sinh ra từ cơ thể

có kiểu gen:

AB DE H h
X E X G chiếm tỷ lệ
ab de



A. 0,018 (1,8%)
B. 0,12 (12%)
C. 0,012 (1,2%)
D. 0,022 (2,2%)
Câu 34. Mù màu là một tính trạng lặn do gen liên kết với NST giới tính quy định. Một cặp vợ chồng không
mù màu có một người con trai mù màu. Vậy kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
A. XaXa và XaY
B. XaXa và XAY
C. XAXA và XaY
D. XAXa và XAY
Câu 35. Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy
định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên NST thường.
Gen D nằm trên NST giới tính X qui định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng.
Phép lai AB/ab XDXd x AB/ab XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỷ lệ 15%. Tần số
hoán vị gen là
A. 10%
B. 15%
C. 40%
D. 20%
D d
Câu 36. Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AbBbX e X E đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen
d
D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử abX e được tạo ra

từ cơ thể này là:
A. 2,5%
B. 10,0%
C. 5,0%
D. 7,5%
Câu 37. Ở ruồi giấm, gen đột biến trội liên kết với X (N) gây ra cánh Notch ở con cái dị hợp tử, nhưng gây

chết trong điều kiện XNY hoặc đồng hợp tử. Tỷ lệ ở đời con sẽ như thế nào nếu ta cho lai giữa ruồi cái có cánh
Notch với ruồi đực bình thường?
A. 1/3 cái Notch, 1/3 cái bình thường, 1/3 đực bình thường
B. 1/4 cái Notch, 1/4 cái bình thường, 1/4 đực Notch, 1/4 đực bình thường
C. 1/2 cái Notch, 1/2 đực bình thường
D. 1/2 cái bình thường, 1/2 đực bình thường
Câu 38. Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng
trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất
25%?
A. XmXm × XmY.
B. XMXm × Xm Y.
C. Xm Xm × XM Y.
D. XM XM × XM Y.
Câu 39. Nam giới thường bị ảnh hưởng bởi những tính trạng do gen liên kết với giới tính hơn nữ vì
A. Kích thích tố nam chẳng hạn như testosterone thường làm có nhiều đột biến trên NST X
B. Kích thích tố nữ như estrogen thường bù đắp cho những tác động của đột biến trên NST
C. NST X ở nam giới thường có nhiều đột biến hơn so với NST X ở phụ nữ


D. Nam giới là giới dị giao tử.
Câu 40. Ở mèo, lông màu đen gây ra bởi một alen liên kết với X, alen khác ở locut này gây ra màu da cam. Dị
hợp tử màu mai rùa. Các loại con có thể có từ phép lai của một con cái màu đen và một con đực màu da cam.
A. Cái màu mai rùa, đực màu mai rùa
B. Cái màu đen; đực màu cam
C. Cái màu cam; đực màu cam
D. Cái màu mai rùa, con đực màu đen
Câu 41. Xác định giới tính ở động vật có vú là do khu vực SRY của NST Y. Một bất thường của khu vực này
có thể cho phép điều nào sau đây có kiểu hình nam giới.
A. Hội trứng Turner, 45, X
B. Chuyển vị của SRY sang một NST thường của một cá nhân 46 XX

C. Một người có thêm một NST X
D. Hội chứng Down, 46, XX
Câu 42. Sự di truyền liên kết giới tính có đặc điểm cơ bản là:
A. Tỉ lệ kiểu hình không đồng đều ở 2 giới.
B. Tỷ lệ kiểu hình đều hoặc không đều ở 2 giới.
C. Kiểu hình chỉ di truyền trong một giới.
D. Tỉ lệ kiểu hình đồng đều ở 2 giới.
Câu 43. Phần lớn các con mèo calico (mèo tam thể) là mèo cái. Tuy nhiên, một số ít mèo này là đực. Kiểu gen
của mèo tam thể đực là:
A. XBXb
B. XBY
C. XbYY
D. XBXbY
Câu 44. Hiện tượng di truyền liên kết giới tính có ý nghĩa thực tiễn.
A. Nhận biết để điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi từ giai đoạn sớm.
B. Biết được nguyên nhân các bệnh di truyền cho NST giới tính.
C. Phát hiện quy luật di truyền chéo và di truyền thẳng.
D. Xác định trước tỉ lệ đực, cái ở đời sau nhờ dấu hiệu liên kết.
Câu 45. Với các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên NST X. Khẳng định nào dưới đây là không
chính xác?
A. Tính trạng này biểu hiện ở cả hai giới, tuy nhiên ở nam biểu hiện nhiều hơn ở nữ.
B. Tính trạng này biểu hiện ở hai giới, tuy nhiên trong một gia đình nếu con gái bị bệnh thì người mẹ nhất
thiết bị bệnh.
C. Các cặp bố mẹ không biểu hiện tính trạng này thì con trai của họ cũng có thể mang tính trạng này.
D. Bố biểu hiện tính trạng này, mẹ đồng hợp. 100% số con gái của họ không biểu hiện tính trạng này.
Câu 46. Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở
hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này
được quy định bởi gen
A. Nằm ngoài NST (ngoài nhân)
B. Trên NST giới tính Y, không có alen tương ứng trên X

C. Trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
D. Trên NST thường.
Câu 47. Ở ruồi giấm gen D-mắt đỏ trội hoàn toàn so với d - mắt trắng. Khi lai ruồi mắt đỏ với nhau thu được
kết quả 25% đực mắt đỏ, 25% đực mắt trắng, 50% cái toàn mắt đỏ. Kiểu gen phép lai là:


A. ♀XDXD x ♂XDY
B. ♀XDXd x ♂XDY
C. ♀XDXD x ♂XdY
D. ♀XDXd x ♂XdY
Câu 48. Tại sao nhiều bệnh di truyền do gen nằm trên NST giới tính ở người lại dễ được phát hiện hơn so với
bệnh di truyền do gen nằm trên NST thường.
A. NST thường luôn luôn tồn tại thành từng cặp còn NST giới tính thì không.
B. Tập tính phân li của các NST giới tính khác với NST thường.
C. Có hiện tượng bất hoạt trên NST giới tính X.
D. Giữa hai NST giới tính X và Y có đoạn không tương đồng rất lớn.
Câu 49. Tại sao gen đột biến lặn trên NST X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm
trên NST thường?
A. Vì tần số đột biến gen trên NST X thường cao hơn so với trên NST Y
B. Vì phần lớn các gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y.
C. Vì chỉ có một trong hai NST X của nữ giới hoạt động.
D. Vì gen đột biến trên NST X thường là gen trội.
Câu 50. Lai ruồi giấm cái thuần chủng mắt tím, thân nâu với ruồi đực thuần chủng mắt đỏ, thân đen người ta
thu được F1 tất cả đều có mắt đỏ, thân nâu. Cho các con ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu
được đời F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 860 ruồi mắt đỏ, thân nâu: 428 ruồi mắt tím, thân nâu: 434 ruồi
mắt đỏ, thân đen. Điều giải thích nào dưới đây về kết quả của phép lai trên là đúng?
A. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân nằm trên các NST khác nhau.
B. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau.
C. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết với nhau. Không thể tính được chính xác tần số
hoán vị gen giữa hai gen này.

D. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số hoán vị giữa hai
gen là 10%.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: D
Ở phép lai ruồi giấm

XDXd ×

XDY cho kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm 4,375%

Cho kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng:

XdY

Tách riêng từng phép lai: XDXd × XDY → tạo XdY = 1/4

XdY = 4,375 tỷ lệ XdY =1/4 →

= 17,5%

= 17,5% → hoán vị một bên = 50%

× 35%


giao tử

= 35% là giao tử liên kết → tần số hoán vị = 30%


Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: D
Để sinh con bị bệnh bạch tạng thì P có thể là:
Aa × aa ; Aa × Aa ; aa × aa
Để sinh con trai bị bệnh mù màu (
×

, hoặc

;

) thì phép lai P có thể là:

×, hoặc

Câu 5: B
Ta thấy : Chỉ có trường hợp B thỏa mãn: Aabb × aaBb
Xét riêng từng cặp tính trang: Aa× aa → Aa:aa
bb × Bb → Bb:bb
Tỷ lệ phân ly KH và KG: 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 6: B
Một gen quy định một tính trạng, lai thuân và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị
giao XY nhiều hơn XX thì tính trạng này di truyền liên kết giới tính.
Có xuất hiện ở giới XX → tính trạng di truyền trên NST X → không có alen tương ứng trên Y
( Nếu tính trạng nằm trên Y thì giới XX sẽ không biểu hiện bệnh)

Câu 7: C
Câu 8: C
Câu 9: B

Xét phép lai thuận thấy : Con lai có kiểu hình giống kiểu hình mẹ
Phép lai nghịch: Con lai có kiểu hình giống mẹ
→ Di truyền TBC
Vậy con lai sẽ mang kiểu hình của cây mẹ (Cái F1 là lục nhạt) → 100% lục nhạt
Câu 10: A


Xét phép lai 3: Phép lai 3 : ♀lông vàng x ♂lông xanh -> F1 : 50% ♂ vàng; 50% ♀xanh → có hiện tượng di
truyền chéo.
Chứng tỏ tính trạng màu lông di truyền liên kết với giới tính X (Y không alen)
Câu 11: A
F2 có tỉ lệ trắng/đỏ = 131:29 = 13:3 = 16 tổ hợp
Tương tác gen kiểu át chế
Câu 12: B
Câu 13: C
Câu 14: A
Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ là do khi thụ tinh giao
tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng.
Các gen nằm trong tế bào chất của mẹ được truyền lại cho con qua tế bào chất của trứng.
Vì vậy kiểu hình đời con giống hoàn toàn mẹ.
Câu 15: D
Câu 16: A
Câu 17: C
Vật chất di truyền ở tế bào, ngoài việc chứa trong nhân còn có ở ngoài nhân, tồn tại ở các bào quan như ti thể
và lạp thể.
DNA ngoài nhân là các phân tử DNA kép, mạch vòng. Các DNA ngoài nhân thì hoạt động độc lập với hoạt
động của nhiễm sắc thể.
Câu 18: A
Câu 19: D
Nếu kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định sẽ nằm

trong ty thể hoặc lục lạp.
Khi thụ tinh giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. Các gen nằm trong tế
bào chất ( trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.
Ngoài ra có thể có trường hợp gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính. kiểu hình phép lai thuận và
nghịch sẽ khác nhau.
Câu 20: B
Câu 21: B
Câu 22: B
Câu 23: C


Sự mềm dẻo về kiểu hình ( thường biến): hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều
kiện môi trường khác nhau → giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
Trong điều kiện môi trường khác nhau sẽ biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau.
Câu 24: A
Cùng một kiểu gen nhưng có thể cho 1 dãy các kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
Người ta gọi tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản
ứng của kiểu gen.
Vậy mức phản ứng do kiểu gen quy định do đó nó có khả năng di truyền.
Câu 25: C
Cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) dù ở nhiệt độ
trắng do kiểu gen quy định.

hay

đều cho hoa màu trắng → Tính trạng màu hoa

Cây hoa màu đỏ thuần chủng (RR) trồng ở nhiệt độ
cho hoa màu trắng, còn trồng ở nhiệt độ
màu đỏ → Tính trạng màu hoa đỏ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.


thì cho hoa

Câu 26: C
Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản
ứng của kiểu gen → Mức phản ửng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao.
Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hay hẹp tùy thuộc từng loại tính trạng:
Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng số lượng như các tính trạng năng suất,
khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng..
Hiện tượng kiểu hình của 1 cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự
mềm dẻo kiểu hình → Sự mềm dẻo kiểu hình giúp SV thích nghi với sự thay đổi của MT.
Thường biến là hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 27: D
Hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gen
A sai vì Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh chứ không
phải chịu ảnh hưởng ít.
B sai vì Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp tức là tính trạng đó phụ thuộc chủ yếu vào kiểu hình
→ phải chọn lọc nhiều lần mới có hiệu quả.
C sai vì hệ số di truyền cao → tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen → hiệu quả chọn lọc cao chứ không
phải thấp.


Câu 28: B
Câu 29: D
Câu 30: D
Cùng một kiểu gen nhưng có thể cho 1 dãy các kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
Người ta gọi tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản
ứng của kiểu gen.
Vậy mức phản ứng do kiểu gen quy định → D sai.
Câu 31: D

Bố quả đỏ × mẹ quả vàng → 100% quả đỏ;
Bố quả vàng × mẹ quả đỏ → 100% quả đỏ → quả đỏ là tính trạng trội so với quả vàng.
Tỷ lệ kiểu hình đồng đều cả hai giới nên tính trạng nằm trên cặp NST thường.
A. Sai, nếu gen quy định nằm trên X → tỷ lệ kiểu hình đời F1 sẽ không đồng đều cả hai giới.
B. Sai, nếu gen quy định nằm trên Y, không có alen tương ứng trên X → giới XX sẽ không biểu hiện tính
trạng.
C. Sai, tính trạng nằm ngoài tế bào chất quy định → con di truyền theo dòng mẹ → phép lai bố quả đỏ × mẹ
quả vàng → kiểu hình phải là quả vàng.
Câu 32: A
A. Đúng. Có thể sử dụng các tính trạng liên kết giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái,
phục vụ mục đích sản xuất.
B. Sai. Tính trạng do gen nằm trên X di truyền chéo, còn trên Y di truyền thẳng ở mọi loài động vật - đó là
trường hợp gen nằm trên đoạn không tương đồng.
Còn gen nằm trên X nhưng ở vùng tương đồng với Y thì di truyền như gen trên cặp nhiễm sắc thể bình
thường.
C. Sai. Cặp XY không phân hóa thành đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng, mà trên mỗi NST giới
tính X và Y đề có vùng tương đồng và vùng không tương đồng với nhau. Giả sử gen nằm trên vùng không
tương đồng X sẽ không có alen trên Y, gen nằm trên vùng không tương đồng của Y sẽ không có alen tương
ứng trên X.
D. Sai. Chưa thể kết luận tính trạng liên kết giới tính nếu chỉ theo dõi qua nhiều thế hệ.
Câu 33: C
Cơ thể có kiểu gen

giảm phân tạo giao tử. Giao tử

.


tần số hoán vị gen B và b là 40% → ab = 0,3.


tần số hoán vị gen D và d là 20% → de = 0,4.
→ tần số hoán vị gen G và g là 20% →
Vậy tỷ lệ giao tử

= 0,1.

= 0,3 × 0,4 × 0,1 = 0,012%.

Câu 34: D
Mù màu là bệnh do gen lặn liên kết với NST giới tính quy định.
Quy ước: A - bình thường, a - mù màu.
Cặp vợ chồng không mù màu → sinh được con trai mù màu
mẹ.

, người con trai này nhận Y từ bố và

từ

Bố bình thường → kiểu gen
Mẹ bình thường → có cho giao tử
Vậy kiểu gen của bố mẹ là:

→ kiểu gen của mẹ :

.

×

Câu 35: D
Ở ruồi giấm A - thân xám, a - thân đen, B - cánh dài, b - cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X quy định

mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng.

×
Tách riêng :

.
×



:

:

:

→ 3/4 mắt đỏ: 1/4 mắt trắng.

Tỷ lệ thân đen, cánh cụt, mắt đỏ → 15% → tỷ lệ thân đen, cánh cụt = 0,2%.

Ruồi giấm hoán vị gen 1 bên → Gọi tỷ lệ giao tử
0,4

là x.

×

→ 0,5

là giao tử liên kết → tần số hoán vị gen = 1 - 2× 0,4 = 0,2 = 20%.


Câu 36: A
Cơ thể có kiểu gen AaBb

giảm phân, hoán vị gen với tần số 20%.

Tách riêng từng kiểu gen : AaBb → AB : Ab : aB : ab.

×x

= 0,2 → x = 0,4.


→ 0,4

; 0,4

Tỷ lệ giao tử ab

: 0,1

: 0,1

= ab × 0,1 = 2,5%.

Câu 37: A
Gen đột biến trội liên kết X (N) gây chết ở kiểu gen đồng hợp tử hoặc

.


Cho lai ruồi cánh Notch (

:

) × ruồi đực bình thường (

)→

:

:

.

→ chết → tỷ lệ đời con: 1/3 cánh Notch : 1/3 ruồi cái bình thường : 1/3 ruồi đực bình thường.

Câu 38: B
Cỉ có trường hợp B là sinh ra con trai bị máu khó đông với xác suất là 1/4:
×



:

:

:

TH A:


×



:

→ → 1/2

TH C:

×



:

→ 1/2

TH D:

×



→ 1/4
→ loại.
→ loại.

: XMY không có XmY.


Câu 39: D
Giới Nam thường bị ảnh hưởng bởi những tính trạng do gen liên kết với giới tính hơn nữ giới vì:
TH1: giới nam là giới dị giao tử XY nên chỉ cần 1 alen là biểu hiện bệnh - giới nữ là giới đồng giao → XX →
cần 2 alen mới biểu hiện bệnh.
TH2: nếu gen gây bệnh nằm trên NST giới tính Y thì chỉ biểu hiện bệnh ở nam giới còn nữ giới sẽ không biểu
hiện bệnh.
Nam giới sẽ bị các bệnh lk giới tính nhiều hơn nữ.

Câu 40: D
Ở Mèo, tính trạng màu lông liên kết với nhiễm sắc thể X.
Quy ước: A - lông đen, a - lông màu cam, Aa - lông màu mai rùa.
,

- lông đen;

,

- lông cam ;

Cho ruồi cái lông đen × ruồi đực lông cam:

- lông màu mai rùa.
×



:

.



Tỷ lệ kiểu hình : 1 mèo cái màu mai rùa, 1 mèo đực lông đen.
Câu 41: B
SRY nằm ở đầu của NST giới tính Y, quy định sự phát triển của tinh hoàn.
Gen này có chức năng điều hòa hoạt động gen khác, tham gia quá trình hình thành đặc điểm giới tính nam
Nếu không có SRY thì phôi sẽ phát triển buồng trứng và hình thành cơ thể nữ.
Muốn biểu hiện kiểu hình nam giới → phải có SRY.
A. Tocno, OX → giới tính nữ.
B. Chuyển vị trí SRY sang 1 NST thường, người XX → nhưng vẫn có gen SRY → biểu hiện giới tính nam.
C. Thêm 1 NST X → SRY là gen nằm trên Y chứ không phải trên X.
D. Đao 3 NST số 21, XX → biểu hiện nữ giới.
Câu 42: B
Sự di truyền liên kết giới tính: gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X hoặc NST giới tính Y.
Nếu gen quy định tính trạng nằm trên X, kiểu hình có ở cả hai giới.
Gen quy định tính trạng nằm trên Y → kiểu hình chỉ có ở giới dị giao tử.
Sự di truyền liên kết giới tính, tỷ lệ kiểu hình đời con có thể đồng đều hoặc không đồng đều ở hai giới.
VD: Quy ước A - mắt đỏ, a - mắt trắng:
×


:

→ tỷ lệ 100% mắt đỏ: có trường hợp tỷ lệ kiểu hình không đồng đều ở hai giới,
; con đực mắt trắng : con cái mắt đỏ.

×

Câu 43: D
Ở Mèo màu lông do 1 gen liên kết với nhiễm sắc thể X quy định.
Gen B - quy định lông đen, b- quy định lông hung, B là trôi không hoàn toàn với b nên kiểu gen Bb quy định

màu lông tam thể.
Mèo tam thể phải có cả hai alen B và b, mèo cái tam thể có kiểu gen
, mèo đực tam thể có kiểu gen
- mèo đực tam thể là mèo bị đột biến số lượng NST nên số lượng mèo đực rất ít.
Câu 44: A
Câu 45: B


Tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X.
A. Tính trạng này biểu hiện ở cả hai giới, tuy nhiên nam giới là giới dị giao tử sẽ biểu hiện nhiều hơn ở nữ
giới.
B. Một gia đình nếu con gái bị bệnh
→ mẹ có thể có kiểu gen
.

→ mẹ không nhất thiết bị bệnh, mẹ chỉ cần cho giao tử

C. cặp bố mẹ không biểu hiện tính trạng này
.
D. Bố biểu hiện tính trạng

, mẹ đồng hợp

×

→ con trai có thể mang tính trạng này

, bố cho

hoặc


→ con gái sẽ không biểu hiện tính trạng này.

Câu 46: C
Trường hợp một gen quy định một tính trạng, lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất
hiện ở giới dị giao tử nhiều hơn giới đồng giao tử.
A. Sai. Vì gen quy định tính trạng (di truyền theo dòng mẹ) lai thuận và lai nghịch khác nhau nhưng tính trạng
phải phân li đồng đều cả hai giới.
B. Sai, nếu gen nằm trên NST giới tính Y sẽ không có alen tương ứng trên X vì thế giới đồng giao sẽ không
biểu hiện tính trạng.
D. Sai. Nếu gen trên NST thường → lai thuận nghịch phải giống nhau và tính trạng phân li đồng đều ở hai
giới.
C. Tính trạng do gen quy định nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Tính trạng biểu hiện
cả ở hai giới, lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau. Giới dị giao tử chỉ cần 1 alen lặn là biểu hiện bệnh
, còn giới đồng giao tử cần có 2 alen lặn
→ tính trạng lặn ở giới dị giao nhiều hơn.

Câu 47: B
Ruồi giấm, D - mắt đỏ, d - mắt trắng.
Lai ruồi mắt đỏ với nhau → loại đáp án C, D. vì ruồi đực ở phép lai C, D là ruồi mắt trắng.
A.
B.

×
×

Câu 48: D
Câu 49: B
Câu 50: C


→ 100% ruồi mắt đỏ.
→ 25% đực mắt đỏ

: 25% đực mắt trắng

: 50% cái mắt đỏ

.


Ruồi cái mắt tím, thân nâu × ruồi đực mắt đỏ, thân đen → mắt đỏ, thân nâu → mắt đỏ trội so với mắt tím, thân
nâu trội so với thân đen.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên → tỷ lệ thu được 860 ruồi mắt đỏ, thân nâu : 428 ruồi mắt tím thân nâu : 434
ruồi mắt đỏ thân đen → tỷ lệ 1: 2 : 1. → có hiện tượng liên kết gen.
Quy ước: A - mắt đỏ, a - mắt tím, B - thân nâu, b - thân đen.

×



.

Cho F1 giao phối với nhau → F2 :

×



:2


:

.

TH2: hoán vị 1 bên với tần số bất kì ( ruồi giấm xảy ra hoán vị ở con cái) → cũng sẽ ra tỷ lệ 1 : 2: 1.



×