Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Phong trao phản đôi chiến tranh việt nam của nhân dân mỹ và nhân dân một số nước my latinh (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.21 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

PHẠM THỊ DƢƠNG

PHONG TRÀO PHẢN ĐỐI CHIẾN TRANH
VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN MĨ VÀ NHÂN DÂN
MỘT SỐ NƢỚC MĨ LATINH (1954 - 1975)

Nhóm ngành: Lịch sử Thế giới

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Đinh Ngọc Ruẫn

SƠN LA, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Đinh Ngọc Ruẫn - người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi chân thành cảm ơn Thư viện Trường Đại học Tây Bắc, Thư viện Quốc
gia đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
nghiên cứu, hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi cũng nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của Phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Phòng Đào tạo, các thầy
cô giáo trong khoa Sử - Địa cùng các bạn sinh viên K54 ĐHSP Lịch Sử
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Phạm Thị Dƣơng




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4
4.1. Cơ sở tài liệu ............................................................................................... 4
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 4
5. Bố cục đề tài ................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. SỰ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO PHẢN ĐỐI CHIẾN
TRANH VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN MỸ VÀ NHÂN DÂN MỘT SỐ
NƢỚC MỸ LATINH (1954 - 1975) ................................................................. 5
1.1. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai và tác động của nó tới
cách mạng Việt Nam .......................................................................................... 5
1.1.1. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai .................................... 5
1.1.2. Tác động của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới cách
mạng Việt Nam ................................................................................................ 15
1.2. Tính chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của Việt
Nam ................................................................................................................. 18
1.2.1. Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chiến tranh xâm lược thực dân
mới của đế quốc Mỹ ......................................................................................... 18
1.2.2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam mang tính
chất liên minh của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia chống kẻ thù chung ....... 21
1.2.3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc
đụng đầu lịch sử mang tính thời đại sâu sắc...................................................... 23



1.3. Bước đầu hình thành phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân
dân Mỹ và một số nước Mỹ Latinh................................................................... 25
CHƢƠNG 2. QÚA TRINH PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO PHẢN ĐỐI
CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN MỸ VÀ NHÂN DÂN
MỘT SỐ NƢỚC MỸ LA TINH (1954 - 1975).............................................. 36
2.1. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mỹ và nhân dân
một số nước Mỹ Latinh (1954 - 1965) .............................................................. 36
2.2. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mỹ và nhân dân
một số nước Mỹ La Tinh ( 1965- 1975)............................................................ 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ sự đối đầu của trật tự hai cực Ianta và chiến tranh lạnh, cuộc
chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) là một trong những cuộc chiến tranh lâu
dài và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã tác động
rất lớn tới tình hình nước Mỹ trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hôi, uy tín của
nước Mỹ trên trường quốc tế. Do đó, việc lựa chọn đề tài trên sẽ góp phần vào
việc nghiên cứu lịch sử nước Mỹ trong quá trình thực hiện tham vọng toàn cầu
bá chủ thế giới.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1954-1975), Việt Nam chủ
trương “ đoàn kết với bất cứ người nào có thể đoàn kết được, trung lập bất cứ
người nào có thể trung lập, cốt làm phân hóa kẻ thù cao độ và cô lập chúng,
đồng thời kiếm thêm nhiều bạn cả trong nước và ngoài nước” [1;237]. Ngoài
việc phát huy yếu tố nội lực ở trong nước, Việt Nam còn tranh thủ sự ủng hộ từ
nước ngoài, huy động tổng hợp sức mạnh vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, đưa

cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là kết
quả tổng hợp của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Một trong những nhân
tố quan trọng góp phần tạo nên thắng lợi to lớn ấy phải kể đến sự ủng hộ, giúp
đỡ về vật chất và tinh thần của nhân dân Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Sự ủng hộ
đó không chỉ ở một tổ chức, quốc gia, một khu vực mà đã lan rộng toàn thế giới
hình thành một phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ. Phong trào ủng hộ
của nhân dân Mỹ và các nước Mỹ Latinh đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ
của nhân dân Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến nội bộ nước Mỹ, gây thêm
khó khăn cho đế quốc Mỹ, trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Rộng hơn nữa, phong trào đã tác động trực tiếp đến chính sách của chính
quyền các nước đối với chiến tranh, trước hết là các nước phát triển. Không chỉ
vậy phong trào còn có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn
- Mặt khác, cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém của chính phủ Mỹ đã tác
động đến nội tình nước Mỹ, từ đó đã dẫn tới một phong trào phản đối chiến
1


tranh Việt Nam của nhân dân Mỹ dưới nhiều hình thức khác nhau. Bởi vây, việc
tìm hiểu đề tài còn góp phần phục dựng lại một cách sinh động các hình thức
phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mỹ. Qua đó sẽ chứng minh rõ ràng
hơn một trong những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của nhân dân Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).
Xuất phát từ vai trò to lớn của phong trào phản đối của nhân dân Mỹ và
các nước Mỹ La Tinh đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, từ
những tác động tích cực mà phong trào đem lại và những dư âm mà nó để lại
cho nhân dân Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, việc tìm hiểu về phong trào phản đối chiến tranh ở Việt
Nam của nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới đã thu hút nhiều sự quan tâm

của học giả, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học…
Năm 1967, tác giả Lưu Quý Kỳ cho ra đời cuốn Phong trào nhân dân thế
giới chống Mỹ ủng hộ Việt Nam. Sách đã đề cấp đến những phong trào của các
nước xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam, để đi tới khẳng định
đó là một phong trào có quy mô rộng lớn, và nguyên nhân chính làm cho
phong trào nhân dân thế giới chống Mỹ ủng hộ Việt Nam ngày càng phát triển
mạnh mẽ.
Năm 1973, Ty Thông tin Văn hóa Quảng Bình xuất bản cuốn Thế giới ca
ngợi và ủng hộ Việt Nam. Tác phẩm đã khái quát sự giúp đỡ quý báu của nhân
dân thế giới về vật chất và tinh thần cho nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ.
Năm 1975, Nhà xuất bản Sự thật cho ra đời cuốn Việt Nam đất nước anh
hùng. Sách đã tái hiện đất nước Việt Nam - một đất nước giàu mạnh, một dân
tộc anh hùng, đã trải qua nhiều thử thách, chiến đấu anh dũng để giành độc lập
dân tộc, đặc biệt là những kỳ tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
thần thánh (1954 - 1975). Cuộc kháng chiến đó đã được cả loài người tiến bộ
trên thế giới cổ vũ.

2


Năm 1995, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Tháng lợi và bài học. Cuốn sách tổng kết
các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1954- 1975)
và những bài học kinh nghiệm đã đúc kết lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách Chiến
tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975: Thắng lợi và bài học, trong đó đã đề
cập đến sự viện trợ của quốc tế cho Việt Nam trong những năm 1954-1975.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh cho ra mắt độc giả cuốn Cuộc
kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam - tác động của những nhân tố quốc tế.

Cuốn sách đã nêu lên và phân tích những nhân tố quốc tế tác động đến cuộc
chiến tranh, quan hệ Mỹ - Xô - Trung và chiến tranh Việt Nam, sự giúp đỡ và
ủng hộ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và Mặt trận
nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.
Ngoài ra còn nhiều nguồn tài liệu khác cũng tham gia vào quá trình làm rõ
những đóng góp lớn lao của phong trào nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối
chiến tranh ở Việt Nam…
Những tài liệu trên mặc dù không trực tiếp đi sâu tìm hiểu phong trào phản
đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam của nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới
nhưng cũng đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu hết sức quan trọng là tiền
đề, là cơ sở để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phản đối chiến tranh Việt Nam của
nhân dân Mỹ và các nước Mỹ Latinh
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ sự hình thành, quá trình phát triển phong trào phản đối chiến tranh
Việt Nam của nhân dân Mỹ và nhân dân một số nước Mỹ Latinh
Làm rõ tính chất, đặc điểm, vai trò của phong trào phản đối chiến tranh
Việt Nam của nhân dân Mỹ và nhân dân một số nước Mỹ Latinh

3


3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Các nước có phong trào phản đối chiến tranh của Việt Nam.
Thời gian: Những năm Việt Nam kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
4. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở tài liệu
Cơ sở tài liệu là các nguồn tài liệu chính thống, bao gồm: các giáo trình,

các sách chuyên khảo về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975),
về hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước; các bài báo khoa học; hồi ký,
hồi ức của các nhân chúng lịch sử… được sưu tầm tại Thư viện Trường Đại học
Tây Bắc và Thư viện Quốc gia.
4.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Đảng, Nhà nước trong
nghiên cứu lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử
dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp logic và phương pháp lịch sử.
Bên cạnh đó, để dựng lại chi tiết, hoàn chỉnh về phong trào phản đối của nhân
dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam
chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác để hỗ trợ như: phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích, miêu tả, tường thuật…
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 2 chương:
Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO PHẢN ĐỐI CHIẾN
TRANH VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN MỸ VÀ NHÂN DÂN MỘT SỐ
NƯỚC MỸ LATINH (1954 - 1975)
Chương 2. QUÁ TRÌNH PHÁT PHONG TRÀO PHẢN ĐỐI CHIẾN
TRANH VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN MỸ VÀ NHÂN DÂN MỘT SỐ
NƯỚC MỸ LATINH (1954 - 1975)

4


CHƢƠNG 1. SỰ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO PHẢN ĐỐI CHIẾN
TRANH VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN MỸ VÀ NHÂN DÂN MỘT SỐ
NƢỚC MỸ LATINH (1954 - 1975)
1.1. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai và tác động của nó

tới cách mạng Việt Nam
1.1.1. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh lạnh và đối đầu Đông - Tây xuất hiện
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, bàn cờ chính trị có sự thay đổi lớn.
Liên Xô là nước thắng trận, có vị thế chính trị lớn, có ảnh hưởng sâu rộng
ở Đông Âu. Với sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhiều nước được giải
phóng như: Ba Lan, Rumani, Hungari, Anbani, ...
Các nước tư bản lớn ở Tây Âu như Anh, Pháp, Italia đều suy yếu nên Liên
Xô có thế mạnh áp đảo ở Châu Âu. Các nước này đều có Đảng Cộng sản mạnh,
có quan hệ với Đảng Cộng sản Liên Xô, cùng góp phần mở rộng ảnh hưởng của
Liên Xô.
Mỹ là nước thuộc phe Đồng minh thắng trận và hầu như không chịu hậu
quả của cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến tranh, Mỹ giàu lên nhanh chóng về
kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật, trở thành tên sen đầm quốc tế, kẻ bóc lột
lớn nhất và là tên trùm chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ có tham vọng làm bá chủ
thế giới. Trong khi đó nhiều vấn đề của nội bộ nước Mỹ như những cuộc khủng
hoảng kinh tế, tài chính (1953 - 1954, 1957 - 1958), nạn thất nghiệp, chế độ
phân biệt màu da, những cuộc khủng bố gây mất trật tự an ninh xã hội không
được khắc phục. Nhằm giải quyết những vấn đề trên, chính quyền Mỹ lại hướng
các chủ trương của họ vào việc chống chủ nghĩa cộng sản ở khắp các châu lục.
Làm bá chủ thế giới là tham vọng từ lâu của chủ nghĩa đế quốc, nhưng
trong lịch sử của thế giới tư bản chưa có đế quốc nào có điều kiện đặc biệt thuận
lợi như Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thế giới trước kia và trong thế kỉ
XX là một cộng đồng nhiều quốc gia, do đó tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, để
giành quyền làm bá chủ một thế giới như vậy không phải chỉ có sức mạnh quân
sự, kinh tế và chính trị, mà cần phải có một chiến lược toàn cầu phù hợp, một
5


chính sách xâm nhập và bành chướng khôn khéo. Đó là điều khó khăn với Mỹ

hồi đó, tuy rằng Mỹ là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài tri thức, nhiều nhà khoa học
lỗi lạc, nhưng những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ phải tập
trung chất xám, động viên lực lượng trí tuệ để phát triển kinh tế về khoa học - kỹ
thuật, quân sự tạo cơ sở cho những năm sau cho ra đời chiến lược toàn cầu.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ ra đời trong bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh
thế giới thứ hai có nhiều biến động. Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa vừa chiến
thắng phát xít, uy tín quốc tế đang lên cao, tuy bị tàn phá nhiều, nhưng vẫn nắm
ưu thế về quân sự và vũ khí thông thường. Các nước dân chủ nhân dân lần lượt
ra đời, được Liên Xô ủng hộ và bắt đầu hình thành một hệ thống thế giới. Phong
trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản đang trên đà phát triển. Phong
trào giải phóng dân tộc lên cao. Trong lúc đó các trung tâm tư bản chủ yếu ở
Châu Âu và Nhật Bản chưa được củng cố và phục hồi, tập hợp lại. Bối cảnh lịch
sử đó đặt chiến lược toàn cầu Mỹ xuất phát từ thế phòng ngự. Định đề trung tâm
của học thuyết Truman là ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Đó
cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ.
Coi Liên Xô là đối tượng chủ yếu và lập luận rằng các nước dân chủ nhân dân
được Liên Xô ủng hộ là chư hầu, tay sai của Liên Xô, coi các phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc cũng là tay sai của cộng sản do Matxcơva điều khiển.
Do vậy chiến lược của Mỹ là phải bao vây và ngăn chặn Liên Xô và phe chủ
nghĩa xã hội, đồng thời phải chống lại phong trào giải phóng dân tộc, Mỹ gây ra
Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và thành lập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây
Dương (1949).
Liên Xô và Đông Âu kiên quyết bác bỏ và tố cáo âm mưu thâm độc của
Mỹ. Đồng thời với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã nhanh
chóng chuyển từ chính quyền liên hiệp sang chế độ dân chủ nhân dân do Đảng
Cộng sản đứng đầu. Trong thời gian này,một số nước Tây Âu có chính quyền
liên hiệp cũng gạt các bộ trưởng là người cộng sản ra khỏi chính phủ, Chiến
tranh lạnh bắt đầu bùng lên.

6



Từ đây, Châu Âu chia đôi, hai cực hình thành và đối đầu nhau. Các nước
Tây Âu đều trở thành đồng minh của Mỹ chống Liên Xô. Mỹ thực sự trở thành
người lãnh đạo thế giới. Về phần mình, Liên Xô cũng tỏ thái độ cứng rắn, ra
sức giúp đỡ, ổn định các nước Đông Âu, củng cố vành đai an ninh phía Tây
của mình. Chiến tranh lạnh, hai khối đối địch hình thành như vậy và bắt đầu từ
Châu Âu.
Hai khối Đông - Tây, hai nước đứng đầu hai phe Liên Xô - Mỹ đối đầu
nhau toàn diện: tư tưởng, quân sự, kinh tế,... Một sự đối đầu quyết liệt, căng
thẳng, trên tất cả các lĩnh vực. Đó là bối cảnh chung của tình hình thế giới sau
chiến tranh, chi phối sự phát triển của nhân loại.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới từng bước có những
chuyển biến to lớn, tác động đến quan hệ quốc tế, tác động đến từng nước, từng
khu vực và cả trật tự thế giới vừa được thiết lập.
Thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng ở các Châu Âu,
Nhật Bản và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị tổn thất lớn cả về người
và của. Chỉ có Mỹ giàu lên nhanh chóng trong chiến tranh (thu về 114 tỉ đôla lợi
nhuận do bán vũ khí và phương tiện chiến tranh) và trở thành nước mạnh nhất
về kinh tế trong khoảng 3 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm quá
nửa tổng số sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4 % năm 1948). Mỹ
là chủ nợ lớn nhất thế giới (riêng tiền vũ khí, các nước đồng minh châu Âu đã
nợ Mỹ 41,751 tỉ USD) và nắm trong tay một lợi thế khiến các nước phải kiêng
nể, e dè, độc quyền về bom nguyên tử.
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chỉ có 30 vạn người chết (trong
khi Liên Xô là hơn 26,5 triệu người và toàn thế giới là 56 triệu người), đất nước
Mỹ lại không bị chiến tranh tàn phá (vì mặt trận chính là chiến trường châu Âu
bị tàn phá lên tới 260 tỉ đô la, trong đó Liên Xô chiếm 49,3%). Có thể thấy rằng,
Mỹ đã làm giàu trên sự đổ nátcuar Châu Âu và thế giới. Sau chiến tranh, nước
Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế về mọi mặt trong thế giới tư

bản chủ nghĩa.

7


Có thể nói, Mỹ vượt trội hơn tất cả về kinh tế, quân sự và chính trị. Từ
tham vọng làm bá chủ thế giới của nước Mỹ ngày càng bộc lộ và đây cũng là cơ
sở để Mỹ triển khai nhanh chóng kế hoạch của mình trong một bối cảnh quóc tế
và tương quan so sánh lực lượng hết sức thuận lợi đứng cả về hai phía quan hệ
Mỹ với các nước trong khối đồng minh tư bản chủ nghĩa, Mỹ với Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên,,sức mạnh và ưu thế của Mỹ không kéo dài được mãi, nó đã bị
giảm sút tương đối từ những năm 60 của thế kỉ XX trở đi, đặc biệt từ những năm
70 khi các nước tư bản được phục hồi và vươn lên nhanh chóng, trước hết là Tây
Âu và Nhật Bản.
Bị thiệt hại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chẳng những mất
hết thuộc địa mà nền kinh tế cũng lâm vào tình trạng bị phá hủy hoàn toàn. Đất
nước tiêu điều, các thành phố lớn bị tàn phá nặng nề, Nhật Bản bị kiệt quệ về
kinh tế, bị đè bẹp về quân sự, bị suy sụp về tinh thần, bị thiệt hại lớn về người và
của. Nhờ vào kế hoạch đầu tư của Mỹ mà bước sang những năm 60 của thế kỉ
XX, kinh tế Nhật Bản đã có bước phát triển nhanh chóng, đuổi kịp và vượt các
nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai (sau Mỹ) trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Từ
một địa vị chưa đáng kể trước chiến tranh và rất nguy kịch trong những năm đầu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản đã đạt được những bước phát
triển nhanh chóng vượt bậc mà dư luận phương Tây thường suy tôn là “thần kỳ
Nhật Bản”. Thực ra sự phát triển nhanh chóng vượt bậc này của kinh tế Nhật Bản
có những nguyên nhân khách quan, chủ quan của nó, và sự “thần kỳ” này đã chứa
đựng những mặt trái của nó mà từ đầu những năm 70 trở đi đã ngày càng bộc lộ
rõ ràng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Nhật Bản đã có những bước tiến
hết sức kỳ diệu trong tất cả các lĩnh vực, khiến cả thế giới phải kinh ngạc.

Thứ hai, hai cường quốc Xô - Mỹ từ quan hệ đồng minh trong Chiến tranh
thế giới thứ hai, sau chiến tranh quan hệ ấy nhanh chóng chuyển thành quan hệ
đối đầu. Từ quan hệ đối đầu giữa hai nước chuyển thành quan hệ đối đầu giữa
hai phe - phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong bối
cảnh thế giới hai cực, quan hệ Xô - Mỹ, quan hệ giữa hai phe, mặc dù mâu
8


thuẫn, nhưng vẫn phụ thuộc, kiềm chế nhau, đều thực hiện chiến lược phòng
ngự, đều tránh đụng đầu trực tiếp với nhau. Vì thế, về cực đại, hòa bình thế giới
được duy trì trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh và cả sau đó.
Giữa “hai cực” Liên Xô và Mỹ có những mâu thuẫn rõ ràng. Trong khi
“cực” Liên Xô luôn luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ
nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân
chủ và tiến bộ xã hội, ngược lại, “cực” Mỹ luôn ra sức câu kết, giúp đỡ các thế
lực phản động chống phá cách mạng thế giới với mưu đồ vươn lên vị trí thống
trị thế giới. Đúng như Thomas L Friedman trong tác phẩm của mình có nhan đề
“chiếc luxus và cây ô liu” đã nhận xét khá chính xác về mối quan hệ giữa hai
cường quốc vốn là bạn bè và liên minh với nhau trong chiến tranh, giờ lại là
những đối thủ cạnh trạnh của nhau: “Khi Mỹ trỗi lên từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, cưỡi trên lưng thế giới như một siêu cường vô địch, có trọng trách toàn
cầu và tham gia tranh giành quyền lực với Liên Xô... Bỗng nhiên, cả thế giới trở
thành sân chơi của Hoa Kỳ, và cả thế giới chỗ nào cũng quan trọng, vì mọi ngõ
ngách trên thế giới đều có sự tranh giành với Liên Xô”. Có thể nói, trong hơn
nửa thế kỉ tồn tại của trật tự hai cực Ianta, một đặc điểm lớn của tình hình thế
giới là giữa Liên Xô và Mỹ, giữa hai phe vừa đấu tranh gay gắt với nhau lại vừa
chung sống hòa bình và hợp tác với nhau thông qua diễn đàn của tổ chức quốc tế
Liên Hợp Quốc. Việc Giáo sư Michael Mandelbau, môn Quan hệ đối ngoại, Đại
học Hopkins ví Chiến tranh lạnh giống như môn vật Sumo của Nhật Bản đã
khắc họa chính xác mối quan hệ giữa hai siwwu cường Xô - Mỹ “Sẽ có hai anh

béo đứng trên đài, múa may lễ bái đủ đường, giậm chân huỳnh huỵch, nhưng rất
ít khi chạm vào nhau... cho tới cuối trận thì có chút ít xô đẩy và có một tay bị
thua do bị đẩy ra khỏi đài, nhưng rốt cuộc chẳng có anh nào chết cả”.
Thứ ba, một chuyển biến lớn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự ra
đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Một loạt các nước Đông Âu, Châu Á và khu
vực Mỹ Latinh sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đã
tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với Liên Xô hợp thành một hệ thống xã
hội chủ nghĩa hùng mạnh. Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
9


những năm 50 - 60 đã thu hút sự chú ý của thế giới và tác động tới chiều hướng
phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội
ngày càng lớn, chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chỉ nghĩa tư bản không còn
là một hệ thống duy nhấtchi phối nền chính trị thế giới. Tình hình trên đây đã
dẫn tới một vấn đề trong chiến lược của mình, Mỹ và các nước đồng minh
không thể không tính đến việc hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu và âm mưu chủ yếu của kế hoạch thống trị thế giới của Mỹ là tìm
cách ngăn chặn và tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa. Với chính sách “ngăn
chặn”, Mỹ định bao vây quân sự, kinh tế Liên Xô, hi vọng rằng Liên Xô sẽ bị
suy yếu, kiệt quệ rồi đi đến chỗ tự tiêu diệt, và ở các nước Đông Âu, giai cấp tư
sản sẽ có điều kiện lên nắm chính quyền, thiết lập nền thống trị tư bản chủ nghĩa
cộng sản mà còn muốn câu kết, nâng đỡ các thế lực phản động ở hai nước này
để tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng và xâm lược, thống trị toàn nước Đức
và toàn nước Tiều Tiên. Trung Quốc là nơi mà Mỹ đã bỏ bao công sức nhiều
nhất trong thời kỳ từ 1947 - 1949, hi vọng rằng sẽ tiêu diệt lực lượng cách mạng
và đặt được nền thống trị trên lục địa có dân số khoảng 700 triệu người. Nhưng
âm mưu và hi vọng của Mỹ đã hoàn toàn bị phá sản trong giai đoạn này, hệ
thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới không những bị ngăn chặn mà còn được

hình thành từ châu Âu sang châu Á và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Liên Xô
không bị suy yếu và kiệt quệ mà trái lại còn hùng mạnh và vững chắc hơn trước,
năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, khiến ưu thế độc
quyền bom nguyên tử của Mỹ bị phá sản. Ở Đông Âu, trong những năm 1947 1949, nhân dân các nước Anbani, Ba Lan, Hungari, Bungari, Nam Tư,Rumani,
Tiệp Khắc đã lần lượt hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và bắt
đầu bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, sự thành lập
nước Cộng hòa Dân chủ Đức (7/10/1949) và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều
Tiên (21/9/1948) là đòn đánh mạnh vào hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, làm
thất bại nặng nề âm mưu “ngăn chặn” và thống trị của Mỹ ở hai nước này.
Tháng 10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đánh dấu hệ thống
10


xã hội chủ nghĩa đã được hình thành và làm cho lực lượng so sánh trên thế giới
thay đổi có lợi cho chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc,
cuộc đấu tranh giai cấpgay go, quyết liệt trên phạm vi quốc tế cho sự hình thành
hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã thắng lợi và chính “chính sách ngăn chặn”
chống lại sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới của Mỹ đã bị thất bại.
Thứ tư, Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc diến ra sôi
nổi ở khắp các lục địa của Á, Phi, Mỹ Latinh, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa
thực dân bị tan vỡ từng mảng lớn và đến giữa những năm 60đã sụp đổ về cơ
bản. Hơn 100 quốc gia dân tộc trẻ tuổi ra đời, ngày càng tham gia tích cực vào
đời sống chính trị thế giới. Bộ mặt hành tinhthay đổi to lớn. Trong chiến lược
của hai cường quốc Xô - Mỹ và hai hệ thống không thể không tính đến lực
lượng này.
Thư năm, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật bùng nổ vào những năm 40
của thế kỉ XX và diễn ra mạnh mẽ sau đó. Cuộc cách mạng này đã đưa lại những
tiến bộ nhảy vọt, những thành tựu kì diệu, những tác động tích cực và những hậu
quả của nó rất to lớn. Những nước nào đi sâu vào cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật, tận dụng những thành tựu của nó thì vươn lên mạnh mẽ, tiếng nói của họ

trong quan hệ quốc tế ngày càng có trọng lượng hơn. Những nước bỏ lỡ cơ hội
tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, thì tụt hậu, hình bóng của
các nước ấytrong quan hệ quốc tế cũng trở nên mờ nhạt.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, hay còn gọi là cách mạng kỹ thuật
lần thứ hai có những điểm khác biệt so với cuộc Cách mạng kỹ thuật lần thứ
nhất, vì có nội dung phong phú hơn và phạm vi rộng hơn nhiều, nó diễn ra trong
lĩnh vực khoa học cơ bản gồm toán học, vật lí học, hóa học, sinh vật học. Trải
qua nửa thế kỉ, nhất là giữa thập niên 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật đã thu được những thành tựu to lớn và kì diệu trên nhiều lĩnh vực.
Trong đó, sự kiện đáng chú ý, có ảnh hưởng trực tiếp đến hai khối quân sự được
hình thành sau này là năm 1945, bom nguyên tử đã ra đời ở Mỹ, có thể dẫn tới
những sự tàn phá không lường hết được của đất nước này đối với hòa bình thế
giới. Sau khi phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mỹ năm 1949 thì năm
11


1954, Liên Xô xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới, mở đầu
thời đại sử dụngnăng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình.
Tóm lại, Chiến tranh lạnh gần như là một hệ quả tất yếu của tình hình đối
đầu, căng thẳng giữa hai phe thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc Ciến
tranh lạnh (hình thành năm 1947 và kéo dài dến năm 1989) đã có tác động
mạnh mẽ tới chính sách đối nội, quan hệ đối ngoại và mậu dịch của hầu hết các
nước trên thế giới. Chiến tranh lạnh “không tạo lập tất cả nhưng lại định hình rất
nhiều thứ”. Nhà nghiên cứu Mỹ, Thomas L Friedman, đã chỉ ra rằng “với vai trò
là một hệ thống quốc tế, Chiến tranh lạnh có cấu trúc quyền lực riêng: cán cân
giữa lực lượng Hoa Kì và Liên bang Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Chiến
tranh lạnh có những luật lệ riêng: trong quan hệ đối ngoại, không một siêu
cường nào muốn xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác; trong
kinh tế, những nước kém phát triển chú tâm vào việc phát triển những ngành
công nghiệp quốc gia của riêng họ, cac nước đang phát triển chú tâm tăng cường

trên cơ sở xuất khẩu, các nước xã hội chủ nghĩa tập trung thắt lưng buộc bụng và
phương Tây thì chăm chăm vào việc buôn bán có điều tiết. Chiến tranh lạnh có
hệ tư tưởng riêng của nó: cuộc chạm chán giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư
bản, giai đoạn hòa hoãn, không liên kết hay cãi tổ. Chiến tranh lạnh có khuynh
hướng về dân số riêng: di cư từ Đông sang Tây bị bức màn sắt ngăn trở, nhưng
di cư từ miền Nam lên phía Bắc thì đều đặn hơn, Chiến tranh lạnh có cái nhìn
toàn cầu riêng: thế giới được chia thành phe xã hội chủ nghĩa, phe tư bản chủ
nghĩa và phe trung lập; nước nào cũng tuộc một trong những phe này. Chiến
tranh lạnh sinh ra từ những công nghệ định hình riêng: chủ đạo là vũ khí hạt
nhân và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai, nhưng đối với dân chúng ở các
nước đang phát triển thì búa liềm vẫn là công cụ gần gũi. Ngoài ra, Chiến tranh
lạnh có thước đo riêng: số lượng tên lửa hạt nhân của mỗi bên. Và sau cùng,
Chiến tranh lạnh tạo ra mối lo riêng: sự hủy diệt hạt nhân”. Không chỉ vậy,
Thomas L Friendman đã đúng khi khẳng định “Trước hết nói về Chiến tranh
lạnh và nói đến sự chia cắt. Thế giới bị chia cắt ngang dọc thành nhiều cánh
đồng vụn vặt manh mún”.
12


Chiến tranh lạnh mở rộng sang Châu Á
Từ năm 1947 đến năm 1949, Chiến tranh lạnh và tranh chấp Đông - Tây
diễn ra chủ yếu ở Châu Âu với sự đối đầu giữa hai siêu cường Liên Xô - Mỹ.
Thời điểm đó, ở Châu Á cũng xuất hiện mầm mống chiến tranh lạnh như trong
cuộc nội chiến ở Trung Quốc, Liên Xô giúp Đảng Cộng sản, Mỹ giúp Quốc dân
Đảng; ở Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô đóng ở phía Bắc, quân Mỹ đóng ở phía
Nam... Tuy nhiên, ở đây chưa hình thành chiến tranh lạnh rõ nét. Liên Xô có quan
hệ với phe của Tưởng Giới Thạch, hai miền Triều Tiên còn đang ở thời kì khôi
phục sau chiến tranh. Ở Đông Dương chỉ là cuộc đối đầu của hai bên Việt - Pháp.
Cách mạng Trung Quốc thành công, ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa ra đời. Cục diện Châu Á và thế giới có những thay đổi lớn.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng từ Châu Âu sang Châu Á. Liên Xô có đồng
minh mạnh ở phía Nam. Tháng 2/1950, Liên Xô và Trung Quốc kí Hiệp ước
đồng minh tương trợ. Tiếp đó, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Phe xã hội chủ nghĩa vươn tới Đông
Nam Á. Thế đối đầu Đông - Tây đã khác trước. Khối Đông mạnh hẳn lên. Liên
Xô lại có bom nguyên tử phá được thế độc quyền vũ khí này của Mỹ.
Chỉ nửa năm sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, tháng 6/1950, chiến
tranh Triều Tiên nổ ra. Quân Mỹ tiến gần sông Áp Lục, uy hiếp an ninh của Trung
Quốc. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đưa quân đội sang kháng Mỹ viện
Triều. Chiến tranh Triều Tiên trở thành cuộc đụng đầu giữa Trung Quốc và Mỹ.
Chiến tranh lạnh lan sang Châu Á và phát sinh chiến tranh nóng.
Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân ở các nước tư bản
và chủ nghĩa xã hội trên thế giới phát triển mạnh mẽ tạo thành ba dòng thác
cách mạng
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển
rộng khắp trên thế giới.
Ở Châu Á, đặc biệt là Đông Dương, sự đoàn kết gắn bó trong nội bộ nhân
dân Việt Nam cũng như đoàn kết giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia càng thêm chặt chẽ để chẩn bị đối phó với những thủ đoạn xâm lược
13


của tập đoàn đế quốc Pháp - Mỹ đang triển khai tích cực. Những nhiệm vụ xây
dựng vừa mới được giải phóng, củng cố lực lượng cách mạng được thực hiện
với khí thế sôi nổi.
Ở Châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc trong thời gian này cũng có bước
tiến lớn. Phong trào đấu tranh diễn ra với khí thế sục sôi ở các nước thuộc địa và
nửa thuộc địa, tiêu biểu như: Marốc, Angiêri, Tuynidi, Mali, Xuđăng,
Mađagatxca, Camơrun, ... Trong thời gian này, nhiều quốc gia được trao trả độc
lập dân tộc ở các mức độ khác nhau.

Ở Mỹ Latinh, điển hình là nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen
Catxtrô đã kiên trì đấu tranh và giành được thắng lợi. Cách mạng Cuba thành
công trên một đất nước nằm ngay cửa ngõ nước Mỹ đã xua tan ấn tượng khủng
khiếp về sức mạnh của bọn tư bản thống trị, củng cố lòng tin vào sức mạnh của
quần chúng cách mạng, làm cho nhân dân các nước Mỹ Latinh càng giác ngộ về
nhiệm vụ đấu tranh giành quyền sống và độc lập tự do cho dân tộc mình.
Phong trào công nhân ở các nước tư bản ngày càng phát triển với quy mô
rộng lớn và hình thức phong phú. Những đợt bãi công liên tiếp với hàng triệu
người tham gia kéo dài hàng tháng. Nhiều cuộc xuống đường biểu dương lực
lượng, làm cho bộ máy nhà nước tư sản phải đối phó lúng túng.
Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân
ở các nước tư bản cùng với phong trào hòa bình trên thế giới đã mở rộng phạm
vi ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được củng cố và nối liền từ
Âu sang Á, trở thành thành trì của hòa bình và an ninh thế giới. Hệ thống xã hội
chủ nghĩa là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc, chống áp
bức bóc lột, là lực lượng trụ cột của phong trào đấu tranh cho hòa bình và hữu
nghị giữa các dân tộc.
Như vậy, trên thế giới trong giai đoạn này, cách mạng và phản cách mạng
đối đầu với nhau một cách gay gắt, dữ dội. Các thế lực phản động tập hợp lại do
Mỹ đứng đầu, trong khi đó, Liên Xô đang từng bước khẳng định là trụ cột của
phong trào cách mạng thế giới.
14


Một điểm quan trọng trong thời kì này không thể không nhắc đến đó là loài
người vừa bước ra khỏi một cuộc đại chiến thế giới với những vết thương chiến
tranh khó có thể hàn gắn được, hậu quả của cuộc chiến tranh là vô cùng nặng nề
đối với nhân loại. Con người chán ghét chiến tranh, mong muốn một cuộc sống
hòa bình, ổn định.

Như vậy, đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới giai đoạn này là đế quốc
Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng nhằm bao vây, chia rẽ, chống
phá các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc, duy trì địa vị
lãnh đạo “thế giới tự do”. Chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt. Đó là bối cảnh lịch
sử tác động đến cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ
xâm lược.
1.1.2. Tác động của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới
cách mạng Việt Nam
Chiến trah thế giới thứ hai nổ ra đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của
lịch sử sau chiến tranh, đã tác động tới cục diện thế giới, tới phạm vi, tình hình
chính trị, xã hội của từng nước.
Chủ nghĩa phát xít Đức khuynh đảo thế giới trong một thời gian dài, ngày
1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến
với Đức.
Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản
động Pê tanh lên cầm quyền.
Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở
Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản mở rộng xâm lược Trung Quốc, tiến sát
biên giới Việt - Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương.
Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các
quyền tự do, dân chủ, thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Khi Nhật vào Đông
Dương, Pháp đầu hàng Nhật và câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân
Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức.
Tháng 9 năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thắng
lợi của phe Đồng minh chống phát xít và sự thất bại của phe phát xít. Kể từ thời
15


điểm lịch sử trọng đại này,lịch sử thế giới và quan hệ quốc tế chuyển sang một
thời kỳ mới với nhiều biến chuyển to lớn và chưa từng có .Đầu năm 1945, trong

bối cảnh Hồng quân Liên Xô đang truy quét bọn phát xít ra khỏi biên giới đất
nước và chuẩn bị tác chiến trên lãnh thổ các nước Đông Âu đang chịu sự chiếm
đóng của Đức quốc xã và quân đội Đồng minh Mỹ - Anh cũng giành được thắng
lợi trong nỗ lực mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu và mặt trận Thái Bình Dương,
nguyên thủ của ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh (Liên
Xô, Anh, Mỹ) đã gặp nhau tại thành phố Ianta (bán đảo Crưm, Liên Xô) để
nhằm đưa ra các biện pháp quan trọng nhằm đánh bại nhanh chóng các nước
phát xít Đức và Nhật, kết thúc chiến tranh, đồng thời thiết lập một nền hòa bình
lâu dài trên trái đất. Cuộc gặp thượng đỉnh tam cường diễn ra từ ngày 4 đến ngày
11 tháng 2 năm 1945 với sự tham gia của Stalin, Roosevelt và Churchill. Do liên
quan đến lợi ích của mỗi cường quốc thắng trận mà hội nghị tại Ianta đã diễn ra
trong bầu không khí căng thẳng và sự tranh giành quyết liệt. Tuy nhiên, vì lợi
ích chung có liên quan trực tiếp tới nền hòa bình, an ninh và trật tự thế giới mới
sau chiến tranh nên cuối cùng các bên tham gia hội nghị cũng đã đạt được sự
đồng thuận trên một số vấn đề chủ yếu sau:
Về vấn đề Đức, Liên Xô, Anh và Mỹ đã thống nhất với nhau rằng, cần
phải đánh bại hoàn toàn và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức. Sau khi
Hitle bị đánh bại, nước Đức sẽ bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Theo thỏa
thuận giữa ba cường quốc, Liên Xô sẽ chiếm đóng vùng Đông Đức, Anh chiếm
đóng vùng Tây - Bắc, còn Mỹ sẽ chiếm đóng vùng Tây - Nam của nước Đức.
Do sự ủng hộ của Mỹ nên Pháp cũng có thể tham gia vào việc chiếm đóng nước
Đức( đại diện Mỹ từng cho rằng: “không thể tưởng tượng một châu Âu ổn định
mà không có một nước Pháp mạnh và có ảnh hưởng”. Thủ đô Béclin của Đức
cũng bị phân chia thành những vùng chịu sự chiếm đóng và kiểm soát của bốn
cường quốc (Liên Xô, Anh, Mỹ và Pháp). Nhằm phối hợp hành động và thi hành
những chính sách đã thỏa thuận áp dụng cho nước Đức, một Ủy ban kiểm soát
Trung ương sẽ được thành lập ở Béclin. Cơ quan này đảm nhiệm chức năng làm
Chính quyền tối cao ở Đức, với sự tham gia của những người đứng đầu các lực
16



lượng vũ trang ba cường quốc (Liên Xô, Anh và Mỹ) trên lãnh thổ Đức. Pháp
cũng được mời tham gia vào ủy ban này (sau đổi tên thành Hội đồng kiểm soát
của Đồng minh).
Tại Hội nghị Ianta, ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng
minh chống phát xít đã đạt được thỏa thuận nhiều vấn đề liên quan đến nước
Đức phát xít như nước Đức sau khi bị đánh bại sẽ bị giải giáp vũ trang, thủ tiêu
Bộ Tổng tham mưu, thủ tiêu nền công nghiệp chiến tranh, loại bỏ các đảng phái
và tổ chức phát xít trừng trị tội phạm chiến tranh, vấn đề bồi thường chiến tranh.
Một văn kiện quan trọng liên quan tới châu Âu cũng đã được nguyên thủ
Liên Xô, Mỹ và Anh thông qua tại Ianta, đó là “Tuyên ngôn giải phóng châu
Âu”. Tuyên ngôn có nội dung cơ bản là ba cường quốc cam kết phối hợp hành
động để giúp tất cả các quốc gia dân tộc bị chủ nghĩa phát xít Đức, Italia xâm
lược và chiếm đóng tiến hành cuộc đấu tranh tự giải phóng. Đồng thời, sau khi
châu Âu được giải phóng, quân đội của các cường quốc Đồng minh sẽ tiếp tục ở
lại trên lãnh thổ các nước châu Âu theo thỏa thuận nhằm tiến hành giải giáp
quân đội phát xít, giúp đỡ các nước này xây dựng một chế độ mới theo lựa chọn
của chính họ.Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh tại Ianta, ba cường quốc đã cùng
nhau phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh.
Ở châu Âu: Quân đội Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức và
Đông Béclin. Quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng và kiểm soát Tây Đức,
Tây Béclin, Italia và một số nước Tây Âu khác; vùng Đông Âu thuộc phạm vi
ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, trong
đó Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Ở châu Á: Do việc Liên Xô chấp nhận tham chiến chống Nhật, Mĩ và Anh
đã chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô: duy trì nguyên trạng của CHND
Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và quần đảo Curin bị
Nhật chiếm từ sau chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905);quân đội Mĩ chiếm đóng
Nhật Bản; trả lại cho Trung Quốc quần đảo Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật
chiếm từ sau năm 1895; quân đội Liên Xô và Mĩ rút khỏi Trung Quốc; Trung

Quốc tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp có sự tham gia của Đảng Cộng
17


sản Trung Quốc; Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc; Triều Tiên sẽ trở thành một
nước độc lập, nhưng trước mắt quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát Bắc
và Nam vĩ tuyến 38; các vùng lãnh thổ còn lại của châu Á (ĐôngNam Á, Nam Á
và Tây Á) vẫn thuộc phạm vi truyền thống của các nước phương Tây.Có thể
thấy, những kết quả đạt được giữa Liên Xô, Anh và Mỹ tại Ianta vào tháng 2
năm1945 không chỉ thiết lập một sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các nước thuộc
phe Đồng minhtrong cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít ở giai đoạn
cuối cùng mà còn đặt những cơsở có tính chất nền tảng cho việc hình thành một
trật tự thế giới mới sau chiến tranh mà lịch sửgọi là Trật tự hai cực Ianta do Liên
Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực với các khu ảnh hưởng của mỗinước.Sau hội nghị
Ianta, cả ba cường quốc đều đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm nhanhchóng
đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức. Tuy quân đội Đức đã kháng cự điên cuồng
song vẫn không thể ngăn cản được bước tiến của lực lượng Đồng minh
1.2. Tính chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954 - 1975) của Việt
Nam
1.2.1. Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chiến tranh xâm lược thực
dân mới của đế quốc Mỹ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc được
hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền với hai
chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội,
còn miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Sau khi xâm chiếm miền
Nam từ năm 1954, đến năm 1961, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh trên
toàn bộ miền Nam, từ đầu 1965 chúng tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân và hải quân đối với miền Bắc. Cuộc chiến tranh này nằm trong
chiến lược thực dân mới nhằm một mục tiêu bao trùm là chống phá cả hai miền
Nam - Bắc, hòng đè bẹp và tiêu diệt cách mạng Việt Nam. Do đó, cuộc kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước là một cuộc chiến tranh cứu nước của toàn thể dân
tộc Việt Nam, của cả nước không thể cắt rời Nam Bắc. Cùng một lúc nhân dân
Việt Nam phải thực hiện hai chiến lược cách mạng nhằm mục tiêu chung là giải
phóng miền Nam , bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc để đưa cả nước tiến lên
18


theo con đường xã hội chủ nghĩa. Có kiên quyết chiến đấu để giải phóng miền
Nam mới bảo vệ được miền Bắc và có bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ
nghĩa mới có điều kiện về mọi mặt để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc. Như vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam
vừa mang tính chất giải phóng dân tộc, vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc,
nhưng chủ yếu là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đó là cuộc chiến
tranh yêu nước, “cuộc chiến đấu quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa
văn minh và tàn bạo” [1;96].Đó là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Đảng
Cộng sản lãnh đạo, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có sự phát triển mới về chất so
với các cuộc chiến tranh trước đây. Nó gắn giải phóng dân tộc với giải phóng xã
hội, giải phóng lao động, gắn cứu nước với cứu dân. Chính Mỹ đã phải thừa
nhận “Đối phương đã tìm ra một chiến lược khôn khéo đến mức nguy hiểm để
đánh bại Mỹ. Chiến lược đó là tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc dựa trên nguyện vọng của nhân dân Việt Nam muốn độc lập và công bằng
xã hội. Nước ngoài không bao giờ có thể địch nổi chiến lược đó”[1;96].
Cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chiến
tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ còn thể hiện ở chỗ: Cả quá trình
lâu dài của cuộc chiến tranh, trước sau bọn ngụy quân, ngụy quyền miền Nam
dù có mang chiêu bài “quốc gia”, “dân tộc” và dù có là một lực lượng chiến
lược, song vẫn chỉ là tay sai của đế quốc Mỹ. Lúc có cũng như khi không có
quân Mỹ trực tiếp tham chiến, chúng chỉ là công cụ tiến hành cuộc chiến tranh
xâm lược thực dân mới của Mỹ theo chính sách “dùng người Việt đánh người
Việt” mà sau này được gọi là “thay màu da của xác chết” trong chiến lược chiến

tranh cuối cùng của chúng. Vì vậy, tính chất bao trùm nhất về phía địch vẫn là
chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân giấu mặt, trá hình. Chúng tiến
hành cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện, coi trọng cả các mặt quân sự, chính
trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tâm lí, xã hội nhưng biện pháp chủ yếu và
xuyên suốt vẫn là quân sự. Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh cách
mạng và chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, với trình độ phát triển cao,
chống lại và đánh thắng được cuộc chiến tranh xâm lược dã man, tàn khốc nhất
19


của đế quốc Mỹ trong thế kỷ này. Chúng ta tiến công bằng cả quân sự, chính trị
và ngoại giao, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, tiêu diệt
địch và giành quyền làm chủ. Từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến
tranh cách mạng, song vẫn tiếp tục kết hợp chiến tranh cách mạng với khởi
nghĩa vũ trang trong quá trình tiến hành chiến tranh; phát huy sức mạnh tổng
hợp của ta, hạn chế chỗ mạnh về quân sự của Mỹ, khoét sâu chỗ yếu về chính trị
và ngoại giao của chúng; đánh bại từng chiến lược chiến tranh, tiến đến làm phá
sản các mục tiêu quân sự, chính trị của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ.
Cuộc chiến tranh 1954 - 1975 mang tính bảo bảo vệ Tổ quốc (sau Cách
mạng Tháng Tám, ta đã có nhà nước với hệ thống chính quyền từ trung ương
đến cơ sở; trong chống Mỹ có miền Bắc được giải phóng là hậu phương lớn của
miền Nam, là căn cứ địa cách mạng của cả nước) nhưng chủ yếu là một cuộc
chiến tranh nhằm giải phóng dân tộc. Mặt khác, cần nhận rõ cuộc chiến tranh ấy
còn mang nội dung đấu tranh giai cấp rất quyết liệt giữa cách mạng và phản
cách mạng, giữa một bên là thế lực đế quốc và tay sai muốn kìm giữ Việt Nam
trong quỹ đạo tư bản chủ nghĩa và một bên là nhân dân Việt Nam quyết tiến lên
theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai
cấp gay go, phức tạp đang diễn ra trên thế giới.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ lâu, chủ nghĩa dân tộc, tinh thần
yêu nước là động lực vĩ đại của đất nước, của cuộc chiến tranh giải phóng.

Người khẳng định sẽ không làm gì được cho người Việt Nam nếu không dựa
trên động lực đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, theo tư tưởng của
Người, dân tộc bao giờ cũng gắn với giai cấp, vấn đề dân tộc được giải quyết
trên lập trường của giai cấp công nhân nên không hề bị vẩn đục bởi những
thiên kiến chủng tộc và chủ nghĩa vô sanh. Tinh thần yêu nước được nâng lên
thành chủ nghĩa yêu nước, gắn yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội, gắn yêu
nước với tinh thần quốc tế. Khơi dậy và phát huy chủ nghĩa yêu nước ấy,
chúng ta mới có chiến tranh toàn dân, toàn diện, dựa vào sức ta là chính đề tự
giải phóng, đồng thời tranh thủ được sự trợ lực của bên ngoài để tăng thêm sức
mạnh kháng chiến.
20


Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược mang
nội dung đấu tranh giai cấp quyết liệt. Đây không phải là nội chiến mà về phía
địch là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ, kẻ bóc lột lớn
nhất thế giới, đầu sỏ quốc tế, sen đầm quốc tế; về phía Việt Nam là một cuộc
chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược để giành và giữ vững nền độc lập dân
tộc, tiến bộ xã hội, hòa bình. Phải khẳng định rằng đương đầu và đánh thắng đế
quốc Mỹ và bọn tay sai đại biểu cho giai cấp phong kiến và tư sản mại bản quan
liêu quân phiệt ở miền Nam là một cuộc đấu tranh giai cấp cực kì quyết liệt.
Nhân dân Việt Nam nêu cao ngọn cờ độc lập tự do, ngọn cờ giải phóng dân tộc,
nhưng rõ ràng ở đây không chỉ có vấn đề chống đế quốc Mỹ để hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ trong cả nước mà còn là giải quyết vấn đề “ai thắng ai”
giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa một bên là nhân dân Việt Nam muốn
thúc đẩy miền Nam tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa với một bên là thế lực
đế quốc và tay sai muốn kìm hãm miền Nam trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư
bản. Là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp giữa hai trận tuyến trên phạm
vi thế giới, cuộc chiến tranh giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ đã diễn ra
gay go quyết liệt và phức tạp, điều đó đã được thực tế lịch sử chứng minh.

1.2.2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam mang
tính chất liên minh của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia chống kẻ thù chung
Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, thực dân Pháp cũng như đế
quốc Mỹ đều ra sức thực hiện âm mưu chia rẽ ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, xâm chiếm từng nước, dùng lãnh thổ nước này để tiến công xâm
lược nước kia, hòng đặt nền thống trị của chúng trên bán đảo này. Chúng đã
biến cả Đông Dương thành một chiến trường. Ba nước láng giềng cùng chung
biên giới vốn có mối quan hệ lịch sử lâu đời, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Đông
Dương ra đời thống nhất lãnh đạo cách mạng cả ba nước, thì tình đoàn kết chiến
đấu giữa nhân dân ba nước trong cuộc đấu tranh chung giành độc lập tự do đã
trở thành một truyền thống quý báu. Đoàn kết liên minh là một tất yếu khách
quan, bảo đảm cho sự nghiệp giành và giữ độc lập tự do của mỗi nước đi đến
thắng lợi.
21


×