Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 24 trang )

Bài 5 Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều
trị dự phòng sau phơi nhiễm
Thời gian: 60 phút
Mục tiêu chính: Mục tiêu chính của bài này là học viên hiểu được về phơi nhiễm với HIV do
nghề nghiệp và cách dự phòng và điều trị dự phong sau phơi nhiễm
Mục tiêu cụ thể: Sau khi học xong bài này, học viên có thể
• Giải thích nguy cơ lây truyền HIV sau một lần phơi nhiễm xuyên qua da
• Thực hiện kỹ thuật dùng một tay múc mũ đậy kim
• Liệt kê các bước dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)
• Mô tả các phác đồ dự phòng sau phơi nhiễm tại Việt Nam

Kế hoạch bài giảng
Nội dung
Giới thiệu, mục tiên bài học (các
slide 1-2)

Tổng quan về phơi nhiễm nghề
nghiệp với HIV (các slide 3-8)

Các bước dự phòng phơi nhiễm
(các slide 9-17)

Xử trí sau phơi nhiễm
(các slide 18-32)

Thời
gian

Phương pháp
giảng


Phương tiện

5 phút

Thuyết trình

Màn chiếu, máy
tính

10
phút

15
phút

20
phút

Thuyết trình

Thuyết trình,
Trình diễn

Màn chiếu, máy
tính
Tài liệu đọc
thêm 5.1, 5.2,
5.3
Màn chiếu, máy
tính

Bơm tiêm dùng
1 lần
Thùng cacton
theo quy chuẩn

Thuyết trình

Màn chiếu, máy
tính

Dự phòng với các phơi nhiễm khác
(các slide 33-36)

5 phút

Thuyết trình

Màn chiếu, máy
tính
Tài liệu đọc
thêm 5.4

Tóm tắt các điểm chính
(các slide 37-38)

5 phút

Thuyết trình

Màn chiếu, máy

tính

Hoạt động của
Giáo viên/Học viên

Lượng giá

GV thuyết trình, đặt
câu hỏi, khuyến
khích
HV động não, thảo
luận với người bên
cạnh và trả lời
GV thuyết trình, trình
diễn, đặt câu hỏi
HV thảo luận với
người bên cạnh , trả
lời và thực hành

So sánh kết quả
với nội dung của
bài

GV thuyết trình, giới
thiệu TL đọc thêm,
đặt câu hỏi/HV
nghiên cứu TL và trả
lời
GV thuyết trình, đặt
câu hỏi,

HV động não, thảo
luận với người bên
cạnh và trả lời
GV đặt câu hỏi đề
nghị HV đưa ra các
điểm chính

So sánh kết quả
với nội dung của
bài

So sánh kết quả
với nội dung của
bài

So sánh kết quả
với nội dung của
bài

So sánh kết quả
với nội dung của
bài

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
1


Các Dụng cụ cần có








Màn chiếu, máy tính

Các slide
Tài liệu đọc thêm 5.1: Các dịch cơ thể và Nguy cơ phơi nhiễm với HIV
Tài liệu đọc thêm 5.2: Tổng kết một số lây nhiễm từ người bệnh sang nhân viên y tế tại Hoa
Kỳ
Tài liệu đọc thêm 5.3: Nghiên cứu về phơi nhiễm tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2000
Tài liệu đọc thêm 5.4: Năm bước dự phòng lây nhiễm lao tại cơ sở điều trị HIV

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
2


Mở đầu

Hướng dẫn cho giảng viên: Bước 1 (5 phút)

Slide 1

Trình bày các slide 1-2 sử dụng các lưu ý dành cho giảng viên để giảng bài


Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng HAIVN
Phơi nhiễm HIV nghề nghiệp: dự phòng và điều
trị dự phòng sau phơi nhiễm - VIE

Slide 2

Chỉnh sửa 6/2013

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
3


Hướng dẫn cho giảng viên: Bước 2 (10 phút)

Slide 4

Slide 3

Trình bày các slide 3-8 sử dụng các lưu ý giành cho giảng viên và tài liệu đọc thêm 5.1, 5.2, 5.3 để
giảng bài

GIẢI THÍCH rằng slide này chỉ ra những
dịch/chất thường gặp nhất có thể dẫn đến nguy
cơ phơi nhiễm với HIV.
GIỚI THIỆU học viên tham khảo Tài liệu đọc
thêm 5.1: Các dịch cơ thể và Nguy cơ phơi
nhiễm với HIV để có danh sách đầy đủ và giải
thích rõ hơn.


Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
4


Slide 5

GIẢI THÍCH rằng kết quả các nghiên cứu cho
thấy
• Da bị vết thương do kim và các vật sắc nhọn
khác có dính máu đâm xuyên có 3/1.000
trường hợp bị lây nhiễm HIV
• Niêm mạc mắt, mũi, miệng bị máu hoặc các
dịch cơ thể của người bệnh có lẫn màu bắn
tóe vào có 9/10.000 trường hợp bị lây nhiễm
HIV
• Da lành phơi nhiễm với máu không có nguy
cơ lây nhiễm.

Slide 6

LƯU Ý rằng các phơi nhiễm nêu trên đều từ tổn
thương do kim đâm.
GIẢI THÍCH rằng các yếu tố nguy cơ khác có
khả năng làm tăng nguy cơ lây truyền bao gồm:
bị thương do kim nòng rỗng cỡ to và không đeo
găng tay.


Slide 7

GIỚI THIỆU cho học viên Tài liệu phát tay
5.2: Tổng kết một số lây nhiễm từ người bệnh
sang nhân viên y tế tại Hoa Kỳ để có thêm
thông tin

Giải thích : aOR là chữ viết tắt tiếng Anh chỉ Tỉ
suất chênh hiệu chỉnh trong các nghiên cứu

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
5


Slide 8

GIẢI THÍCH rằng số liệu về tần suất phơi
nhiễm nghề nghiệp với máu trong nhân viên y tế
(NVYT) và nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV ở
Việt nam chưa được biết đến.
• Có trên 50% trường hợp HIV mới chẩn đoán
là được xác định tại bệnh viện.
• Hiểu về tình hình phơi nhiễm trong các cơ sở
y tế là rất quan trọng để đảm bảo xử trí và
chương trình hướng dẫn dự phòng chính xác
GIỚI THIỆU cho học viên tham khảo Tài liệu
đọc thêm 5.3: Nghiên cứu về phơi nhiễm tại
bệnh viện Chợ Rẫy năm 2000 để có thêm

thông tin

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
6


Tài liệu đọc thêm 5.1: Các dịch cơ thể và nguy cơ phơi nhiễm với HIV

Các dịch dưới đây chứa nguy cơ tiềm ẩn phơi nhiễm với HIV ….
• Máu
• Dịch não tủy (CSF)
• Dịch khớp
• Dịch màng phổi
• Dịch màng bụng
• Dịch màng ngoài tim
• Nước ối
• Tinh dịch
• Dịch âm đạo
• Bất kì dịch nào cơ thể có lẫn máu có thể nhìn thấy
Các dịch dưới đây không có nguy cơ* phơi nhiễm với HIV ….
• Nước tiểu
• Dịch mũi
• Nước bọt
• Đờm
• Mồ hôi
• Nước mắt
• Phân
• Chất nôn

* Nếu không bị nhiễm máu bẩn nhìn thấy được

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
7


Tài liệu đọc thêm 5.2: Tổng kết một số lây nhiễm từ người bệnh sang nhân viên
y tế tại Hoa Kỳ
1.

Lây nhiễm HIV từ BN sang NVYT

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ, 12/2001 về sự lây truyền từ bệnh nhân sang nhân
viên y tế tại Hoakỳ:
 Đã có 57 nhân viên y tế (NVYT) có chuyển đảo huyết thanh HIV sau phơi nhiễm
nghề nghiệp
 138 trường hợp HIV/AIDS trong NVYT không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào ngoại
trừ phơi nhiễm nghề nghiệp mà chuyển đảo huyết thanh không được ghi nhận trong
hồ sơ sau phơi nhiễm
 Điều dưỡng và nhân viên xét nghiệm có nguy cơ cao nhất phơi nhiễm nghề nghiệp
Nhiễm ghi nhận được
trong hồ sơ

Có khả năng bị nhiễm

Điều dưỡng

24


35

Nhân viên phòng XN

19

17

BS không phải ngọai khoa

6

12

BS ngọai khoa*

--

6

KTV ngọai khoa

2

2

KTV mắt

1


3

Chuyên viên hô hấp

1

2

Hộ lý

1

15

KTV nhà xác

1

2

Nhân viên quản lý

2

13

Nha sĩ, NV nha khoa

--


6

Nhân viên của xe cấp cứu

--

12

Chuyên viên, KTV khác

--

9
5

NV y tế khác
Tổng cộng

57

139

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
8


2.


Các loại phơi nhiễm trong 57 NVYT bị nhiễm do nghề nghiệp
Loại phơi nhiễm

Số trường hợp có chuyển đổi
huyết thanh

Vết đâm/cắt xuyên qua da

48

Niêm mạc (màng niêm mạc và/hoặc da)

5

Xuyên qua da & niêm mạc

2

Không biết

2

3.

Các loại dịch phơi nhiễm gây chuyển đảo huyết thanh với HIV trong 57 NVYT
Loại dịch

Số trường hợp có chuyển đổi
huyết thanh


Máu có nhiễm HIV

49

Virus được cô đặc trong phòng thí nghiệm

3

Dịch có dính máu thấy được bằng mắt thường

1

Dịch không rõ

4

Giải thích rằng chuyển đảo huyết thanh với HIV tức là sự thay đổi tình trạng huyết thanh từ
chỗ không phát hiện ra kháng thể với HIV trong huyết thanh sang phát hiện thấy kháng thể.

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
9


Tài liệu đọc thêm 5.3: Nghiên cứu về phơi nhiễm tại bệnh viện Chợ Rẫy năm
2000
Phương pháp:
 Năm 2001, một nghiên cứu thăm dò giấu tên trong nhân viên y tế tại bệnh viện Chợ

Rẫy, HCMC để đánh giá tần xuất và báo cáo phơi nhiễm nghề nghiệp với máu qua vết
thương đâm xuyên da và nhận thức của nhân viên y tế nguy cơ lây truyền HIV qua
các tình huống này.
 2/3 người không làm lâm sàng (lau dọn, xét nghiệm) và người làm lâm sàng (điều
dưỡng, bác sĩ) được lựa chọn ngẫu nhiên tham gia nghiên cứu.
Kết quả:
 Trong 1011phiếu tham dò phát ra, thu lại 866 (86%).
 Tổng số 330 (38%) nhân viên y tế nhớ là đã từng bị một hoặc hơn vết thương đâm
xuyên da trong suốt năm 2000;
 86 (35%) báo cáo rằng phơi nhiễm của họ được giám sát và kiểm soát lây nhiễm.
 Lý do không báo cáo phơi nhiễm phổ biến nhất là:
 không biết tầm quan trọng của báo cáo (32%)
 biết được nguồn phơi nhiễm là HIV âm tính (27%)
 lo lắng về tính bí mật của kết quả xét nghiệm (22%).
 Các vết thương đâm xuyên da được mô tả chủ yếu trong nghiên cứu thăm dò:
 53% là kim nòng rỗng
 Tai nạn kim đâm xuyên xảy ra khi khâu da 24%
 Tai nạn kim đâm xuyên xảy ra khi tiêm thuốc (19%),
 Tai nạn kim đâm xuyên xảy ra khi đậy lại nắp kim (16%).
 Bệnh nhân HIV nguồn không được biết là 25% trong số các phơi nhiễm này hoăc xét
nghiệm sau đó 37%.
 Nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV khác biệt trong các nhóm nghề nghiệp. Nhìn
chung, nhân viên y tế tin rằng nguy cơ lây nhiễm HIV khoảng 1-10% (trung vị). Tuy
nhiên, 25% nhân viên lâm sàng nói rằng họ không biết tỷ lệ lây nhiễm HIV sau vết
thương đâm xuyên da.
Kết luận:
 Phơi nhiễm nghề nghiệp vết thương đâm xuyên là phổ biến trong nhân viên y tế Việt
Nam và hiếm khi được báo cáo.
 Tăng cường báo cáo có thể đạt được qua:
 Tập huấn về tầm quan trọng và quá trình dự phòng phơi nhiễm, xử trí, báo cáo và

 Bảo đảm tính bí mật cho kết quả xét nghiệm sau phơi nhiễm.

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
10


Hướng dẫn cho giảng viên: Bước 3 (15 phút)

Slide 9

Trình bày các slide 9-17, sử dụng các lưu ý giành cho giảng viên để giảng bài

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
11


Slide 10

GIẢI THÍCH rằng vào năm 1970, trung tâm
kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa kỳ
(CDC) đưa ra khái niệm về cách ly phòng ngừa
đầu tiên với 7 biện pháp cách y khác nhau:
 Phòng ngừa (PN) tuyệt đối
 Phòng ngừa bảo vệ
 Phòng ngừa lây truyền qua đường hô hấp
 Phòng ngừa lây truyền qua đường đường tiêu

hóa
 Phòng ngừa lây truyền qua vết thương
 Phòng ngừa lây truyền qua chất bài tiết
 Phòng ngừa lây truyền qua máu
• Năm 1985 do sự bùng phát của dịch
HIV/AIDS, CDC ban hành hướng dẫn phòng
ngừa mới gọi là phòng ngừa phổ cập.Theo
hướng dẫn này máu được xem như là nguồn
lây truyền quan trọng nhất và dự phòng phơi
nhiễm qua đường máu là cần thiết.
• Năm 1995, khái niệm phòng ngừa phổ cập
được chuyển thành phòng ngừa chuẩn
(PNC). PNC mở rộng khuyến cáo phòng
ngừa phơi nhiễm không chỉ với máu mà với
cả chất tiết, bài tiết tiết từ cơ thể.
• Từ 2007, sau khi có dịch SARS, cúm
AH5N1 bùng phát, CDC và các tổ chức kiểm
soát nhiễm khuẩn đã bổ sung khuyến cáo cẩn
trọng trong vệ sinh hô hấp vào phòng ngừa
chuẩn để phòng ngừa cho tất cả những người
bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp.

Slide 11

GIẢI THÍCH rằng nhân viên y tế phải thực
hiện đủ các nội dung trên để giảm thiểu phơi
nhiễm với máu và dịch cơ thể trong nghề nghiệp.

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên

Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
12


Slide 12

NHẤN MẠNH rằng khi làm các thủ thuật tiếp
xúc với máu nên sử dụng găng như: Tiêm TM,
lấy máu XN, truyền dịch, máu…
• Các thủ thuật tiêm bắp, dưới da, trong da
không cần đi găng và chỉ đi găng trong một
số trường hợp đặc biệt như da người bệnh
hoặc tay nhân viên y tế (NVYT) bị tổn
thương
• NVYT cần đánh giá các trường hợp để sử
dụng phương tiện phòng hộ phù hợp…

Slide 13

LƯU Ý rằng slide này được làm động

Slide 14

ĐẶT câu hỏi: Tại cơ sở của các bạn đã thực
hiện việc xử lý bơm kim tiêm và vật sắc nhọn
như thế nào?

HỎI học viên về nội dung về vệ sinh tay và 5
thời điểm vệ sinh bàn tay trước khi chiếu slide
này


DÀNH thời gian cho học viên suy nghĩ, thảo
luận chia xẻ kinh nghiệm và GV bổ xung
GIẢI THÍCH rằng mũi tiêm an toàn là mũi tiêm
đảm bảo an toàn cho người bệnh, cho nhân viên
y tế và cho cộng đồng
GIẢI THÍCH rõ hơn bằng một vài ví dụ về
Tiêm/chích an toàn là
• không gây nguy hại cho người bệnh
• không làm cho nhân viên y tế phơi nhiễm
với bất kỳ nguy cơ nào
• không tạo ra bất kỳ lọai rác nào gây hại cho
mọi người trong cộng đồng

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
13


Slide 15

GIẢI THÍCH rằng các bước xử lý khi thấy máu
và dịch cơ thể rơi vãi tại khu vực chăm sóc bệnh
nhân và phòng xét nghiệm là như nhau. Nhưng
khi xử lý ở phòng xét nghiệm thuốc sát khuẩn
phải có nồng độ mạnh hơn (gấp 10 lần)

Slide 16


GIẢI THÍCH rằng các tổn thương thường xảy
ra khi tiếp xúc với những vật sắc nhọn nơi làm
việc do đó điều dưỡng cần chú ý khi tiếp xúc.

Slide 17

NHẤN MẠNH rằng không dùng hai tay đậy lại
nắp kim. Nếu cần đậy phải sử dụng “kỹ thuật
múc” bằng một tay.
LƯU Ý rằng giảng viên cần chuẩn bị dụng cụ và
trình diễn hoặc mời 1-2 học viên trình diễn kỹ
thuật này

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
14


Hướng dẫn cho giảng viên: Bước 4 (25 phút)

Slide 19

Slide 18

Trình bày các slide 18-32, sử dụng các lưu ý giành cho giảng viên để giảng bài

LƯU Ý rằng trước khi chiếu slide này Giáo viên
cần đặt câu hỏi để biết kiến thức của học viên đã
có trước đây về quy trình này.

THẢO LUẬN cùng học viên để làm rõ mục tiêu
của các bước, đặc biệt là bước 2, 3, 4 và 5.

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
15


Slide 20

GIẢI THÍCH rằng trước đây theo phản xạ tự
nhiên sau khi bị kim đâm mọi người thường nặn
bóp vết thương vì nghĩ rằng sẽ hết chỗ máu đã
có nguy cơ phơi nhiếm…nhưng đã vô tình làm
tổn thương nặng hơn vì khi nặn bóp làm dập nát
thêm vùng lân cận của vết thương, tăng thêm
nguy cơ phơi nhiễm, vì vậy không nặn bóp vết
thương mà để máu tự chảy ra trong thời gian
ngắn…

Slide 21

NHẤN MẠNH rằng không dụi mắt vì sẽ làm
tổn thương thêm niêm mạc mắt.

Slide 22

NHẤN MẠNH rằng không đánh răng vì sẽ làm
tổn thương thêm lợi. Trường hợp không có nước

muối thì dùng nước sạch.

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
16


Slide 23

NHẮC LẠI quy trình từ Báo cáo sau phơi
nhiễm đến khi được điều trị dự phòng sau phơi
nhiễm theo quy định của Bộ Y tế hiện hành.
GIẢI THÍCH rằng PEP là viết tắt của PreExposure Prophylaxis: dự phòng sau phơi nhiễm

Slide 24

THẢO LUẬN với học viên một vài trường hợp
đã gặp trong thực tế để làm rõ nội dung của slide
này

Slide 25

THẢO LUẬN cùng học viên bằng cách liên hệ
các ví dụ thực tế tại địa phương.

GIẢI THÍCH : nghiên cứu mô hình trên động
vật chỉ ra rằng sau phơi nhiễm với HIV:
• Trong vòng 24 giờ đầu HIV vào tế bào miễn
dịch tại vị trí bị phơi nhiễm

• Trong 24-48 giờ tiếp theo tế bào bị nhiễm di
chuyển tới vùng hạch
• Trong 5 ngày, có thể phát hiện thấy HIV
trong máu (nhiễm trùng toàn thân)

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
17


Slide 26
Slide 28

Slide 27

NHẤN MẠNH rằng có thể phòng ngừa nhiễm
HIV bằng cách ngăn cản sự sao chép của HIV
trong một hoặc một vài tế bào bị nhiễm. Nếu các
tế bào này bị chết, HIV tại tế bào đó cũng sẽ bị
diệt trừ ...

Nguồn: Hướng dẫn của BYT Việt Nam, 2009.

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
18



Slide 29

GIẢI THÍCH rằng tư vấn và theo dõi là một
phần rất quan trọng của dự phòng sau phơi
nhiễm

Slide 30

Nhắc lại cơ chế bệnh sinh để giải thích và thảo
luận :
• Sau khi bị phơi nhiễm do rủi ro nghề nghiệp
tâm tâm trạng của người bị rủi ro diễn biến
thế nào? Chia sẻ 1 – 2 trường hợp
• Vì sao cần tư vấn cho NVYT bị rủi ro về
việc XN HIV?
• Vì sao sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng
NVYT đó phải XN lại ?
• Nếu kq XN HIV + ngay lần đầu thì gq thế
nào?
GIẢI THÍCH rằng tư vấn và theo dõi là một
phần rất quan trọng của dự phòng sau phơi
nhiễm

Slide 31

NHẮC LẠI cơ chế bệnh sinh để giải thích và
thảo luận :
• Sau khi bị phơi nhiễm do rủi ro nghề nghiệp
tâm trạng của người bị rủi ro diễn biến thế
nào? Chia sẻ 1 – 2 trường hợp

• Vì sao tư vấn cho NVYT bị rủi ro về việc
XN HIV?
• Vì sao sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng phải
XN lại ?
• Nếu kq XN HIV + ngay lần đầu thì giải
quyết thế nào?
LƯU Ý rằng khi làm xét nghiệm HIV, HBV và
HCV cần phải được sự đồng ý của bệnh nhân
THẢO LUẬN làm rõ các ý trong slide, chia xẻ
kinh nghiệm thực tế mọi người đã gặp về việc
này.

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
19


Slide 32

GIẢI THÍCH rằng sau khi thông báo về rủi ro
nghề nghiệp với bệnh nhân nguồn và tư vấn để
họ bộc lộ tình trạng nhiễm của mình sẽ thực hiện
các bước như nội dung trên slide.

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
20



Hướng dẫn cho giảng viên: Bước 5 (10 phút)

Slide 34

Slide 33

Trình bày các slide 33-36, sử dụng các lưu ý giành cho giảng viên và Tài liệu đọc thêm 5.4 để giảng
bài

GIẢI THÍCH rằng kết quả các nghiên cứu thấy
HBV có nguy cơ lây nhiễm cao nhất sau khi
phơi nhiễm nghề nghiệp

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
21


Slide 35

GIẢI THÍCH rằng tỷ lệ hiện mắc HBsAb và
HBsAg rất cao ở Việt Nam, nên xét nghiệm cả
hai trước khi tiêm phòng sẽ có kết quả cao

Slide 36

HỎI học viên hoặc đưa ra thông tin từ pre test
về tiêm phòng VGB của lớp tập huấn

• Khuyến khích tất cả nhân viên y tế kiểm tra
và tiêm phòng viêm gan virút B.

GIẢI THÍCH rằng HIV làm giảm khả năng
miễn dịch của cơ thể
• Tại các phòng khám ngoại trú HIV, tỉ lệ bệnh
nhân sẽ bị lao hoặc đang điều trị lao khá cao
ở mọi thời điểm
• Có nguy cơ lây lan lao từ bệnh nhân lao sang
bệnh nhân khác hoặc sang nhân viên y tế, do
đó cần áp dụng 5 bước bước dự phòng lây
nhiễm lao tại các cơ sở y tế theo TCYTTG
để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm
GIỚI THIỆU cho học viên Tài liệu đọc thêm
5.4: Năm bước dự phòng lây nhiễm lao tại cơ
sở điều trị HIV để có thêm thông tin

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
22


Tài liệu đọc thêm N1S5.4: Năm bước dự phòng lây nhiễm lao tại cơ sở điều
trị HIV
Bước 1: Xét nghiệm và Sàng lọc





Nhận diện sớm những BN nghi ngờ hoặc đã xác định mắc lao.
Triệu chứng chỉ điểm lao gồm:
• Ho>2 tuần, sốt, sụt cân, đổ mồ hôi đêm, sưng hạch
Sàng lọc tất cả BN có bất kỳ triệu chứng:
• XQ phổi, BK đờm
• Sinh thiết hạch (nếu có chỉ định)

Bước 2 : Giáo dục


Hướng dẫn BN mang khẩu trang nếu đang bị lao hoặc nếu họ ho hay hắt hơi

Bước 3: Cách ly


Nếu có thể, BN bị lao thể họat động hoặc nghi ngờ lao nên mang khẩu trang, cách ly với những BN
khác và yêu cầu chờ ở khu vực cách biệt có thông gió tốt

Bước 4: Cung cấp dịch vụ chăm sóc nhanh chóng


Nếu có thể, ưu tiên cho những BN lao thể họat động được khám trước và điều trị nhanh và để giảm
thiểu thời gian mà bệnh nhân khác phơi nhiễm với họ

Bước 5: Kiểm soát môi trường


Thông khí :
• Thông khí tự nhiên nhờ vào việc mở các cửa ra vào, cửa sổ để đưa không khí từ bên ngoài
vào

• Quạt máy cũng hỗ trợ thổi khí từ trong phòng ra ngoài

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
23


Hướng dẫn cho giảng viên: Bước 6 (5 phút)

NHẮC LẠI một số điểm cơ bản của bài giảng:
• Nguyên tắc của phòng ngừa chuẩn
• Cơ sở để dự phòng sau phơi nhiễm
• Thời gian điều trị dự phòng là 4 tuần

Slide 38

Slide 37

Trình bày các slide 37-38, sử dụng các lưu ý giành cho giảng viên để giảng bài

Khóa tập huấn cơ bản cho cán bộ điều dưỡng
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên
Bài 5: Phơi nhiễm với HIV do nghề nghiệp: Dự phòng và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
24



×