Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Y TẾ SỨC KHỎE HUONG DAN BAO QUAN VA SU DUNG THUOC 08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.57 KB, 4 trang )

Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

BÀI 27: HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THUỐC
(Advice on Medicines)
- Thuốc chỉ có tác dụng khi sử dụng:
* đúng bệnh;
* đúng liều lượng;
* đủ thời gian;
* thuốc đảm bảo từ nơi sản xuất;
* bảo quản thuốc trên tàu tốt;
* người bệnh thực hiện đúng hướng dẫn.
- Trái lại sẽ gây hậu quả nặng nề thậm chí chết người.
- Người phụ trách tủ thuốc phải tôn trọng những quy định sau đây để việc sử dụng
thuốc an toàn, tránh mọi tai biến, phục vụ cho cơ quan kiểm tra ở các cảng:
1. Tủ thuốc phải:
- Đặt trong buồng bệnh (Ship's hospital).
- Có khoá riêng.
- Chia 2 phần: + Phần thuốc
+ Phần để y cụ
- Có đèn bật sáng trong tủ thuốc.
2. Các loại thuốc để trong tủ phải:
- Sắp xếp theo một trật tự nhất định.
- Dễ lấy, dễ thấy.
- Dùng xong để chỗ cũ.
- Không để lẫn các loại thuốc với nhau.
3. Thuốc phải:
- Có nhãn mác.
- Thuốc giảm độc
phải để ngăn tủ riêng


- Thuốc độc
4. Trong sắp xếp cần lưu ý không để đổ vỡ khi tàu hành trình gặp sóng.
5. Các thuốc:
- Thuốc độc (Adrenalin)
- Thuốc gây ngủ
- Để ngăn riêng có tủ thuốc
(Seduxen, Gardenal)
có khoá riêng (2 lần khoá)
- Thuốc gây nghiện (Morphine)
6. Kiểm tra:
- Có lịch định kỳ đưa ra:
+ Loại bỏ thuốc hỏng
+ Loại bỏ thuốc hết hạn
120


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

+ Thay thế thuốc mới
- Hàng năm phải tổng kiểm kê thuốc có mời dược sĩ tham dự và quyết định
thuốc nào để, thuốc nào huỷ.
Về cung cấp, bảo quản thuốc cần lưu ý các quy định sau đây:
1. Giữ nguyên bao gói của hãng sản xuất nếu có thể.
2. Nếu tên thuốc không phù hợp với tên tiêu chuẩn thì:
* Phải có 2 nhãn ghi rõ tên thuốc chuẩn.
* Hàm lượng từng viên, ống.
* Hạn dùng
* Số lô sản xuất và kiểm nghiệm.

* Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất.
3. - Nên để thuốc trong các lọ nhỏ.
- Tiện nhất là mua thuốc đóng vỉ có ghi rõ tên và hàm lượng từng viên
4. - Đối với thuốc nhận lần đầu nên đọc và kiểm tra kỹ từng loại
- Kiểm tra xem người cung cấp cho mình có nhầm lẫn không.
5. - Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ 15 đến 25oC
- Đối với:
+ Kháng sinh tiêm
- Để ở nhiệt độ 2o – 5oC (tủ lạnh)
+ Vài loại thuốc có chỉ dẫn đặc biệt
- Không để ở to quá thấp (đông
lạnh)
+ Không để nơi quá ẩm.
+ Không để nơi nhiều ánh sáng.
+ Thuốc viên, thuốc bột: để trong hộp kim loại dán kín.
+ Thuốc dễ bay hơi: Cồn, I ốt v.v... để trong lọ thuỷ tinh có nút mài để
tránh bay hơi.
6. Trường hợp bệnh nhân lên bờ khám bệnh, mang đơn thuốc về:
- Xem kỹ tên thuốc.
- Loại thuốc viên hay ống.
- Liều lượng.
- Nếu không phù hợp thì hỏi Radio Medical.
7. Khi cho thuốc phải lưu ý:
7.1. Liều lượng:
- Các sách hướng dẫn thường ghi cho thuốc theo cân nặng:
- Ví dụ: Uống thuốc hạ sốt Paracetamol: 60 mg / kg/ 24h hay 15 mg/ kg/ 6h;
bệnh nhân nặng 60 kg thì tổng liều lượng Paracetamol uống trong
24h là : 60 mg x 60 kg = 3600 mg ( hay uống 900 mg mỗi 6h)
7.2. Kháng sinh:
- Thường uống 6h/ lần để giữ nồng độ kháng sinh trong máu ổn định.

121


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

7.3. - Có thuốc uống trước bữa ăn.
- Có thuốc uống sau bữa ăn.
7.4. Có thuốc cần uống nhiều nước: Trimazol, Biseptol.
7.5. Bệnh nhân thường hay bỏ thuốc khi cảm thấy mình đã hết sốt, bớt đau
đầu…. Vì vậy nên khuyên bệnh nhân dùng thuốc đủ liều lượng (nhất là
kháng sinh) để tránh tái phát bệnh và nhờn thuốc.
7.6. Nếu bệnh nhân uống thuốc quá 3 ngày mà không khỏi thì không nên cho
thêm thuốc mà nên hỏi Radio Medical.
8. Đối với thuốc gây nghiện (Morphine)
- Quản lý chặt chẽ (Controlled Drugs) từ khi nhận thuốc:
REQUISITION OF CONTROLLED DRUGS

* To: (name and address of authorized suppler)
* From: (name of ship and of master or shipowner)
* Address: (address of ship or shipowner)
* Please supply: (name, strength and quantity of drugs)
* The above drugs are required for the medical stores of (name of vessel)
* Signature
* Name in Capital letters
* Occupation
* Date
- Mỗi lần sử dụng thuốc phải ghi ngay vào sổ.
Drugs dispensed or disposed of:

Name and address of
persons given drug

Date

Right of person to
have drug

16/10/08

JB shaw
Logbook ref 34

Sick crew member

5/8/09

J.Hove chemists 49
Scane Street Liverpool

Quanlified retail
pharmacist

Amount
supplied

Drug and formin which
supplied
Morphine sulphate 15mg
One me in 1ml (in glass

ampoules)
Morphine sulphate 15mg
9 ml
in 1ml (in glass
ampoules)

- Chỉ nên dùng Morphine trong trường hợp cấp cứu xương đùi, cột sống.
Trong khi chờ chuyển nạn nhân đi bệnh viện.
- Nếu nạn nhân đau quá phải tiêm thêm thì sau lần tiêm thứ 3 phải hỏi ý kiến
Radio Medical.
9. - Có nhiều thuốc có thể gây tác dụng phụ, dị ứng, mẫn cảm. Vì vậy mỗi khi
cho loại thuốc nào cần:
122


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

+ Đọc kỹ tính năng, tác dụng
+ Chỉ định
+ Chống chỉ định
- Nếu chỉ phản ứng nhẹ: buồn nôn, ỉa chảy, nổi ban v.v… thì phải hỏi ý kiến
thầy thuốc qua Radio Medical.
- Không nên dùng 1 lần nhiều loại thuốc an thần vì có thể gây hôn mê ngừng
thở.
- Rượu là một chất ức chế thần kinh vì vậy trong thời gian uống thuốc thì
không dùng rượu bia.
10. Penicillin là 1 kháng sinh tác dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh nhiễm
khuẩn cấp: Áp xe, viêm tấy, các vết thương, bỏng, viêm Amidal nhưng

hay gây dị ứng: nổi ban, phù, khó thở. Nếu nặng thì trụy tim mạch, chết đột
ngột. Vì vậy cần:
- Trước khi dùng Penicillin dù đường uống hay tiêm phải:
+ Hỏi đã dùng lần nào chưa?
+ Nếu có thì có phản ứng gì không?
- Nếu tiêm Penicillin bao giờ cũng để bên cạnh: 1 ống Adrenalin
(Epinephrin) 1ml + 1 bơm tiêm nhựa để nếu có dị ứng thì tiêm lập
tức 1 ống Adrenalin dưới da.
- Nếu ghi ngờ bệnh nhân có dị ứng Penicillin thì tốt nhất dùng kháng
sinh khác.
- Lưu ý: Có trường hợp chỉ cần 1 lượng Penicillin rất nhỏ còn sót trong
bơm tiêm cũng có thể gây dị ứng mạnh chết người.
The end.

123



×