Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 105 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THANH HÒA




THÔNG TIN Y TẾ - SỨC KHỎE
TRÊN BÁO IN HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học







HÀ NỘI – 2013



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THANH HÒA




THÔNG TIN Y TẾ - SỨC KHỎE
TRÊN BÁO IN HIỆN NAY


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60. 32. 01



Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Thu Hương






HÀ NỘI - 2013

5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thông tin về y tế sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống và
Sức khỏe & đời sống 26
Bảng 2.2 Số lượng bài viết dịch chân tay miệng và dịch sốt xuất huyết 31
Bảng 2.3 So sánh số lượng tin bài về thành tích y học, kỹ thuật mới
trong điều trị trên hai báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe
& đời sống 33
Bảng 2.4. Cấu trúc của tít trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống 53
Bảng 2.5. Số lượng bài phỏng vấn trên hai báo Khoa học & đời sống và
Sức khỏe & đời sống 59






6
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 8
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 9
3. Mục đích, nội dung nghiên cứu 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Phương pháp nghiên cứu 11

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 11
7. Kết cấu của luận văn: 12
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC CHUYỂN TẢI
THÔNG TIN VỀ Y TẾ - SỨC KHỎE VÀ DIỆN MẠO CỦA BÁO CHÍ
VIẾT VỀ MẢNG Y TẾ - SỨC KHỎE HIỆN NAY 13
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề thông tin
y tế - sức khỏe 13
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 17
1.3. Vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin 19
1.4. Diện mạo của báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe ở Việt Nam hiện nay 20
1.4.1 Báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe trên các phương tiện truyền
thông đại chúng hiện nay 20
1.4.2. Vài nét về tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống 22
Tiểu kết 24
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỂ HIỆN THÔNG TIN Y TẾ -
SỨC KHỎE TRÊN BÁO KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG VÀ SỨC KHỎE &
ĐỜI SỐNG 26
2.1 Nội dung thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống 26
2.1.1. Khảo sát số lượng tin bài trên hai tờ báo 26
2.1.2. Thông tin về bệnh dịch 27
2.1.3. Thông tin về thành tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị 33


7
2.1.4. Thông tin về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh
thường gặp 35
2.1.5. Thông tin tư vấn về y tế, sức khỏe 42
2.2. Hình thức thể hiện của hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống 50

2.2.1. Ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên báo Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống 50
2.2.2. Thông tin văn tự trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe &
đời sống 53
2.2.2.1. Tít (title) 53
2.2.2.2. Các hình thức thể loại chính 54
Tiểu kết 65
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA THÔNG TIN
Y TẾ - SỨC KHỎE TRÊN BÁO CHÍ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 68
3.1. Ưu điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống 68
3.2. Nhược điểm về nội dung và hình thức của hai tờ Khoa học & đời
sống và Sức khỏe & đời sống 71
3.3. Một số kiến nghị đối với hai tờ báo Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống 77
3.3.1. Cải tiến về nội dung và hình thức 77
3.3.2. Kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung trước khi đăng tải 77
3.3.3. Xây dựng nội dung truyền thông để người dân thay đổi hành
vi 79
3.3.4. Đào tạo nhân lực 80
Tiểu kết 80
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 80


8
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tại Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe là một trong những “quốc

sách hàng đầu” - điều này không chỉ được thừa nhận về mặt chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, mà đã biểu hiện cụ thể qua thái độ quan tâm sâu
sắc của xã hội, cũng như mỗi cá nhân về tình hình sức khỏe của bản thân, môi
trường sống xung quanh…
Trong Nghị quyết số 46- NQ/TW của Bộ chính trị cũng có nêu: “Sức
khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp, bảo đảm
nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong
những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước… Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình
và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai
trò nòng cốt”. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có cái nhìn
đúng đắn về sức khỏe, cung cấp những tri thức khoa học trên báo chí về chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe, cách phòng chữa bệnh, tư vấn sức khỏe…luôn luôn là
vấn đề nóng bỏng hiện nay, khi mà môi trường (đất, nước, không khí) đang bị
ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng gia tăng và một số căn bệnh chưa tìm ra
phương pháp chữa trị.
Có thể nói chưa bao giờ các thông tin về y tế sức khỏe lại chiếm nhiều
diện tích trên các báo, thời lượng trên đài phát thanh và các chương trình truyền
hình như hiện nay. Riêng truyền hình có một kênh O2TV chuyên sâu về sức
khỏe, được phát sóng liên tục 24/24h mỗi ngày kể từ 8/8/2008. Bên cạnh đó,
trên báo in cũng xuất hiện nhiều chuyên mục về y tế - sức khỏe: báo Sức khỏe
& đời sống có 4 chuyên mục “Thuốc và sức khỏe”, “Y học cổ truyền”, “Bác sĩ
gia đình”, “Y học thưởng thức”; báo Khoa học & Đời sống có 5 chuyên mục: “
Y học và đời sống’, “Dinh dưỡng”, “ Sức khỏe”, “Gia đình khỏe”, “ Sống vui -

9
sống khỏe”… Rất nhiều trang báo điện tử đều thành lập các chuyên mục liên
quan đến việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe, thẩm mỹ cho bạn đọc.


Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc
thông tin, phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay, cung cấp
những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, những thành tựu y học, tư vấn sức
khỏe… cho cộng đồng. Tuy vậy, những thông tin y tế sức khỏe trên báo chí
hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định: thông tin chưa kịp thời, đúng lúc,
còn đan xen nhiều yếu tố quảng cáo lồng ghép; tính định hướng về chăm sóc
sức khỏe đối với cộng đồng còn chưa cao,… Do đó, tác giả luận văn đã thực
hiện nghiên cứu đề tài “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay” nhằm
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông, từ đó giảm thiểu
những vấn đề còn tồn tại trong mảng thông tin về y tế sức khỏe.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trước đề tài này, đã có một số sách và công trình nghiên cứu về nhiệm
vụ tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại
chúng (báo, chương trình phát thanh, truyền hình…). Dưới đây là một số đề
tài cụ thể đã được thực hiện:
- “Những bài học từ KHHGĐ và sức khỏe sinh sản”- Tác giả Phyllis
Tilson Piotrow và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Bộ Y tế. Đây
là cuốn sách nghiên cứu chuyên ngành xuất bản nội bộ, dành riêng cho cán
bộ y tế có nội dung đề cập tới những đánh giá, tổng kết về hoạt động chăm
sóc sức khỏe sinh sản trong đó có nói tới vấn đề tuyên truyền giáo dục sức
khỏe sinh sản.
- “Báo Sức khỏe với việc hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ (năm
1993- 1994)” của Bùi Thị Quyên (Luận văn tốt nghiệp Khoa báo chí và
truyền thông - Trường ĐHKHXH&NV). Luận văn đã đề cập đến thực trạng
đời sống, sức khỏe của phụ nữ Việt Nam hiện nay và báo Sức khỏe với việc
chăm sóc sức khỏe phụ nữ.

10

- “Báo sức khỏe với vấn đề bảo vệ trẻ em” của Nguyễn Thị Thu Thủy
(Khảo sát trên báo Sức khỏe trong năm 1993 – 1994) - (Khóa luận tốt nghiệp
Khoa báo chí và truyền thông - Trường ĐHKHXH&NV). Khóa luận này nêu
vai trò của báo chí đối với vấn đề bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, những khía
cạnh về tuyên truyền bảo vệ trẻ em trên báo Sức khỏe trong năm 1993 – 1994
cũng được tác giả đề cập đến.
- “Báo chí về thực trạng thị trường thuốc tân dược Việt Nam trong
những năm gần đây” (Khảo sát trên báo Sức khỏe & đời sống, Lao động và
Tạp chí Thuốc và sức khỏe trong 3 năm 1996 -1998) của Nguyễn Vân Khanh
(Khóa luận tốt nghiệp Khoa báo chí và truyền thông - Trường
ĐHKHXH&NV). Khóa luận đề cập đến thực trạng thị trường thuốc tân dược
Việt Nam qua phản ánh báo chí, những kiến nghị của báo chí trước hạn chế
của thị trường thuốc tân dược,…
- Đề tài: “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay- Vấn đề
và thảo luận”- của học viên Bùi Thị Thu Thủy. Đề tài này đã đề cập đến hệ
thống lý luận về lí thuyết kênh, chương trình truyền thông đối với vấn đề
thông tin sức khỏe. Tuy nhiên, Bùi Thị Thu Thủy mới dừng lại ở việc khảo
sát nội dung thông tin trên O2TV và báo Sức khỏe và đời sống trong năm
2009, chứ chưa nghiên cứu đánh giá từ phía các chuyên gia y tế về các loại
thông tin về y tế - sức khỏe.
Do đó, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, đề tài: “Thông tin y tế - sức
khỏe trên báo in hiện nay” (Khảo sát 2 tờ báo Sức khỏe & đời sống, Khoa học
& đời sống từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012) sẽ làm rõ ưu, nhược điểm, thành
công và hạn chế của thông tin y tế - sức khỏe trên hai tờ báo in nổi bật. Đồng
thời, luận văn cũng khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia về những thông tin y tế, sức
khỏe trên báo chí hiện nay. Những vấn đề này sẽ giúp cho độc giả có được bức
tranh tổng thể về thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí, đồng thời giúp các nhà
báo nhận rõ được ưu, nhược điểm trong việc chuyển tải thông tin, từ đó nâng
cao hiệu quả truyền thông cho mảng báo chí viết về y tế - sức khỏe.


11
3. Mục đích, nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thông tin về y tế, sức khỏe
trên báo in hiện nay, từ đó đánh giá ưu, nhược điểm, rút ra bài học truyền
thông khi chuyển tải thông tin về y tế, sức khỏe trên báo chí. Bên cạnh đó,
qua việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về thông tin y tế sức khỏe
trên báo chí, tác giả luận văn có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả truyền thông, từ đó giảm thiểu những vấn đề còn tồn tại
trong mảng thông tin về y tế sức khỏe.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho những
nhà báo đang hoạt động trên lĩnh vực thông tin nói chung và thông tin sức
khỏe nói riêng, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch
định chính sách của ngành y tế, góp phần làm cho chất lượng các sản phẩm
báo chí ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề thông tin y tế - sức khỏe trên
2 tờ báo in: “Sức khỏe & đời sống”, “Khoa học & đời sống” từ tháng 4/2011
đến tháng 4/2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện
nay”, tác giả luận văn sẽ kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích nội dung và hình thức
chuyển tải thông tin về y tế - sức khỏe trên 2 tờ báo in: “Sức khỏe & đời sống”
và “Khoa học & đời sống” từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012, phương pháp
phỏng vấn sâu các chuyên gia y tế về các vấn đề y tế - sức khỏe trên báo chí.
Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Việc nghiên cứu báo chí viết về y tế - sức khỏe sẽ góp phần làm phong
phú hơn lý luận về báo chí, bổ sung tư liệu thực tế cho một số môn học
chuyên ngành báo chí. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng sẽ giúp tìm ra những


12
đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chuyển tải thông tin và một số lưu ý khi
viết ở mảng y tế sức khỏe.
Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài, sau khi nghiên cứu, tác giả luận văn đã
rút ra được bài học cho bản thân về báo chí trong việc thông tin về y tế - sức
khỏe, đồng thời giúp các nhà báo, các cơ quan báo chí nhận rõ ưu, nhược
điểm của việc thông tin trên báo chí về mảng y tế - sức khỏe hiện nay. Hy
vọng đề tài này sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong các công trình khoa
học tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin về y tế -
sức khỏe và diện mạo của báo chí viết về mảng y tế - sức
khỏe hiện nay.
Chương 2: Nội dung, hình thức thể hiện những thông tin y tế - sức khỏe
trên báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống.
Chương 3: Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của thông tin y tế - sức khỏe
trên báo chí và đề xuất giải pháp.


13
CHƯƠNG 1:
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC CHUYỂN TẢI
THÔNG TIN VỀ Y TẾ - SỨC KHỎE VÀ DIỆN MẠO CỦA
BÁO CHÍ VIẾT VỀ MẢNG Y TẾ - SỨC KHỎE HIỆN NAY

1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề thông
tin y tế - sức khỏe

Ở nước ta, việc chăm lo cho sức khỏe của người dân luôn được quan
tâm. Câu nói của Hồ Chủ Tịch: “Mỗi người dân khỏe mạnh là cả nước khỏe
mạnh, mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt” (Trích trong “Lời kêu gọi toàn
dân tập thể dục” của Hồ Chí Minh, đăng trên báo Cứu quốc số 199, ngày 27-
3-1946) đã trở thành quan điểm xuyên suốt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe
của người dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa
VII năm 1993 đã nêu rõ: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của
toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc
sức khỏe”.
Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và chỉ đạo: công tác
truyền thông là một phần không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe nhân dân. Nghị quyết số 46/ NQ/TW của Bộ chính trị, ngày 23/2/2005
đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong đó, nghị quyết chỉ rõ
cần: Nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự
chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị
đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị
kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng có thể chủ
động phòng chống dịch bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể,
hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khỏe, tham gia tích
cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

14
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mối liên hệ
mật thiết giữa vai trò của cá nhân và vai trò của cộng đồng, trong đó có vai trò
của quản lý Nhà nước trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân
dân. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác
truyền thông là một phần không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe nhân dân.

Trên thực tế, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân
cũng đã được cụ thể hóa thông qua 5 quan điểm chỉ đạo nhất quán trong Nghị
quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ về định hướng chiến lược
công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Theo đó, con người là
nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy,
đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm
bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong
những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh
vực này là đầu tư phát triển thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Đổi mới và
hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm
tạo cơ hội cho người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với
chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội của
đất nước. Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công
bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện chia sẻ giữa người khỏe với người
ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em,
người già, công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế. Thực hiện chăm sóc
sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập
luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe. Phát triển đồng thời y tế phổ cập
và y tế chuyên sâu, kết hợp đông y và tây y. Xã hội hóa các hoạt động chăm
sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước, thực hiện tốt việc trợ

15
giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng
cao sức khỏe.
Trong “Chỉ thị của bộ trưởng bộ y tế về việc tăng cường chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân nhân ngày thầy thuốc Việt Nam” (2001/CT-BYT,
ban hành ngày 05/02/2001) có nêu rõ: “cần đẩy mạnh hơn nữa công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong

công tác phòng chống dịch bệnh, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân”. Và để thực hiện được điều này, chỉ thị cũng nêu ra
một số vấn đề cần phải làm, trong đó nhấn mạnh: “vấn đề chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân vẫn còn một số việc cần quan tâm giải quyết, đó là trách
nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, chất lượng khám chữa bệnh và
trình độ cán bộ y tế cơ sở cũng như việc chăm lo đời sống vật chất và chế độ
chính sách cho cán bộ y tế cơ sở”.
Bên cạnh đó, tại chỉ thị 06 - CT/TW ngày 22/1/2002 của Ban bí thư
Trung ương đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở, Ban Bí thư
Trung ương Ðảng yêu cầu các cấp uỷ đảng, các ngành, các đoàn thể quán triệt
và thực hiện tốt những việc liên quan đến chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức
khỏe của người dân như: “Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động
của Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; tăng cường phối hợp liên
ngành, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền
thông - giáo dục sức khoẻ; huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt
động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể, tạo ra
phong trào toàn dân vì sức khoẻ. Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên
chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm
tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm cải thiện rõ rệt chất lượng chăm sóc
sức khoẻ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. Ngành Y tế có
trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan xây dựng chuẩn quốc gia về y
tế cơ sở; nâng cao năng lực chuyên môn và y đức của các cán bộ y tế; coi
trọng phát huy và phát triển y - dược học cổ truyền; tăng cường các hoạt động

16
giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của y tế tuyến trên đối với tuyến cơ sở, bảo đảm
cho trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, phường có đủ khả năng phát hiện và
điều trị kịp thời các bệnh theo tuyến kỹ thuật, góp phần giảm tình trạng quá
tải của các bệnh viện tuyến trên; phát huy khả năng của y tế các lực lượng vũ
trang trong việc kết hợp quân - dân y để chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở,

đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; tổ chức tốt việc
quản lý và phát huy vai trò của lực lượng y tế ngoài công lập. Mở rộng các
hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên
đào tạo cán bộ người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm
y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền.
Phấn đấu đến năm 2010, 80% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% thôn, bản có nhân
viên y tế với trình độ sơ học trở lên. Có chính sách đãi ngộ thích hợp để
khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã, phường, đặc biệt là ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa; tăng cường trang thiết bị y tế thích hợp cho y tế cơ
sở” Như vậy, Ban chấp hành TW Đảng đã có sự chỉ đạo về nguồn lực để
củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở trên toàn quốc, tạo điều kiện tốt
nhất cho người dân được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe.
Mới đây, trong Quyết định số 432/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ
- Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
cũng nêu rõ: “cần phải phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch
vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện
và vệ sinh môi trường lao động. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng
toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, khống chế kịp thời và
kiểm soát tốt các dịch bệnh, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh
tật. Củng cố và tăng cường hệ thống y tế theo hướng đa dạng hóa các loại
hình phục vụ và xã hội hóa lực lượng tham gia, trong đó các cơ sở y tế công
phải đóng vai trò chủ đạo. Thiết lập hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe toàn diện, tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh,

17
chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở
các bệnh viện tuyến trên. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm
việc của các trạm y tế xã, phường… Từng bước hình thành hệ thống quản lý
và kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi

người tiêu dùng”. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mối liên hệ mật thiết
giữa vai trò của cá nhân với vai trò của cộng đồng, trong đó có vai trò quản lý
của Nhà nước đối với việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân”.
Xuyên suốt trong tất cả các văn bản chỉ đạo về y tế - sức khỏe cộng
đồng, Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của việc thông
tin tuyên truyền về y tế - sức khỏe, đặc biệt trên các phương tiện truyền thông
đại chúng. Việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về sức khoẻ sẽ giúp
cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức
khoẻ, rèn luyện thân thể, từ đó tạo ra phong trào toàn dân vì sức khoẻ.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Thông tin sức khỏe có nhiều định nghĩa khác nhau theo nhiều cách
quan niệm, trong đó Bách khoa Y học cho rằng: “Thông tin sức khỏe đó là
những thông tin về tình trạng thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội”. Các
chuyên gia y tế công cộng thấy định nghĩa này chưa đầy đủ, họ cho rằng
thông tin sức khỏe ngoài thông tin về thể trạng còn một số thành phần khác
trong sức khỏe của con người, đó là: thông tin về dinh dưỡng, tinh thần và
tri thức.
Trong tuyên ngôn Alma Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WTO)
đã định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất,
tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật hay
thương tật”. Điều đó có nghĩa, sức khoẻ bao gồm tình trạng của cả tinh thần
lẫn thể chất. Chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn: Sức khoẻ của một cộng
đồng là kết quả tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo nên tinh thần và thể chất của
cộng đồng ấy. Các hoạt động hướng tới việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe của
một cộng đồng chính là các hoạt động y tế công cộng.

18
Sức khỏe tinh thần là một khái niệm ám chỉ tình trạng tinh thần và cảm
xúc tốt của mỗi cá nhân. Theo tổ chức y tế thế giới, không có định nghĩa
chính thức cho sức khỏe tinh thần. Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá

chủ quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định
nghĩa về khái niệm "sức khỏe tinh thần". Mặt khác, tình trạng thoải mái,
không có rối loạn nào về tinh thần chưa chắc đã được coi là sức khỏe tinh
thần. Có một cách để nhận xét sức khỏe tinh thần là xem xem một người thể
hiện chức năng của mình thành công tới mức nào. Cảm thấy có đủ khả năng
tự tin, có thể đối mặt với những mức tình trạng căng thẳng ở bình thường,
luôn giữ được các mỗi quan hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập,
và dễ hồi phục sau những tình huống khó khăn đều được coi là các dấu hiệu
của một sức khỏe tinh thần.
Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và
thoải mái về thể chất. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là: sức lực,
sự nhanh nhẹn, khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc
nếu có bệnh cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục, khả năng chịu đựng được
những điều kiện khắc nghiệt của môi trường…
Về khái niệm y tế công cộng, cho tới nay, nhiều nhà khoa học đã đưa ra
rất nhiều định nghĩa khác nhau về y tế công cộng. Những định nghĩa sau đây
được coi là cơ sở khái niệm của y tế công cộng, được phần đông các nhà khoa
học trong lĩnh vực này công nhận: “Y tế công cộng là khoa học và nghệ thuật
của việc phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khoẻ và hiệu quả thông
qua những cố gắng được tổ chức của cộng đồng” (Wilslow, 1920). Hoặc theo
Báo cáo của IOM (Tổ chức quốc tế về di dân) năm 1988 cho rằng: “Y tế công
cộng hoàn thiện những quan tâm xã hội trong việc đảm bảo những quyền làm
cho con người có thể khoẻ mạnh”.
Như vậy, y tế công cộng phải quan tâm đến sức khỏe cho tất cả mọi
người. Thứ nhất, ý tưởng y tế công cộng bắt nguồn từ nhận thức của xã hội,
cần thiết tạo ra một mục tiêu chung và đại diện cho mọi người. Thứ hai, y tế

19
công cộng liên quan đến tổng thể dân số, bao gồm sức khoẻ và nguyện vọng
cá nhân vì sức khoẻ cho chính họ. Thứ ba, y tế công cộng liên quan đến sự

bảo vệ, nâng cao, phục hồi sức khoẻ, có nghĩa là nó bao gồm một phạm vi rất
rộng các hoạt động tiềm năng. Cuối cùng, trách nhiệm của y tế công cộng
thuộc về những tổ chức xã hội khác nhau, bao gồm chính quyền trung ương,
các cấp chính quyền địa phương và hệ thống y tế quốc gia. Trọng tâm can
thiệp của y tế là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh thông qua việc
theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khỏe.
1.3. Vai trò của báo chí trong việc chuyển tải thông tin
Trong đời sống xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng. Bất kỳ
một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới đều sử dụng
báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công
chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị
cho cuộc sống.
Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của các
tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí thật sự đã trở thành
vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, mặt khác nó cũng tạo những
điều kiện cần thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị
của đất nước. Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với nội
dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí
có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội.
Báo chí không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người
tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng phù hợp
với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Theo cuốn “Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông” của Dương Xuân Sơn – Đinh Văn Hường – Trần Quang, “báo
chí đóng vai trò quan trọng trong xã hội bởi lẽ:
- Báo chí là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận.
- Báo chí là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời
sự trong nước và quốc tế cho nhân dân.

20
- Báo chí là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách

xã hội.
- Báo chí là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của
mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội.
- Báo chí trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống
hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và
giải trí cho người dân” [17, tr.29].
Đối với mảng y tế - sức khỏe, báo chí đăng tải những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực y tế - sức khỏe, cung cấp cho người
dân những thông tin mang tính thời sự, phổ biến kiến thức trong việc chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe,… Ngoài ra, những thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí
còn mang tính chất cảnh báo trước mỗi diễn biến xấu của dịch bệnh, định
hướng và hình thành dư luận xã hội trước những vấn đề nóng hổi của mảng y
tế - sức khỏe. Vì vậy, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải
thông tin về y tế - sức khỏe.
1.4. Diện mạo của báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe ở Việt Nam
hiện nay
1.4.1 Báo chí về lĩnh vực y tế - sức khỏe trên các phương tiện truyền
thông đại chúng hiện nay
Con người là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là
quyền cao nhất của con người. Khi được sống thì sức khỏe là yếu tố quan
trọng nhất, nếu không có sức khỏe thì không thể làm gì được cho bản thân
cũng như góp sức dựng xây phát triển đất nước. Truyền thông nói chung cũng
như báo chí nói riêng ngày càng có nhiều phương thức phong phú để chuyển
tải những thông tin về y tế - sức khỏe bổ ích tới công chúng. Những thông tin
về y tế - sức khỏe xuất hiện thường xuyên và đều đặn trên cả bốn loại hình
báo chí: truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử.
Về truyền hình, hiện nay đã có một kênh riêng chuyên sâu về sức khỏe,
đó là O2TV phát sóng 24/24h kể từ ngày 8/8/2008. O2TV là kênh truyền

21

thông giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức
khoẻ và cải thiện chất lượng cuộc sống, là cầu nối giữa người dân với các nhà
hoạch định chính sách trong lĩnh vực y tế. Hiện tại, O2TV có khoảng 30
chương trình sức khỏe thường xuyên phát sóng, trong đó nổi bật là những
chương trình: Bản tin O2, Nhật ký O2, Giờ vàng sức khỏe, Giờ chiến thắng
ung thư, Tuổi vàng, Blog trẻ thơ, Giữ cho lá phổi khỏe mạnh, Chuyện ngành
Y, Chính sách y tế và cuộc sống, Thuốc tốt thuốc hay,… Ngoài ra, trên VTV
– Đài truyền hình Việt Nam có 4 chương trình cũng thuộc mảng y tế - sức
khỏe, đó là: “Vì sức khỏe”, “Sức khỏe cho mọi người”, “Chính sách y tế và
cuộc sống”, "Sống khỏe mỗi ngày". Một số chương trình về y tế - sức khỏe
khác cũng xuất hiện trên các kênh sóng truyền hình như: Chương trình “Sức
khỏe cho mọi nhà – Dr. You”- chính thức phát sóng số đầu tiên vào ngày 20-
5-2012 trên kênh VTV9 và Today TV, chương trình "Vì chất lượng cuộc
sống" phát sóng trên kênh HTV7 thuộc Đài Truyền hình TPHCM. “Sức khỏe
cho mọi nhà – Dr. You” là chương trình cung cấp những kiến thức, thông tin
bổ ích, thiết thực về các căn bệnh thông thường cho người xem truyền hình.
Trong chương trình, bệnh nhân sẽ được trực tiếp trò chuyện và đặt câu hỏi với
bác sĩ về căn bệnh của mình để cùng bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và
cách chữa trị. Chương trình "Vì chất lượng cuộc sống" cung cấp cho người
xem truyền hình những ý kiến tư vấn, kinh nghiệm về vấn đề chăm sóc sức
khỏe, chế độ ẩm thực và dinh dưỡng
Trên đài phát thanh hiện nay cũng có 5 chương trình về sức khỏe phục
vụ thính giả nghe đài như: “y tế sức khỏe”, “chăm sóc sức khỏe cho học sinh
– sinh viên”, “sức khỏe sinh sản và giới trẻ”, “Vị thuốc quanh ta”, “Bản tin y
tế và sức khỏe cộng đồng”,…
Đối với báo in, ngoài hai tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống
mà luận văn khảo sát thì hầu hết các tờ báo đều có chuyên mục liên quan đến
vấn đề y tế - sức khỏe, ví dụ như các tờ: Thanh niên có chuyên mục “Sức khỏe -
Ẩm thực”, Tuổi Trẻ có chuyên mục “Sống khỏe” và “Tư vấn sức khỏe”, Tiền


22
Phong có chuyên mục “Sức khỏe”, Người Lao động có chuyên mục “Sức khỏe”
và “Tiến bộ y khoa”,… Ngoài ra, hiện nay, một số ấn phẩm riêng về mảng y tế -
sức khỏe cũng xuất hiện rất nhiều như: Tạp chí Sức khỏe và Tiêu dùng, Tạp chí
"Sức khỏe và An toàn thực phẩm", Tạp chí Sức Khỏe Gia Đình,…
Các trang báo điện tử cũng thành lập các chuyên mục liên quan đến
việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe, thẩm mỹ cho bạn đọc như: trang Giadinh.net
có chuyên mục “Sức khỏe”, “Y tế”, “Làm đẹp”; trang Dantri.com.vn có
chuyên mục “Sức khỏe”; trang VnExpress.net có chuyên mục “Sức khỏe”,
“Làm đẹp”; trang Phunuonline.com.vn có chuyên mục “Sức khỏe- Dinh
dưỡng”, “Thời trang- làm đẹp”…
Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc
thông tin, phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay, cung cấp
những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, những thành tựu y học, tư vấn sức
khỏe, thẩm mỹ… cho cộng đồng. Tuy vậy, những thông tin y tế sức khỏe trên
báo chí hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được nghiên cứu và
xem xét: tính kịp thời của thông tin, yếu tố khách quan trong các bài báo về y
tế - sức khỏe… Do vậy, việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có cái nhìn
đúng đắn về sức khỏe, cung cấp những tri thức khoa học trên báo chí về y tế -
sức khỏe luôn là vấn đề nóng bỏng.
1.4.2. Vài nét về tờ báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống
Khoa học & đời sống là một trong những tờ báo lâu đời ở Việt Nam.
Trước kia, báo Khoa học & đời sống được biết đến là tờ báo có nhiều thông
tin về khoa học công nghệ, tuy nhiên, hiện nay, tờ báo này chứa đựng song
song nhiều nội dung phong phú về y tế - sức khỏe. Báo được thành lập năm
1959, là cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam. Hơn nửa thế kỷ qua, Báo có đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia
khoa học hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực Khoa học và công
nghệ nên thông tin trên báo có độ tin cậy cao. Thông tin nhanh nhạy về tiến


23
bộ khoa học của thế giới và Việt Nam, phổ biến kiến thức về y tế - sức khỏe,
hướng dẫn kỹ năng sống khoa học, tư vấn về dinh dưỡng, sức khỏe, ứng dụng
khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống là đặc thù và cũng là thế mạnh của
Khoa học & đời sống.
Xác định phương châm "Khoa học là đời sống" và "Khoa học vì đời
sống", tờ báo này đã đặt mục tiêu phát triển nội dung theo hướng gắn với lợi
ích trực tiếp của bạn đọc. Báo Khoa học & đời sống có nội dung theo hướng
gắn với có lợi ích trực tiếp cho đời sống của mỗi bạn đọc. Với sự tham gia
của một đội ngũ các nhà chuyên môn trong lĩnh vực khoa học, tờ báo sẽ góp
thêm một tiếng nói với các vấn đề dân sinh, quốc kế, nỗ lực tôn vinh những
nhà khoa học, xúc tiến thương mại, và thực hiện chức năng phổ biến kiến
thức khoa học ứng dụng. Tất cả sự nội dung tờ báo sẽ được thể hiện qua các
chuyên mục chính: Chuyển động, Ý tưởng - Sản phẩm, Gia đình, Sống vui-
sống khỏe, Khám phá và Tư vấn. Hiện nay, báo đã tiến thêm một bước mới là
cải tiến toàn diện các trang mục, tăng lên thành 20 trang nhằm cung cấp thêm
lượng thông tin cho độc giả trên các lĩnh vực Công nghệ thông tin - Viễn
thông, Y tế sức khỏe và Đời sống gia đình. Báo Khoa học & đời sống có 3 ấn
phẩm: Báo Khoa học & đời sống: khổ A3; Phụ san Khoa học & đời sống;
Chuyên đề Dân tộc Thiểu số và Miền núi.
Báo Sức khỏe & đời sống - cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế là một kênh
truyền thông có hiệu quả để tuyên truyền các trọng tâm công tác của ngành,
đường lối chính sách của Đảng về y tế tới mọi người dân, các chỉ thị, nghị
quyết của Bộ Y tế tới các cấp cơ sở và cán bộ y tế. Mục đích của báo Sức
khỏe & đời sống là cung cấp những khái niệm, kiến thức bảo vệ sức khỏe,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh đó, báo có nhiều bài viết đề cập
đến vấn đề giáo dục ý thức, hướng dẫn cách phát hiện, phòng ngừa và chữa trị
các bệnh. Bằng cách phân tích tỉ mỉ, hướng dẫn chính xác, nhiều bài viết trên
báo đã cung cấp cho độc giả những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe

cho chính mình cũng như gia đình.

24
Báo Sức khỏe & đời sống có tiền thân là báo Sức khỏe, là diễn đàn về
lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Là tờ báo của Bộ Y tế, báo
Sức khỏe & đời sống luôn phản ánh một cách tổng thể khá toàn diện mọi mặt
về công tác trọng tâm của ngành, công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe ban đầu, các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa liên quan đến sức khỏe.
Ngay từ số đầu tiên, báo đã xác định rõ tôn chỉ mục đích phấn đấu của mình:
“Tuần báo Sức khỏe & đời sống - cơ quan ngôn luận của Bộ y tế, đồng thời là
diễn đàn của các tầng lớp nhân dân trong cả nước, với phương châm: cộng tác
viên là sức sống của tờ báo, đông đảo bạn đọc là mục tiêu phục vụ chủ yếu của
tòa soạn. Tuần báo Sức khỏe & đời sống cung cấp cho bạn đọc trong và ngoài
ngành những thông tin về chủ trương, chính sách mới nhất của Đảng, Nhà
nước và của ngành y tế, thường xuyên và kịp thời giới thiệu những thành tựu y
học mới trong nước và thế giới, hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
gia đình và cộng đồng, nêu gương những đơn vị tốt, người tốt, việc tốt. Đồng
thời, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực có liên quan đến sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân” (lá thư tòa soạn số 1 năm 1995). Ngày
4/10/1995, báo Sức khỏe đổi tên thành báo Sức khỏe & đời sống như hiện nay.
Báo Sức khỏe & đời sống hiện có 4 ấn phẩm báo chí và 2 sản phẩm
điện tử trên mạng Internet. Báo Sức khỏe & đời sống phát hành 4 kỳ/ tuần, 16
trang, khổ 29 x 42 cm, ra các ngày thứ 3,5,7 và chủ nhật hàng tuần. Nằm
trong hệ thống báo chuyên ngành của Bộ Y tế còn có: Tạp chí y học thực
hành, Tạp chí Dược học, tạp chí y tế công cộng, tạp chí y học cổ truyền Việt
Nam… Có thể nói, với đặc thù riêng của mình, báo Sức khỏe & đời sống có
những lợi thế hết sức to lớn trong công tác phản ánh thông tin sức khỏe mà
không phải tờ báo, tạp chí nào cũng có được.
Tiểu kết
Thông tin về vấn đề sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu trong chiến

lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Đảng và Nhà nước, được xuyên suốt
trong tất cả các văn bản chỉ đạo về công tác y tế - sức khỏe. Đảng, Nhà nước

25
và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác truyền thông là một phần
không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thông tin
về y tế - sức khỏe đã phản ánh tình hình chung của mảng y tế hiện nay, đồng
thời cung cấp thêm những tri thức để mọi người có cách phòng ngừa, đối phó
với bệnh tật, giữ gìn sức khỏe.
Diện mạo báo chí về thông tin y tế - sức khỏe đã phát triển một cách
nhanh chóng trong thời gian gần đây trên cả bốn loại hình báo chí: truyền
hình, phát thanh, báo in, báo mạng. Mỗi loại hình báo chí đều có kênh chuyên
trách về vấn đề thông tin y tế - sức khỏe, ví dụ: kênh O2TV của truyền hình.
Ngoài ra, thông tin về y tế - sức khỏe còn xuất hiện trên nhiều chuyên mục
khác nhau của Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh… Đối với báo in, hai tờ báo chủ lực của mảng thông tin y tế - sức khỏe
là tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống. Sau đây, ở những chương
tiếp theo, tác giả luận văn sẽ đi vào phân tích cụ thể về nội dung và hình thức
hai tờ báo này, từ đó tìm ra ưu, nhược điểm, thành công và hạn chế của hai tờ
báo trong việc chuyển tải thông tin y tế - sức khỏe đến với bạn đọc.


26
CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỂ HIỆN THÔNG TIN
Y TẾ - SỨC KHỎE TRÊN BÁO KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG
VÀ SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG

2.1 Nội dung thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời
sống và Sức khỏe & đời sống

2.1.1. Khảo sát số lượng tin bài trên hai tờ báo
Bảng 2.1: Thông tin về y tế sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống
và Sức khỏe & đời sống
Số lượng tin bài
STT
Nội dung thông tin
Khoa học &
đời sống
Tỷ lệ
Sức khỏe &
đời sống
Tỷ lệ
1
Dịch bệnh
125
3,65%
363
7,38%
2
Thành tích y học, kỹ
thuật
644
18,85%
821
16,70%
3
Phòng ngừa, điều trị
một số bệnh, nhóm
bệnh thường gặp
2073

60,65%
2958
60,17%
4
Tư vấn về y tế, sức
khỏe
576
16,85%
774
15,75%
5
Tổng cộng
3418
100%
4916
100%

Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy, thông tin được hai tờ Khoa
học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đề cập đến nhiều nhất là phòng ngừa,
điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp, tiếp theo là thông tin về thành
tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị, sau đó là thông tin tư vấn về y tế, sức
khỏe, thẩm mỹ, và cuối cùng là thông tin về bệnh dịch. Việc có nhiều tin bài
về phòng ngừa, điều trị một số bệnh, nhóm bệnh thường gặp cũng phù hợp
với nhiệm vụ của các báo, đó là phản ánh những thông tin về chăm sóc, bảo

27
vệ sức khỏe của người dân. Mặt khác, thông tin về dịch bệnh chiếm số lượng
tin bài ít nhất ở hai tờ Khoa học & đời sống, Sức khỏe & đời sống từ 4/2011
đến 4/2012 cho thấy các loại bệnh dịch chỉ bùng phát mạnh ở một số thời
điểm nhất định. Đối với các dịch bệnh theo mùa, hai tờ báo cung cấp những

thông tin mang tính chất cảnh báo, phòng ngừa, điều trị,… Thông tin về thành
tích y học, kỹ thuật mới trong điều trị xuất hiện nhiều đã thể hiện sự phát triển
của nền y học trong và ngoài nước. Thông tin tư vấn về y tế, sức khỏe chiếm
số lượng bài viết tương đối lớn trên hai tờ Khoa học & đời sống, Sức khỏe &
đời sống cũng cho thấy đời sống của cộng đồng được nâng cao. Người dân
muốn được biết những thông tin liên quan đến vấn đề thẩm mỹ, làm đẹp,…
bên cạnh những thông tin chăm sóc sức khỏe thông thường khác.
2.1.2. Thông tin về bệnh dịch
Trong những năm qua, báo chí đã góp phần quan trọng vào kết quả đạt
được của các chương trình y tế và vào thành công của các chiến lược chăm
sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh, nâng cao kiến thức về y tế
cho mọi người. Có thể nói, việc đưa tin về dịch bệnh là một nội dung được
xuyên suốt trong các số báo của tờ Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời
sống. Những năm gần đây toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh,
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong khoảng
thời gian tiến hành nghiên cứu, ở nước ta xuất hiện một số loại dịch bệnh theo
mùa, một số dịch bệnh ở trẻ em khiến xã hội quan tâm lo lắng. Trước mỗi đợt
dịch bệnh trong năm, báo Khoa học & đời sống và Sức khỏe & đời sống đều
có những bài viết cảnh báo, cung cấp những thông tin để phòng ngừa, khống
chế dịch bệnh cho cộng đồng. Trong thời gian khảo sát của luận văn, có 3 loại
dịch bệnh được đề cập đến nhiều trên hai tờ Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống là dịch sốt xuất huyết, dịch bệnh chân tay miệng, dịch tiêu
chảy ở trẻ em, trong đó dịch chân tay miệng được nói đến nhiều nhất, dàn trải
trong suốt khoảng thời gian một năm. Khảo sát tin bài trên Khoa học & đời
sống và Sức khỏe & đời sống cho thấy, số lượng tin bài được đưa nhiều cũng

×