Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Y TẾ SỨC KHỎE KIEM SOAT MOI TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.81 KB, 5 trang )

Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên
tế

Chăm sóc y

BÀI 39: KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG TRÊN TÀU
( Environmental control on board ship )
---***--Gồm nội dung:
- Thông gió
- Chiếu sáng
- Vệ sinh thực phẩm
- Thanh toán chất thải bỏ
- Kiểm soát các véctơ truyền bệnh
- Kiểm soát vệ sinh
I. ĐẢM BẢO THÔNG GIÓ ( Ventilation ):
* Cần đảm bảo thông gió để có:
+ Không khí sạch
+ Đủ O2
+ Tránh được ẩm mốc
+ Dị ứng do : bụi fấn , thảm lông và các dị nguyên khác v.v...
* Tàu hiện đại thường có điều hoà và hệ thống thông gió tốt
* Cần chú ý thông gió tốt ở:
+ Buồng ở thuyền viên.
+ Kho thực phẩm.
* Thông gió trước khi vào làm việc ở
+ Kho sơn.
+ Hầm hàng thực phẩm.
+ Hầm hàng chở hoá chất.
+ Tăng chứa nước.
+ Buồng mới sơn.
+ Các buồng vừa mới hun chuột, côn trùng xong.


II. ĐẢM BẢO CHIẾU SÁNG( Lighting ):
Các vị trí trên tàu cần có chiếu sáng tốt:
+ Buồng máy
+ Buồng xem hải đồ
+ Lối đi công cộng
+ Bếp nấu, phòng ăn
+ Buồng vệ sinh
III. VỆ SINH TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN TÀU( Food hygiene):
193


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên
tế

Chăm sóc y

* Vệ sinh trong chế biến thực phẩm là nhiệm vụ hết sức quan trọng của bộ phận
phục vụ.
* Thuỷ bếp và bộ phận phục vụ có trách nhiệm:
- Đảm bảo vệ sinh khu bếp nấu; phòng ăn sĩ quan, phòng ăn thuyền viên.
- Kho chứa, kho bảo quản thực phẩm.
* Thuyền trưởng có trách nhiệm ( Responsibility):
- Giám sát sức khoẻ của người chế biến thực phẩm.
- Kiểm tra vệ sinh:
Định kỳ
- Bếp nấu
- Phòng ăn
Đột xuất
- Kho chứa
- Kho bảo quản thực phẩm

* Cần quan tâm đặc biệt đến VSATTP trên tàu:
+ Cung ứng thực phẩm sạch
+ Quá trình vận chuyển thực phẩm tới tàu
+ Quá trình bảo quản thực phẩm
+ Quá trình chế biến thực phẩm
+ Thanh toán các thức ăn thừa
+ Giám sát: côn trùng, chuột.v.v.
1. Những người tiếp xúc với thực phẩm ( Food-hanlers):
● Những người sau đây không được chế biến, tiếp xúc với thực phẩm trên tàu:
- Mắc các bệnh lây truyền.
- Người lành mang các mầm bệnh lây truyền (người lành mang trùng).
● Những người làm bộ phận nhà bếp:
- Phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
- Có xét nghiệm tìm người lành mang trùng.
- Nếu bị các bệnh nhiễm trùng, viêm dạ dày, ruột thì phải lập tức đưa ra khỏi
công việc có tiếp xúc thực phẩm cho tới khi có giấy chứng nhận của y tế cho phép
trở lại làm việc.
● Tất cả những người tiếp xúc với thực phẩm phải được:
- Kiểm tra y tế trước khi đào tạo nghề, chú ý đến tiền sử bệnh (Clinical history)
- Kiểm tra y tế khi tuyển dụng:
+ Chỉ những ai không mắc các bệnh truyền nhiễm
+ Không phải người lành mang trùng mới được ký hợp đồng làm việc
( trách nhiệm của chủ tàu và thuyền trưởng).
● Trách nhiệm của thuyền trưởng, bếp trưởng phải đảm bảo chắc chắn mỗi thành
viên tại bộ phận phục vụ ăn uống đều phải có một giấy chứng nhận về sức khoẻ
dành riêng cho bộ phận phục vụ.
194


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

tế

Chăm sóc y

● Tất cả những người tiếp xúc với thực phẩm phải được hướng dấn :
- Huấn luyện cơ bản vệ sinh an toàn thực phẩm " All food - handlers should
receive basic instruction in hygiene ".
- Phổ biến yêu cầu về sức khoẻ
- Sử dụng các thiết bị
- Sử dụng quần áo bảo hộ
- Thực hành cơ bản về chế biến
- Các báo cáo tiền sử ốm đau, bệnh tật
- Yêu cầu vệ sinh cá nhân
- Tiêu chuẩn cơ bản về vệ sinh
● Người tiếp xúc với thực phẩm phải:
- Chú ý đến vệ sinh cơ thể, quần áo.
- Phải mặc đúng loại quần áo quy định cho mỗi khu vực làm việc, quần áo
này phải giặt là theo định kỳ và chỉ mặc trong những giờ làm việc.
2. Bảo quản thực phẩm (Food Storage):
a. Loại không phải để kho lạnh ( Non - refrigerated items ):
- Còn gọi kho khô: Kho này để: Gạo, miến, mì, đỗ, lạc, một số đồ hộp, mắm muối.v.v.
- Hàng hóa cần để trên kệ cao tối thiểu 15 cm
- Mỗi hàng hoá phải có hạn sử dụng
- Không được để lẫn với hàng không phải thực phẩm
- Cần thường xuyên quét dọn vệ sinh, tránh côn trùng và chuột phá hoại,
hàng hoá hết hạn, hỏng, mốc thối đều bắt buộc huỷ bỏ.
b. Loại phải để kho lạnh ( Refrigerated items ):
Chia ra :
Nhóm thực phẩm đông lạnh
Nhóm thực phẩm chỉ cần để môi trường lạnh.

b.1. Nhóm thực phẩm đông lạnh ( Prozen foods):
- Nhóm thực phẩm này : Thịt, cá, kem, .v.v.
- Đặt nhiệt độ từ -18 oC → - 23oC thì thực phẩm vẫn giữ được mùi vị và duy
trì được từ 1- 6 tháng.
- Nếu đã mang thực phẩm ngâm nước cho tan tuyết thì dùng ngay, không
được làm đông trở lại.
- Tàu Việt Nam: thịt cá mua từ chợ thì bọc nilon từng kg rồi rải trong kho
lạnh để làm lạnh nhanh chóng.
b.2. Nhóm thực phẩm để môi trường lạnh:
- Nhóm này thường là: Rau, củ, qủa, sữa, thức ăn đã chế biến từ thịt cá,.v.v.
- Đặt nhiệt độ từ 0oC → +7oC tuỳ từng loại.
- Đối với rau cần bọc nilon hoặc che phủ để bảo quản lâu.
- Nếu thực phẩm được chuẩn bị sạch sẽ thì rau, củ, qủa có thể giữ được từ 1 → 4 tháng.
195


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên
tế

Chăm sóc y

- Những thức ăn để dành không nên kéo dài quá 48h.
● Những chú ý cho cả 2 kho đông lạnh:
1/. Tuân thủ chặt chẽ chế độ giữ lạnh.
2/. Luôn theo dõi 2 nhiệt độ kế đo độ lạnh:
+ 1 nhiệt kế ở ngay lối vào kho lạnh (Chief cool)
+ 1 nhiệt kế ở bảng kiểm soát buồng máy ( Fist engineer)
3/. Ra vào lấy thực phẩm cần đóng cửa ngay. Chú ý kiểm tra chốt cửa an toàn
và chuông cấp cứu ở kho đông lạnh luôn trong tình trạng kỹ thuật tốt.
4/. Chú ý thoát nước tốt, giữ kho sạch, không để băng tuyết bám vào thực

phẩm dày quá 5mm, thực phẩm không đóng lại thành cục lớn.
5/. Khi vệ sinh và tẩy tuyết kho lạnh và kho đông lạnh phải rửa buồng lạnh
bằng hơi nóng, nước nóng, nước xà phòng. Các móc treo, giá sắt đều tháo
rửa bằng dung dịch có chất tẩy mạnh, rồi phơi khô. Nếu cũng lau bằng dung
dịch chất tẩy sạch nóng rồi hong khô. Sau khi vệ sinh xong lại xếp thực phẩm
vào sao cho: gọn gàng, ngăn nắp, cũ ăn trước, mới ăn sau, không quá tải, có
khoảng cách để không khí lưu thông. Đây là một ngày lao động vất vả của bộ
phận phục vụ.
IV. BẾP NẤU CỦA TÀU ( The galley / Ship’s kitchen)
* Phải được chiếu sáng tốt.
* Trang bị đầy đủ, đồ dùng nấu, thiết bị làm bếp phải được chế từ vật liệu không
độc hại, không ăn mòn, dễ làm sạch. Cấm làm bằng những kim loại độc : chì,
kẽm, caclium, antimon, đồng. Đồ nhôm không được chứa đựng những thức ăn
chua qua đêm.
* Hệ thống thoát khí, thoát mùi tốt.
* Bình CO2 chống cháy sẵn sàng.
* Bếp nấu phải vệ sinh hàng ngày. Các thực phẩm thải bỏ phải đựng thùng chứa
rác vật liệu cứng có nắp đậy. Bát đĩa, dụng cụ nhà bếp phải rửa sạch sau mỗi lần
dùng.
V. BUỒNG VỆ SINH VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỂ RỬA ( Toilet and washing facilities)
* Các phương tiện rửa tay cần bố trí trong hay sát cạnh buồng vệ sinh, có vòi
nước, thiết bị làm khô, xà phòng, chất tẩy rửa, giấy vệ sinh, có bảng viết ngay
trên chậu rửa :
" Rửa tay sau khi đi vệ sinh
Rửa chậu trước và sau khi dùng "
* Tại các chậu rửa dùng chung cho cả khu vực chế biến thực phẩm:
" Thường xuyên rửa tay
Rửa chậu trước và sau khi dùng "
196



Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên
tế

Chăm sóc y

VI. KIỂM SOÁT CÁC VÉCTƠ TRUYỀN BỆNH ( Control of disease vectors)
1. Kiểm soát loài gặm nhấm (Control of rodents)
Thường áp dụng 4 biện pháp:
a) Ngăn chặn chuột
b) Chống chuột và " không có nhà cho chuột" ( Building out)
c) " Làm chuột chết đói" ( starving out)
d) Giết chuột bằng : Bẫy, mồi độc, hun chuột
Hun chuột trên tàu do các hãng được phép thực hiện thường sử dụng axit
xyanhidric ( HCN) hoặc Metyl bromit có tác dụng diệt cả chuột lẫn côn
trùng.
2. Kiểm soát côn trùng ( control of insects):
Kiểm soát côn trùng thường áp dụng các biện pháp :
a) Vệ sinh cá nhân : Thân thể, quần áo, đầu tóc, nơi ngủ, phòng nghỉ.
b) Vệ sinh môi trường sống.
c) Sử dụng hoá chất diệt côn trùng.
VII. KIỂM TRA VỆ SINH ( Sanitary inspection):
* Những người làm công việc kiểm tra cần tìm dấu hiệu tàu bị nhiễm côn trùng,
gặm nhấm, trật tự vệ sinh.
* Những khu vực thường kiểm tra là:
Mũi tàu; phòng giặt, kho thực phẩm, nhà vệ sinh công cộng, bếp nấu, kho lạnh,
kho đông lạnh; phòng sinh hoạt sĩ quan, thuỷ thủ, phòng ăn, sick-bay, các hầm
hàng; nơi chứa rác, phòng lái tàu, các khoang nhỏ tàu .v.v.
* Thuyền trưởng hoặc các sĩ quan cấp trưởng thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn
thuyền viên việc cần thiết phải giữ vệ sinh tỷ mỷ, kĩ càng.

The end.

197



×