Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

dánh giá tác động môi trường dau tu nang cap va nuoc uong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 94 trang )

MỞ ĐẦU
Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao,
ngành chế biến nước giải khát đang có cơ hội to lớn về thị trường. Hiện nay, khuynh
hướng phát triển sản xuất công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm đồ uống của
nước ta theo cả 2 hướng : đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực sản
xuất và đầu tư sản xuất những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thế giới và khu
vực đồng thời phát triển sản xuất phải gắn với việc sử dụng có hiệu quả năng lực sản
xuất hiện có.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thi trường trong nước về nước giải khát và
tuân theo định hướng phát triển chung của ngành chế biến thực phẩm, Công ty pepsico
Việt Nam mở một nhà máy Pepsico HocMon sản xuất nước giải khát, nước uống tinh
khiết với công suất 25 triệu két/năm với công nghệ sản xuất hiện đại đang được áp
dụng rộng rãi trên thế giới.
Nhà máy Pepsico HocMon ra đời góp phần mang lại những sản phẩm nước
giải khát đa dạng về chủng loại và đảm bảo về chất lượng, giải quyến vấn đề việc làm
cho lao động địa phương, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa
bàn Tp.HCM.
Cấu trúc và nội dung Báo cáo ĐTM này được xây dựng theo Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ và Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT
ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một
số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam
kết bảo vệ môi trường để trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
1.1. Mục đích
• Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực dự án.
• Đánh giá tác động môi trường do hoạt động của dự án trong từng giai đoạn cụ
thể.
• Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và chương trình giám sát môi
trường trong từng giai đoạn cụ thể.
1.2. Nội dung
• Xem xét bản chất và quy mô của dự án.
• Đánh giá điều kiện tự nhiên – tài nguyên và kinh tế – xã hội khu vực dự án.


• Mô tả, đo đạc, phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án.
• Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án.
• Nhận dạng và phân loại các tác động do hoạt động của dự án trong từng giai
đoạn triển khai thực hiện.
• Phân tích, đánh giá và dự báo các tác động do hoạt động của dự án trong từng
giai đoạn triển khai thực hiện.
1


• Đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong từng giai
đoạn triển khai thực hiện.
• Đề xuất chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường trong từng
giai đoạn triển khai thực hiện.
• Tham vấn ý kiến cộng đồng về dự án.
1.3. Các cơ sở
Cơ sở pháp lý
• Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006.
• Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
• Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.
• Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc “Quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước”.
• Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về
việc “sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.
• Quyết định 59/2006/ QĐ-BTNMT ngày 25/10/2006 của Bộ Tài nguyên – Môi

trường về việc “quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất”.
• Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên – Môi
trường về việc “Ban hành danh mục chất thải nguy hại”.
• Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ.
• Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”.
• Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
• Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 26/12/2002 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc “Công bố danh mục tiêu chuẩn
Việt Nam về Môi trường bắt buộc áp dụng”.


• Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 về việc bắt buộc áp
dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
• Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế tại Quyết Định số 3733/2002/QĐBYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn
vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.
• Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (TCVN 1998/2005) của Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường.
Cơ sở kỹ thuật
• Hồ sơ dự án đầu tư của công ty PepsiCo Việt Nam tháng 12 năm 2007
• Báo cáo hiện trạng môi trường TP.HCM. Sở Tài nguyên và Môi trường, 2007.
• Niên giám thống kê TP.HCM. Cục Thống kê TP.HCM, 2007.
• Các số liệu hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án do Công ty
PepsiCo Việt Nam kết hợp với Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường,

2008.
• Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới về xây
dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
• Các tài liệu xác định hệ số phát thải và công nghệ xử lý chất thải của Tổ chức
Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
• Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp người dân và chính
quyền địa phương liên quan.
• Phương pháp khảo sát hiện trường: tiến hành khảo sát, đo đạc hiện trạng môi
trường tại khu vực dự án.
• Phương pháp thống kê: xử lý số liệu bằng các thuật toán xác suất thống kê.
• Phương pháp nhận dạng: mô tả hệ thống môi trường, xác định các thành phần
của dự án ảnh hưởng đến môi trường.
• Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi
trường của Tổ chức Y tế Thế giới để tính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá
tác động của các nguồn ô nhiễm.
• Phương pháp ma trận: nhận diện và sử dụng ma trận đánh giá tác động nhanh
để đánh giá các tác động của dự án đến môi trường vật lý, môi trường sinh học
và môi trường văn hóa - xã hội.
• Phương pháp chuyên gia: dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm về khoa học môi
trường của nhóm đánh giá.
• Phương pháp GIS: sử dụng các công cụ và phần mềm như GPS, Mapinfo,
Arcview…
• Phương pháp mô hình toán: sử dụng mô hình toán để đánh giá và dự báo lan
truyền ô nhiễm đến môi trường.


1.5. Tổ chức thực hiện
Báo cáo ĐTM cho dự án “Đầu tư nâng cấp Nhà máy sản xuất nước giải khát, nước
uống tinh khiết – Công ty PEPSICO VIỆT NAM” do Công ty PEPSICO VIỆT NAM

chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường
(VITTEP).
Giới thiệu về Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP).
• Tên: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP).
• Địa chỉ liên hệ: 57A Trương Quốc Dung, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ
Chí Minh.
• Điện thoại: (08) 8446262 - 8446265

Fax: 08 – 8443845

• Viện trưởng: TS. Trần Minh Chí
Tham gia thực hiện có các chuyên gia của VITTEP sau:
1. TS. Trần Minh Chí - Viện trưởng
2. ThS. Lê Quang Hân - Trưởng Phòng Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước
3. ThS. Thân Minh Hải - VITTEP
4. ThS. Ngô Văn Thanh Huy - VITTEP
5. KS. Nguyễn Thị Thủy - VITTEP
6. KS. Phạm Hồng Tuân - VITTEP
7. KS. Nguyễn Hùng Cường - VITTEP
8. KS. Trương Thế Anh - VITTEP
9. KS. Trương Quốc Vương - VITTEP


CHƢƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự
án

“ĐẦU TƢ NÂNG CẤP NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƢỚC GIẢI
KHÁT, NƢỚC UỐNG TINH KHIẾT - CÔNG TY PEPSICO
VIỆT NAM”

Công suất : 65 triệu Lít/Năm
1.2. Chủ
đầu


CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM.

• Địa chỉ liên hệ: Tầng 5, Sheraton Building, 88 Đồng Khởi,
Quận 1, Tp. HCM
• Người đại diện: Ông PHẠM PHÚ NGỌC TRAI
• Chức vụ: Tổng Giám Đốc
• Tiến độ thực hiện dự án
-

Dự án đã được thực hiện và đi vào sản xuất năm 1991

1.3. Vị trí dự án
• Vị trí dự án: xem hình 1.1. Vị trí dự án
• Vị trí tiếp giáp của dự án:
-

Phía Đông tiếp giáp cánh đồng (trồng rau muống),
khu dân cư, công ty Ngọc Phước

-

Phía Tây tiếp giáp với Công ty chế biến thực phẩm
COFIDEC

-


Phía Nam tiếp giáp với khu dân cư

-

Phía Bắc tiếp giáp nhà máy beer Việt Nam

• Hiện trạng khu đất dự án:
2

-

Tổng diện tích của nhà máy là 48.000m .

-

Nhà máy mở rộng sản xuất trong diện tích hiện tại
(Không thay đổi diện tích đất của nhà máy).

Nhận xét:
• Khu đất dự án không có các di tích lịch sử văn hóa, các
loài động thực vật quí hiếm cƣ trú và không có các
nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất có giá trị
kinh tế.
• Vị trí qui hoạch dự án phù hợp với qui hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của Tp.HCM.
1.4. Mục đích và phạm vi hoạt động dự án
1.4.1. Mục đích



• Đầu tư
nâng
cấp
nhà
máy
sản
xuất
nước
giải
khát

nước
uống
tinh
khiết
từ
công
suất 50
triệu
lít/năm
lên 63
triệu
lít/năm
.
• Cung
cấp
sản
phẩm
nước
giải

khát

nước
uống
tinh
khiết
cho thị
trường
trong
nước.


1.4.2. Công nghệ sản xuất của nhà máy
1.4.2.1. Quy trình sản xuất
• Quy trình sản xuất nƣớc ngọt hoa quả
Xử lý nước

Nước quả, hương liệu

Xử lý nước tinh lọc

Pha Syrô

Trộn định lượng
Chiết chai/lon
Đóng nắp
Thành phẩm
Hình 1.2. Quy trình sản xuất nước ngọt hoa quả
Thuyết minh Quy trình công nghê
Nước giếng khoan sau khi qua hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước cấp

sinh hoạt tiếp tục bơm qua hệ xử lý nước tinh lọc. Nước sau khi qua hệ xử lý nước
tinh lọc đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sản xuất của nhà máy sẽ phối trộn định lượng
với syro (được pha giữa hương liệu và nước quả với liều lượng và nồng độ thích
hợp). Sau khi trộn định lượng giữa nước và syrô tạo thành nước ngọt hoa quả sẽ
qua hệ chiết chai/lon và đóng nắp tạo thành phẩm.


Quy trình sản xuất nƣớc ngọt có ga
Xử lý nước

Nước quả, hương liệu

Xử lý nước tinh lọc

Pha Syrô

Trộn định lượng
Bảo hòa CO2
Chiết chai/lon
Đóng nắp
Thành phẩm
Hình 1.3. Quy trình sản xuất nước ngọt có ga

Thuyết minh Quy trình công nghê
Nước giếng khoan sau khi qua hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh
hoạt tiếp tục bơm qua hệ xử lý nước tinh lọc. Nước sau khi qua hệ xử lý nước tinh lọc
đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sản xuất của nhà máy sẽ phối trộn định lượng với syrô
(được pha giữa hương liệu và nước quả với liều lượng và nồng độ thích hợp). Sau khi
trộn định lượng giữa nước và syrô tạo thành nước hoa quả sẽ qua hệ thống bão hòa
CO2 để tạo thành nước ngọt có ga rồi qua hệ thống chiết chai/lon và đóng nắp tạo

thành phẩm.


Quy trình sản xuất nƣớc tinh khiết
Nước
Xử lý nước
Khử trùng, siêu lọc
Chiết chai
Đóng nắp
Thành phẩm
Hình 1.4. Quy trình sản xuất nước tinh khiết
Thuyết minh Quy trình công nghê
Nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của nhà máy sẽ được bơm qua hệ thống xử
lý nước để khử độ màu, độ đục, kim loại nặng …có trong trong nước. Sau đó nước
được đưa sang hệ thống khử trùng để loại bỏ vi sinh vật gây bênh. Sau khi qua hệ
thống khử trùng nước tiếp tục được đưa sang hệ thống siêu lọc nhằm đảm bảo các
tiêu chuẩn chất lượng sản phẫm nước uống tinh khiết của nhà máy trước khi qua hệ
chiết chai, đóng nắp tạo thành phẩm.


Quy trình sản xuất nƣớc trà
Xử lý nước

Bột trà, Đường

Xử lý nước tinh lọc

Pha Syrô

Trộn định lượng

Chiết chai/lon
Đóng nắp
Thành phẩm
Hình 1.5. Quy trình sản xuất nước trà
Thuyết minh Quy trình công nghê
Nước được đưa qua hệ xử lý nước, hệ xử lý nước tinh lọc để đảm bảo các tiêu
chuẩn về chất lượng nước cung cấp cho sản xuất nước trà. Bột trà, đường với tỉ lệ
thích hợp đươc pha thành syrô, sau đó syrô được phối trôn định lượng với nước sau
khi qua hệ xử lý tạo thành dung dịch nước nước trà và được chiết chai, đóng nắp tạo
thành phẩm.
1.4.2.2. Chất lƣợng sản phẩm
Nhà máy luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu do danh tiếng của Công ty
cũng như do những yêu cầu khắt khe về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu
chuẩn HACCP. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành trong suốt quá trình
sản xuất, từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm.
Tất cả các sản phẩm của Nhà máy đều có đăng ký chất lượng sản phẩm với Nhà
nước. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, về phía Công ty đã xây dựng hệ thống
quản lý bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.
Dự án có những thuận lợi về mặt tổ chức quản lý sản xuất do có lực lượng cán
bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, bảo đảm được các yêu cầu cao về chất
lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm


1.4.2.3. Máy móc thiết bị
Công ty thuê các nhà thầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan để thiết kế
lắp đặt dây chuyền sản xuất cho nhà máy. Công ty sẽ nhập khẩu các máy móc thiết bị
chính từ Châu âu, Mỹ… mới 100% và một phần sẽ được mua trong nước.
Bảng 1.1 – Danh mục máy móc thiết bị phục vụ dự án
TT


Tên thiết bị

Hiện tại
1
Dây chuyền lon
2
Dây chuyền chai
3
Dây chuyền nước tinh
khiết
4
Dây chuyền chai nhựa
5
Hệ thống sản xuất CO2

Số
lƣợng

Công suất

Nƣớc SX

Năm sản
xuất

01
03
01


500lon/phút Mỹ-Đài Loan 2003-2004
600chai/phút Mỹ-Singapore 1991-1995
300chai/phút Mỹ-Singapore
2000

01
02

180chai/phút
250kg/h

6

Hệ thống xử lý nước tinh

03

300m /h

Mỹ
MỹNewZealand
Mỹ

7
8
9

Hệ thống pha chế Syrô
Hệ thống lạnh
Hệ thống lò hơi


02
01
05

150.000l/h
543kW/h
15tấn/h

Mỹ
Mỹ
Mỹ-Italia

1992-1995
1993
1992-1993
2003-20062007

10

Máy nén khí

04

244kW

Châu Âu-Mỹ

2001-2002
2003- 2007


11
12

Máy phát điện
Trạm biến áp

06
04

2.500KVA
3560KVA

USA
Ba Lan-Việt
Nam

1966-2004
1972-2005

Việt Nam

2007

3

2004
1995-1997
1992-2004


Giai đọan nâng cấp
13

Hệ thống xử lý nước thải
(sau nâng cấp)

01

2.500
m /ngàyđêm

14
15

Dây chuyền chai PET
Dây chuyền chai thủy
tinh
Hệ trích ly trà
Hệ thống lạnh
Máy phát điện
Trạm biến áp

01
01

300chai/phút Trung Quốc
600 chai/phút Trung QuốcẤn Độ
10,000 lít/h
Đài Loan
180 kW/h

Nhật Bản
1000 KVA
Nhật Bản
1000 KV
Việt Nam

16
17
18
19

01
01
01
01

3

2007
2004-2007
2007
2007
2003
2008

1.4.2.4. Cung ứng nguyên nhiên phụ liệu
Nguồn cung cấp nhu cầu nguyên nhiên phụ liệu là trong nước và một số sẽ
được nhập từ nước ngoài được trình bày trong bảng sau:



Bảng 1.2 - Danh mục nguyên vật liệu sử dụng
TT

Loại NVL

Công đọan sử dụng

Hiện tại
1 Hương liệu
2 Đường
3 CO2
Giai đọan nâng cấp
1 Hương liệu
2 Đường
3 CO2

Khối lƣợng/tháng

Pha hương
Nấu đường
Phối trộn

150.000 kg/tháng
1.500.000 kg/tháng
200.000 kg/tháng

Pha hương
Nấu đường
Phối trộn


200.000 kg/tháng
1.900.000 kg/tháng
280.000 kg/tháng

Bảng 1.3 - Danh mục nguyên liệu sử dụng
TT

Tên phụ liệu, nhiên liệu hoá
chất lƣợng sử dụng

ĐVT

Số lƣợng (tháng)

Hiện tại
1 Dầu DO
2 Gas

Lít
Kg

270.000
1.100

Giai đọan nâng cấp
1 Dầu DO
2 Gas

Lít
Kg


290.000
1.350

Bảng 1.4 – Danh mục hóa chất sử dụng
TT

Tên hóa chất

Công đọan sử dụng

Khối lƣợng/tháng

Hiện tại
1 Caustic
2 Chlorine
3 Sulfate sắt
4 Divoluxe
5 Vôi

Vệ sinh
Xử lý nước
Xử lý nước
Xử lý nước
Xử lý nước

2.000 kg/tháng
2.000 kg/tháng
1.500 kg/tháng
360 kg/tháng

1.600 kg/tháng

Giai đọan nâng cấp
1 Caustic
2 Chlorine
3 Sulfate sắt
4 Divoluxe
5 Vôi

Vệ sinh
Xử lý nước
Xử lý nước
Xử lý nước
Xử lý nước

2.200 kg/tháng
2.200 kg/tháng
1.600 kg/tháng
400 kg/tháng
1.700 kg/tháng

1.5. Các lợi ích kinh tế - xã hội của dự án
• Đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ nước giải khát và nước tinh khiết trong
nước góp phần mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty.


• Góp phần tạo ra việc làm cho công nhân thông qua công ty tuyển dụng, trong
đó phần lớn là lao động địa phương.
• Tạo kim ngạch xuất khẩu.
• Góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát và

nước tinh khiết trên địa bàn Tp.HCM.
• Tạo động lực thúc đẩy sản xuất, thương mại, dịch vụ và giao thương kinh tế
của Tp.HCM.
1.6. Quy hoạch mặt bằng tổng thể dự án
2

Toàn diện tích khu đất 48,000 m . Dựa vào công suất, phương án kỹ thuật công
nghệ và bố trí lắp đặt thiết bị đối với từng công đoạn của dây chuyền sản xuất dự án đã
phân chia tỉ lệ xây dựng cho phù hợp với kiến trúc và cảnh quan khuôn viên dự án
(Xem phụ lục 1) đồng thời tuân theo các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng
Việt Nam và theo các nguyên tắc sau:
• Bố trí dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP, hiện đại, đẹp mắt;
• Bố trí mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, công trình phụ trợ… theo hướng tiết
kiệm không gian để dự trù mở rộng sau này, hợp lý hóa việc vận chuyển
nguyên liệu, vật tư… từ kho bãi đến khu vực sản xuất;
• Phương án PCCC cho toàn bộ khu vực;


Các yếu tố môi trường đã được chú ý khi quy hoạch mặt bằng như: Khu xử lý
nước thải phải ở sau phân xưởng sản xuất và cuối chiều gió; khu văn phòng,
nhà xe…bố trí ở mặt tiền; khu phụ trợ như bồn dầu, khí nén … bố trí phía sau
để tránh bụi và tiếng ồn cho khu văn phòng…
Quy hoạch mặt bằng tổng thể dự án: xem phụ lục

1.6.1. Quy hoạch sử dụng đất
Bảng 1.5. Quy hoạch sử dụng đất dự án
TT

Hạng mục


Hiện tại
1 Diện tích các công trình xây dựng
2

Diện tích giao thông, sân bãi

3

Diện tích cây xanh
Cộng

Giai đọan nâng cấp
1 Diện tích các công trình xây dựng
2

Diện tích giao thông, sân bãi

3

Diện tích cây xanh
Cộng

Nguồn: Công ty Pepsico Việt Nam

2

Diện tích (m )

Tỷ lệ (%)


25.000

52,1

20.500

42.7

2.500

5.2

48.000

100

29.000

60,4

16.500

34.4

2.500

5.2

48.000


100


1.6.2. Quy hoạch các khu chức năng
Bảng 1.6. Quy hoạnh các khu chức năng
TT

Hạng mục

2

Diện tích (m )

Hiện hữu
1 Nhà kho

Tỷ lệ (%)

10.000

52,278

9.500

47,7

2

Nhà xưởng


3

Nhà đặt máy nén khí và nhà nồi hơi

120

0,006

4

Nhà đặt máy phát điện

163

0,008

5

Nhà đặt bồn chứa dầu

39

0,002

6

Nhà vệ sinh

118


0,006

19.940

100

Cộng
Giai đọan nâng cấp
1

Nhà kho

11.600

49,6

2

Nhà xưởng

11.250

48,1

3

Nhà đặt máy nén khí và nhà nồi hơi

209


0,008

4

Nhà đặt máy phát điện

163

0,007

5

Nhà đặt bồn chứa dầu

39

0,001

6

Nhà vệ sinh

118

0,005

23.379

100


Cộng
Nguồn: Công ty PepsiCo Việt Nam
1.7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án
1.7.1. Giải phóng mặt bằng

• Do khu vực của dự án nằm trong khuôn viên khu đất thuộc Công ty PepsiCo
Việt Nam, cho nên việc giải phóng mặt bằng được tiến hành một cách nhanh
chóng và không có đền bù và giải tỏa .
1.7.2. Công tác san nền
• Khu vực dự án chỉ san phần đất cao để đắp phần đất thấp nhằm bình độ toàn
khu vực có độ dốc phù hợp.
• Khu vực dự án đang trong giai đoạn thi công san nền.
3

• Tổng khối lượng san nền dự tính khoảng : 400 m .
1.7.3. Quy hoạch hệ thống giao thông
• Nhà máy được quy hoạch hoàn chỉnh về hệ thống giao thông, sân bãi đường
giao thông từ cổng chính vào bao quanh nhà xưởng sản xuất chính , các công
trình phụ trợ và bãi xuất thành phẩm , nhập nguyên liệu với kết cấu bêtông trải
nhựa và đường trong khu ca.


1.7.4. Quy hoạch hệ thống cấp nƣớc
• Quy hoạch hệ thống cấp nước: xem quy hoạch mặt bằng tổng thể nhà máy.
• Nhu cầu sử dụng nước: 2.500 – 2.900 m³/ngày
• Nguồn nước: Nguồn nước cung cấp cho dự án được lấy từ giếng khoan.
• Mạng lưới cấp nước:
Nước giếng khoan sau khi qua hệ thống xử lý nước của nhà máy đạt tiêu chuẩn
nước nước cấp ăn uống và sinh hoạt, được đưa vào bể chứa nước của nhà máy.
Từ bể chứa nước được bơm đến các công trình sử dụng.

1.7.5. Quy hoạch hệ thống cấp điện
• Nhu cầu sử dụng điện kể ước tính : 850.000 KW/tháng.
• Nguồn cấp điện và mạng lưới điện: lấy từ mạng lưới điện của Sở điện lực
TP.HCM.
1.7.6. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc
• Hệ thống thông tin liên lạc dự án được ghép nối vào mạng viễn thông của bưu
điện Quận 12 thuộc mạng lưới bưu điện TP.HCM.
• Hệ thống thông tin liên lạc dự án được trang bị cho toàn nhà máy.
1.7.7. Quy hoạch hệ thống thoát nƣớc mƣa
• Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa: xem quy hoạch mặt bằng tổng thể.
• Hệ thống thu gom nước mưa được xây dựng riêng biệt so với hệ thống thoát
nước thải.
• Cống thoát nước mưa với đường kính từ 1m đến 1,5m và hệ thống thoát nước
bẩn với đường kính từ 0,4 m đến 1m được bố trí dọc theo các đường, nằm bên
trong vỉa hè
1.7.8. Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải
• Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải: xem phụ lục.
 Nước thải Sinh hoạt :
-

Sau khi qua bể tự hoại đạt tiêu chuẩn cũng bố trí thoát ra cống chung khu
vực

-

Đây là nguồn nước ô nhiễm, phải được xử lý cục bộ, đảm bảo tiêu chuẩn an
toàn sau đó thoát ra hệ thống ống chung bằng BTCT.

 Nước thải sản xuất :
Giai đọan hiện tại:

• Trong giai đoạn đầu hoạt động của dự án công suất của HTXLNT được thiết kế
3
là 1.200 m /ngày.


Giai đoạn nâng cấp:
Sau một thời gian họat động và chuẩn bị cho giai đọan nâng cấp sản xuất sau này
3
HTXLNT được thiết kế cho giai đọan này là 2.500 m /ngày. Tuy nhiên, do Nhà
máy Pepsico – Quận 12 áp dụng chương trình bảo tồn tài ngun thiên nhiên (gọi
tắt là chương trình ReCon) nên:
3

• Lưu lượng nước thải phát sinh sau nâng cấp cải tạo: 1.700 m /ngày.
• Nước thải sản xuất sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn thải tại hệ thống xử lý nước
thải của nhà máy trước khi thải ra hệ thống ống thốt nước chung.
• Hệ thống thu gom nước thải:
-

Mạng lưới thu gom nước thải là hệ thống cống ngầm tự chảy, được xây
dựng bằng bê tơng và được đặt dưới lề đường trong dự án (xem phụ lục).

1.8. Chi phí đầu tƣ dự án nâng cấp
Bảng 1.7. Tổng hợp chi phí đầu tư dự án
TT

Hạng mục

1 Máy móc thiết bị


Chi phí (triệu đồng)
242.892.393.520
8.800.000

2 Đầu tư xây dựng mới
3 Chi phí dự phòng cho giai đọan nâng cơng suất

2.000.000

Chi phí cải tạo trạm XLNT

2.690.875

Cộng

242.895.784.395

Nguồn[12]
1.9. Tổ chức quản lý dự án
Khi dự án đi vào họat động ổn định dự kiến có khoảng 400 cán bộ cơng nhân viên
làm việc tại nhà máy..
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức Nhà máy PepsiCo – Quận 12
GĐ Nhà máy

BP. Nhân sự

BP. Cơ điện

BP. Sản xuất


Dây chuyền
SX

Xử lý nước
& Syrup

BP. QL
chất lượng

BP. I&S

Thiết bò phụ trợ

BP. KHo


CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng
2.1.1. Địa chất công trình
Các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn của Tp.HCM
cho thấy: Đá gốc của khu vực thường gặp ở độ sâu từ 123,6m, các trầm tích này có
tuổi Jura và Kreta dưới (J3-K1). Thành phần đất đá gồm: dăm kết màu xanh lục có xi
măng gắn kết là tuf phun trào, cát bột tuf và đá phun trào màu xanh có vết bám canxit.
• Trầm tích pliocen dưới ( N2a) bắt gặp ở độ sâu 110m, phần trên là bột màu
xám tro phân lớp mỏng. Phần dưới là cát mịn pha ít bột màu xám phớt tro
chứa nhiều vụn thực vật, bề dày khoảng 14m.
• Trầm tích Pliocen trên (N2b) phân bố khắp quận nhưng nó không lộ ra trên
mặt đất, thường bắt gặp các trầm tích này ở độ sâu 43m. Thành phần đất đá
gồm: Phần trên là bột màu trằng hồng loang lỗ, phần dưới là cát hạt mịn,
trung, thô chứa sạn sỏi và ít cuội ở nửa đầu của phần này, bề dày tổng công

của loại trầm tích này đạt đến 63m.
• Trầm tích Pleistocen (QI-III) phân bố khắp khu vực quận và lộ ra trên bề
mặt ở khu vực phía Bắc. Thành phần trầm tích lộ ra trên mặt đất là một lớp
cát hạt trung màu xám nâu và có chiều dày từ 5m. Tiếp đó là một lớp đất hạt
mịn gồm bột, sét bột, bột sét màu vàng loang lỗ, tiếp đó là cát hạt mịn đến
thô lẫn sạn sỏi.
• Trầm tích Holocen (QIV) phân bố khá rộng, chiếm khoảng hơn 70% tổng
diện tích của quận. Thành phần thạch học chủ yếu là các lớp sét, bột sét, bùn
sét chứa mùn thực vật. Chiều dày của chúng thay đổi từ vài mét đến trên
30m.
(Nguồn: Đoàn ĐCTV-ĐCCT, Liên đoàn 8)
Nhận xét:
Nhìn chung khu vực dự án có nền địa chất ổn định và tƣơng đối cứng, khả
năng chịu tải tốt vì vậy sẽ giảm các chi phí về xử lý nền móng của các công trình
xây dựng.
2.1.2. Điều kiện về khí tƣợng - thủy văn
2.1.2.1. Thời tiết – khí hậu
Khu vực dự án nằm trong vùng có khí hậu mang tính chất đặc trưng của vùng
khí hậu cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 và
mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc trưng thời tiết – khí hậu
khu vực dự án theo cho thấy:


Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán
các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản
ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự
biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí thải, đến quá
trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm cao và ổn định quanh năm và tháng.

o
Biến thiên nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 4,6 C. Tuy nhiên,
o
biến thiên nhiệt độ ngày thì khá cao khoảng 10 C.
o

• Nhiệt độ không khí trung bình năm: 28,2 C
o

• Nhiệt độ không khí tối đa: 29.5 C
o

• Nhiệt độ không khí tối thiểu: 27,2 C
o

• Nhiệt độ không khí tháng nóng nhất (tháng 4): 29,5 C
o

• Nhiệt không khí tháng lạnh nhất (tháng 1): 27,2 C
Số giờ nắng
• Số giờ nắng trung bình trong năm 1923,2 giờ
• Số giờ nắng trung bình trong tháng cao nhất 221,6 giờ
• Số giờ nắng trung bình trong tháng thấp nhất 121,2 giờ
Bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và
quá trình phát tán - biến đổi các chất gây ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực
tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào khả năng phản xạ và hấp thụ bức xạ của nó như
bề mặt lớp phủ, màu sơn, tính chất bề mặt …
• Lượng bức xạ hàng năm khoảng 150 kcal/cm2

• Lượng bức xạ trung bình hàng ngày khoảng 480 cal/cm

2

Chế độ mƣa
Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi mưa rơi sẽ cuốn
theo bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt
đất nơi nước mưa chảy tràn qua. Chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí
quyển và môi trường khu vực.
• Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 - 95% lượng mưa hàng năm.
Mưa nhiều nhất vào tháng 8 với hơn 349 mm.
• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.798,4 mm


Độ ẩm không khí tƣơng đối
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự
nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm
trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
• Độ ẩm trung bình hàng năm: 76%
• Độ ẩm không khí tối thiểu: 68% (tháng 3)
• Độ ẩm không khí tối đa: 82% (tháng 9)
Chế độ gió
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất ô
nhiễm trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất
ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng cao.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp
thấp nhiệt đới.
Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa. Mùa đông: gió Đông Bắc; Mùa
hè: gió Tây & Tây Nam.
Từ tháng 10 đến tháng 1, chủ yếu là gió Bắc, từ tháng 2 đến tháng 4 gió Đông

và lệch Đông Nam.
Từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam và Tây, thịnh hành nhất từ tháng 6-9,
tháng 10 tuy còn gió Tây Nam nhưng đã suy yếu nhiều.
• Tốc độ gió trung bình lớn nhất (tháng 6-9 ): từ 3,7 m/s-4,5 m/s.
• Tốc độ gió trung bình nhỏ nhất (tháng 11-5): từ 2,3 m/s -2,4 m/s.
Nhận xét:
• Căn cứ vào bảng phân loại độ bền vững khí quyển Pasquil: mức bền vững
khí quyển tại khu vực dự án chiếm ưu thế là C và D, trong đó 75% thuộc
mức D.
• Chế độ nhiệt khá cao và ổn định quanh năm vì vậy có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến các bồn chứa nhiên liệu lỏng đặt trong khu vực dự án. Chế độ nhiệt
khá cao, đặc biệt vào tháng 5 và khi có gió to nếu công tác san nền được
thực hiện vào thời điểm này, môi trường không khí sẽ bị ảnh hưởng đáng kể
do tác động của bụi.
• Lượng mưa tương đối cao kéo theo lượng nước mưa chảy tràn lớn nên sẽ
ảnh hưởng đến khả năng thoát nước mưa và vệ sinh công nghiệp.
2.1.2.2. Mạng lƣới thủy văn
Thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa hai sông lớn - sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ
Đông và chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất
trong hệ Đồng Nai - Sài Gòn. Tại địa phận huyện Thủ Đức sông rộng 400 - 600 m.
Lòng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu trung bình 12 -15 m. Dòng chảy


3

trung bình 500 m /s. Sông Đồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn bằng hệ thống kênh
Rạch Chiếc. Do sông rộng, không sâu và sông có lưu lượng lớn nên còn giúp đẩy được
mặn. Nhờ vậy ranh giới mặn 4‰ chỉ tới Long Đại .
Sông Sài Gòn là sông có độ dốc nhỏ, lòng dẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa do
vậy thủy triều truyền vào rất sâu và mạnh. Vào mùa khô triều lan truyền lên trên cầu

Bưng Bàn (khi chưa có hồ Dầu Tiếng). Do vậy chế độ thủy văn, thủy lực của kênh
rạch trong TP chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Sài Gòn. Vàm Cỏ Đông là một sông
rất sâu, tại Lý Nhơn đáy sông sâu tới 15 m tuy nhiên lại nghèo nàn về nguồn nước do
vậy vào mùa khô mặn thường xâm nhập vào rất sâu. Sông Vàm Cỏ Đông có rất nhiều
sông nhánh và kênh rạch nối sông Vàm Cỏ Tây và Đồng Tháp Mười. Do vậy khi dòng
triều truyền vào bị biến dạng và giảm biên độ đáng kể. Hệ thống sông rạch nối sông
Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông bao gồm sông thiên nhiên hoặc các kênh đào. Các
sông này tạo quan hệ về dòng chảy và điều hòa nguồn nước cho vùng hạ du.
Hệ thống kênh rạch của TP có hai hệ thống chính. Hệ thống các kênh rạch đổ
vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi - kênh Tẻ như: rạch Tân
Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hóa - Lò Gốm... Đặc điểm của các kênh rạch này là
chúng đều độc lập, có một phần chảy trọng lực và bắt nguồn từ vùng đất cao Gò Vấp.
Mạng lưới thủy văn tại khu vực dự án gồm có một số kênh thoát nước khu vực
chảy ra rạch Bến Cát đổ vào lưu vực sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng
đồi núi Tây Bắc Lộc Ninh (ở độ cao bình quân +250 m) chảy theo biên giới Việt NamCampuchia, sau đó theo ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Sông
dài 221 km tính đến vị trí hợp lưu với sông Đồng Nai; từ vị trí Dầu Tiếng (sau đập)
đến hợp lưu dài 98 km. Trên sông chính có công trình Dầu Tiếng là hồ chứa nước lớn,
có nhiệm vụ cắt lũ cho hạ lưu đập với nhiệm vụ điều tiết nhiều năm.
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trƣờng tự nhiên
2.1.3.1. Hiện trạng chất lƣợng không khí
Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại khu vực dự án, Công ty
PepsiCo Việt Nam đã kết hợp với Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường tiến
hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích vào tháng 04/2008.
• Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu không khí: xem bảng 2.1 và hình 2.1. Bảng
2.1: Mô tả các vị trí lấy mấu khí
TT

Mẫu


1

K1

Mô tả vị trí và điều kiện lấy mẫu
Xưởng Syrup

2

K2

Phòng xử lý nước

3

K3

Xưởng Đóng chai

4

K4

Cuối xưởng Sản xuất

5

K5

Cổng PepsiCo



Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh và các yêu tố vi khí hậu
khu vực dự án
Ký hiệu mẫu
K1
K2
K3
K4
K5
TCVN 5937; 5938-2005

SO2
0,02
0,015
0,035
0,026
0,04
0,35

Ký hiệu mẫu
K1
K2
K3
K4
K5
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT
TCVN 5949-1998

NO2

0,062
0,051
0,045
0.063
0,025
0,2

Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m
CO Bụi
CH4
Cl2
4,5 0,16
0,001
8,4 0,18
0,001
8,2 0,20 <0,001 0,001
8,3 0,35 <0,001 0,004
7,5 0,40
0,001 0,002
30
0,3
0,1

Tiếng ồn
(dBA)
58-60
60-62
80-82
60-62
64-66

85-115
75

Các yếu tố vi khí hậu
Nhiệt độ
Độ ẩm
o
( C)
(%)

3

)

H2S
0,011
0,015
0,011
0,025
0,017
0,042

NH3
0,081
0,073
0,065
0,072
0,057
0,2


Tốc độ gió
(m/s)

27
28,3
30,8
31,2
32,8

65,1
64,9
70,8
54,8
47,9

0,1
0,4
0,2
0,8
1,2

≤34

≤80

≤2

Nhận xét:
• Độ ồn dao động trong khoảng 58 - 66 dBA. Độ ồn tại khu vực xây dựng dự án cao
hơn so với các khu vực còn lại do chịu ảnh hƣởng của các trang thiết bị máy

móc và phƣơng tiện thi công san nền. Độ ồn bên trong xƣởng đóng chai dao
động 80 – 82 dBA, do ảnh hƣởng của các trang thiết bị đóng chai. Tuy nhiên độ
ồn hiện tại đạt tiêu chuẩn TCVN 5949 – 1998 và TCVS3733/2002/QĐ-BYT.
3

• Bụi dao động trong khoảng 0,16 – 0,4 mg/m . Nồng độ bụi trong không khí trong
3
khu vực K4 = 0,35mg/m , K5 = 0,04 vƣợt quá 0.16-0,33 lần so với tiêu chuẩn
TCVN 5937-2005, tuy nhiên hai vị trí này nằm trên đƣờng giao thông nội bộ và
đƣờng giao thông chính. Nhƣ vậy tác động do bụi từ hoạt động san nền,
phƣơng tiện vận chuyển ra vào nhận hàng hóa không ảnh hƣởng đến khu vực
dân cƣ lân cận.
3

• SO2 dao động trong khoảng 0,015 – 0,04 mg/m ; nằm trong giới hạn cho phép
của tiêu chuẩn TCVN 5937-2005.
3

• NO2 dao động trong khoảng 0,08 – 0,13 mg/m ; nằm trong giới hạn cho phép
của tiêu chuẩn TCVN 5937-2005.
3

• CO dao động trong khoảng 4,5 – 8,4 mg/m ; nằm trong giới hạn cho phép của
tiêu chuẩn TCVN 5937-2005.
3

• CH4 dao động trong khoảng 0,001 – 0,004 mg/m ; nằm trong giới hạn cho phép
của tiêu chuẩn TCVN 5937-2005.
3


• H2Sdao động trong khoảng 0,01 – 0,025 mg/m ; nằm trong giới hạn cho


phép của tiêu chuẩn TCVN 5937-2005
2.1.3.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt
Hiện trạng chất lượng nước mặt của sông Sài gòn nằm gần khu vực dự án, như
sau.

• Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu nước mặt: xem bảng 2.3 và hình 2.2.
• Điều kiện lấy mẫu: xem bảng 2.4.

Bảng 2.3. Vị trí các điểm đo đạc/lấy mẫu nước mặt và điều kiện lấy mẫu
TT

Mẫu

Mô tả vị trí và điều kiện lấy mẫu

1

M1

Khu vực Rạch Tra – đọan gần sông Sài Gòn

2

M2

Rạch Láng The – tiếp giáp sông Sài gòn


3

M3

Khu Vực Rạch Bến Cát – Phường Thới An – Quận 12

Bảng 2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt vào tháng 04/2008
Kết quả phân tích
STT Thông số
Đơn vị
M1
M2
M3
1

pH

2

DO

2

TCVN
5942-1995-B

4,2

5,5


5,2

mg/l

2,5

3,5

4,1

SS

mg/l

25

28

21

80

3

COD

mg/l

16


18

14

< 35

4

BOD

mg/l

6

10

7

< 25

5

N-NO3

mg/l

0,21

0,35


0,27

15

6

N-NH4

mg/l

0,45

0,55

0,38

1

7

Tổng N

mg/l

1,7

1,9

1,6


-

8

PO4- P

mg/l

0,08

0,10

0,055

-

9

Pb

mg/l

0,001

KPH

KPH

0,1


10

Cd

mg/l

KPH

KPH

KPH

0,02

11

Cr

mg/l

KPH

KPH

KPH

0,15

12


Zn

mg/l

<0,001

0,002

<0,001

2

13

Coliform

MPN/100ml

12.000

12.500

10,000

10000

-

5,5 – 9


KPH: Không phát hiện
Nhận xét:
Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực dự án cụ thể nhƣ sau:
• pH dao động trong khoảng 4,2 - 5,2; đạt TCVN 5942-1995-B riêng mẫu
M1; pH không đạt TCVN 5942-1995-B .
• SS dao động trong khoảng 25 - 28 mg/l; đạt TCVN 5942-1995-B.


• COD dao động trong khoảng 14 – 18 mg/l; đạt TCVN 5942-1995-B.
• BOD dao động trong khoảng 6 – 10 mg/l; đạt TCVN 5942-1995-B.
• PO4 - P dao động trong khoảng 0,05 – 0,1 mg/l.
• Tổng N dao động trong khoảng 1,6 – 1,9 mg/l.
-

• NO3 dao động trong khoảng 0,21 – 0,35 mg/l; đạt TCVN 5942-1995-B.
+

• NH4 dao động khoảng 0,38 – 0,55 mg/l; đạt TCVN 5942-1995-B.
• Pb dao động trong khoảng 0,001 hoặc KPH; đạt TCVN 5942-1995-B.
• Zn dao động trong khoảng 0,001 – 0,002 mg/l; đạt TCVN 5942-1995-B.
• Cr: KPH; đạt TCVN 5942-1995-B.
• Cd: KPH; đạt TCVN 5942-1995-B.
• Coliform dao động trong khoảng 10.000 – 12.500 MPN/100ml; không đạt
TCVN 5942-1995-B (Chỉ có mẫu M2 – vừa đạt tiêu chuẩn TCVN 59421995-B).
2.1.3.3.Hiện trạng hệ thủy sinh
Tài nguyên sinh học dưới nước bao gồm các loài:
-

Thực vật phiêu sinh (Phytoplanktons)


-

Động vật phiêu sinh (Zooplanktons)

- Động vật đáy (Zoobenthos)
* Thành phần loài
Đặc điểm cấu trúc của thành phần loài thuỷ sinh trong khu vực khảo sát được
trình bày trong Bảng 2.5.
Bảng 2.5 - Cấu trúc thành phần và số lượng loài của các nhóm thuỷ sinh trong khu vực
Nhóm
I. Phytoplanton
Cyanophyta
Chlosophyta
Xanthophyta
Bacillariophyta
Chlorophyta
Euglenophyta
Dinophyta
Tổng cộng
II. Zooplanton
Rotatotia
Cladocera
Copepoda
Ostracoda

Sông Sài Gòn

Kênh rạch khu vực dự án

18

3
1
52
42
23
1
140

16
2
0
57
39
19
1
134

15
6
5
1

20
9
6
1


Protozoa
Larva

Tổng cộng
III. Zoobenthos
Polychaeta
Oligochaeta
Mollusca
Insecta larva
Tổng cộng

2
4
33

0
4
40

2
3
1
0
6

6
3
7
0
16

Nguồn : Environmental Center ENVITECH


Nhận xét :
Kết quả khảo sát cho thấy số loài phiêu sinh thực vật tại khu vực khảo sát có
các nhóm: Cyanophyta, Bacillariophyta, Chlorophyta, Euglenophyta chiếm ưu thế về
số lượng loài. Thành phần cấu trúc loài của các nhóm thuỷ sinh cũng thể hiện rõ tính
chất nguồn nước trong khu vực: Tính chất nước lợ nhạt vào mùa khô và mưa, nước
phèn vào mùa mưa và bị nhiễm bẩn vừa của sông Sài Gòn và các kênh rạch khu vực
dự án.
2.1.3.4. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc ngầm
Trên địa bàn Quận 12 có các tầng chứa nước sau đây: Tầng chứa nước
Holocen; Tầng chứa nước Pleistocen; Tầng chứa nước Pliocen trên; Tầng chứa nước
Pliocen dưới.
* Tầng chứa nước Holocen
Phân bố rộng ở Q.12, phân bố ở độ cao địa hình nhỏ hơn 2m và nằm trực tiếp
trên trầm tích Pleistocen. Thành phần trầm tích là bùn sét, sét, sét cát với khả năng
chứa nước kém. Nước được chứa trong các lổ hổng của các lớp cát mỏng từ 1-3m ở
phần đáy nơi tiếp xúc với trầm tích cổ hơn. Chiều dày chung từ 10-25nm và dày hơn ở
vùng ven sông.
Nguồn nước cấp của tầng chứa nước này là nước mưa và nước mặt. Do vậy
phẩm chất của tầng nước này xấu và thay đổi theo điều kiện bên ngoài. Mực nước của
tầng này rất gần mặt đất, vào mùa mưa nhiều nơi bị ngập.
* Tầng chứa nước Pleistocen
Tầng này có hai lớp chứa nước đáng chú ý, lớp thứ nhất nằm ở độ sâu 4m đến
12m là lớp cát hạt mịn trung đến thô, khả năng chứa nước tốt. Lớp chứa nước thứ hai
phân bố ở độ sâu từ 26-33m là cát mịn. Theo tài liệu nghiên cứu ĐCTV trong vùng thì
lớp chứa nước thứ nhất có lưu lượng đạt 8,5l/s còn lớp thứ 2 nhỏ hơn 25l/s. Nước của
tầng chứa nước này có chất lượng tốt ở vùng lộ của tầng này, còn ở vùng bị phủ bởi
trầm tích Holocen nước có chất lượng xấu. Các giếng khai thác của dân (giếng đào) thì
lấy nước trong lớp đất thứ nhất.
* Tầng chứa nước Pliocen trên



Phân bố khắp diện tích quận. Thành phần đất đá gồm: Ngăn với tầng chứa nước
trên nó bằng lớp bột dày 6m, đây được coi là tầng cách nước tương đối. Tiếp đó bên
dưới dày hơn 60m là cát hạt mịn, trung, thô lẫn sạn sỏi chứa nước tốt. Lưu lượng tại
các giếng có thể đạt 11,2l/s, nước có tổng độ khoáng hóa lớn hơn 1 thường từ 1,51,8g/l.
* Tầng chứa nước Pliocen dưới
Tầng này mỏng, nước lại xấu nên chưa được nghiên cứu kĩ ở Quận 12.
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm trong dự án, Công ty PepsiCo
Việt Nam đã kết hợp với Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường tiến hành đo
đạc, lấy mẫu và phân tích vào tháng 04/2008.
•Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu nước ngầm: xem hình 2.3
• Điều kiện lấy mẫu và kết quả phân tích: xem bảng 2.6 và bảng 2.7. Bảng
2.6. Vị trí các điểm đo đạc/lấy mẫu nước ngầm và điều kiện lấy mẫu
TT
1

Mẫu
N1

Mô tả vị trí và điều kiện lấy mẫu
Tọa độ X=06.80.502 ; Y = 12.01.628
o

Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mẫu nước = 27,0 C
2

N2

Tọa độ X=06.80.728 ; Y = 12.01.715
o


Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mẫu nước = 27,2 C
3

N3

Tọa độ X=06.80.566 ; Y = 12.01.833
o

Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mẫu nước = 27,1 C
4

N4

Hộ Ông Nguyễn Văn Thông
o

Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mẫu nước = 27,3 C
5

N5

Hộ Ông Trần Văn Minh
o

Điều kiện lấy mẫu: nhiệt độ mẫu nước = 27,5 C
Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm vào tháng 04/2008
TT Thông số
1
2

3
4
5
6
7
8
9

pH
EC
Fe
N-NO3
SO42Độ cứng
TS
As
Cr

Đơn
vị

Kết quả phân tích

TCVN

TCVN
5502 - 2003

N1

N2


N3

N4

N5

5,7

5,8

6,3

6,4

6,9

6,5-8,5

6,0-8,5

µs/cm

200

320

280

340


310

-

-

mg/l

2,0

2,1

1,2

1,3

1,15

1-5

0,5

mg/l

1,1

1,2

0,92


0,95

0,78

45

10

mg/l

21

19

24

26

23

200-400

-

mg/l

100

110


135

120

140

-

300

mg/l

180

195

205

198

210

750-1500

-

mg/l

<0,001


0,001

0,002

0,002

0,001

0,05

0,01

mg/l

KHP

KHP

KHP

KHP

KPH

0,05

3



×