Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BÁO CÁO " PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ LẬP DỰ TOÁN CÁC CHI PHÍ CÓ LIÊN QUAN " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.27 KB, 7 trang )


PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
VÀ LẬP DỰ TOÁN CÁC CHI PHÍ CÓ LIÊN QUAN

KS. NGUYỄN HOÀNG TÙNG
Bộ môn Dự án & Quản lý dự án
Khoa Công trình
Trường Đại học Giao thông Vận tải


Tóm tắt: Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay đối với các dự án
đầu tư xây dựng công trình là vấn đề về Đánh giá tác động môi trường. Bài viết này được thực
hiện với mong muốn đề cập đến phương thức thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường
và Lập dự toán chi phí thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Summary: Environmental Impact Assessment is one of the most current attractive issues
within construction area. This article is concerned with methods to operate Environmental
Impact Assessment Report and to estimate the relative costs.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
CT 2
Vai trò quan trọng của công tác Đánh giá tác động môi trường trong quá trình triển khai
thực hiện các dự án xây dựng là không thể phủ nhận. Chất lượng của công tác này ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng của toàn bộ dự án.
Trên thực tế triển khai thực hiện các dự án hiện nay cho thấy vấn đề về môi trường là một
trong những vấn đề còn nhiều bất cập, chưa có những quy định cụ thể có tính thống nhất cao.
Một trong những vấn đề đó là về thực hiện các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) và việc xác định chi phí có liên quan.
II. NỘI DUNG
2.1 Một số nguyên tắc chung


Thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường phải đảm bảo các
nguyên tắc cơ bản sau:
- Đảm bảo thực hiện các nội dung trên cơ sở khoa học và có căn cứ.
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn, yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Cập nhật liên tục và khai thác tối đa hệ thống dữ liệu đáng tin cậy đã được cấp có thẩm
quyền công nhận.



- Phải có sự phối hợp của các bên có liên quan.
- Đảm bảo tính logic và thống nhất cao trong toàn bộ nội dung của Báo cáo ĐTM.
2.2 Phương pháp hoàn thiện các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương pháp thực hiện từng nội
dung và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được cho theo bảng dưới đây.
Bảng 1. Phương pháp thực hiện các nội dung cụ thể của Báo cáo ĐTM

NỘI DUNG CÁCH THỨC THỰC HIỆN
VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
MỞ ĐẦU
Nêu xuất
xứ, căn cứ
pháp luật,
kỹ thuật
của việc
thực hiện
ĐTM và tổ
chức thực
hiện ĐTM
- Xuất xứ của dự án được tập hợp

từ tài liệu của chủ đầu tư.
- Căn cứ pháp luật, kỹ thuật của
việc thực hiện ĐTM được lấy
theo các VBQPPL của CP, các
Bộ có liên quan.
- Tổ chức thực hiện ĐTM lấy các
số liệu của các bên tham gia thực
hiện ĐTM.
1. Luật Bảo vệ Môi trường
Việt Nam 2005.
2. Nghị định 80 của Chính
phủ về việc Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật bảo
vệ môi trường.
3. Thông tư 08 của Bộ tài
nguyên và môi trường
Hướng dẫn đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG I
Mô tả tóm
tắt dự án
Lấy theo tài liệu Dự án đầu tư xây
dựng công trình (BC khả thi)
được cung cấp bởi chủ đầu tư.


CHƯƠNG II

Điều kiện
tự nhiên,
môi trường
và kinh tế
xã hội
- Điều kiện tự nhiên: tự thực hiện
khảo sát hoặc lấy số liệu tại cơ
quan Niên giám thống kê của
tỉnh, địa phương, khu vực dự án.
- Điều kiện về thuỷ triều (nếu có):
tự thực hiện khảo sát hoặc lấy số
liệu tại Trung tâm khí tượng thuỷ
văn biển của tỉnh, địa phương,
khu vực dự án.
- Điều kiện địa chất: tự thực hiện
hoặc lấy số liệu từ tư vấn khảo sát
(trong trường hợp thuê tư vấn).
- Tài nguyên sinh vật và hệ sinh
thái: tự khảo sát hoặc lấy số liệu
tại Viện sinh thái và tài nguyên
sinh vật.
1. Thông tư số
30/2004/TT-BTC Hướng
dẫn chế độ thu, nộp, quản
lý, sử dụng phí khai thác
và sử dụng tài liệu lưu trữ .
2. Nghị định số
57/2002/NĐ-CP ngày 03
tháng 6 năm 2002 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành

Pháp lệnh phí và lệ phí.
3. Văn bản quy định về mức
thu phí khai thác và sử dụng
tài liệu đất đai do Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố
khu vực dự án quy định.
4. Văn bản quy định về Phí
CT 2



- Điều kiện kinh tế xã hội: Tự
khảo sát hoặc lấy số liệu do Uỷ
ban nhân dân phường, xã, địa
phương khu vực dự án.
khai thác và sử dụng tài
liệu thăm dò điều tra địa
chất và khai thác mỏ do Bộ
tài chính quy định.
5. Văn bản quy định về Phí
khai thác và sử dụng tài liệu
khí tượng thuỷ văn, môi
trường nước và không khí
do Bộ tài chính quy định.
CHƯƠNG III
Đánh giá
tác động
môi trường
1- Nguồn gây tác động (chủ yếu
gồm):

+ Tác động của vị trí, địa điểm
xây dựng dự án.
+ Tác động có thể có của dây
chuyền công nghệ, thiết bị của dự
án đến môi trường tự nhiên (tác
động trong giai đoạn xây dựng và
tác động trong giai đoạn vận hành
dự án) (thường được tiến hành
trên cơ sở phối hợp với các
chuyên gia phụ trách mảng kỹ
thuật – công nghệ, máy móc thiết
bị của dự án).
+ Tác động thuận lợi, bất lợi của
dự án đến môi trường, văn hoá,
kinh tế xã hội (cả tác động tích
luỹ và tạm thời).
+ Tác động ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người.
2- Trên cơ sở các nguồn gây tác
động có được, tiến hành phân
tích, rà soát và xác định các thông
số cần thiết phải khảo sát thực địa
phục vụ cho báo cáo hiện trạng
môi trường dự án.
3- Lựa chọn phương pháp,
phương tiện thiết bị phù hợp và
tiến hành khảo sát môi trường.
4- Đánh giá mức độ tác động môi
trường của từng yếu tố, so sánh
với các tiêu chuẩn, quy chuẩn,

quy định hiện hành (nếu có).
1. Quyết Định của Bộ Tài
nguyên và môi trường Số
22/2006/QĐ-BTNMT
ngày 18 tháng 12 năm
2006 về việc bắt buộc áp
dụng Tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường.
2. Bộ tiêu chuẩn Việt nam
về môi trường.
CT 2



CHƯƠNG IV
Biện pháp
giảm thiểu
tác động
xấu, phòng
ngừa và
ứng phó sự
cố môi
trường
Phân tích các thông số máy móc
thiết bị có vai trò bảo vệ môi
trường của dự án, trên cơ sở phân
tích đó xác định các biện pháp bổ
sung cần thiết.
Thông tư số 02/2001/TT-
BKHCNMT về việc hướng dẫn :

- Tiêu chuẩn các Dự án công
nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất
vật liệu mới, vật liệu quý
hiếm, ứng dụng công nghệ
mới về sinh học, công nghệ
mới để sản xuất thiết bị thông
tin, viễn thông, xử lý ô nhiễm
môi trường hoặc xử lý chế
biến các chất thải thuộc Dự án
đặc biệt khuyến khích đầu tư.
- Các vấn đề liên quan đến
Báo cáo đánh giá tác động
môi trường;
- Việc nhập khẩu máy móc
đã qua sử dụng.
CHƯƠNG V
Cam kết
thực hiện
biện pháp
bảo vệ môi
trường
Đưa ra các cam kết thực hiện của
chủ dự án về môi trường, các quy
định về bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG VI
Các công
trình xử lý
môi trường,
chương

trình quản
lý và giám
sát môi
trường
- Căn cứ theo các biện pháp giảm
thiểu tác động (có bao gồm các
công trình xử lý môi trường) để
đưa ra danh mục, tiêu chuẩn, thời
gian và tiến độ xây dựng các công
trình xử lý môi trường cụ thể (có
kèm theo các tài liệu cần thiết).
- Phối hợp với các bên có liên
quan để đề xuất chương trình
quản lý và giám sát môi trường.
Các thông tư, nghị định,
quyết định hiện hành về
đầu tư xây dựng công trình
CHƯƠNG VII
Dự toán
kinh phí
cho các
công trình
môi trường
Căn cứ theo khối lượng công việc
cần xây dựng, văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan để lập dự
toán các công trình xử lý môi
trường.
Nghị định của Chính phủ
số 99/2007/NĐ-CP Ngày

13 Tháng 06 năm 2007 về
Quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình.
CHƯƠNG VIII
Tham vấn
ý kiến cộng
đồng
Lập phiếu khảo sát lấy ý kiến
cộng đồng hoặc tổ chức họp lấy ý
kiến các cá nhân, đoàn thể, tổ
chức trong khu vực tiến hành xây
dựng dự án.

CT 2



CHƯƠNG IX
Chỉ dẫn
nguồn cung
cấp số liệu,
dữ liệu và
phương pháp
đánh giá
Tập hợp các nguồn cung cấp số
liệu, cách thức và phương pháp
đánh giá, xử lý dữ liệu được dùng
trong toàn bộ báo cáo

KẾT LUẬN VÀ

KIẾN NGHỊ

Kết luận về vấn đề tác động môi
trường của dự án ( kết luận phải chỉ
ra được những tác động thuận lợi, bất
lợi chủ yếu) và đánh giá sau cùng.
Đề xuất các vấn đề còn tồn tại,
các vấn đề cần bổ sung hoặc điều
chỉnh sau thời điểm báo cáo.

2.3 Dự toán chi phí thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (BCĐTM)
2.3.1 Các khoản mục chi phí thực hiện BCĐTM
- Điều tra thu thập số liệu, lập cơ sở báo cáo (ĐT-SL)
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (LBC)
- Các khoản chi khác (CK)
2.3.2 Dự toán chi phí thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Tổng chi phí cho việc lập dự toán Báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTBC-ĐTM)
được tính toán theo công thức sau:
CT 2
DTBC - ĐTM = ĐT-SL + LBC+ CK
Cách thức tính toán các thành phần chi phí dự toán báo cáo ĐTM được thực hiện như sau:
a. Chi phí cho việc điều tra thu thập số liệu, lập cơ sở báo cáo (ĐT-SL)
Khoản mục chi phí này bao gồm các đầu mục chi phí như sau:
+ Lập đề cương điều tra khảo sát gồm các công việc: chi phí xây dựng đề cương, chi phí
xét duyệt đề cương
+ Điều tra khảo sát bao gồm các công việc: chi lập mẫu phiếu điều tra, chi phát phiếu và
thu hồi phiếu thông tin, chi cho ngày công của cán bộ điều tra, chi cho phiên dịch (nếu có), chi
cho người dẫn đường (nếu có), chi cho ngày công lấy mẫu khảo sát (kèm thiết bị), chi công tác
phí cho cán bộ điều tra.
+ Phân tích mẫu chỉ tiêu môi trường tự nhiên.

Việc xây dựng dự toán các đầu mục trong phần này được tiến hành theo Thông tư liên tịch
Bộ tài chính - Bộ tài nguyên và môi trường Số 15/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22 tháng 02
năm 2005 - Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường.



Các đầu mục chi phí điều tra khảo sát được tính theo trường hợp tự khảo sát, nếu sử dụng
số liệu sẵn có do các cơ quan chức năng cung cấp thì xây dựng dự toán theo các quy định về
mức thu phí sử dụng tài liệu do nơi cung cấp quy định. Trong trường hợp có cả tự khảo sát và sử
dụng tài liệu sẵn có thì phải tính riêng từng loại rồi tổng hợp lại.
Chi phí cho phân tích mẫu chỉ tiêu môi trường được xây dựng căn cứ theo thông tư số
83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ
phí về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
b. Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (LBC)
Khoản mục chi phí này bao gồm các đầu mục chi phí như sau:
+ Chi phí lập chuyên đề hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực dự án.
+ Chi phí lập chuyên đề điều kiện kinh tế xã hội dự án.
+ Chi phí đánh giá tác động môi trường dự án bao gồm:
- Chi phí đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm các chuyên đề về: giải
phóng mặt bằng và tái định cư, đánh giá tổng thể trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Chi phí đánh giá tác động trong giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm các chuyên đề về:
môi trường đất và nước, môi trường khí, rung và tiếng ồn, môi trường kinh tế xã hội, đánh giá
tổng thể trong giai đoạn thực hiện đầu tư.
- Chi phí chuyên đề đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành dự án.
+ Chi phí cho biện pháp giảm thiểu tác động xấu bao gồm các chuyên đề về:
CT 2
- Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn thực hiện đầu tư.
- Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn vận hành dự án (tùy theo số lượng các

tác động xấu cần nghiên cứu chi tiết cao mà có thể phân các chuyên đề này thành các chuyên đề
nhỏ hơn)
- Đánh giá tổng thể các biện pháp giảm thiểu tác động xấu.
+ Chi phí cho xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường bao gồm
các chuyên đề về:
- Xây dựng chương trình khung về quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Quản lý môi trường trong giai đoạn thực hiện đầu tư.
- Quản lý môi trường trong giai đoạn vận hành dự án.
- Lập dự toán kinh phí kiểm soát ô nhiễm môi trường trong vận hành dự án
Việc xây dựng dự toán các đầu mục trong phần này được tiến hành theo Thông tư liên tịch
Bộ tài chính - Bộ tài nguyên và môi trường Số 15/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22 tháng 02



năm 2005 - Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường.
c. Chi phí khác (CK)
Khoản mục chi phí này bao gồm các đầu mục chi phí sau:
+ Chi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Chi hội nghị, hội thảo (nếu có).
+ Chi xin ý kiến các chuyên gia (nếu có).
Việc xây dựng dự toán các đầu mục trong phần này được tiến hành theo Thông tư liên tịch
Bộ tài chính - Bộ tài nguyên và môi trường Số 15/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22 tháng 02
năm 2005 - Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường
Riêng chi phí hội nghị, hội thảo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số
45/2001/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường.
III. KẾT LUẬN

Sự thống nhất trong cách thức thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như
trong việc lập dự toán chi phí thực hiện là yêu cầu bức thiết trong quá trình triển khai thực hiện
các dự án. Nếu có được sự thống nhất này tức là chúng ta đã từng bước tiến dần đến việc kiểm
soát chi phí dự án, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong các dự án xây dựng tại Việt Nam.
CT 2


Tài liệu tham khảo
[1]. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
[2]. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
[3]. Thông tư số 08/TT-BTNMT ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Bộ TNMT hướng dẫn về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
[4]. Thông tư liên tịch Bộ tài chính - Bộ tài nguyên và môi trường Số 15/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày
22 tháng 02 NĂM 2005 Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ môi trường.
[5]. Quyết Định của Bộ Tài nguyên và môi trường Số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006
về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
[6]. Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh phí và lệ phí.
[7]. Thông tư số 30/2004/TT-BTC Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng
tài liệu lưu trữ ♦



×