Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Quá trình du nhập và ảnh hưởng của phật giáo tới xã hội việt nam thế kỉ x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.68 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

DƢƠNG TRUNG HOÀN

QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA PHẬT GIÁO TỚI XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỈ X

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

DƢƠNG TRUNG HOÀN

QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA PHẬT GIÁO TỚI XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỈ X

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Thị Phƣợng

SƠN LA, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS.


Trần Thị Phượng, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam, khoa
Sử - Địa, Trường Đại Học Tây Bắc lời cảm ơn chân thành vì đã quan tâm, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới, Thư viện tỉnh Sơn La, Thư
viện Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến
đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thu thập tư liệu, nghiên cứu để hoàn
thành khóa luận này.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận sự đóng góp chân thành của quý
thầy giáo, cô giáo và bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Dƣơng Trung Hoàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 3
3.1. Đối tượng .................................................................................................... 3
3.2. Phạm vi đề tài .............................................................................................. 3
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ..................................................... 4
4.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
4.2. Nguồn tài liệu .............................................................................................. 4

5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 4
6. Bố cục đề tài ................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ I ĐẾN THẾ
KỈ X................................................................................................................... 6
1.1. Khái quát chung .......................................................................................... 6
1.2. Tình hình chính trị - xã hội .......................................................................... 7
1.3. Kinh tế .................................................................................................... 11
Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã xây
dựng bộ máy cai trị, thực hiện chính sách bóc lột nặng nề. ............................... 11
1.4. Văn hóa – giáo dục .................................................................................... 14
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM .... 18
2.1. Khái quát Phật giáo ................................................................................... 18
2.1.1 Nguồn gốc ra đời ..................................................................................... 18
2.1.2. Nội dung chủ yếu của tư tưởng triết học Phật giáo ................................. 21
2.2. Quá trình du nhập Phật Giáo vào Việt Nam ............................................... 25
2.2.1 Phật giáo du nhập qua con đường thủy (đường Hồ Tiêu) ......................... 25
2.2.2. Phật giáo du nhập qua con đường bộ (đường Đồng Cỏ).......................... 30
CHƢƠNG 3: ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO TỚI XÃ HỘI VIỆT NAM
THẾ KỈ X ....................................................................................................... 33


3.1. Trong lĩnh vực kinh tế ............................................................................... 33
3.2. Trong lĩnh vực chính trị - xã hội ................................................................ 35
3.2.1 Chính trị .................................................................................................. 35
3.2.2 Xã hội ...................................................................................................... 42
3.3. Trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục ............................................................ 45
3.3.1 Văn hóa ................................................................................................... 45
3.3.2 Giáo dục .................................................................................................. 49
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 53



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên
thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý của Phật giáo đồ sộ với số lượng
phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp. Đạo Phật được truyền bá vào Việt
Nam khoảng thế kỉ I sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo
có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam bên cạnh
đạo Nho, đạo Thiên chúa.
Sau khi Phật giáo được du nhập, truyền bá vào nước ta đã phát triển nhanh
chóng và trở thành bệ đỡ cho luồng tư tưởng phong kiến thống trị xã hội. Trong
buổi đầu độc lập Đại Việt đã tồn tại và phát triển dựa trên hệ tư tưởng của triết
lý Phật giáo. Quan lại trong bộ máy nhà nước ngoài các tướng lĩnh quân sự, các
hào trưởng địa phương, nổi lên vai trò của hệ thống sư tăng, đạo sĩ không thông
qua thi cử mà chủ yếu theo chế độ nhiệm tử, đây là bộ phận duy nhất trong xã
hội biết đọc, biết viết… Phật Giáo đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định
đời sống xã hội, cùng vua bàn việc nước, ngoại giao góp phần ổn định và phát
triển đất nước.
Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng đã đinh
̣ giáo tầ ng cho tăng sĩ
chức Tăng thố ng cho sư Ngô Chân Lưu của phái Vô Ngôn Thông

, và ban
. Ngô Chân

Lưu trở thành Khuông Viê ̣t Đa ̣i Sư và vua Đinh cũng đã chiń h thức xem Phâ ̣t
giáo như là những nguyên tắ c chỉ đa ̣o tâm linh cho chiń h sự . Cũng trong thế kỷ
X, vua Lê Đa ̣i Hành đã mời các sư Pháp Thuâ ̣n


(914 - 990), Vạn Hạnh (32 -

1025) làm cố vấn chính sự . Cả Khuông Việt và hai vị sau đều tiếp tục giúp vua
Lý Thái Tổ sau này . Đặc biệt dưới hai triều đại Lý và Trần, Phật Giáo đã để lại
dấu ấn một thời vàng son. Trong các thế kỉ sau, Phật giáo không còn là quốc
giáo nhưng có sự kết hợp hài hòa với tinh thần “Tam Đạo Đồng Đường” đã tạo
cho Phật giáo một nét mới, để lại nhiều dấu ấn trong tâm hồn, tình cảm, phong
tục tập quán và cảnh quan của dân tộc Việt Nam.

1


Thế nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đề cập đến vấn
đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống. Vì vậy việc lựa chọn vấn đề “Quá trình
du nhập và ảnh hưởng của Phật giáo tới xã hội Việt Nam thế kỉ X” làm đề tài
nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
Về khoa học:
+ Làm sáng tỏ quá trình du nhập, phát triển, vai trò của Phật giáo đối với
xã hội Đại Việt thế kỉ X.
+ Làm rõ những biến đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Đại
Việt trong giai đoạn từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
+ Làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu cấu trúc xã hội Việt Nam thời
trung đại, đặc biệt dưới các vương triều Khúc, Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê.
+ Đặt nền móng cho việc nghiên cứu tôn giáo nước nhà qua các thời kì
lịch sử.
Về thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu sẽ trở thành nguồn tư liệu để giảng dạy, học tập
trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trường Phổ
thông.

+ Bổ sung nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu làm đề tài, khóa luận
chuyên sâu về Lịch sử Việt Nam cổ trung đại.
+ Trong quá trình học tập sinh viên có thể sử dụng làm tài liệu học tập để
nghiên cứu về tôn giáo Việt Nam qua các thời kì.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình du nhập, phát triển và những tác động của Phật giáo đối với sự
phát triển của xã hội Đại Việt đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu. Cho tới nay, ở mỗi góc độ, khía cạnh khác nhau đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có thể kể đến một số công trình quan trọng
sau:
Tác phẩm được cho là công trình nghiên cứu sớm nhất về tinh hoa Phật
giáo vào Việt Nam lưu truyền cho đến ngày nay là tác phẩm “Thiền uyển tập
anh”. Đây là công trình tập chung nghiên cứu truyền thừa hai dòng thiền Tỳ Ni
2


Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông cho chúng ta biết được sự phát triển của Phật
giáo trong đời sống xã hội Việt Nam ở thế kỉ X.
Bài viết “Phật giáo thời Hùng Vương” của Lê Mạnh Thát, “Đạo Phật
và dòng sử Việt” của hòa thượng Thích Đức Nhuận. Ở các bài viết này, tác giả
đã đề cập đến quá trình du nhập và phát triển của đạo Phật và ảnh hưởng của
Phật giáo đối với dòng sử học Việt Nam.
Thể chế chính trị của các triều đại phong kiến Việt Nam đã được đề cập
trong cuốn “Thể chế chính trị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám dưới góc
nhìn hiện đại” của Lưu Văn An, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm
2008 là tài liệu quan trọng để tìm hiểu về sự hình thành, phát triển và tác động
của Phật giáo tới tình hình chính trị Đại Việt qua các thời kì.
Cuốn “Một số chuyên đề lịch sử cổ trung đại Việt Nam” Nxb ĐHSP Hà
Nội do PGS. TS Nguyễn Cảnh Minh chủ biên đã cung cấp những tư liệu quý
báu để tìm hiểu về tình hình chính trị Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê và vai trò của

tầng lớp trí thức Phật giáo đối với nhà nước Đại Việt buổi đầu độc lập.
Tất cả các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về
đạo Phật cũng như quá trình du nhập và ảnh hưởng của Phật giáo vào Việt Nam.
Đây là nguồn tư liệu tham khảo quý báu để tôi thực hiện việc nghiên cứu của
mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam và những ảnh hưởng tới xã
hội Việt Nam thế kỉ X.
3.2. Phạm vi đề tài
- Giới hạn thời gian: Với đề tài “Quá trình du nhập và ảnh hưởng của
Phật giáo tới xã hội Việt Nam thế kỉ X” được giới hạn trong phạm vi thời gian cụ
thể, rõ ràng từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam (thế kỉ I SCN) đến thế kỉ X
- Giới hạn không gian: Với đề tài “Quá trình du nhập và ảnh hưởng của
Phật giáo tới xã hội Việt Nam thế kỉ X” được giới hạn trong phạm vi không gian

3


toàn bộ lãnh thổ Đại Việt bao gồm vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, giáp đến đèo
Hải Vân.
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ quá trình du nhập, phát
triển và ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam thế kỉ X.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của
Phật giáo tới xã hội Việt Nam trong thế kỉ X.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các
phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử, lôgic, phương pháp sưu tầm tư

liệu.
4.2. Nguồn tài liệu
Cơ sở tài liệu của đề tài là nguồn tài liệu chính thống bao gồm các hệ
thống giáo trình, sách tham khảo, các tác phẩm công trình nghiên cứu của các
tác giả được công bố ở các nhà xuất bản, tạp chí. Đây là nguồn tài liệu quan
trọng, là cơ sở để xây dựng nghiên cứu đề tài này, cung cấp những kiến thức để
hoàn thành đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, thông qua việc tìm hiểu về quá trình du nhập Phật giáo vào Việt
Nam và những ảnh hưởng của Phật giáo tới xã hội Việt Nam thế kỉ X góp phần
làm rõ những biến đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đại Việt từ thế kỉ I
đến thế kỉ X.
Thứ hai, làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu cấu trúc xã hội Việt Nam
thời trung đại, đặc biệt dưới các vương triều Khúc, Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê.
Thứ ba, đặt nền móng cho việc nghiên cứu nền tôn giáo nước nhà qua các
thời kì lịch sử.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu sẽ trở thành nguồn tư liệu để giảng dạy, học
tập trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trường
Phổ thông.
4


Thứ năm, bổ sung nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu làm đề tài, khóa
luận chuyên sâu về Lịch sử Việt Nam cổ trung đại.
Thứ sáu, trong quá trình học tập sinh viên có thể sử dụng làm tài liệu học
tập để nghiên cứu về tôn giáo Việt Nam qua các thời kì.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận kết
cấu làm 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh xã hội Việt Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ X

Chương 2: Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Chương 3: Ảnh hưởng của Phật giáo tới xã hội Việt Nam thế kỉ X

5


CHƢƠNG 1
BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ X

1.1. Khái quát chung
Năm 179 trước công nguyên, cuộc chiến đấu giữ nước của An Dương
Vương thất bại. Từ đó, nước Âu Lạc bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô
hộ, mở đầu là nhà Triệu. Tiếp theo sau là nhà Hán và các triều đại phong kiến
Trung Quốc kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà
Lương, nhà Tùy, nhà Đường lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, nhân dân ta
cũng đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang với mục tiêu giành
lại độc lập.
Sau hơn 1000 năm đấu tranh lâu dài và quyết liệt, nhân dân ta đã giành
được độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. Đầu năm 905, nhân
sự suy yếu của nhà Đường, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa
giành lấy chính quyền, lật đổ ách đô hộ, bước đầu xây dựng nền tự chủ, xác lập
chính quyền mới và sau đó nhà Đường buộc phải phong ông làm Tiết độ sứ. Nền
thống trị của phong kiến phương Bắc cơ bản chấm dứt.
Năm 907, Khúc Thừa dụ mất, nối tiếp sự nghiệp của cha, Khúc Hạo lên
thay đã tiến hành nhiều cải cách trên nhiều lĩnh vực để xây dựng một đất nước
độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, chính quyền họ Khúc mới chỉ là một chính quyền tự
chủ ở thời kỳ phôi thai, là nền móng cho sự ra đời một chính quyền độc lập, tự
chủ hoàn toàn ở thời kỳ sau.
Sau khi đánh bại quân Nam Hán năm 931, vị tướng Dương Đình Nghệ lại
xưng là Tiết độ sứ, về chính quyền không có gì thay đổi.

Năm 939, danh tướng Ngô Quyền sau khi đánh bại quân xâm lược Nam
Hán với chiến thắng Bạch Đằng vang dội đã quyết định xưng vương, bãi bỏ chế
độ Tiết độ sứ “đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục”, đóng đô ở Cổ
Loa (Đông Anh – Hà Nội). Sự thực chính quyền trung ương đương thời chỉ bao
gồm một số võ quan (chỉ huy sứ) và một số quan văn giúp việc. Các địa phương,
do Thứ sử đứng đầu như trước.
6


Sau khi Ngô Quyền mất, năm 944, Dương Tam Kha cướp ngôi, các hào
trưởng địa phương nổi dậy. Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư (Ninh Bình), rồi
tiếp đến cuộc “loạn 12 sứ quân”. Năm 951, bằng phương thức vừa thu phục, vừa
tiêu diệt, Đinh Bộ Lĩnh với sự ủng hộ của nhân dân đã dần đánh tan các sứ quân
và năm 968 thống nhất lại đất nước. Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi
Hoàng đế, lập ra nhà Đinh, triều đại đầu tiên của thời kỳ thống nhất.
Nhà Đinh thành lập đóng đô ở Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, bỏ việc
dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Hoa, tự đặt niên hiệu là Thái Bình, đặt quốc
hiệu là Đại Cồ Việt khẳng định sự tồn tại của một quốc gia độc lập của người
Việt ở phía Nam Trung Quốc.
Năm 973, nhà Tống sai sứ sang phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao chỉ
quận vương, nghĩa là công nhận nền độc lập và chủ quyền của người Việt. Tuy
nhiên, nhà Đinh chỉ tồn tại đến năm 980, khi Đinh Tiên Hoàng và con lớn là
Đinh Liễn bị giết hại. Nhà Tống nhân đó tổ chức cuộc xâm lược Đại Cồ Việt.
Trước tình thế đó, triều thần và Thái hậu họ Dương nhất trí đưa Thập đạo tướng
quân Lê Hoàn lên làm vua, lập ra nhà Tiền Lê.
Nhà nước thời kỳ Đinh – Tiền Lê là tổ chức nhà nước mở đầu cho một
quốc gia thống nhất, ổn định lâu dài.
1.2. Tình hình chính trị - xã hội
Trong thời kỳ Bắc thuộc, quan hệ xã hội được xây dựng là quan hệ giữa
kẻ thống trị ngoại tộc với toàn thể nhân dân ta.

Sau khi đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào nước
Nam Việt và chia thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân, đặt ách thống trị của
nhà Triệu lên đất nước ta trong hơn 60 năm. Năm 111 TCN, nhà Tây Hán xâm
lược nước Nam Việt, trong đó có Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến Trung
Quốc từ Hán, Lương, Tùy, Đường thay nhau đô hộ nước ta. Nhằm chiếm đóng
và cai trị lâu dài đất nước ta, các thế lực phong kiến phương Bắc thường xuyên
củng cố, tăng cường bộ máy thống trị. Chúng chia nước ta thành các quận,
huyện, thi hành chính sách “chia để trị: “Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế lấy đất cũ
của nhà Triệu lập thành bộ Giao Chỉ gồm 9 quận (Nam Hải, Thương Ngô, Uất
7


Lâm, Hợp Phố, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam). Trên
lãnh thổ nước ta có 3 quận: “Giao Chỉ (Bắc Bộ) gồm 12 huyện có 92440 hộ và
746237 nhân khẩu; quận Cửu Chân được tách thành 2 quận: Cửu Chân (Thanh
– Nghệ - Tĩnh) gồm 7 huyện có 35743 hộ và 166013 nhân khẩu; Nhật Nam (từ
Đèo Ngang đến Đà Nẵng) gồm 5 huyện có 15460 hộ và 69485 nhân khẩu” [14,
tr64].
Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mỗi triều đại phân cấp quản lý theo
cách riêng, nhưng đều nhằm mục đích đồng hóa người Việt, biến Giao Châu
thành một bộ phận lãnh thổ của Trung Hoa. Chúng áp đặt mô hình chính quyền
địa phương của Trung Hoa vào nước ta, chủ yếu theo cơ cấu quận – huyện kiểu
Tần – Hán. Cấp quận do người Hán nắm giữ, cấp huyện (bộ lạc cũ) được ủy
quyền cho các thủ lĩnh người Việt. Trong quá trình cai trị, đã có những thay đổi
về cơ cấu và cơ chế vận hành, nhưng đó là một cấu trúc chính trị ổn định, bền
vững và hữu hiệu dựa trên tính chất quân chủ chuyên chế. Quận, huyện luôn là
trung tâm và là trọng tâm của cả hệ thống chính trị, có thiết chế tinh gọn, kết
hợp giữa chế độ pháp lệnh (từ cấp huyện trở lên) và tự quản (cấp dưới huyện),
giữa các chế độ hành chính trực thuộc và phiên thuộc (châu, huyện cơ mi).
Càng về sau, thể chế chính trị đô hộ phong kiến phương Bắc được tổ chức

ngày càng quy mô, chặt chẽ hơn. Triều đại sau rút kinh nghiệm từ triều đại trước
trong việc cai trị người Việt. Dưới triều Đường, thế chế chính trị có quy mô lớn
nhất, liên kết được nhiều kiểu dạng, mô hình: “1) quyền lực tập trung, thống
nhất; 2) hệ thống chính quyền được thiết lập ở các châu, huyện, hương, xã; 3)
các phủ đô hộ trực thuộc châu; 4) các châu, huyện phiên thuộc ở các vùng dân
tộc thiểu số” [1, tr39].
Thể chế chính trị đô hộ đã phát huy tác dụng trong xã hội người Việt như
một công cụ quản lý hữu hiệu, là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho nền thống
trị của phương Bắc, được “Việt hóa” và dung hòa trong nền văn minh sông
Hồng, đã trở thành một bộ phận của văn hóa chính trị người Việt.
Các chính quyền thống trị đã dùng nhiều biện pháp nham hiểm, xảo quyệt
nhằm áp đặt xã hội Việt Nam theo mô hình Hán. Chúng ra sức củng cố thể chế
8


cai trị trên đất nước ta bằng nhiều biện pháp và thủ đoạn thâm độc, hệ thống
chính quyền ngày càng quy mô, chặt chẽ hơn. Nhưng chúng đã phải bất lực và
thú nhận: “Nước Việt là đất ngoại cõi, là dân cắt tóc xăm mình, không thể lấy
pháp độ của nước đội mũ mang đai mà cai trị được” [1, tr40]. Trong suốt thời
kỳ Bắc thuộc, từ triều Hán cho đến Tùy, Đường, kể cả những lúc phong kiến
Trung Hoa cực thịnh, về cơ bản chúng chỉ có thể “lấy tục cũ mà cai trị” và “ràng
buộc lỏng lẻo” đất Giao Châu mà thôi. Ngay cả khi chế độ lạc tướng bị xóa bỏ,
chính quyền đô hộ nắm giữ được cấp huyện, thế nhưng không thể áp đặt được
hệ thống chính quyền cấp xã, không thể khống chế nổi các công xã của người
Việt. Nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự cai quản của chúng.
Trong thời kỳ chống Bắc thuộc, nhân dân ta đã nhiều lần vùng dậy đấu
tranh để giành độc lập nhằm thiết lập thể chế chính trị riêng, độc lập với chính
quyền phương Bắc. Thể chế chính trị thời Hai Bà Trưng còn rất đơn giản, nhưng
đó là thành quả của nhân dân ta sau hơn 200 năm mất nước. Nhà nước Vạn
Xuân còn sơ sài, nhưng có ý nghĩa hết sức lớn lao. Nó khẳng định sự trưởng

thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vào năng lực quản lý, làm chủ đất nước của
tầng lớp quý tộc người Việt, phủ nhận quyền đô hộ, thống trị của phong kiến
phương Bắc, đồng thời đánh dấu một bước phát triển về tư duy chính trị của
nhân dân ta. Trong hoàn cảnh phải đối phó với chính quyền đô hộ phương Bắc,
buộc phải thừa nhận một chức quan của chúng, nhưng Khúc Thừa Dụ đã thiết
lập được một chính quyền tự chủ, chặt chẽ, quy mô hơn nhiều so với trước, đặt
cơ sở cho nền độc lập dân tộc sau này. Những cải cách về chính trị của Khúc
Hạo đã tạo điều kiện cho chính quyền trung ương có khả năng kiểm soát được
trực tiếp các địa phương, góp phần củng cố sự thống nhất lãnh thổ.
Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, nước ta giành lại được độc lập và công việc
đầu tiên của nhà nước là xây dựng thể chế chính trị, hợp thức hóa quyền lực của
mình để quản lý, điều hành đất nước. Thế kỉ X và những năm đầu thế kỉ XI là
thời kỳ đặc biệt của lịch sử dân tộc. Chỉ trong hơn 60 năm (từ năm 938 – 1009),
đất nước ta phải trải qua các cuộc nội chiến, đấu tranh chống ngoại xâm, sự thay
thế lẫn nhau của bốn triều đại: Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý. Có thể coi đây là
9


“thời kỳ quá độ”, tạo điều kiện để xác lập nền độc lập tự chủ vững chắc, lâu dài
của dân tộc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thường xuyên phải đối phó với các cuộc
chiến tranh, các triều đại chưa thực sự ổn định, chỉ tồn tại trong một thời gian
ngắn, vì thế không có điều kiện để củng cố, kiện toàn thể chế chính trị.
Thể chế chính trị thời kỳ này được thiết lập theo xu hướng quân chủ trung
ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, quyền lực của vua bao trùm mọi
lĩnh vực, trên khắp đất nước. Tuy nhiên, quyền lực đó chưa thực sự trở thành tối
thượng. Chính quyền trung ương chưa đủ mạnh nên các hào trưởng, địa chủ ở
các địa phương nổi dậy mộ quân, làm chủ vùng mình trấn trị, tách khỏi sự kiểm
soát của triều đình.
Trải qua các triều đại từ Ngô, Đinh, Tiền Lê, bộ máy quan lại ngày càng
được mở rộng với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng hơn, nhưng phần lớn các quan

vẫn làm việc kiêm nhiệm, chưa có các cơ quan chuyên môn giúp việc. Hệ thống
chính quyền địa phương từ thời kỳ đầu còn lỏng lẻo, mang nặng tính tự trị,
nhưng về sau đã được tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt dưới triều Tiền Lê. Quyền
lực của chính quyền trung ương ngày càng được củng cố. Các vị vua đều xuất
thân và trưởng thành từ chiến tranh, hầu hết các quan trong triều là tướng võ (trừ
các nhà sư). Quân đội được tổ chức quy mô, chặt chẽ, là chỗ dựa vững chắc cho
chính quyền nhà nước.
Phật giáo thời kì này đã có bước phát triển mạnh mẽ, đến thời nhà Đinh,
Phật giáo đã trở thành quốc giáo và có ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của đời
sống xã hội. Từ thời chống Bắc thuộc, Phật giáo đã thâm nhập vào các tầng lớp
nhân dân. Do sự chi phối của tinh thần dân tộc, của truyền thống yêu nước nên
Phật giáo ở nước ta “nhập thế” rất mạnh. Trong bộ máy nhà nước có các chức
tăng thống, tăng lục… nhà sư được tham dự triều chính với tư cách là cố vấn cao
cấp. Bản thân nhà vua và các quan cũng mang tư tưởng Phật giáo vào giải quyết
công việc quốc gia. Phật giáo không phải là hệ tư tưởng của nhà nước, nhưng đã
tạo cơ sở tư tưởng trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong khi đó, thể chế
chính trị được xây dựng theo mô hình nhà Tống, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng.

10


Như vậy, trong thời kỳ này đã diễn ra sự cọ sát, đan xen giữa tư tưởng
Phật giáo với tư tưởng Nho giáo trong hàng ngũ vua quan triều đình và nó có tác
động nhất định đến việc xác lập mô hình thể chế chính trị sau này.
1.3. Kinh tế
Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã
xây dựng bộ máy cai trị, thực hiện chính sách bóc lột nặng nề.
Từ thời Hán, bọn thống trị đã thực hiện việc chiếm đất đai, lập thành đồn
điền nhằm giữ vững những vùng đất mới chiếm được, xây dựng cơ sở kinh tế
riêng để duy trì lâu dài nền thống trị của chúng trên đất nước ta. Chúng đưa tội

nhân, dân nghèo người Hán đến ở lẫn với người Việt, xâm lấn, khai phá ruộng
đất lập đồn điền. Sau khi chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng bị tiêu diệt (năm
43) đến thế kỉ VI, các vương triều phương Bắc đô hộ nước ta đều thực hiện
chính sách bóc lột nặng nề và tàn bạo đối với nhân dân ba quận. Bọn quan lại đô
hộ lợi dụng quyền thế ra sức vơ vét, cưỡng đoạt của cải, giết hại những người
dân Việt tỏ thái độ chống đối.
Để bóc lột nhân dân ta triệt để, chính quyền đô hộ đã ban hành chính sách
tô thuế rất nặng, gồm nhiều loại
Sách Cương mục chép: “Hoàng Cái làm thái thú quận Nhật Nam, khi mới
xuống xe, thấy cách đón tiếp không được long trọng, đánh chết người chủ bạ.
Thứ sử Chu Phù đên người nhà làm Trưởng lại, chiếm đoạt, nhũng nhiễu
nhân dân, cưỡng bức dân phải nộp phú thuế. Cứ mỗi con cá vàng thu một hộc
lúa.
Thái thú Giao Chỉ là Tiêu Tư người tham lam bạo ngược, thường chọn
bắt người thợ thủ công khéo trong quận đưa sang Kiến Nghiệp (kinh đô nhà
Ngô), nhân dân khổ sở về việc đó. Chúa nước Ngô sai Đặng Tuấn đến quận.
Đặng Tuấn tự tiện bắt dân ta phải nộp 30 con công đưa sang Mạt Lăng (tên cũ
của Kiến Nghiệp). Nhân dân phải phục dịch nơi xa” [9, tr140].
Chính sách chiếm cướp ruộng đất, khai thác đồn điền, chính sách vơ vét,
bóc lột của chính quyền đô hộ và bọn quan lại trong những thế kỉ này hết sức
nặng nề, tàn bạo. Sách Văn hiến thông khảo đã ghi: “Từ đời Tấn, bọn man mọi
11


(nhân dân ba quận) ở hang cùng ngõ hẻm đều được đội ơn giáo hóa của nhà
vua (Trung Quốc), bọn chúng tùy theo mức ít, nhiều mà thu của cải để cho nhà
nước tiêu dùng. Lại như bọn tù trưởng ở miền lĩnh ngoại, dựa vào sự giàu có
của việc sản xuất chin trả, ngọc châu, sừng tê, ngà voi. Triều đình (Trung Quốc)
phần lớn cũng nhân đấy nắm lấy để thu lợi, qua các triều Tống, Tề, Lương…đều
dựa theo đó không sửa đổi gì” [13].

Năm 618, nhà Đường lên thay thế nhà Tùy. Thái thú Khâu Hòa của nhà
Tùy ở Giao Châu xin thần phục nhà Đường. Cùng với việc thắt chặt hơn chế độ
cai trị hà khắc, nhà Đường đã thực hiện nhiều chính sách bóc lột tàn bạo. Dưới
thời đô hộ Đường, nhân dân ba quận phải đóng tô, thuế nặng nề và phải đi phu
dịch khổ cực.
Nhà Đường thực hiện hai phương thức bóc lột chủ yếu là bóc lột bằng tô,
thuế và cống nạp. Thời kì đầu, nhân dân ba quận phải nộp thuế tô, dung, điệu.
Thời gian sau, trước phong trào đấu tranh mạng mẽ của nhân dân ta, nhà Đường
đã thay thế bằng phép lưỡng thuế (không đánh theo hộ nông dân như trước mà
đánh thuế căn cứ vào số ruộng đất và thu hoạch, thực hiện thuế trực thu hè –
thu) (từ năm 780). Ngoài việc bị bóc lột bằng tô, thuế như trên, người dân còn bị
bóc lột nặng nề vì cống nạp không có giới hạn, bao gồm những sản vật quý giá
mà triều đình nhà Đường và bọn chính quyền đô hộ có yêu cầu như: ngà voi, đồi
mồi, lông trả, chuối tiêu, mật trăn, hương liệu, vàng, bạc, châu báu. Chính quyền
nhà Đường vẫn giữ độc quyền về muối và sắt. Cấm mọi người không được tự
tiện sản xuất và buôn bán muối. Viên quan Kinh lược sứ nhà Đường là Lý Trác
đã đổi cho dân một đấu muối lấy một con trâu. Mỗi năm nhà Đường thu được từ
việc độc quyền về muối tới 40 vạn quan tiền. Bên cạnh đó nhân dân ta thời
thuộc Đường còn bị bọn quan lại trong chính quyền đô hộ từ An Nam Đô hộ
phủ đến các địa phương quanh năm vơ vét, bóc lột điển hình là các tên quan cai
trị Cao Chính Bình, Lý Trác...
Với chính sách bóc lột, vơ vét triệt để của bọn phong kiến phương Bắc,
trong hơn một nghìn năm bị đô hộ, nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói
khổ, đầy đau thương, tủi nhục.
12


Đến cuối thế kỉ IX – đầu thế kỉ X nhà Đường suy yếu, tạo điều kiện thuận
lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
Năm 905, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính

quyền, tiến quân ra phủ Tống Bình (Hà Nội). Năm 906, nhà Đường buộc phải
công nhận chính quyền của Khúc Thừa Dụ và phong ông làm Tĩnh Hải Tiết độ
sứ đồng bình chương sự. Tuy vẫn nhận danh hiệu một chức quan của nhà Đường
nhưng trong thực tế và về thực chất chính quyền của Khúc Thừa Dụ là một
chính quyền tự chủ, tạo cơ sở cho nền độc lập bền lâu của dân tộc. Năm 907,
Khúc Thừa Dụ qua đời, con trai ông là Khúc Hạo lên nối nghiệp cha tự xưng
Tiết độ sứ và thực hiện cuộc cải cách toàn diện đặc biệt là về kinh tế nhằm xây
dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, chấm dứt sự ảnh hưởng của phong kiến
phương Bắc với nước ta.
Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế. Thời thuộc Đường, ngoài
cống nạp phiền nhiễu, nhân dân ta còn phải chịu áp bức, bóc lột tàn bạo về tô
thuế và chế độ lao dịch rất nặng nề của chính quyền đô hộ. Để đáp ứng nguyện
vọng của nhân dân, Khúc Hạo đã thực hiện “bình quân thuế ruộng” và “tha bỏ
lực dịch”.
Những cải cách về kinh tế của Khúc Hạo đã xóa bỏ được chế độ bóc lột
nặng nề của chính quyền đô hộ, nhất là dưới thời Hậu Đường, đã giảm nhẹ mức
bóc lột của Nhà nước đối với nhân dân. Chính sách “bình quân thuế ruộng, tha
bỏ lực dịch” phù hợp với kết cấu kinh tế - xã hội thực tế của nước ta thời bấy
giờ. Cải cách kinh tế, cũng đã có tác dụng gây dựng quyền sở hữu về ruộng đất
của Nhà nước trong xã hội, trên cơ sở đó củng cố và mở rộng dần theo quá trình
phát triển của chế độ quân chủ trung ương tập quyền ở những thế kỉ sau, thể
hiện rõ rệt tinh thần tự chủ, tự lập, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc nhằm thoát
khỏi sự ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc.
Nhà sử học Lê Tung ở thế kỉ XVI đã đánh giá cao việc làm của cha con
họ Khúc như sau: “Khúc tiên Chúa (Khúc Thừa Dụ) mấy đời là hào tộc, mạng
sáng trí lực, nhân nhà Đường mất, lòng người yêu mến, suy tôn làm chúa, dựng
đô La Thành, dân yêu nước trị, công đức truyền mãi, nhưng hưởng tuổi không
13



dài. Khúc trung Chúa (Khúc Hạo) nối cơ nghiệp trước, khoan hòa, có phong
thái trù mưu định kế (trù hoạch) quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các
nước Bắc triều, là bậc chúa hiền của nước Việt” [12, tr121].
Những năm dưới thời họ Khúc, họ Ngô do tác động của các cuộc chiến
tranh hay tranh chấp nội bộ nhà nước không có điều kiện xây dựng một nền kinh
tế riêng. Sang đến thời kì nhà Đinh – Tiền Lê, đất nước hòa bình, xã hội ổn định
đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước cùng nhân dân xây dựng một nền kinh tế
độc lập, tự chủ. Nhà nước cũng quan tâm nhiều hơn đến nông nghiệp, đặc biệt
chú trọng đến đê điều, đào kênh, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Vua Lê, hằng năm vào đầu mùa xuân, về địa phương làm lễ cày tịch điền để
khuyến khích sản xuất. Sự khuyến khích cùng các chính sách của nhà nước và
sự nỗ lực của nhân dân đã làm cho nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu
phát triển.
1.4. Văn hóa – giáo dục
Trong thời kỳ đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đều thi
hành chính sách đồng hóa dân tộc Việt, nhằm Hán hóa Việt tộc, làm cho dân ta
không còn ý thức dân tộc, cam tâm làm nô lệ cho chúng. Để thực hiện chính
sách đồng hóa dân tộc ta, chúng đã thực hiện chính sách di dân Hán gồm nhiều
tầng lớp kể cả người nghèo, tù tội đến các vùng chúng chiếm đóng, cho ở lẫn với
người Việt để thông qua đó truyền bá vào người Việt tư tưởng, lễ giáo của
phong kiến Trung Quốc, làm cho nhân dân ta ngày càng phai mờ ý thức dân tộc,
bị Hán hóa phong tục, tập quán. Trong nhiều trường hợp, viên quan đô hộ còn
sử dụng quyền lực của mình để cưỡng bức một bộ phận nhân dân ta phải nghe
theo. Chẳng hạn, các thái thú Tích Quang và Nhâm Diêm đã bắt người Việt phải
theo lễ nghĩa Trung Quốc (từ cách ăn mặc, lấy vợ, lấy chồng, chế tạo mũ,
giày…). Sách Hậu Hán thư có ghi lại: “Xưa thời Bình đế, Tích Quang người
Hán Trung làm Thái thú Giao Chỉ, dạy dỗ dân Di (người Việt), dần dần hóa
theo lễ nghĩa, danh tiếng ngang với Nhâm Diên” [13, tr90].
Bên cạnh việc di dân phong kiến phương Bắc còn truyền bá đạo Nho vào
nước ta nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thống trị. Nho giáo hay Khổng

14


giáo là hệ thống tư tưởng triết lí, đạo đức, thể chế cai trị vốn xuất hiện ở Trung
Quốc từ rất sớm. Ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo đã bắt đầu xâm nhập vào xã
hội Việt để làm công cụ nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về tư tưởng và tinh
thần, để bao biện cho chủ nghĩa đại Hán “thiên tử - thiên hạ” và thuyết chính
danh định mệnh của nó. Cùng với đó, các triều đại phong kiến phương Bắc đô
hộ nước ta đã mở các trường để dạy học, tryền bá đạo Nho trong xã hội Việt và
đào tạo đội ngũ quan lại người Việt, làm công cụ tay sai cho thiên triều.
Ngay từ đầu công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhân Diêm đã tích
cực “dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa” cho dân Giao Chỉ, Cửu Chân. Về sau,
nhiều nho sĩ người Hán có tài năng được chính quyền phương Bắc cử sang Giao
Chỉ để truyền bá Nho giáo và dần dần được cất nhắc lên làm những chức vụ cao.
Dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ, Nho học càng thêm thịnh hành và trở
thành công cụ chính trị, tư tưởng hàng đầu của chính quyền Giao Chỉ. Nhiều sĩ
phu Trung Quốc đã sang đất Việt, mở trường dạy học ở Luy Lâu, Long Biên
truyền bá tư tưởng và đạo đức Hán Nho vào xã hội Âu Lạc. Tuy nhiên, dưới thời
Bắc thuộc Nho giáo cũng như toàn bộ hệ thống tư tưởng và văn học Trung Quốc
nói chung chỉ được phát triển và ảnh hưởng ở một số vùng trung tâm (châu trị,
quận trị), và chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp trên của xã hội mà thôi. Như
vậy, có thể thấy ảnh hưởng của nó trong việc Hán hóa dân tộc Việt rất hạn chế.
Tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao
Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa người Việt. Qua chữ
Hán, chúng truyền bá phong tục, tập quán, những tư tưởng lễ giáo của giai cấp
phong kiến Trung Hoa. Tuy nhiên, ít nhiều chính sách đồng hóa của các triều
đại phong kiến phương Bắc vẫn còn để lại dấu ấn khá sâu đậm trong những lĩnh
vực khác như: cách ăn, mặc, ở, đi lại, phương thức sản xuất, quan hệ xã hội,
tiếng nói…
Song song với chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương

Bắc, cuộc đấu tranh chống đồng hóa của nhân dân ta cũng diễn ra sôi nổi, mạnh
mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong văn hóa.

15


Để chống đồng hóa, chống Hán hóa, duy trì và bảo lưu truyền thống văn
hóa, người Việt một mặt vừa củng cố những điểm nổi trội của văn hóa truyền
thống; mặt khác, hoàn thiện và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có
tiếp thu những tiến bộ của văn hóa Hán, làm phong phú thêm cho nền văn hóa
truyền thống để thích nghi hơn với hoàn cảnh mới.
Khi phong kiến Trung Quốc vào nước ta, tiếng Hán và chữ Hán đã được
tích cực truyền bá nhằm phục vụ công cuộc đồng hóa của chúng. Tuy nhiên, kết
cục sau hơn nghìn năm, chúng vẫn không thể tiêu diệt được tiếng nói của dân
tộc Việt – tiếng Việt, bởi lẽ chỉ có một bộ phận thuộc tầng lớp trên học nó, còn
nhân dân lao động trong hàng ngũ làng xã Việt cổ vẫn duy trì tiếng nói của tổ
tiên mình. Trải qua nhiều thế kỉ, tiếng Việt đã phát triển và ngày càng xa hơn
với trạng thái ban đầu của nó. Nó hấp thụ thêm nhiều yếu tố của ngôn ngữ Hán.
Nhưng nhân dân ta đã hấp thụ ảnh hưởng của chữ Hán một cách sáng tạo, độc
đáo, đã Việt hóa những từ Hán để trở thành chữ Hán - Việt. Bên cạnh đó, các
phong tục cổ truyền của người Việt vẫn được gìn giữ như tục cạo tóc hay búi
tóc, xăm mình, tục nhuộm răng, ăn trầu cau… Và có một thực tế là trong quá
trình Hán hóa, tầng lớp di dân Hán, kể cả quan lại thương nhân… khi sống trên
đất Việt, làm quen với nếp sống, phong tục tập quán, cách ăn mặc của dân Việt
và dần dần bị Việt Hóa trở lại. Tuy vậy, trong tiến trình lịch sử văn hóa nhiều
phong tục tập quán của người Việt đã có sự tiếp thu của người Hán và cải biến
cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt và sản xuất như: tập quán giã gạo bằng cối
đạp, ở nhà đất bằng…
Sự du nhập nền văn học, nghệ thuật Trung Quốc đã có những tác dụng
nhất định đối với sự phát triển của nền văn học dân gian và đặc biệt là văn học

bác học của dân tộc ở những thế kỉ tiếp sau đó. Nhưng ở đó chúng ta vẫn tìm
thấy những nét bản sắc mang đậm phong cách Việt như: trong âm nhạc Trung
Hoa chú trọng nhất ở chất hùng tráng thì người Việt lại chú trọng chất trữ tình;
hội họa Trung Quốc rất coi trọng tranh thủy mặc thì hội họa của người Việt
thiên về biểu trưng, ước lệ.

16


Tiểu kết chƣơng 1
Có thể nói, trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã phải chấp nhận một
cuộc giao lưu cưỡng bức vô cùng nghiệt ngã với nền văn hóa Hán, một nền văn
hóa có khả năng đồng hóa rất cao, đã từng đồng hóa một cộng đồng Bách Việt
rộng lớn. Tuy nhiên từ những năm đầu của thế kỉ X, sau gần một nghìn năm Bắc
thuộc, ảnh hưởng của nền văn hóa Hán bị chặn hẳn lại bởi công cuộc xây dựng
một quốc gia độc lập, tự chủ mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân dân ta mà
người đi đầu trong việc này là Khúc Thừa Dụ. Trong thời gian này, Phật giáo đã
phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định tình
hình chính trị, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

17


CHƢƠNG 2
QUÁ TRÌNH DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM
2.1. Khái quát Phật giáo
2.1.1 Nguồn gốc ra đời
Đạo Phật mang tên người sáng lập là Đà (hay buddha). Đạo phật chính là
giáo lý mà Phật Đà đã thuyết giảng. Sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỉ thứ IX
đến thế kỉ thứ VI trước công nguyên, đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các

quốc gia trong khu vực Á - Phi, gần đây được truyền tới các nước Âu - Mỹ.
Trong quá trình truyền bá của mình, đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng, tập tục
dân gian, văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác
động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia.
Người sáng lập đạo Phật là hoàng tử Siddharta Gautama, sau khi thành
Phật được đệ tử tôn xưng là Sakiamuni nghĩa là người nhân từ từ xứ Sakia.
Hoàng tử là con vua Suddhodhana nước Kapilavastu ở chân núi Hymalaya, miền
đất bao gồm phần miền Nam đất Nêpan và một phần đất Ấn Độ ngày nay. Ông
sinh ra vào khoảng năm 623 trước công nguyên. Cuộc đời của Phật Thích Ca
được kể lại ở trong truyền thuyết như sau:
“Vào một đêm Mahamaia, người vợ chính của Suddhodana, Vua của
người Saia mơ thấy mình được đưa tới hồ thiêng Anavatápta ở Himalaya. Sau
khi các thiên thần tắm rửa cho bà ở trong hồ thiêng, thì có một con voi trắng
khổng lồ có đoá hoa sen ở vòi bước tới và chui vào sườn bà. Ngày hôm sau các
nhà thông thái được mời tới để giải mơ của Hoàng hậu. Các nhà thông thái cho
rằng giấc mơ là điềm Hoàng hậu đang có mang và sẽ sinh hạ được một Hoàng tử
tuyệt vời, người sau này sẽ trở thành vị chúa tể của thế giới hoặc người thầy của
thế giới. Đến ngày, đến tháng, Hoàng hậu Mahamaia trở về nhà cha mình để
sinh con. Thế nhưng vừa đến khu vườn Lumbini (Lâm tỳ ni), cách thủ đô
Kapilavastu (Ka tỳ la vệ) của người Sakya không xa, Hoàng hậu trở dạ và vị
Hoàng tử đã ra đời. Vừa ra đời, vị Hoàng tử tí hon đã đứng ngay dậy, đi bảy

18


bước và nói: “Đây là kiếp cuối cùng của ta, từ nay ta không phải luân hồi một
kiếp nào nữa!”.
Đến ngày thứ năm một nghi thức trọng thể được tổ chức và Hoàng tử
được đặt tên là Siddharta. Để ngăn cản Hoàng tử không nghĩ tới việc tu hành,
đức vua cha đã tìm mọi cách tạo ra quanh người con trai mình một cuộc sống

vương giả. Hoàng tử được học mọi kiến thức để sau này trở thành một vị vua tài
ba anh minh trị vì một đất nước Ấn Độ bao la. Thế rồi, nhà vua và quần thần đã
kén cho Hoàng tử một người vợ kiều diễm. Nhưng cuộc đời vương giả không
cám dỗ được Hoàng tử trẻ tuổi. Bốn sự việc do các thần tạo ra đã làm thay đổi
hẳn cuộc đời Hoàng tử Siddharta. Đó là một lần khi đang dạo chơi trong vườn,
Hoàng tử thấy một ông già gày còm, ốm yếu rồi nhận ra một điều rằng mọi
người rồi ai cũng phải già yếu như thế. Ít lâu sau Hoàng tử lại được chứng kiến
người ốm và người chết. Ba hoàn cảnh trên làm cho Hoàng tử băn khoăn, lo
nghĩ về kiếp người và muốn cứu con người khỏi những trầm luôn đau khổ của
kiếp luôn hồi: Sinh, lão, bệnh, tử chính sự việc thứ tư đã đem đến cho Hoàng tử
niềm hi vọng và an ủi. Lần đó, Hoàng tử nhìn thấy một vị hành khất dáng vẻ bần
hàn nhưng lại ung dung tự tại. Vừa nhìn thấy vị hành khất Hoàng tử như bừng
tỉnh và quyết định sẽ ra đi trở thành nhà hành khất như thế.
Được tin, đức vua Suddhodana tìm mọi cách ngăn cản Hoàng tử. Thế
nhưng Hoàng tử không thể nào xua đi được bốn sự kiện mà mình đã chứng kiến
khiến lòng dạ của Hoàng tử không lúc nào được thanh thản. Ngay cả tin mừng
công chúa Yashodhara sinh cho chàng một Hoàng nam cũng không làm cho
Hoàng tử Siddhartha vui. Ngay đêm đứa con ra đời, khi mọi người ngủ say,
Hoàng tử lặng lẽ đến nhìn vợ và con lần cuối rồi đánh thức người đánh xe dậy
cùng mình cưỡi con ngựa Canthaca yêu quý rời khỏi cung. Khi đã rời khỏi đô
thành Hoàng tử trút bộ áo Hoàng tộc và mặc lên người bộ quần áo thường dân.
Hoàng tử dùng kiếm cắt bộ tóc dài của mình và nhờ người đánh xe mang mớ tóc
và quần áo về trao lại cho đức vua. Còn con ngựa Canthaca vì đau khổ phải chia
tay với ông chủ của nó nên đã lăn ra chết ngay tại chỗ. Rời hoàng cung, dứt áo
ra đi, Hoàng tử Siddharta đã trở thành nhà tu hành.
19


Thoạt đầu, Hoàng tử đi lang thang đây đó, sống theo kiểu khổ hạnh. Sau
đó, ngài vào rừng tu. Nhà hiền triết Alara Calama dạy cho chàng các phép thiền

định và những triết lý của upanishad. Học thuyết và thực hành giải thoát cá nhân
của Upanishad không hấp dẫn Hoàng tử. Chàng đi tiếp và nhập vào nhóm năm
người tu khổ hạnh. Suốt sáu năm trường ép xác Hoàng tử gần như chỉ còn bộ
xương khô mà vẫn chưa tìm ra chân lý của sự giải thoát. Ngài bèn bỏ cuộc sống
tu hành khổ hạnh và trở lại ăn uống bình thường.
Khi Hoàng tử Siddhartha 35 tuổi, một hôm ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ
đề ở ngoại vi thành phố Gaia thuộc vùng đất của vua Bimbisura, vua nước
Magadha. Cho đến một hôm có nàng Sudjata, con gái của một nông dân trong
vùng đem cho ngài một bát cơm to nấu bằng sữa. Ăn xong, ngài xuống sông tắm
rửa, rồi trở lại gốc cây bồ đề. Ngài ngồi thiền định và nguyện sẽ không đứng dậy
nếu không tìm ra sự giải thoát về điều bí ẩn của sự đau khổ. Và Hoàng tử đã
ngồi dưới gốc cây bồ đề suốt 49 ngày đêm. Bảy tuần lễ đó là cả một chuỗi ngày
đầy thử thách. Để phá sự thiền định của Hoàng tử, con quỹ dữ Mara tìm mọi
cách làm chàng nản chí. Thoạt đầu, quỷ Mara biến thành một sứ giả đến báo cho
Hoàng tử một tin bịa đặt là em trai Hoàng tử nổi loạn, bắt nhốt đức vua cha vào
ngục và chiếm nàng Yashodhara làm vợ. Thế nhưng tin dữ đó không làm cho
Hoàng tử bận tâm. Mara bèn cho gọi các quỷ dữ tới làm ra mưa to, gió lớn gây
ra động đất, lụt lội nhưng Hoàng tử vẫn ngồi bình thản dưới gốc cây bồ đề, cảm
phục trước ý chí kiên định của Hoàng tử, rắn thần Naga dùng thân làm tán che
mưa gió cho Hoàng tử ngồi. Thấy thế quỷ dữ Mara bèn dùng biện pháp quyết
liệt và tinh tế hơn để công phá vào thành trì kiên định của Hoàng tử Siddhartha.
Nó cho gọi ba cô con gái xinh đẹp của mình là các nàng Khát vọng, Khoái lạc
và Dục vọng tới múa nhảy mê hoặc nhà tu hành trẻ tuổi. Thế nhưng biện pháp
cuối cùng của quỷ Mara cũng thất bại và lũ quỷ phải dời khỏi gốc cây bồ đề.
Rạng sáng ngày 49, Siddharta đã tìm ra bí mật của sự đau khổ, đã tìm ra được vì
sao thế giới lại tràn đầy khổ đau và đã tìm ra được cách để chiến thắng sự đau
khổ. Siddhartha đã hoàn toàn giác ngộ và trở thành Buddha (Đấng giác ngộ).
Sau khi giác ngộ Đức phật còn ngồi tiếp bảy ngày nữa dưới cây bồ đề suy ngẫm
20



×