Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để tuyên truyền phòng chống tệ nạn tàn phá rừng vì một môi trường xanh sạch đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.33 KB, 13 trang )

GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VÕ NHAI

BÀI VIẾT DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Trường PTDT BT Trung học cơ sở Vũ Chấn.
Địa chỉ: Xóm Na Rang xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Email:
Thông tin dự thi nhóm gồm 02 học sinh:
1.

Họ và tên: Bàn Thị Lan Anh
Ngày sinh: 29/6/2001

2.

Lớp: 9

Họ và tên: Triệu Ngọc Bích
Ngày sinh: 5/1/2002

Lớp 9


1. Tên tình huống: Tuyên truyền phòng chống tệ nạn tàn phá rừng vì một môi
trường xanh - sạch - đẹp

2. Mục tiêu giải quyết tình huống:


- Giúp bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp;
- Giúp bảo vệ sức khỏe con người;
- Nâng cao ý thức bảo vệ rừng của mỗi người;
- Tích cực tuyên truyền về phòng chống việc tàn phá rừng bừa bãi;
- Giáo dục sâu sắc về bảo vệ rừng qua chương trình môn học.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
* Nghiên cứu môn Văn :
- Các bài viết về tầm qua trọng của rừng đối với sự sống.
- Các bài viết về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc rừng bị tàn phá.
- Một số giải pháp nhằm giảm thiểu sự tàn phá rừng.
* Nghiên cứu môn địa :
- Bảo vệ tài nguyên, sinh vật Việt Nam
- Phát triển và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
* Nghiên cứu môn GDCD:
- Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
* Nghiên cứu môn sinh học :
- Tác hại của việc tàn phá rừng
* Nghiên cứu môn Sử :
- Những cuộc chiến tranh thế giới I và II
4.Giải pháp giải quyết tình huống:
Lời kêu gọi “ Hãy chung tay bảo vệ rừng vì một môi trường xanh - sạch - đẹp”
Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con
người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng. Rừng luôn luôn gắn liền với sinh
hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh
ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là


của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người. Không
những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí tối tân nhất mà không một nhà máy nào

trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý.
Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con
người.
5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
a. Tầm quan trọng của rừng:
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ
tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống
của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều
hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và là kho tàng lưu trữ các nguồn gen quý hiếm,
bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức
khỏe của con người…Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn
đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới.
b. Thực trạng và hậu quả của việc rừng bị tàn phá:
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có
một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc
sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt
phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều
nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành
những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt
hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân.
Riêng đối với Việt Nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu
hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt Nam vào khoảng
100.000 hecta.
Không chỉ ở VN mà trên toàn thế giới, tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích
vì bị tàn phá nặng nề. Rừng bị thu hẹp kéo theo những hiểm họa khổng lồ mang tính
chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, thay đổi
khí hậu và gia tăng các tai họa thiên nhiên...
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, hiện nước ta có tổng diện tích rừng là 13.118.773
ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là 2.770.182 ha. Trong số đó,
hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của nước ta thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh,



trong khi rừng già và rừng tán kín chỉ chiếm trên 9%. Thống kê mới nhất của Cục Kiểm
lâm thì đầu năm đến tháng 9/2010 có 1.553,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng
bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và độ
che phủ của rừng ở khu vực miền Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay độ che
phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10%.
Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, bởi do biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, VN nói
chung và miền Trung nói riêng sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai do các hiện
tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La Nina gây ra với tần suất ngày càng nhiều và
khốc liệt.
Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái
đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người,
phá hoại tài sản... cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất
cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ
quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.
Tại khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, những vạt rừng xanh đầu nguồn bị tàn phá
thành đồi trọc, đất lâm nghiệp bị xẻ thịt. Hậu quả, chính con người đã phải hứng chịu
hậu quả nặng nề từ thiên tai. Theo đánh giá, thiệt hại do thiên tai gây ra ở nước ta thuộc
loại lớn trên thế giới, mỗi năm có hàng trăm người chết. Riêng năm 2013, thiên tai làm
gần 300 người chết và mất tích, 1.150 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng
30.000 tỷ đồng. Nhưng đáng tiếc, tình trạng phá rừng vẫn chưa được ngăn chặn triệt
để.


Hình ảnh lũ lụt ở miền Trung năm 2016
Thực tế, tại nhiều địa phương, việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng không nghiêm, dẫn đến rừng vẫn bị tàn phá, đất rừng vẫn bị
xâm hại.
Tình trạng hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên một lần nữa

cho thấy, thiên tai luôn rình rập và sẽ trở thành thảm họa nếu con người tiếp tục đối xử
thô bạo với rừng, tiếp tục lơ là, không có phương án chủ động phòng chống.


Hạn mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long
Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê mới
nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng
bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường,
chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất
nóng lên.
Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ người,
tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này
sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe
dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm.
Tác hại của nạn phá rừng đầu nguồn ở Việt Nam: Theo báo cáo mới nhất của Chương
trình Lương thực Thế giới (FAO), VN là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ VN ngày
càng tăng cả về tần suất và sự nguy hại, đang trở thành mối đe doạ thực sự sự đối với
cuộc sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình trạng
mưa lũ ở VN ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người.
Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thuỷ điện ...làm thảm
thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập
trung nhanh hơn. Trung tuần tháng 10 vừa qua, trên địa bàn nhiều tỉnh miền Trung đã
diễn ra mưa lụt nhiều ngày liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đợt mưa lũ
lần này được các ngành chức năng đánh giá là trăm năm mới có một và đưa ra kết
luận, là do nạn chặt phá rừng đầu nguồn. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, cường độ
của lũ lụt đi nhanh, làm cho nước dâng cao rất nhanh. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai
thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào
nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn, cây rừng chắn gió và làm suy yếu sức

mạnh tại những vùng bão đi qua. Theo các nhà khoa học, việc nhiều diện tích rừng đầu
nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền Trung bị san bằng nhường chỗ cho thủy điện
đang làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn khi mưa lớn, đây là một nguyên
nhân chính khiến lũ lụt ngày thêm trầm trọng.


Lũ đầu nguồn ở điện biên
c. Nguyên nhân dẫn đến vệc tàn phá rừng bừa bãi:

Trái đất ngày xưa phủ kín một màu xanh của cây cối. Hồi đầu thế kỷ
này ngay Hà Nội của chúng ta cũng còn nằm sát rừng. Vậy mà bây
giờ rừng đã lùi xa khỏi các điểm tập trung dân cư. Chỉ tính riêng ở
vùng Hà Nội, trung bình mỗi năm rừng lùi xa khỏi chúng ta khoảng 1
km. Vì sao vậy?
Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây
công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng... Những vùng đất bằng phẳng,
màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt
được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác
hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi
thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh
bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu
và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt
phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng
kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch


được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới.
Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham
nhở.


Hình ảnh phá rừng làm nương rẫy của đồng bào miền núi

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho
đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và
dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu,
trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết
rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi
vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng
1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.
Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho
sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy... Khoa học kỹ thuật càng
phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ,
làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu
chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa
mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để


lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá
sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.
Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt
rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong
rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn
thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật
cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi
không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.

Hình ảnh một vụ cháy rừng ở Gia lai

Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy
nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. ở Việt

Nam từ năm 1945 tới nay mất khoảng hơn 2 triệu hecta rừng. Nhiều
vùng rừng bị chất độc hoá học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại
được.


Rừng đước Cà Mau chết rụi do quân đội Mỹ rải chất độc da
cam/dioxin. Ảnh: Tư liệu Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Nói tóm lại, có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy
rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý
nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy đất, lấy gỗ,
củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà
việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất
mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt
giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn...


Rừng nghiến vẫn đang bị "tàn sát" tan hoang tại rừng đặc
dụng xã Sảng Mộc thuộc KBT Thần Sa Phượng Hoàng.
d. Một số giải pháp khắc phục :

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà năm châu bốn bể, quốc gia nào cũng có chương trình
"Gia tăng, bảo vệ và duy trì rừng" hay "Chương trình lá phổi xanh", nhất là khi tàn phá


rừng bừa bãi đang diễn ra khắp nơi và trở thành vấn nạn. Để ngăn chặn điều này chúng
ta nên thực hiện theo một số giải pháp như sau:
Về mặt pháp lý: Nhà nước cần tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn
chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm
tặc, đầu nậu gỗ lậu. Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai
dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Xây dựng khung pháp lý

nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác
rừng tự do bừa bãi. Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn
chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra...
Về mặt cộng đồng: - Giáo dục cho cộng đồng địa phương ngay từ trong trường học, từ
cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có thể gia tăng số tiết học đối với những nơi
có đồng bào dân tộc ít người. Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn
tại mấy chục năm nay bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống
du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương. Tuyên dương (bằng khen, tiền
thưởng...), phục hồi công việc và chức vụ với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo
những kẻ chặt phá rừng bừa bãi. - Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ
cũ thì hỗ trợ một khoản tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một
mảnh đất canh tác theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương. Rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo; thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền núi... Thường xuyên phát
động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc gia: Mùa xuân, 30/4, 2/9,
19/5...
Nước ta đang tích cực thực hiện 2 chương trình lớn đó là Chương trình Mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu và Chương trình quốc gia về Phòng chống thiên tai.
Mục tiêu trọng tâm của các chương trình này đó là trồng và bảo vệ rừng. Từ mô hình
thực hiện cho tới lúc đạt kết quả vẫn còn một khoảng cách khá xa và không biết đến
bao giờ khoảng cách này mới thu hẹp, để tránh hiểm họa cho chính mình và thế hệ
tương

lai. …………………………..

Việc bảo vệ rừng cũng hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ và chống ô
nhiễm môi trường. Người ta nói cây cối, rừng già như là phổi của trái đất. Không có cây
thì không có không khí trong sạch, không có không khí trong sạch thì thử hỏi con người
có thể sống được hay sao? Chính vì vậy chúng ta càng cần thể hiện ý kiến của mỗi



người chúng ta về hành vi đó cùng nhau xây dựng ý thức chung của cộng đồng, cùng
nhau chung tay bảo vệ rừng vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Từ tình huống trên, chúng ta thấy rằng: để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành
động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong
việc bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản
thân, gia đình và xã hội, Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ
rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình; chúng ta hãy cùng chung tay
góp sức bảo vệ rừng! Mỗi con người đang sống trong đất nước Việt Nam hãy có ý thức
hơn, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp.

CHẤM ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG



×