Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để xử lí các tình huống tìm hiểu, bảo tồn di tích lịch sử chùa bà đanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.58 KB, 15 trang )

S Ở GIÁO D Ụ
C VÀ Đ
ÀO TẠ
O HÀ NAM
PHÒNG GIÁO D Ụ
C VÀ Đ
ÀO T Ạ
O KIM B Ả
NG
--------000------

BÀI D Ự THI
CU Ộ
C THI V Ậ
N DỤ
NG KI Ế
N TH Ứ
C LIÊN MÔN
ĐỂ GI Ả
I QUY Ế
T CÁC TÌNH HU Ố
N G TH Ự
C TI Ễ
N
DÀNH CHO H Ọ
C SINH TRUNG H Ọ
C

Tr ư
ờn g THCS xã Liên S ơ
n – huy ện Kim B ảng – t ỉnh Hà Nam.


Đệ
i n tho ại: 03513821167.
Email:
H ọ và tên h ọc sinh: Nguy ễn Th ị Sen
Ngày sinh: 19 – 02 - 2001
Lớ
p: 9B



M HỌ
C 2015 - 2016

I. TÊN TÌNH HU Ố
NG
“TÌM HI Ể
U, B Ả
O TỒ
N DI TÍCH L ỊCH S Ử CHÙA BÀ Đ
A NH”
Đầu n ăm h ọc 2015 – 2016 Phòng V ăn hóa huy ện Kim B ảng phát độn g cu ộc
thi tìm hi ểu, b ảo t ồn di tích lch
ị s ử ở địa ph ươ
n g . R ất vinh d ự
, bài d ự thi c ủa em
được

gi ải nh ất toàn huy ện v ớ
i n ội dung: “Tìm hi ểu, b ảo t ồn di tích lch
ị s ử chùa Bà


Đ
a nh”.
II. M Ụ
C TIÊU GI Ả
I QUY Ế
T TÌNH HU Ố
NG
- Gi ớ
i thi ệu di tích chùa Bà Đ
a nh v ớ
i các n ội dung:
+ V ị trí địa lý.
+ Giá tr ị c ủa công trình ki ến trúc
+ V ấn đề gìn gi ữ và phát huy di tích lch
ị sử
.
- Giúp chúng em v ận d ụng linh ho ạt ki ến th ứ
c c ủa nhi ều môn h ọc để gi ải quy ết các
tình hu ống th ự
c ti ễn mang tính th ờ
i sự
, c ấp bách. Đồ
n g th ờ
i giúp h ọc sinh có tinh
th ần yêu lch
ị sử
, yêu v ăn hóa và th ấy đượ
c giá tr ị c ủa các di tích lch
ị sử

.
- Đề xu ất các bi ện pháp b ảo t ồn di tích lch
ị s ửv ớ
i các c ơ quan, t ổ ch ứ
c có th ẩm
quy ền.
III. T Ổ
N G QUAN V Ề CÁC NGHIÊN C Ứ
U LIÊN QUAN ĐẾ
N VI Ệ
C GI Ả
I QUY Ế
T
TÌNH HU Ố
NG
1- Nghiên c ứ
u lý lu ận: s ư
u t ầm, nghiên c ứ
u t ư li ệu để
:
T ổng h ợ
p các tri th ứ
c khách quan v ề ngu ồn g ốc, đặ
c để
i m , giá tr ị và v ấn đề gi ữ gìn,
phát huy giá tr ị c ủa di tích lch
ị s ử chùa Bà Đ
a nh.
2- Nghiên c ứ
u th ự

c ti ễn:


+ Phân tích, tổng hợp, lựa chọn các thông tin
+ Tìm hiểu các biện pháp phát huy, bảo tồn di tích
+ Đề xuất, kiến nghị đến các cơ quan chức năng, có thẩm quyền.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Vận dụng các kiến thức liên môn
- Môn Địa lý: Giới thiệu về vị trí địa lý.
- Môn Lịch sử: Giới thiệu về nguồn gốc hình thành, giá trị kiến trúc của chùa Bà
Đanh.
- Môn Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp, văn thuyết minh,…
- Môn Giáo dục công dân: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống, văn hóa quê
hương, dân tộc.
2. Phân tích, tổng hợp, lựa chọn các kiến thức.
3. Lập đề cương các ý chính.
4. Hoàn thành bài viết.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Chùa Bà Đanh – một địa danh rất đỗi quen thuộc với chúng ta nhưng không
phải ai cũng biết tường tận về nguồn gốc, giá trị lịch sử của ngôi chùa này. Chắc
hẳn ai cũng đã một lần nghe câu: “ Vắng như chùa Bà Đanh”, tại sao chùa Bà Đanh
lại vắng thì đến nay hầu như vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng. Theo sư thầy
Thích Đàm Đam - sự trụ trì của chùa hiện nay, giải thích: “ Từ trước tới nay dân làng
Đanh đều truyền tai nhau rằng ngôi chùa này rất linh thiêng, ai trái ý hoặc phỉ báng
sẽ bị trừng trị. Vì thế khách thập phương không dám đến. Mặt khác, trước kia do
chùa nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại
có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua
sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.”



Chùa quay mặt ra hướng Nam mạn sông Đáy.


Chùa Bà Đanh

.

Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn - Kim
Bảng – Hà Nam. Từ thành phố Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú, theo đường quốc lộ 21,
đến cây số 7, đi thêm 2km nữa, tới cầu Cấm Sơn, đi qua cầu treo Cấm Sơn bắc qua
sông Đáy, vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, sẽ bắt gặp tấm biển bằng đá ghi”
Di tích lịch sử văn hóa chùa Bà Đanh và núi Ngọc”.


Biển bằng đá ghi” Di tích lịch sử văn hóa chùa Bà Đanh và núi Ngọc”

Lối vào chùa


Phía ngoài cùng, giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa.
Công trình có ba gian, hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái, lợp bằng ngói nam, xung
quanh sàn gỗ hàng lan can và những chấn song con tiện, tầng này sử dụng làm gác
chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim. Phía ngoài cửa hai bên là
hai cột đồng trụ được xây nhô hẳn ra. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào
giữa. Hai bên cổng chính kèm hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượn cong
hình bán nguyệt. Ngày thường, khách ra vào lễ chủ yếu đi bằng cửa bên này, chỉ khi
nào nhà chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở. Trong chùa có: Nhà bái
đường với 5 gian, hai đầu xây bít đốc, lợp ngói nam. Nhà trung đường 5 gian, hai
đầu xây bít đốc, lợp ngói nam. Nhà thượng điện có 3 gian, hai bên xây tường bao,
phía trước là hệ thống cửa gỗ lim. Phía tây là khu nhà ngang gồm 5 gian, ba gian

vừa dùng làm nơi thờ các vị tổ đã trụ trì ở đây, hai gian đầu hồi là nơi ở cho người
tu hành. Phía đông của khu chùa là phủ thờ Mẫu nằm giáp với dãy trung đường.
Chùa Bà Đanh là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần 40 gian
nhà.


Theo nhân dân địa phương cho biết, ngôi chùa được xây dựng từ lâu đời nhưng
được trùng tu nhiều lần. Các công trình còn lại đều được xây dựng từ thế kỷ XIX trở
lại đây. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ở chùa Bà
Đanh ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng của Thái Thượng Lão Quân, tượng Nam
Tào, Bắc Đẩu và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt
Nam. Có tượng của hệ thống Tứ Phủ vì chùa thờ Tứ Pháp. Sự tích Tứ Pháp với các
bà mẹ Mây(Pháp Vân), Mưa (Pháp Vũ), Sấm (Pháp Lôi), Chớp (Pháp Điện) như là
sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa đã được chép
trong Truyện Man Nương của Lĩnh Nam chính quái (Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ
Quỳnh – Kiều Phú, 1492).
Câu chuyện về gốc tổ Tứ Pháp được hình thành từ mẹ Phật Man Nương đã lan
truyền khắp vùng đồng bằng Bắc bộ và cũng được lưu hành ở đây. Người dân tin
rằng, thờ Tứ Pháp thì được mưa thuận gió hoà, phong đăng hoà cốc, mùa màng bội
thu.

Tượng thờ


Xưa nay khi nhắc tới chùa Bà Đanh, người ta thường hiểu đó là ngôi chùa có cảnh
quan sơn thuỷ hữu tình, cô tịch, linh thiêng và có giá trị kiến trúc độc đáo. Chùa Bà
Đanh là một quần thể kiến trúc liên hoàn gồm nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà
trung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Chính giữa hệ thống của bức bàn bằng gỗ lim
của tầng dưới tam quan có bức chạm ngũ phúc (5 con dơi ngậm chữ thọ). Ở mỗi
cột trụ được thiết kế nhô hẳn ra phía ngoài hai tường bên, nghệ nhân xưa đều đắp

nổi tường hình tứ linh: long, ly, quy, phượng theo thế đối xứng, cầu kỳ, uyển
chuyển. Trên nóc tam quan có đắp một đôi rồng chầu mặt nguyệt bằng vôi cát và
mảnh sứ, mang phong cách rồng thời Nguyễn. Đáng chú ý nhất ở tam quan là đôi
rồng đá và đôi hổ đá được bố trí dọc theo hai bên bậc lên xuống, theo thế đối xứng,
chầu vào nhà Bái đường.
Tương tự như thế, đôi hổ đá ngồi chếch 450 phía sau, cũng được chạm trổ đơn
giản, hiền lành, không dữ tợn như tượng ngũ hổ các nơi thờ khác. Đây là những di
vật thuộc loại quý hiếm đầy chất dân gian rất cần được bảo vệ.


Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở chùa

Gần như toàn bộ nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc của ngôi chùa tập
trung thể hiện ở nhà bái đường – nơi hành lễ thường ngày của các nhà sư và các
phật tử. Nhà bái đường năm gian, khung gỗ lim, đầu hồi bít đốc và cũng đắp nổi hai
con rồng theo đề tài "Tứ long chầu mặt nguyệt" trên nóc nhà bái đường, từ kiểu
dáng thân hình uốn lượn, đến mắt, râu, vuốt, vây đều rất sinh động, uyển chuyển,
mà cũng rất dữ dội, tưởng như đang vờn nhau, bay lượn trong khoảng không bao
la. Phong cách rồng thời Nguyễn thể hiện ở đây rất đậm nét.
Đầu hai dãy hành lang và liền với nhà bái đường là hai cột trụ cao vút, sừng s ững,
uy nghi. Trên mỗi cột đều đắp nổi hình tứ linh: long, ly, quy, phượng theo thế đối
xứng, gợi cảm giác hài hoà, cân đối, vững bền. Tài năng chạm khắc của nghệ nhân
xưa thể hiện trên sáu cột cái của toà nhà này. Vì kèo thứ nhất (tính từ Tây sang
Đông) một mặt áp tường, chạm mặt hổ phù, trúc hoá long, hoa hồng, quả đào, quả


lựu. Vì kèo thứ hai, mặt trước chạm "Ngũ phúc" (năm con dơi), hoa mai, hoa hồng
dàn tranh, bút lông quả và bầu rượu, mặt sau chạm (ngũ long tranh châu), hoa
hồng, hoa lan, mai hoá. Vì kèo thứ ba, mặt trước chạm "Tứ linh" (long, ly, quy,
phượng), "Tùng mã" (từng và ngựa), "Mai điểu" (hoa mai và chim), quá giang ch ạm

đàn tranh, đàn nguyệt, phách, mặt sau, chạm "Tứ linh", bầu rượu, cuốn thư. Vì kèo
thứ tư, mặt trước phía trên chạm "Lưỡng long chầu nguyệt", phía dưới chạm "Tứ
linh", quá giang: chạm hoa hồng, cây tùng, cuốn thư, kim tiền, đàn và sáo. Vì kèo
thứ năm, mặt trước chạm mặt hồ phù, nghê chầu hai bên, mai hoá, quá giang chạm:
quả đào, phật thủ, quả lựu, hoa hồng, cuốn thư và con dơi, mặt sau: chạm "Ngũ
phúc", quả đào, hoa hồng, cuốn thư. Vì kèo thứ sáu, (một mặt áp tường) chạm mặt
hổ phù, thông hoá long, trúc hoá long, trên quá giang chạm quả đào, mai, trúc, nho,
lựu, đào mai, quạt vải. Ngoài sáu vì kèo còn có sáu cột cái bằng gỗ lim, đứng giáp
ranh giữa nhà bái đường và nhà trung đường. Trên mỗi thân cột đều chạm chìm
hình rồng leo chầu vào ban thờ ở giữa gian thứ ba với các nét chạm rất tinh xảo. T ất
cả đều được cách điệu hoá mà vẫn có hồn, sinh động, điều này cho thấy giá trị to
lớn về mặt kiến trúc lịch sử của ngôi chùa.


Nếu đến thăm quan, vãn cảnh chùa du khách nên dành thời gian chiêm ngưỡng pho
tượng Bà Đanh. Có thể coi pho tượng Bà Đanh là một trung tâm của chùa. Tượng
được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen),
với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng
vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc
ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.
Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức từ ngày 9 đến 11 tháng 2 (âm lịch) hàng
năm. Ngoài những nghi thức tế lễ truyền thống, chùa còn tổ chức lễ cầu an, rước
kiệu và trò chơi dân gian như: chọi gà, kéo co, bơi chải, đấu vật, cờ người... và biểu
diễn các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian. Nếu không có dịp đi vào đúng hội,
sau khi hành lễ ở chùa, bạn có thể tham quan núi Ngọc cách chùa Bà Đanh 100m
về phía Bắc. Tuy không cao lắm nhưng khi đứng trên ngọn núi bạn có cảm tưởng
như được tách riêng biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa
mình vào sự yên tĩnh thuần khiết của thiên nhiên.



Năm 1994, Chùa Bà Đanh đã được Bộ VHTTDL công nhận là “ Di tích lịch sử
cấp quốc gia”. Nhiều năm nay, người ta đã không còn thấy cảnh vắng vẻ, hiu quạnh
ở ngôi chùa này, một phần cũng là do đời sống phát triển, nhận thức con người thay
đổi, đời sống tâm linh lớn dần trong mỗi người dân. Họ đến chùa với lòng thành kính
trang nghiêm, không chỉ người già mà các nam thanh nữ tú cũng tìm đến chùa với
một lòng thành kính và cũng là tìm chút bình yên trước những đua chen của cuộc
sống. Vậy chúng ta phải làm gì để không chỉ nhân dân địa phương mà còn người
dân cả nước được biết đến vẻ đẹp sơn thủy hữu tình và giá trị kiến trúc, giá trị tâm
linh và lịch sử của chùa Bà Đanh? Đó có lẽ là câu hỏi lớn về vấn đề phát triển, gìn
giữ di tích nhân văn này đặt ra cho tất cả chúng ta?

Một buổi nghe giảng kinh của nhân dân, khách thập phương tại chùa
Về phần em – là đại diện cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, em
mong muốn có thể truyền cảm hứng yêu lịch sử quê hương đất nước đến mọi người
và góp phần nhỏ bé vào việc tuyên truyền, bảo vệ, phát triển các di tích lịch sử địa
phương nói riêng và các di tích lịch sử của đất nước nói chung. Em cũng rất thích
được cùng người thân đến vãn cảnh chùa vào những dịp lễ Tết. Nhưng cần thiết


hơn, các bạn học sinh nên được tìm hiểu, bảo tồn di tích lịch sử địa phương qua các
giờ học chương trình địa phương của các thầy cô giáo. Em mong rằng tất cả nhân
dân địa phương cùng chung tay với các cấp chính quyền có biện pháp tuyên truyền,
bảo vệ, trùng tu, nâng cấp để công trình “di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Bà
Đanh” trường tồn với thời gian.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch
Sử với bộ môn Địa lý rất quan trọng, bởi bản chất môn Địa lý là tổng quan khoa học
của mọi mặt của tự nhiên, cuộc sống, con người. Khi học Địa lý chúng em hiểu
được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống từ môi trường tự nhiên đến các sự việc xảy
ra trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân và mọi người xung quanh.

Em rất mong muốn bài dự thi của em sẽ giúp cho nhiều người và đặc biệt là
các bạn học sinh thêm hiểu biết sâu sắc, yêu mến quê hương Hà Nam, có ý thức rõ
hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo tồn các di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. Qua bài viết này cũng giúp em
thêm tự tin, vững vàng hơn với những kiến thức được học trong các bộ môn: Địa lý,
Lịch sử, Ngữ văn… nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của việc “học đi đôi với hành”.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã giúp em vận dụng tốt các kiến thức
liên môn để xử lý tốt tình huống trên, giúp em có thêm tình yêu quê hương đất nước.



×