Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để xử lí các tình huống tuyên truyền bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển, đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.11 KB, 14 trang )

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2015-2016
1. Tên tình huống:
TUYÊN TRUYỀN
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VỀ BIỂN, ĐẢO.
Lớp 9A của em được Liên đội phân công tổ chức câu lạc bộ
học tốt vào tuần thứ 3 của tháng 1. Trong buổi đó có nội dung sau
cho phần thi thuyết trình :
“ Là một đội viên trưởng thành, bạn có nhận thức và hành
động như thế nào để bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển,
đảo?”
Thay mặt cho đội chơi của lớp mình, em chuẩn bị nội dung cho
phần thuyết trình với đề tài trên để trình bày trước liên đội.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Thứ nhất: Khi giải quyết tình huống này, em sẽ được tìm hiểu
sâu, rộng về kiến thức liên môn như Địa lý, Lịch sử, Văn học, Âm
nhạc, Mỹ thuật, Tin học… và từ đó em được rèn luyện thêm kĩ
năng vận dụng kiến thức các môn học vào thực tế đời sống.
- Thứ hai: Từ bài viết, em còn muốn giúp các bạn có chính
kiến đúng đắn về vấn đề chủ quyền biển đảo trước những thông tin
xuyên tạc của kẻ thù có thể gặp trang các trang mạng, có suy nghĩ và


hành động thiết thực trước vấn đề nhạy cảm song đang mang tính
thời sự nóng bỏng này.
- Thứ ba: Bài viết nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố
kiến thức một số môn học các mà các bạn được học trong chương
trình thcs.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết


tình huống:
Để giải quyết tình huống này, em đã tìm hiểu và thấy có thể
vận dụng nhiều kiến thức các môn học trong nhà trường. Cụ thể là:
Môn Lịch Sử, môn Địa Lý, Ngữ Văn, Mĩ thuật, Tin học ở các khối
lớp, trong đó đặc biệt là lớp 9, đó là: em vận dụng kiến thức địa lý và
lịch sử để có kiến thức vị tri địa lý, cơ sở pháp lí về chủ quyền đối với
vùng biển, đảo của nước ta cũng như truyền thống vẻ vang trong
công cuộc giữ nước của dân tôc. Với môn Ngữ văn, em vận dụng kỹ
năng viết bài văn nghị luận xã hội, có kết hợp thao tác làm bài của
kiểu bài văn thuyết minh để hoàn thành bài thuyết trình. Với môn Âm
nhạc, em lựa chọn bài hát về biển đảo làm nền ghép vào khi
em thuyết trình thêm sinh động Với môn Mĩ thuật, em kết hợp vẽ
tranh để giới thiệu thêm trong phần thực hiện của mình
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Tìm hiểu để nắm chắc số liệu, tư liệu. Xử lý số liệu, tư liệu thành
bài viết, kết hợp
với vẽ tranh.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
Từ khi nhận nhiệm vụ, em đã khẩn trương và chủ động tìm kiếm
tư liệu của các môn Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Mỹ thuật, Tin học…
( gồm cả sách giáo khoa, sách tham khảo, công cụ tìm kiếm trên


Goole) dưới sự hướng dẫn của cô giáo giảng dạy môn Địa lý để
hoàn thành bài viết trong khoảng thời gian là 2 tuần.
Trong buổi thuyết trình trước liên đội, em đã tập luyện để sao
cho việc nói được biểu cảm nhất. Phần kênh hình trong bài viết này
em sắp xếp theo hệ thống từ trước đến sau để nói đến đâu thì đưa
tranh ảnh ra đến đó. Phần mở đầu để gây ấn tượng, em nói chậm,
diễn cảm trên nền bài hát “ Tổ quốc gọi tên mình”

Bài viết:
Kính thưa các thầy cô giáo!
Các bạn thân mến!
Em thực sự xúc động khi đọc những vần thơ của Nguyễn Việt
Chiến:
“Nếu Tổ quốc đang bão dông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”
( Trích “Tổ quốc nhìn từ biển”)
Những câu thơ trên làm ta nhớ đến lời dặn của cha Lạc Long
Quân thuở nào: “ Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa
năm mươi con lên núi. Kẻ miền núi, người miền biển, có việc gì thì
giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.” Chúng ta không chỉ nhận ra


qua lời dặn thể hiện ước nguyện của tổ tiên về tinh thần đoàn kết
thống nhất cộng đồng mà ta còn chợt nhận ra: Ngay từ buổi lập
nước, lời của cha ông chúng ta đã cho thấy Biển là phần không
thể tách rời của Tổ quốc ta.
Em xin mời các thầy cô và các bạn cùng quan sát tranh vẽ
về biển Việt Nam của bạn Vũ Thị Ánh Ngọc
Nước Việt Nam chúng ta nằm bên bờ sóng. Trong 63 tỉnh,
thành phố thì có 35 tỉnh, thành phố giáp biển. Điều đó cũng có nghĩa
là trong 7 vùng kinh tế các bạn học ở chương trình Địa 9, thì có 6
vùng giáp biển. Nước ta có vùng biển rộng, diện tích khoảng 1 triệu

km2, nằm trong khu vực biển Đông. Bờ biển nước ta dài hơn
3260km. Biển có nhiều đảo và quần đảo trong đó có 2 quần đảo có ý
nghĩa chiến lược về anh ninh quốc phòng.
Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm 30 đảo, bãi
đá, cồn, san hô, diện tích đảo khoảng 1600km 2, cách đảo Lý Sơn của
Quãng Ngãi khoảng 120 hải lý và đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng
140 hải lý. Trong đảo còn có các phần đất nổi diện tích khoảng
10km2.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng gồm hơn 100 đảo lớn,
nhỏ, bãi đá, san hô, bãi cạn, vùng biển có diện tích khoảng 160.000
– 180.000 km2, cách đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý
và cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, dịên tích phần
đất nổi là 10 km2.
Vùng biển Việt Nam có nhiều tài nguyên là tầm quan trọng trong
công nghiệp xây dựng và phát triển bảo vệ đất nước. Vùng biển Việt
Nam, có nguồn cá phong phú như hơn 2400 loài với các bộ họ khác
nhau. Trữ lượng các ở nước ta khoảng 5.000.000 tấn/năm và số


lượng đánh bắt hằng năm khoảng 2.000.000 tấn. Nhà thơ Huy Cận
trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” đã từng ca ngợi:
… “Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”…
Ngoài ra có các loài động vật quý giá thân mềm như mực, hải
sâm hay san hô, ngọc trai dùng để làm đồ trang sức. Ngoài động vật
biển, dưới đáy biển còn cung cấp các loại rong biển, là một thứ quý
giá và nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng.
Dầu khí đang là một tài nguyên lớn ở thềm lục địa, tổng trữ lượng
dầu khí dự báo địa chất khoảng 10 tỷ tấn. Ngoài dầu thì còn có trữ
lượng khí đốt khai thác và là nhiên liệu quan trọng. Không chỉ dầu khí

hay khí đốt thềm lục địa còn có trữ lượng thiếc lớn gồm các nguyên
tố hiếm đang được khai thác và tìm kiếm.
Điều kiện thuận lợi nhất của vùng biển Việt Nam là tài nguyên
giao thông vận tải. Lãnh thổ nước ta sát biển kéo dài từ bắc vào
nam, có 2 quần đảo nằm trong biển đông thích hợp cho việc hợp tác
trao đổi kinh tế và thương mại với các nước ngoài bằng đường biển.
Đặc biệt vùng biển nước ta có giá trị về du lịch cao. Bờ biển dài
có nhiều vũng, vịnh, hang động tự nhiên. Do đặc điểm kiến tạo khu
vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển tạo thành nhiều cảnh quan
sơn thuỷ rất đa dạng. Trong đó di sản thiên nhiên Hạ Long (Quảng
Ninh) đã được UNESCO xếp hạng trong kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Đây chính là niềm tự hào của người dân Việt Nam và sự ngưỡng mộ
của bạn bè quốc tế. Các bạn cùng quan sát một góc của Hạ Long ,
nơi có sự kết hợp đến diệu kì của đá và nước:


Vịnh Hạ Long( Quảng Ninh)
Ngoài ra còn nhiều thắng cảnh trên các vùng biển đảo. Đến đây,
du khách được ngắm nhìn những vùng biển thiên nhiên thơ mộng và
hòa mình vào dòng nước dạt dào. Một số đảo có thể kể đến là: Cát
Bà, Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo, đặc biệt là 2
quần đảo tiền tiêu của tổ quốc, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mỗi
tên đảo nơi đây đã đi vào lịch sử.
Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành
động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: gây sự, quầy
nhiễu ngư dân Việt Nam làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển
của chính Việt Nam, hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981,
ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa,



gần đây nhất Trung Quốc càng có nhiều hành động khiêu
khích

Máy bay Trung Quốc hiện diện bất hợp pháp trên bãi Đá Chữ Thập,
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 6/1/2016
Âm mưu độc chiểm biển Đông của Trung Quốc ngày một lộ rõ.


Là một người Việt Nam, chúng ta có đủ các bằng chứng pháp lý
của lịch sử cũng như có đủ niềm tin để khẳng định chủ quyền, khẳng
định chính nghĩa và sự tất thắng sẽ thuộc về Niệt Nam.
Dưới thời kỳ phong kiến, vấn đề chủ quyền lãnh hải luôn được
các triều đại chăm lo quản lý. Thời Lý đã thiết lập những trang, thời
Trần thiết lập những trấn, thời Hậu Lê đặt tuần kiểm ở các xứ cửa
biển, các đồn, các đảo... để quản lý biển. Thời Nam - Bắc triều rồi
Trịnh - Nguyễn phân tranh, với việc các chúa Nguyễn cho thành lập
và biến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành một tổ chức của nhà nước,
quyền làm chủ lãnh hải của nước ta được xác định chính thức.
Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay đều thể
hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của
Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Chúng ta cùng quan sát một số tư
liệu cổ khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam:
Bia chủ quyền do một đơn vị lính bảo
an người Việt dựng trên quần đảo
Hoàng Sa vào tháng 6/1938. Trên bia
có khắc dòng chữ: Cộng hòa Pháp Vương quốc An Nam - Quần đảo
Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938.
An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Giám
mục Jean Louis Taberd (Pháp) vẽ và
xuất bản trong cuốn từ điển Latinh

An Nam năm 1938. Bản đồ vẽ theo
phương pháp hiện đại chính xác và
chú thích bằng 3 thứ tiếng (Hán -


Latinh - Quốc ngữ). Bản đồ có vẻ
cụm đảo nhỏ với dòng chữ Paracel
Seu Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa).


Toàn cảnh đảo Hoàng Sa, chụp năm 1938, tư liệu của UBND
huyện
Hoàng Sa, TP Đà Nẵng
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam có nhiều chiến công vang dội đã đánh thắng nhiều kẻ
thù hùng mạnh và làm chúng phải khiếp sợ. Ngay từ buổi bình minh
của lịch sử, cậu bé làng Phù Đổng đã vươn mình trỗi dậy trở thành
một tráng sĩ khổng lồ, quét sạch giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Đó còn là các
chiến thắng tiêu biểu tiêu diệt giặc phương Bắc như các trận Bạch
Đằng, Chi Lăng, Đống Đa mãi mãi còn lưu danh tên tuổi của các vị
anh hùng dân tôc Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, chủ nghĩa anh hùng cách mạng càng
phát triển rực rỡ. Hình ảnh những anh vệ quốc quân áo vải, chân
không đi lùng giặc trong thơ Chính Hữu hay những anh lính lái xe lái
những chiếc xe không kính trong thơ Phạm Tiến Duật đã trở thành


những hình tượng đẹp nhất, đáng khâm phục, đáng tự hào
nhất trong lòng người . Nhờ có những con người như thế nên có hai
kì tích được lập nên trong thế kỉ 20, lần đầu tiên trong lịch sử có một

nước Việt Nam bé nhỏ lại đánh bại hai tên thực dân, đế quốc mạnh
nhất bấy giờ. Đúng như nhà thơ Tố Hữu tổng kết:
Nước Việt Nam chưa bao giờ im tiếng súng,
Bởi dân tộc Việt Nam không biết sống quỳ.
Nối tiếp truyền thống quý báu của dân tộc, các chiến sĩ hải
quân của ta đã ngày đêm canh giữ bầu trời, kiên quyết bảo vệ độc
lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình,
bằng nhiều biện pháp đấu tranh trong nước, ngoại giao, dư luận
quốc tế và trên thực địa. Thế nên ngày 16/7/2014 giàn khoan 981
của Trung Quốc đã di chuyển khỏi vùng kinh tế và thềm lục địa của
chúng ta. Đó là sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng ta, đặc biệt
là tinh thần anh dũng kiên cường của các chiến sỹ hải quân chúng ta.
Yêu biển, đảo quê hương, ta càng yêu quý và khâm phục các anh,
những cột mốc sống của đất nước trên biển …


Hải quân Việt Nam
Chúng ta có điểm tựa là truyền thống yêu nước bốn nghìn năm,
chúng ta có sức mạnh của chính nghĩa, chúng ta được sự đồng
thuận của dư luận trong khu vực và thế giới, chúng ta có những
người chiến sĩ, ngư dân bám biển kiên cường, em tin rằng những
hành động mới đây của Trung Quốc ở biển Đông đã được các
phương tiện thông tin đưa tin nhất định phải chấm dứt.
Là một học sinh, em nhận thức được ý nghĩa thiêng liêng về chủ
quyền biển đảo của dân tộc cũng như những giá trị to lớn về chủ
quyền mà ông cha ta ngày xưa đã đổ xương máu mồ hôi, nước mắt
để gây dựng nên. Chúng ta cần xem biển đảo như ngôi nhà chung
cần giữ gìn và bảo vệ. Mỗi chúng ta cần phải trau dồi những kiến
thức về chủ quyền biển đảo thân yêu, phải bằng tất cả tình yêu và
lòng nhiệt huyết của mình để học tập, phấn đấu xây dựng cho gia

đình mình và cho Tổ Quốc mình. Sau bài giới thiệu này, tôi hy vọng


mình sẽ giúp mỗi bạn trở thành 1 tuyên truyền viên để giúp mọi
người xung quanh cùng hiểu về hải đảo, biên cương Tổ quốc. Không
nghe theo sự lôi kéo, xúi giục của kẻ xấu; không hành động bạo lực.
Yêu nước, hướng về biển đảo song không quá khích làm mất đi hình
ảnh đẹp của Việt Nam trên trường quốc tế. Nếu truy cập trên các
trang mạng gặp những luận điệu xuyên tạc về vấn đề biển đảo hoặc
những tư tưởng bi quan tiêu cực xung quanh vấn đề này, bạn hãy lên
án mạnh mẽ. Nếu có điều kiện bạn hãy là một sứ giả hòa bình cho
bạn bè thế giới về chủ biển đảo và tinh thần dân tộc của Việt Nam ta.
Sinh thời Bác từng căn dặn:“Các vua Hùng đã có công dựng
nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”. Hơn bao giờ hết, chúng
ta phải ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Người.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết các tình huống:
Với tình huống trên, em muốn giúp cho các bạn thấy được vai
trò của biển đảo đối với đất nước, nguy cơ có thể xâm hại đến chủ
quyền biển đảo, khơi dậy truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân
tộc để củng cố niềm tin và sức mạnh trong thời đại mới, động viên
tinh thần yêu nước, ý thức nghĩa vụ và quyết tâm sẵn sàng bảo vệ
Tổ quốc mỗi trong học sinh.
Cùng từ bài viết của mình em nhân ra rằng không có một môn
học nào là tồn tại độc lập mà nó có mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Em
cũng thấy rằng các kiến thức đã học được trong nhà trường thật hữu
ích bởi nó giúp em giải quyết một vấn đề từ thực tế. Vì thế họcc sinh
cần học đều các môn, tránh lối học lệch (kể cả do năng khiếu hay do
thực dụng), mỗi học sinh cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tế



Trên đây là một trong nhiều tình huống thực tiễn mà em đã gặp
và giải quyết. Trong quá trình giải quyết tình huống có thể còn có
những hạn chế nhất định, rất mong được sự góp ý của các thầy cô
và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn !



×