Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiêp tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.54 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRƢƠNG HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRƢƠNG HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA

Nhóm ngành: Địa lí kinh tế - xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Thúy Mùi

SƠN LA, NĂM 2017


Lời cảm ơn
Đề tài “Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La”


đƣợc hoàn thành tại khoa Sử - Địa, trƣờng Đại học Tây Bắc, dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học nghiêm túc, sự chỉ bảo tận tình của TS. Đỗ Thúy Mùi. Tác giả xin bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn chân thành đến cô giáo đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn để em hoàn
thành tốt khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, phòng Quản lý khoa học và hợp
tác Quốc tế, khoa Sử - Địa, bộ môn Địa lý kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Sơn La, Cục
Thống kê tỉnh Sơn La, Thƣ viện trƣờng Đại học Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
chúng em hoàn thành khóa luận.
Đề tài của chúng em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự chỉ
bảo, góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài của chúng em đƣợc tốt
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trương Hồng Nhung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài ................................................................ 4
3.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
3.3. Giới hạn ...................................................................................................... 4
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 5
4.1. Quan điểm nghiên cứu................................................................................. 5
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 6

5. Những đóng góp của đề tài ............................................................................. 7
6. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ...................................................................... 9
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 9
1.1.2. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ................................ 10
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp .. 11
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 14
1.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Trung du miền núi
phía Bắc ........................................................................................................... 14
1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc ................................... 15
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................... 20
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA ........................ 21
2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 21
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................. 22
2.2.1. Địa hình - thổ nhƣỡng............................................................................. 22


2.2.2. Khí hậu - thuỷ văn .................................................................................. 25
2.2.3. Sinh vật .................................................................................................. 25
2.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 26
2.3.1. Dân cƣ và nguồn lao động ...................................................................... 26
2.3.2. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng .................................................................. 28
2.3.3. Thị trƣờng tiêu thụ ................................................................................... 29
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................... 30
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG
NGHIỆP TỈNH SƠN LA ............................................................................... 31
3.1. Khái quát chung ........................................................................................ 31

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ................................... 32
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.................................................. 32
3.2.2. Chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt ............................................. 33
3.2.3. Chuyển dịch trong nội bộ ngành chăn nuôi ............................................. 42
3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp .............................................. 46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................... 48
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA ................................................... 49
4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................. 49
4.1.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La ....................................... 49
4.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................. 50
4.1.3. Định hƣớng phát triển và phân bố nông nghiệp ...................................... 50
4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Sơn La ........................................................................................... 52
4.2.1. Các giải pháp chung ................................................................................. 52
4.2.2. Các giải pháp cụ thể ................................................................................. 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ................................................................................... 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 59


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá thực tế tỉnh Sơn La giai đoạn
2005 - 2015 ................................................................................................ 32
Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 2015 ........................................................................................................... 33
Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích một số cây lƣơng thực của tỉnh Sơn La giai đoạn
2005 - 2015 ...................................................................................................... 34
Bảng 3.4. Diện tích và sản lƣợng ngô phân theo huyện thị năm 2015 ............... 36
Bảng 3.5. Diện tích và sản lƣợng sắn tỉnh Sơn La ............................................ 37

giai đoạn 2005 - 2015 ....................................................................................... 37
Bảng 3.6. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2015 .........38
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất và sản lƣợng cây lạc ở Sơn La giai đoạn 2005 - 2015.39
Bảng 3.8. Diện tích và sản lƣợng cây cà phê ở Sơn La giai đoạn 2005 - 2015 .. 40
Bảng 3.9. Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi theo giá thực tế tỉnh Sơn La giai
đoạn 2005 - 2015.............................................................................................. 43
Bảng 3.10. Sản lƣợng thịt, trứng, sữa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2015... 44


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2015 .... 31
Hình 3.2. Diện tích và sản lƣợng lúa của tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2015.... 34
Hình 3.3. Năng suất lúa cả năm giai đoạn 2005 - 2014 ..................................... 35
Hình 3.4. Diện tích ngô tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2015 .............................. 36
Hình 3.5: Cơ cấu diện tích CCN hàng năm tỉnh Sơn La năm 2005 và 2015...... 38
Hình 3.6: Diện tích trồng chè tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2015 ..................... 41

DANH MỤC VIẾT TẮT
Cụm từ đầy đủ

Chữ cái viết tắt
UBND
BCHTƢ
NXB
CNH - HĐH
CHDCND

Ủy ban nhân dân
Ban chấp hành trung ƣơng

Nhà xuất bản
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Cộng hòa dân chủ nhân dân

CCN

Cây công nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cơ cấu kinh tế là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong tăng
trƣởng và phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, cơ cấu kinh tế không phải là bất biến,
nó luôn thay đổi theo chiều hƣớng hợp lý hơn. Sự thay đổi đó chính là sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý thể hiện ở việc xác định đúng tỉ trọng, vai trò, thế
mạnh của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, từ đó phân bố các nguồn lực
phù hợp (vốn, sức lao động…). Cơ cấu kinh tế hợp lý có tác dụng phát huy thế mạnh,
các tiềm năng, các yếu tố sản xuất của đất nƣớc. Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, đất
nƣớc nào cũng phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hợp lý hơn.
Nông nghiệp là một ngành truyền thống nhƣng có vai trò quan trọng trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế của nƣớc ta. Năm 2014, ngành nông nghiệp Việt Nam
đóng góp 18.12% trong tổng quy mô GDP. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều thách

thức về tính bền vững của phát triển toàn ngành nông nghiệp nhƣ: quy mô sản xuất
nhỏ, vốn đầu tƣ ít nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến còn gặp nhiều khó khăn,
tăng trƣởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu vẫn dựa vào tăng diện tích, tăng
vụ dựa trên việc sử dụng các yếu tố đầu vào nhƣ lao động, vốn, vật tƣ và nguồn lực tự
nhiên. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp giảm mạnh và bị phân chia manh mún gây
khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa, đƣa đến hiệu quả sử dụng thấp; tình trạng lũ
lụt, hạn hán và dịch bệnh diễn ra phổ biến và ảnh hƣởng xấu đến kết quả sản xuất.
Những vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi ngành nông nghiệp phải chuyển dịch theo
hƣớng sản xuất hàng hóa, chú trọng tới hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, tài
nguyên thiên nhiên.
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Năm 2012 chiếm 33,4%. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào
nông nghiệp. Nhận thức đƣợc vấn đề đó, tỉnh Sơn La trong những năm qua đã chú
trọng tới phát triển nông nghiệp. Mặc dù, nông nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt tốc độ phát
triển cao nhƣng cơ cấu ngành nông nghiệp chƣa có sự chuyển biến mạnh, ngành nông
nghiệp vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp. Sản phẩm nông nghiệp chƣa mang tính hàng hóa
cao. Để khai thác đƣợc những thế mạnh nông nghiệp của tỉnh, cần phải có những giải
pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành hợp lí.

1


Xuất phát từ lí do đó, tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Sơn La” nhằm xác định những nhân tố ảnh hƣởng, những hạn chế tồn tại
trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua để từ đó đƣa ra
những định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phù hợp
với xu hƣớng chung và điều kiện phát triển thực tế của tỉnh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những xu thế, hiện trạng, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội, sự chuyển
dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu cả trong nƣớc và

nƣớc ngoài.
Trong lịch sử đã xuất hiện “Trƣờng phái cơ cấu luận”, những học giả tiêu biểu
phải kể đến Chenery R.S và Syrquin M (1986) đã đi sâu nghiên cứu về sự phát triển
kinh tế, các định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang
phát triển. Để phát triển kinh tế, các nƣớc phải tìm cho mình những cách chuyển dịch
cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả trên cơ sở phát huy đƣợc yếu tố nội lực, lợi thế so
sánh và tận dụng đƣợc những lợi thế từ bên ngoài. Đối với các nƣớc đang phát triển,
vấn đề là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một xã hội nông nghiệp truyền thống sang
xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa với ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại làm
nòng cốt.
Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nƣớc ta. Chính vì
vậy, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng trên mặt trận nông nghiệp đƣợc các nhà lí luận, các
nhà lãnh đạo quan tâm nghiên cứu. Trên phạm vi cả nƣớc đã có nhiều công trình của các
nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Nhìn một cách tổng thể,
các công trình nghiên cứu liên quan có thể chia thành những nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm thứ nhất là sự tổng kết của Đảng Cộng sản Việt Nam, rút ra những kinh
nghiệm, đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta. Sự
tổng kết đó đƣợc phản ánh trong các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X và Nghị
quyết các Hội nghị BCHTƢ, Hội nghị Bộ chính trị… Đây là những đánh giá chính
thức của Đảng ta, phản ánh nhận thức lý luận và thực tiễn của Đảng về lãnh đạo nông
nghiệp trong quá trình đổi mới.
- Nhóm thứ hai, một số công trình nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, nông
thôn đã đƣợc xuất bản, nhƣ “Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước
ta” của Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống kê, năm 1990. Đây là công trình nghiên cứu đã
2


nêu bật đƣợc những thành công và hạn chế của nông nghiệp nƣớc ta sau khi thực hiện
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và những tác động to lớn của nó đối với đời sống xã
hội nông thôn. Nông thôn Việt Nam 1945 - 1995 của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB

Thống kê, Hà Nội năm 1995, đã nêu bật những bƣớc “thăng trầm” của nông nghiệp
nƣớc ta trƣớc đổi mới và những thành tựu của nông nghiệp trong 10 năm đổi mới, từ
đó đề xuất những giải pháp phát triển nông nghiệp nƣớc ta trong những năm tiếp theo.
Trong Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị Quyết 10 của Bộ
Chính trị do PGS.TS Lê Đình Thắng (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000 tác giả phân tích, xác định vị trí và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và
phát triển kinh tế nông thôn của nƣớc ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ
sau Nghị quyết 10, từ đó có những kiến nghị phƣơng hƣớng, giải pháp để tiếp tục đổi
mới, phát triển nông nghiệp nƣớc ta trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có một số tác
phẩm nhƣ Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Ban
Tƣ tƣởng văn hóa Trung Ƣơng, NXB Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội,
2002; Nông nghiệp nông thôn Việt Nam bước vào thế kỉ XXI, của Khoa Kinh tế nông
nghiệp và phát triển nông thôn, thuộc Trƣờng Đại Học Kinh tế quốc dân NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, 2001..
- Nhóm thứ 3: Ở từng địa phƣơng cũng có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu
về ngành nông nghiệp. Các tác giả đã phân tích các điều kiện để phát triển ngành nông
nghiệp, thực trạng phát triển và phân bố ngành nông nghiệp của các địa phƣơng. Ngoài
ra, địa lý nông nghiệp của địa phƣơng cũng có nhiều học viên cao học nghiên cứu.
Năm 2005, tác giả Bùi Thị Liên nghiên cứu địa lý nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, năm
2006, tác giả Trịnh Văn Thơm đã nghiên cứu địa lí nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong
thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, năm 2007, tác giả Ngô Anh Tuấn nghiên cứu
Địa lý nông - lâm - ngƣ nghiệp tỉnh Nghệ An, năm 2009 tác giả Hoàng Thị Việt Hà
nghiên cứu Địa lý nông nghiệp Đồng Tháp, năm 2014 tác giả Lƣu Thị Ánh Thảo
nghiên cứu Địa lý nông nghiệp Sơn La. Các đề tài đó đã giúp cho tác giả có cách nhìn,
cách phân tích cụ thể để áp dụng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, có rất nhiều công trình
khác trong nƣớc và trong địa bàn tỉnh. Đây là nguồn tƣ liệu để tác giả có thể phân tích,
tổng hợp các nội dung có liên quan đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của
tỉnh Sơn La.

3



Qua các danh mục trên đây, có thể thấy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã và
đang thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học. Chính vì vậy, tác giả
mong muốn đƣợc kế thừa những nguồn tài liệu đã có, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài
“Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sơn La” một cách hệ thống, toàn diện và
đầy đủ hơn, nhằm lý giải những thành công cũng nhƣ những hạn chế của quá trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong địa bàn tỉnh Sơn La, từ đó rút ra đƣợc những
bài học kinh nghiệm.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp, đề tài phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới sự chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp và thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó, đề xuất
các giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ cơ bản là:
- Tổng quan những vấn đề lí luận về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và
Địa lý nông nghiệp để vận dụng vào địa bàn tỉnh Sơn La.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sơn La.
- Phân tích thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sơn La.
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phƣơng mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
3.3. Giới hạn
Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh Sơn La từ năm 2005 đến năm 2015, đề xuất giải pháp đến năm 2030.
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu sự chuyển dịch ngành nông nghiệp theo nghĩa
hẹp bao gồm các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Nội dung chủ yếu của đề tài:
+ Tổng quan những vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

+ Phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch ngành nông nghiệp theo nghĩa
hẹp, bao gồm ngành: trồng trọt và chăn nuôi.
+ Đề xuất giải pháp nhằm chuyển dịch ngành nông nghiệp hợp lí mang lại hiệu
quả cao về kinh tế - xã hội - môi trƣờng.
4


Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Sơn La với diện tích là
14.055 km2, bao gồm 1 thành phố và 11 huyện trực thuộc: thành phố Sơn La, các
huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mƣờng La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên
Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
 Quan điểm lãnh thổ
Bất kì một đối tƣợng địa lí nào đều gắn với một không gian cụ thể và có các
quy luật hoạt động riêng, gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó.
Các đối tƣợng địa lý phản ánh những đặc trƣng cơ bản của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ
này với lãnh thổ khác. Trong mỗi lãnh thổ, luôn có sự phân hóa nội tại đồng thời có
mối quan hệ chặt chẽ với những lãnh thổ xung quanh cả về tự nhiên cũng nhƣ kinh tế xã hội. Do đó, các nghiên cứu địa lý đều gắn bó với một lãnh thổ cụ thể. Theo quan
điểm này, khi nghiên cứu nông nghiệp tỉnh Sơn La phải đặt nó trong mối tƣơng quan
với các yếu tố khác. Nông nghiệp tỉnh Sơn La phải đƣợc coi là một bộ phận của khu
vực Tây Bắc và cả nƣớc.
Quan điểm lãnh thổ cũng đƣợc vận dụng để xem xét sự phân hóa đa dạng của
lãnh thổ tỉnh Sơn La thông qua sự phân hóa các nguồn lực phát triển nông nghiệp, bao
gồm các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội, sự phân hóa theo từng đơn
vị lãnh thổ trong tỉnh.
 Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là việc nghiên cứu các đối tƣợng trong tổng hòa các mối
liên hệ giữa chúng với nhau. Quan điểm này yêu cầu phải nhìn các sự vật, hiện tƣợng
địa lý trong mối tƣơng tác với nhau. Sự thay đổi của một bộ phận hay một hợp phần

nào đó có thể dẫn đến những biến đổi lớn các bộ phận hay hợp phần khác và trong
hoạt động của cả tổng thể.
Quan điểm tổng hợp là quan điểm chủ đạo đƣợc vận dụng để nghiên cứu tiềm
năng, hiện trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Sơn La. Khi xem xét các đối tƣợng phải
đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần, thể hiện mối quan hệ
giữa tự nhiên và xã hội. Quan điểm này không những đƣợc thể hiện qua nội dung mà
còn đƣợc cụ thể hóa qua những phƣơng pháp nghiên cứu.
 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
5


Mỗi sự vật hiện tƣợng địa lí đều có quá trình phát sinh, phát triển, suy vong,
vận động và biến đổi không ngừng theo không gian và thời gian. Vận dụng quan điểm
lịch sử viễn cảnh trong đề tài là xem xét sự phát triển của nông nghiệp trong từng giai
đoạn cụ thể, cả trong quá khứ và hiện tại. Điều đó sẽ giúp chúng ta đánh giá chính xác
tiềm năng, hiện trạng phát triển nông nghiệp của khu vực nghiên cứu. Đây cũng là cơ
sở khoa học để đƣa ra những giải pháp phát triển phù hợp và các dự báo về triển vọng
phát triển nông nghiệp ở địa phƣơng. Sơn La là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc anh
em. Mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa và bản sắc riêng. Trải qua lịch sử phát triển
lâu dài, vùng đất này lƣu giữ những nét văn hóa độc đáo. Nghiên cứu những đặc
điểm văn hóa, cùng với những đặc điểm tự nhiên khác biệt đã giúp cho tác giả có
những hoạch định, những giải pháp phát triển nông nghiệp của tỉnh gắn với thực tiễn
và có hiệu quả hơn.
 Quan điểm phát triển bền vững
Tƣ tƣởng chủ đạo của quan điểm này là sự phát triển bền vững phải bảo đảm ba
mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Quan tâm phát triển bền vững hƣớng tới sự hài
hòa mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên trong sự tƣơng tác giữa hệ thống tự nhiên
và hệ thống kinh tế xã hội. Quan điểm phát triển bền vững đƣợc vận dụng trong đánh
giá ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội đến sự phát triển ngành nông
nghiệp. Theo đó, khi đề xuất các giải pháp cũng cần quan tâm đến sự phát triển bền

vững. Phát triển bền vững của tỉnh phải vừa tính tới hiệu quả về kinh tế, vừa phải có
hiệu quả về xã hội và môi trƣờng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phƣơng pháp quan trọng và xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Những thông tin từ những nguồn tài liệu sẽ giúp ngƣời nghiên cứu hiểu biết về những
thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực này. Việc phân tích, phân loại và tổng hợp những
tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ giúp ngƣời nghiên cứu dễ dàng phát hiện
ra những vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Trên cơ sở những tài liệu phong phú đó, việc tổng
hợp sẽ giúp tác giả có một hệ thống tài liệu toàn diện, khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh nên việc khai thác các nguồn tài liệu
qua mạng Internet sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng hỗ trợ cho việc tổng hợp các vấn đề
nghiên cứu.
6


 Phương pháp phân tích, xử lý, số liệu thống kê
Phục vụ nghiên cứu đề tài, các tác giả sử dụng nguồn số liệu từ Cục Thống kê
tỉnh Sơn La, từ các Sở, Ban, Ngành của tỉnh. Các nguồn số liệu đó đều đƣợc phân
tách, sắp xếp theo từng nội dung để đánh giá sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, số liệu còn đƣợc xử lý, tính toán về tốc độ tăng trƣởng,
về tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế. Các số liệu đƣợc phân tích, đánh giá, cũng
có thể đƣợc xử lý để thể hiện trên bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ…


Phương pháp thực địa
Đây là phƣơng pháp đặc thù của nghiên cứu địa lí. Phƣơng pháp khảo sát thực

địa đƣợc sử dụng nhằm thu thập, bổ sung tài liệu, tìm hiểu thực tế lãnh thổ nghiên cứu.
Tác giả đã tiến hành khảo sát tại các địa điểm sau: huyện Thuận Châu, huyện Mƣờng La,

huyện Mai Sơn. Kết quả của những chuyến thực địa là những nguồn thông tin quan trọng
để bổ sung, điều chỉnh kết quả nghiên cứu, đặc biệt là các giải pháp đề xuất đƣợc suy nghĩ
có cơ sở từ nhiều chuyến thực địa.

 Phương pháp bản đồ, biểu đồ và hệ thông tin Địa lý GIS
Phƣơng pháp bản đồ là phƣơng pháp đặc trƣng trong nghiên cứu địa lý, bởi vì
mọi nghiên cứu trong lĩnh vực này đều bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ.
Phƣơng pháp này góp phần giải quyết nội dung nghiên cứu nhƣ đánh giá các nguồn
lực, nhất là đánh giá về vị trí của tỉnh, phân tích hiện trạng theo ngành và theo lãnh
thổ, từ đó có thể đƣa ra những nhận định và giải thích xác đáng. Ngoài ra, từ những số
liệu thống kê có thể xây dựng các biểu đồ để thể hiện trực quan rõ nét sự biến động,
hay sự chuyển dịch về kinh tế.
Phƣơng pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) là phƣơng pháp không thể thiếu
trong mọi công trình nghiên cứu. Trong đề tài phƣơng pháp GIS đƣợc vận dụng để
chuẩn hóa phân loại, tích hợp các dữ liệu hợp phần, chồng xếp các dữ liệu, thực hiện
các phép toán phân tích không gian, xây dựng các bản đồ phục vụ cho việc nghiên
cứu. Đề tài đã xây dựng đƣợc ba bản đồ: bản đồ hành chính tỉnh Sơn La, bản đồ các
loại đất tỉnh Sơn La và bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển
nông nghiệp tỉnh Sơn La.
5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ có một số đóng góp cơ bản sau:

7


- Kế thừa, bổ sung và cập nhật những vấn đề lí luận về chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình chuyển dịch.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành

nông nghiệp tỉnh Sơn La.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm có 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Sơn La.
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La.
Chương 4: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh
Sơn La.

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Cơ cấu: là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ
thống. Biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc các bộ phận của nó.
Chỉ rõ các mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra nhƣ là một
thuộc tính của sự vật hiện tƣợng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tƣợng.
Nhƣ vậy, có thể thấy có nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của khách thể và các hệ thống.
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp, đƣợc cấu thành bởi nhiều bộ phận
khác nhau. Các bộ phận có thể là các yếu tố “đầu vào” của quá trình sản xuất, gồm: đất
đai, lao động, vốn và tiến bộ kĩ thuật; các khâu trong vòng tuần hoàn của tái sản xuất xã
hội, gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, các ngành sản xuất của một nền kinh
tế, gồm: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Giữa chúng luôn có quan hệ biện chứng với
nhau trong quá trình vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế còn
chứa đựng sự thay đổi của chính bản thân các bộ phận và cách thức quan hệ giữa chúng

với nhau trong mỗi thời điểm và trong mỗi điều kiện cũng khác nhau.
Do đó, có thể khái quát cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ về chất lƣợng và số
lƣợng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế trong không gian, thời gian và điều kiện
kinh tế - xã hội nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang
trạng thái khác cho phù hợp với môi trƣờng phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có
ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, giúp cho nền
kinh tế phát triển nhanh và vững chắc.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: là quá trình chuyển dịch các nguồn lực
trong nông nghiệp nhằm gia tăng sản lƣợng các ngành, trong đó các ngành có năng suất
lao động cao hơn sẽ có tỉ trọng tăng và xu hƣớng chung đối với sản xuất nông nghiệp của
hầu hết các nƣớc là tỉ trọng giá trị sản lƣợng nông sản phi lƣơng thực, nhất là các sản
phẩm chăn nuôi và thủy sản ngày càng tăng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là
chuyển dịch toàn diện cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng.
Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp: là sự thay đổi tỉ trọng giữa các
ngành và nhóm ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp. Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu
9


ngành nông nghiệp hiện nay là hƣớng tới một nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng theo
hƣớng sản xuất hàng hóa lớn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị.
- Trong ngành trồng trọt, xu hƣớng độc canh cây lƣơng thực đã đƣợc hạn chế
dần, thay vào đó là việc trồng những loại cây có năng suất cao, giá trị hàng hóa lớn.
- Trong ngành chăn nuôi cũng có sự thay đổi về cơ cấu, những loài vật nuôi có giá
trị dinh dƣỡng tốt, phù hợp với những yêu cầu của thị trƣờng đƣợc chú trọng phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp: chủ yếu diễn ra do
sự tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó sự định hƣớng về mặt chính trị - xã
hội có vai trò chủ yếu. Số lƣợng các thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực nông
nghiệp cũng tƣơng đƣơng với số lƣợng các thành phần kinh tế tham gia trong nền kinh tế
quốc dân.

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp: đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành nên
những vùng chuyên môn hóa có sự ổn định về phƣơng hƣớng sản xuất, về quy mô, về
đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả xã hội.
1.1.2. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Nếu xác định đƣợc phƣơng hƣớng và
giải pháp chuyển dịch đúng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sự phát triển.
Có thể khẳng định đƣợc rằng, chuyển dịch ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng
với sự phát triển kinh tế vì:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng có
hiệu quả các yếu tố lợi thế của nền kinh tế, vùng địa phƣơng. Các yếu tố đó là nguồn lực
tài nguyên, lao động… yếu tố lợi thế so sánh nhƣ chi phí sản xuất.
Thông qua quá trình tổ chức khai thác có hiệu quả các yếu tố lợi thế sẽ tìm ra
đƣợc các ngành mũi nhọn tạo ra khả năng tăng trƣởng cho đất nƣớc, vùng địa phƣơng,
đồng thời giải quyết mối quan hệ bền vững giữa tăng trƣởng kinh tế với bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, với phát triển nguồn nhân lực.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trƣởng kinh
tế. Trƣớc hết chuyển dịch cơ cấu nhằm nâng cao vai trò và thiết lập mối quan hệ chặt
chẽ giữa các ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp với nhau, tạo đà cho các ngành này cùng
tăng trƣởng và phát triển.

10


Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp giúp các ngành tiếp thu trình độ khoa
học - công nghệ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu
xã hội.
Hiện nay, trong quá trình công nghiêp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, xu hƣớng
chuyển dịch cơ cấu ngành là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông

nghiệp nhƣng giá trị tuyệt đối của mỗi ngành đều tăng. Do đó chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp hợp lí sẽ góp phần tăng tỷ trọng tuyệt đối của ngành nông nghiệp.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chịu sự ảnh hƣởng của nhiều nhân tố
khác nhau, mỗi nhân tố đều có vai trò, vị trí và tác động nhất định, có những nhân tố
tác động tích cực nhƣng cũng có những nhân tố tác động tiêu cực. Tổng hợp các nhân
tố tác động cho phép chúng ta tìm ra các lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng
từ đó có thể lựa chọn một cách sơ bộ cơ cấu kinh tế hợp lí, hài hòa, thích hợp nhất với
sự tác động của các nhân tố đó. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành nông nghiệp
có thể chia thành 2 nhóm:
1.1.3.1. Nhân tố tự nhiên
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là đối với các nƣớc có trình độ công nghiệp hóa còn
thấp nhƣ nƣớc ta. Nhóm nhân tố này bao gồm: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thời tiết,
đất đai, nguồn nƣớc, rừng và các yếu tố sinh học khác…
- Vị trí địa lí kết hợp cùng với khí hậu, thổ nhƣỡng quy định sự có mặt của các
hoạt động nông nghiệp. Vị trí địa lí của lãnh thổ trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có
ảnh hƣởng đến phƣơng hƣớng sản xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động trong
nông nghiệp. Từ đó tác động trực tiếp tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Địa hình
Đặc điểm địa hình có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hình
thái, độ cao, cấu trúc địa hình tác động đến mức độ canh tác, khả năng áp dụng cơ giới
hóa, việc lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng nhƣ hình thành sản xuất nông
nghiệp chuyên canh. Địa hình bằng phẳng tạo điều kiện cho canh tác, phát triển hệ
thống luân canh, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, thúc đẩy quá trình
chuyên môn hóa trong sản xuất.
11


- Đất

Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế. Không thể sản
xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ
phì của đất có ảnh hƣởng rất lớn đến quy mô và phƣơng hƣớng sản xuất, cơ cấu và sự
phân bố cây trồng vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng, hƣớng chuyên
canh. Điều này tạo nên sự phân hóa trong sản xuất nông nghiệp theo không gian lãnh
thổ, từ đó hình cơ cấu nông nghiệp theo vùng. Những nơi có nguồn tài nguyên đất dồi
dào, màu mỡ, tầng đất tơi xốp, thoáng khí đặc tính phù hợp sẽ cho hiệu quả cao, đẩy
nhanh quá trình chuyên môn hóa nông nghiệp. Ngƣợc lại khi đất bị chai, cứng, độ tơi
xốp kém năng suất cây trồng sẽ kém hơn. Một số loại cây chỉ thích hợp với những loại
đất nhất định.
- Khí hậu
Khí hậu là nhân tố sinh thái quan trọng không thể thiếu trong sự tồn tại, sinh
trƣởng và phát triển của giới sinh vật. Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lƣợng mƣa, ánh
sáng, độ ẩm và cả những bất thƣờng của thời tiết nhƣ bão, lũ, hạn hán… có ảnh hƣởng
rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh
tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa
trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm.
- Nguồn nƣớc
Nguồn nƣớc có vai trò cực kì quan trọng đến sản xuất nông nghiệp. Nƣớc
có ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng cây trồng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Những nơi có nguồn nƣớc dồi dào thƣờng hình thành những vùng nông nghiệp trù
phú. Ngƣợc lại, nông nghiệp không thể phát triển đƣợc ở những nơi khan hiếm nƣớc
nhƣ vùng hoang mạc, bán hoang mạc… Mặt khác, nguồn nƣớc phân bố không đều
theo không gian và thời gian, dẫn đến tình trạng dƣ nƣớc vào mùa mƣa và thiếu nƣớc
vào mùa khô. Do đó, cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc.
- Sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên là cơ sở thuần dƣỡng, tạo nên các giống cây trồng vật
nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề để hình thành và phát triển
các giống cây trồng, vật nuôi và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp
với điều kiện sinh thái. Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nƣớc tự

nhiên là cơ sở thức ăn để phát triển ngành chăn nuôi.
12


Bên cạnh đó, những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì các thành phần
kinh tế cũng phát triển nhƣ thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tƣ nhân, kinh tế hộ
gia đình và trang trại phát triển với quy mô lớn và nhanh hơn so với các vùng khác.
1.1.3.2. Nhân tố kinh tế-xã hội
Nhóm nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu
ngành nông nghiệp. Các nhân tố xã hội ảnh hƣởng tới cơ cấu ngành nông nghiệp bao
gồm: thị trƣờng (trong nƣớc và nƣớc ngoài), hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của
Nhà nƣớc, cơ sở hạ tầng nông thôn, sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị, dân số
và lao động bao gồm cả số lƣợng và chất lƣợng (trình độ dân trí, trình độ chuyên môn,
tập quán sản xuất…)
- Thị trƣờng: luôn gắn liền với kinh tế hàng hóa, thị trƣờng có thể hiểu là lĩnh
vực trao đổi trong đó ngƣời mua và ngƣời bán các loại hàng hóa nào đó tác động qua
lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lƣợng hàng hóa mua bán, do sự phát triển của xã
hội, nhu cầu con ngƣời cũng không ngừng biến đổi và nâng cao, đòi hỏi thị trƣờng đáp
ứng ngày càng tốt hơn. Điều này quy định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hƣớng phù hợp với xu hƣớng biến động và phát triển của thị trƣờng.
- Hệ thống chính sách kinh tế của nhà nƣớc: Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế
của đất nƣớc, vùng lãnh thổ, nên trong từng giai đoạn, từng thời kì mà các quốc gia đã đƣa
ra những chính sách phát triển kinh tế từng ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hợp
lí nhằm phát huy lợi thế so sánh của mình.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Nó tạo ra các tiền đề
thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển của nông nghiệp. Số lƣợng và chất lƣợng của cơ sở
vật chất, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp (cơ sở chế biến, cơ sở sản xuất phân bón
thuốc trừ sâu, giao thông vận tải, thủy lợi, điện lực..) góp phần quan trọng trong việc

nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kĩ
thuật, tạo cơ sở cho sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Khoa học kĩ thuật công nghệ
Khoa học công nghệ thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển
của nông nghiệp. Việc ứng dụng ngày càng cao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất đã tạo chủ động trong việc nâng cao năng suất, tạo ra các thế hệ giống mới có
13


hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự hình thành của các vùng chuyên canh, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng hiện đại hóa. Mặt khác,
khoa học công nghệ cũng góp phần hạn chế ảnh hƣởng của tự nhiên, thúc đẩy nông
nghiệp phát triển.
- Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp
Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến con đƣờng
phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Quan hệ sở hữu và chính
sách nông nghiệp đúng đắn phù hợp sẽ tạo tiền đề cho nông nghiệp phát triển đúng
hƣớng. Ngƣợc lại sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi sự phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
- Nguồn vốn
Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển. Nguồn vốn tăng nhanh, đƣợc
phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trƣởng và mở rộng sản
xuất, đáp ứng các chƣơng trình phát triển của nông nghiệp (nhƣ nuôi trồng thủy sản,
đánh bắt xa bờ..). Nguồn vốn đầu tƣ vào sản xuất lớn sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo cả chiều rộng
và chiều sâu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Trung du miền núi
phía Bắc
Vùng Trung du miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc

Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang,
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh. Đây là vùng có diện tích lớn
nhất nƣớc ta với 101.337,1km2, chiếm khoảng 30,6% diện tích cả nƣớc. Trung du và
miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí khá thuận lợi, mạng lƣới giao thông vận tải đƣợc đầu
tƣ, nâng cấp nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lƣu với các vùng khác trong nƣớc
và xây dựng nền kinh tế mở. Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây giáp Lào, phía
Đông và phía Nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Vịnh
Bắc Bộ.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc dồi dào về tiềm năng và có nhiều lợi thế
nhƣ: nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, phát triển (đất đai, thủy điện, rừng, …),
14


đa dạng sinh học nông nghiệp (có nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm, có giá trị
hàng hóa cao), khả năng mở rộng diện tích đất canh tác và diện tích gieo trồng, phát
triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc, phát triển thị trƣờng quốc tế và gia tăng
xuất khẩu.
Trong những năm qua, vùng trung du miền núi phía Bắc đã khai thác sử dụng
tiềm năng, lợi thế của mình và bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Trung du
miền núi phía Bắc là vùng sản xuất chính của nhiều loại cây trồng của nƣớc ta nhƣ:
chè (61% so với cả nƣớc); Ngô (31,3%); Cây ăn quả (23%). Ngoài ra, còn có một số
loại cây đặc sản nhƣ quế, hồi và các loài thảo dƣợc đặc thù.
Các tỉnh miền núi phía Bắc đã và đang từng bƣớc chuyển từ nền nông nghiệp tự
cung, tự cấp, phân tán sang nền nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng chuyên
canh mới, tạo cơ sở cho công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Ngoài
các vùng trồng chè ở Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên… vùng
nguyên liệu giấy ở Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, vùng bò sữa ở Sơn La… đã đƣợc hình
thành và đang mở rộng. Gần đây hình thành một số vùng trồng cây công nghệp, cây ăn
quả có giá trị cao: vùng cà phê ở Sơn La, vùng mận ở Bắc Hà ( Lào Cai)… Nhờ tạo đƣợc

các vùng chuyên canh, thu nhập và đời sống của các hộ đồng bào dân tộc đƣợc nâng
lên rõ rệt.
Chăn nuôi là một ngành quan trọng đối với nhiều tỉnh miền núi, tốc độ tăng
trƣởng hàng năm của vùng Tây Bắc đạt bình quân 3,5%, Đông Bắc là 3,0%. Đông Bắc
là vùng chăn nuôi khá phát triển, năm 2012 đạt 5,2 triệu con lợn, chiếm 16,8% đàn lợn
cả nƣớc, ở Tây Bắc là 1,4 triệu con, chiếm 5,4% đàn lợn cả nƣớc. Chăn nuôi trâu, bò
khá phát triển. Năm 2012 tổng số lƣợng đàn bò của vùng núi phía Bắc là 59,05 triệu
con (Đông Bắc là: 59,02 triệu con; Tây Bắc: 0,3 triệu con). Nhu cầu nuôi trâu làm sức
kéo và lấy thịt ở các vùng núi vẫn còn khá cao nên số lƣợng trâu vẫn có xu hƣớng tăng
lên. Chăn nuôi gia cầm cũng rất phát triển, nhiều mô hình chăn nuôi gà có hiệu quả
cao ngày càng phổ biến rộng rãi tới các hộ gia đình.
1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc
Tây Bắc bƣớc đầu có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng
hƣớng về xuất khẩu, phục vụ CNH - HĐH. Sản xuất nông nghiệp bƣớc đầu đi vào khai
thác lợi thế so sánh của từng địa phƣơng. Trong vòng hơn một thập kỷ gần đây, Tây
Bắc đã có sự thay đổi tích cực và chuyển cơ cấu sản xuất các ngành và phân ngành
trong nông nghiệp. Tỷ lệ ngành trồng trọt đã giảm mạnh, tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn
15


nhất, chăn nuôi đã có sự tăng trƣởng đáng kể tạo nguồn nguyên liệu khá ổn định cho
chế biến và sản phẩm tiêu dùng. Các ngành lâm nghiệp và thủy sản đang nâng dần tỷ
trọng trong cơ cấu ngành. Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi rõ rệt, đáp ứng tốt hơn với
biến động của nhu cầu thị trƣờng, thích nghi hơn với thay đổi trong biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng, đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế
chung toàn vùng. Trong 15 năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, từ 1.073
tỷ đồng năm 2000 lên 2.178,3 tỷ đồng năm 2005; 6.965,1 tỷ đồng năm 2010 và
11.220,9 tỉ đồng năm 2012.
Trong cơ cấu ngành, trồng trọt vẫn là ngành chủ yếu nhƣng có xu hƣớng giảm dần,
giảm từ 73,5% năm 2005 xuống 71,29% năm 2012. Ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ lệ nhỏ

nhƣng có xu hƣớng tăng lên, từ 25,8% năm 2005 lên 28,20% năm 2012, các hoạt động
dịch vụ nông nghiệp giảm từ 0,66% năm 2005 xuống còn 0,52% năm 2012.
Cơ cấu mùa vụ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập
trung, quy mô lớn đã đƣợc hình thành (lúa gạo, cao su, cà phê, chè… ). Những năm
qua sản xuất lƣơng thực của Tây Bắc đã có bƣớc phát triển nhanh. Sản lƣợng lƣơng
thực có hạt năm 2009 đạt 1.115 nghìn tấn so với 631,4 nghìn tấn năm 2000, năm 2012
đạt 1.599,3 nghìn tấn.
Đặc trƣng của lƣơng thực Tây Bắc là cơ cấu sản lƣợng khá cân đối giữa lúa và ngô.
Năm 2009 sản lƣợng lúa đạt 587 nghìn tấn, sản lƣợng ngô đạt 459 nghìn tấn. Đến năm
2012 sản lƣợng lúa đạt 657,2 nghìn tấn, sản lƣợng ngô đạt 942,1 nghìn tấn.
Tây Bắc có thế mạnh về sản xuất ngô, diện tích toàn vùng năm 2005 đạt 156,2
nghìn ha, sản lƣợng đạt 402,9 nghìn tấn, đến năm 2012, diện tích ngô tăng 255,5 nghìn
ha, sản lƣợng đạt 942,1 nghìn tấn.
Diện tích lúa cả năm đƣợc mở rộng nhƣng không lớn, năm 2005 là 152,8 nghìn
ha, đến năm 2012 đạt 166,6 nghìn ha; do áp dụng khoa học kĩ thuật và thâm canh tăng
vụ nên năng suất ngày một tăng, từ 24,8 tạ/ha năm 1995 lên 40.1 tạ/ha năm 2012. Từ
đó đƣa sản lƣợng lúa cả năm toàn vùng từ 324,6 nghìn tấn năm 1995 lên 657,2 nghìn
tấn năm 2012.
Ngoài diện tích trồng lúa, các loại cây màu cũng đƣợc chú trọng phát triển, đặc
biệt là diện tích ngô tăng nhanh, từ 66,9 nghìn ha năm 1995 lên 255,5 nghìn ha năm
2012; năng suất tăng nhanh từ 14,2 tạ/ha năm 1995 tăng lên 32,9 tạ/ha năm 2012;
diện tích sắn cũng tăng từ 31,2 nghìn ha năm 1995 lên 51,8 nghìn ha năm 2012.
16


Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi, núi đất hiện nay việc phát triển cây sắn và cây
ngô lại chủ yếu trên đất dốc dẫn đến tình trạng xói mòn và thoái hóa đất ngày một trầm
trọng.
Đậu tƣơng đƣợc trồng khắp các tỉnh trong vùng. Diện tích tăng từ 12,5 nghìn ha
năm 1995 lên 15,7 nghìn ha năm 2000 và 24,6 nghìn ha năm 2005 đến năm 2012 diện

tích giảm xuống còn 13,3 nghìn ha; mía cũng là loại cây thích hợp với vùng đất Tây
Bắc nên trong giai đoạn năm 1995 - 2005 diện tích và sản lƣợng mía tăng nhƣng
không ổn định.
Trên địa bàn từng tỉnh đã và đang hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp
nhƣ vùng chè Lƣơng Sơn - Hòa Bình; Sơn La; vùng cây ăn quả Yên Châu, Sông Mã
(Sơn La); vùng ngô, bông Mai Sơn - Sơn La… trong tƣơng lai cần phải quy hoạch
thành từng khu vực sản xuất và xây dựng thêm các nhà máy chế biến với công suất lớn
hơn nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh của vùng.
Chăn nuôi của vùng chuyển mạnh từ quy mô hộ gia đình, kiểu tận dụng sang
phƣơng thức bán công nghiệp, công nghiệp; chăn nuôi trang trại đang từng bƣớc thay
thế hình thức chăn nuôi nông hộ, để có điều kiện áp dụng an toàn sinh học, kiểm soát
dịch bệnh, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Tây Bắc đã đƣợc quan tâm đầu tƣ,
phát triển khá về số lƣợng và chất lƣợng, từng bƣớc chuyển dần theo hƣớng đẩy mạnh
đầu tƣ chiều sâu nâng cao chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm và đa dạng hóa các sản
phẩm chăn nuôi. Sự chuyển hóa tích cực trong chăn nuôi thể hiện qua việc đẩy mạnh
áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, các chƣơng trình sinh hóa đàn bò,
nạc hóa đàn lợn, nuôi gia cầm theo hƣớng công nghiệp… cũng nhƣ việc đƣa các con
giống mới (siêu thịt, siêu trứng) vào chăn nuôi đã và đang phát triển, bƣớc đầu đem lại
hiệu quả, góp phần đƣa chăn nuôi phát triển trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Trong vùng có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn. Năm 2012, đàn trâu có 156,35
nghìn con, đàn bò có 188,61 nghìn con. Đáng chú ý là đàn bò sữa đƣợc nuôi ở Mộc
Châu (Sơn La) và ngày càng có triển vọng, tăng 72%. Đàn lợn có 453,48 nghìn con,
đàn gia cầm có 5217,26 nghìn con. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất chăn nuôi của
vùng đạt hơn 10% năm, cao hơn trồng trọt.
Hiện nay vùng Tây Bắc đã hình thành một số vùng cây con gắn với công nghiệp
chế biến, tạo nguồn hàng hóa để xuất khẩu nhƣ chè Lƣơng Sơn, bò sữa, cây ăn quả
17



Mộc Châu, vùng cây ăn quả Yên Châu, vùng ngô và bông Mai Sơn (Sơn La), vùng chè
Tam Đƣờng (Lai Châu)… sản lƣợng lƣơng thực và cây ăn quả khác đều tăng khá trong
các năm, ngành nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Ngành lâm nghiệp của vùng có sự dịch chuyển theo hƣớng kinh doanh rừng tổng
hợp và xã hội hóa nghề rừng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần
xóa đói, giảm nghèo và đang có vai trò lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng
sinh thái. Tỷ lệ che phủ rừng không ngừng tăng lên.
Do có sự đổi mới về chính sách và nhờ có sự quan tâm của các tổ chức quốc tế,
phong trào trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã phát triển mạnh mẽ. Diện tích
rừng tự nhiên bƣớc đầu đƣợc bảo vệ, diện tích đất trồng, đồi núi trọc đƣợc thu hẹp dần.
Trong lâm nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều mô hình vƣờn rừng, vƣờn đồi, gắn
việc phát triển cây lấy gỗ với công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi, thực hiện phƣơng
châm lấy ngắn nuôi dài, canh tác đa tầng, gắn nông nghiệp với công nghiệp, vì thế, đất
đai sử dụng ngày càng có hiệu quả.
Với điều kiện tự nhiên của vùng Tây Bắc thì phát triển lâm nghiệp là một thế
mạnh, tuy nhiên trong những năm gần đây lâm nghiệp của toàn vùng chủ yếu dựa vào
khai thác gỗ, hiện tƣợng phá rừng làm nƣơng rẫy xẩy ra phổ biến. Do đó rừng bị tàn
phá nặng nề, diện tích trồng mới và diện tích khoanh nuôi không đáng kể so với diện
tích rừng bị phá.
Những năm gần đây khi nhà nƣớc có chủ trƣơng đóng cửa rừng, thực hiện xã hội
hóa, giao đất giao rừng gắn với định canh, định cƣ, xây dựng hạ tầng cơ sở và các chƣơng
trình trồng rừng, phục hồi rừng nhƣ chƣơng trình 327, 747… có kết quả, diện tích đất có
rừng ngày càng tăng. Năm 1990 diện tích đất có rừng là 1.354,1 nghìn ha, đến năm 2005
diện tích đất có rừng là 1.487,9 nghìn ha, năm 2012 diện tích đất có rừng tăng lên 1671,6
nghìn ha. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình đa canh, kết hợp lâm nông
nghiệp sử dụng đất có hiệu quả.
Ngành thủy sản đang có sự chuyển hƣớng mạnh từ nuôi trồng thủy sản quảng
canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh; chuyển dần từ nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang
hình thức nuôi theo tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.
Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh. Năm 1990 có 2.923 ha, năm 2000 là

3.248 ha, 3.548 ha vào năm 2005, nhƣng đến năm 2012 giảm xuống còn 2.487 ha. Sản

18


×