Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chuyên đề NCS - Nghiên cứu sinh. một số tình huống dạy học tích hợp môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.33 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

MÔN HỌC

TÍCH HỢP VÀ PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC TOÁN
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
TIỂU LUẬN: XÂY DỰNG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ GIẢI TAM GIÁC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT

Hà Nội, 2016

Mục lục


1. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng một số tình huống dạy học tích hợp chủ đề “ Giải tam giác ”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Dạy học tích hợp trong môn toán
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tình huống dạy học tích hợp trong chủ đề “ Giải tam giác”
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tích hợp: khái niệm DHTH, các mức độ của
DHTH, hình thức DHTH, cách thức DHTH.
3.2 Nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn dạy học tích hợp ở trường phổ thông
4.Nội dung nghiên cứu:
- Quan điểm về dạy học tích hợp,
- Cách thức xây dựng một tình huống dạy học tích hợp.


- Cách thức dạy học một tình huống dạy học tích hợp.
- Nội dung dạy học chủ đề “ Giải tam giác”
5. Bố cục của tiểu luận.
PHẦN 1.Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1 Quan điểm dạy học tích hợp
1.2 Hình thức tổ chức dạy học tích hợp
1.3 Tìm hiểu cơ hội tích hợp trong chủ đề Giải tam giác
PHẦN 2. Xây dựng một số tình huống dạy học tích hợp
2.1 Cách thức xây dựng một tình huống dạy học tích hợp
2.2 Những tình huống cụ thể.
PHẦN 3. Kết luận
2


PHẦN 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1Quan điểm dạy học tích hợp
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng
chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Tích hợp là sự hợp nhất hay
nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể
thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ
không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy.
Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh
những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy
động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng
có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được
trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành
một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học
tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống
của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa

đối với học sinh. Với cách hiểu như vậy, DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung
chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức
tổ chức dạy học.
DHTH là quá trình dạy học trong đó GV tổ chức HS hoạt động, huy động
kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều thuộc tính cá nhân
khác như ý chí, tính hợp tác, sáng tạo, …để giải quyết các nhiệm vụ học tập,
thông qua đó lại hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết.
Thứ nhất, dạy học tích hợp là cách thức hết sức quan trọng trong việc hình
thành và phát triển năng lực của HS.
Thứ hai, tích hợp không chỉ hiểu theo một khía cạnh là tích hợp nội dung,
mà còn là tích hợp cả các yếu tố khác như các phẩm chất cá nhân, các
3


phương tiện, các thành phần của môi trường học tập trong những tình
huống dạy học nhất định. Tuy nhiên, để tạo ra cơ hội có nhiều tình huống
tích hợp như vậy, trước hết phải thiết kế các nội dung tích hợp.
Thứ ba, trong hướng xây dựng các nội dung tích hợp, người ta có thể xem
xét tích hợp một số môn học “truyền thống” có nội dung kiến thức liên quan với
nhau thành môn học mới , chẳng hạn, nhiều nước trên thế giới đã tích hợp nội
dung dạy học các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học về trái đất, .. thành
môn “Khoa học” (Science), tích hợp các môn Lịch sử, Địa lý và một số nội dung
khác thành môn “Xã hội” (Science Study).
Thứ tư, trong thực tiễn dạy học, ngay cả khi chưa có các môn học tích
hợp, vẫn có thể thực hiện quan điểm tích hợp bằng cách xây dựng các “Tình
huống tích hợp”, “chủ đề học tập” tích hợp các nội dung khác nhau trong một
môn học (gọi là tích hợp trong nội bộ môn học), các chủ đề tích hợp mang tính
đa môn, liên môn và xuyên môn, các chủ đề tích hợp gắn với những vấn đề thực
tiễn.
Như vậy, thực hiện DHTH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển

cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia
đình, người công dân, người lao động tương lai.
1.2 Các dạng tích hợp, mức độ tích hợp trong môn toán
Tích hợp (nội dung) theo cách hiểu của Xavier và một số tác giả khác) :
- Tích hợp trong nội bộ môn học: Tích hợp những nội dung của các phân môn,
các lĩnh vực nội dung thuộc cùng một môn học theo những chủ đề, chương, bài
cụ thể nhất định.
- Tích hợp liên môn,: Tích hợp nội dung của nhiều môn học (những mặt giáo
dục) khác nhau trong một chủ đề trong khi các môn học vẫn độc lập với nhau,
trong đó có môn Toán, các kiến thức đều nằm trong phạm vi của SGK hoặc
ngoài SGK.
4


- Tích hợp đa môn: Tích hợp nội dung một vấn đề trong các môn học khác nhau
theo góc độ mà mỗi môn học đó cho phép.
- Tích hợp xuyên môn: Thiết kế hệ thống các chủ đề tích hợp những nội dung
thuộc các lĩnh vực khác nhau . Thông thường gắn tới thực tiễn cuộc sống, lao
động SX ,….
Mức độ tích hợp
Có nhiều góc nhìn khác nhau để xác định các mức độ tích hợp. Ở đây chủ
yếu xét các mức độ theo phương diện xem xét độ phức tạp của các tình huống
dạy học tích hợp, xác định theo các dấu hiệu hợp thành sau:
+ Về số lĩnh vực kiến thức, kĩ năng cần huy động
+ Về các phẩm chất cá nhân, năng lực thành phần được huy động
+ Về các phương tiện dạy học được huy động
+ Về các yếu tố khác được huy động ...
+ Mức độ khó của tình huống …
1.3 Hình thức tổ chức dạy học tích hợp
1.3.1Lựa chọn nội dung bài học tích hợp

Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp
+ Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho
người học
+ Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa
với người học
+ Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật,
đồng thời vừa sức với HS
+ Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
+ Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã
hội của địa phương
+ Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành
Những năng lực cần hình thành cho học sinh
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
5


Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực tính toán
1.3.2 Quy trình xây dựng bài học tích hợp
Bước 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học
gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với trong các môn học của chương trình,
sách giáo khoa hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa
phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp.
Bước 2: Xác định bài học tích hợp, bao gồm tên bài học và thuộc lĩnh vực Khoa

học Tự nhiên hay lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, đóng góp của các môn
vào bài học.
Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài học tích hợp
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
- Định hướng năng lực hình thành
Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến,
mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội
dung cho phù hợp.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các phương pháp dạy
học nhằm phát huy tính tích cực của người học).
1.4 Tìm hiểu cơ hội tích hợp trong chủ đề “Giải tam giác”
6


Chủ đề giải tam giác là nội dung kiến thức trong môn hình học lớp 10 bao
gồm một số kiến thức như: Định lí cosin trong tam giác, định lí sin trong tam
giác , các công thức về diện tích tam giác, công thức độ dài đường trung tuyến...
Các bài tập cho HS trong phần này chủ yếu là các bài toán tính khoảng cách,
diện tích, chu vi tam giác bằng cách áp dụng các kiến thức trên chính vì vậy có
thể xây dựng được các tình huống học tập tích hợp bằng các bài toán có liên
quan đến thực tế cuộc sống, liên quan đến các kiến thức về địa lí, lịch sử, vật lí ...
Các tình huống cụ thể sẽ được trình bày trong phần 2 của tiểu luận này.
PHẦN 2: Xây dựng một số tình huống dạy học tích hợp
2.1 Cách thức xây dựng một tình huống dạy học tích hợp
Như trên đã đề xuất các bước xây dựng một bài học tích hợp, áp dụng theo các
bước này có thể xây dựng một tình huống( chủ đề) học tập theo cấu trúc như sau:
1. Mục tiêu

- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
- Định hướng năng lực hình thành
2. Thời lượng dự kiến: … tiết
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
4. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
5. Các hoạt động học tập
Tình huống 1: Tìm hiểu……
Bước 1:
Bước 2:
…………
Tình huống 2: Tìm hiểu……
Bước 1:
7


Bước 2:
…………
6. Tổng kết và hướng dẫn học tập
2.2 Những tình huống cụ thể.
Sau đây là chủ đề giải tam giác được xây dựng theo quan điểm dạy học tích hợp
cho học sinh lớp 10 THPT. chủ đề sẽ gồm một số tình huống giải toán liên quan
đến các vấn đề thực tiễn, liên quan đến các kiến thức vật lí, địa lí...
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
HS nắm được các kiến thức về giải tam giác, khắc sâu các kiến thức liên quan
như : kiến thức vật lí về chuyển động, kiến thức lịch sử, địa lí...
- Kĩ năng:
Áp dụng được các công thức để giải các bài toán về tam giác, ứng dụng được

kiến thức vật lí, địa lí để giải toán.
- Thái độ:
GD ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Qua các bài toán thực tế HS thấy được sự mở rộng từ nhận thức toán học sang
nhận thức xã hội. Từ đó nhận ra toán học có ứng dụng phong phú đa dạng trong
thực tiễn học tập và trong đời sống.
- Định hướng năng lực hình thành:
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực tính toán
Năng lực sáng tạo
2. Thời lượng dự kiến: 3 tiết
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV cho học sinh chuẩn bị trước một số kiến thức cũ như sau: Định lí cosin, định
lí sin trong tam giác, các công thức tính diện tích tam giác, công thức độ dài
8


trung tuyến, kiến thức vật lí về chuyển động thẳng, đổi đơn vị độ dài trên biển và
trên bộ.....
4. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Đánh giá trong quá trình dạy học
5. Các tình huống học tập
Tình huống 1:

GIẢI:
Đưa bài toán thực tế về bài toán hình học quen thuộc, tính 1 cạnh của tam giác
khi biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó.
- Sau 2 giờ tàu B và tàu C đi được bao nhiêu hải lí?
- Bài toán thực tế trên được đưa về bài toán hình học quen thuộc nào?

- Yêu cầu học sinh lên bảng trình bày lời giải.
9


Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC, ta có:
BC 2 = AB 2 + AC 2 − 2 AB. AC.cosA

= 802 + 60 2 − 2.80.60.cos1100 ≈ 13283,39
⇒ BC ≈ 13283,39 ≈ 115, 25

( hải lí)

Kết luận: Sau 2 giờ, hai tàu cách nhau khoảng 115,25 (hải lí).
Nhận xét: Với tình huống trên HS phải huy động kiến thức vật lý về chuyển
động thẳng để tính quãng đường hai tàu đi được trong 2h. HS phải đưa bài toán
thực tiễn về bài toán toán học quen thuộc từ đó bồi dưỡng được năng lực phát
hiện vấn đề và năng lực sử dụng kí hiệu ngôn ngữ toán học góp phần phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giải toán.
Tình huống 2

10


Có thể lội qua đầm lầy để đo khoảng cách từ B đến C?
( Nếu học sinh trả lời “có” khi đó giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
cho HS:
- Khi lội qua đầm lầy thì nguy cơ tử vong là rất cao có thể bị sụt, lún xuống
đầm lầy mà không thể thoát được.
- Nếu gặp tình huống bị lún mà muốn cứu người thì các em sẽ làm như thế
nào?

GV: Khi gặp tình huống muốn cứu người thì các em không nên nhảy xuống đầm
lầy vì như vậy mình cũng sẽ gặp nguy hiểm theo. Các em có thể dùng dây thừng
hặc cành cây quăng xuống đầm lầy để người bị nạn bám vào rồi kéo lên từ từ).
Phương án lội qua đầm lầy là không khả thi.
- Để giải quyết vấn đề này các em sẽ làm như thế nào?
GV: Hãy sử dụng định lí cosin để giải bài toán này.
Hướng dẫn: Ta chọn điểm A ở vị trí thuận lợi sao cho dễ dàng nhìn thấy điểm B,
C và đo được độ dài AB, AC và góc BAC.
Giả sử các số liệu đo được như hình vẽ. Yêu cầu học sinh lên bảng trình bày. GV
nhận xét ghi điểm.

11


GIẢI:
Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC, ta có:
BC 2 = AB 2 + AC 2 − 2 AB. AC.cosA

= 202 + 232 − 2.20.23.cos850 ≈ 848,82
⇒ BC ≈ 848,82 ≈ 29,13 ( m )

Kết luận: Khoảng cách BC ở hai bên đầm lầy gần bằng 29,13 m.
Nhận xét: Với tình huống trên HS phải chuyển đổi tình huống thực tiễn về tình
huống toán học từ đó mô hình hóa toán học của tình huống và đưa về một bài
toán quen thuộc, HS được giáo dục kỹ năng sống, góp phần phát triển năng lực
giải toán.

Tình huống 3

12



GIẢI:
Đưa bài toán thực tế về bài toán hình học quen thuộc, tính 2 cạnh của tam giác
khi biết 1 cạnh và 2 góc kề.
- Bài toán thực tế trên được đưa về bài toán hình học quen thuộc nào?
Yêu cầu HS lên bảng.
- GV nhận xét, ghi điểm

Xét tam giác ABC có:

(

Aˆ = 87 0 , Bˆ = 620 , c = 500

)

⇒ Cˆ = 1800 − Aˆ + Bˆ = 1800 − ( 870 + 620 ) = 310

Theo định lí sin ta có

a
b
c
=
=
sin A sin B sin C

c sin A 500.sin 87 0
⇒ BC = a =

=
≈ 969, 47 ( m)
sin C
sin 310
c sin B 500.sin 620
⇒ CA = b =
=
≈ 857,17 (m)
sin C
sin 310
Nhận xét: Trong tình huống này HS cần huy động kiến thức về định lý sin trong
tam giác để giải quyết vấn đề từ đó phát triển năng lực giải toán cho HS.
Tình huống 4

13


GIẢI:
Đặt

uuur uu
r uuu
r uu
r
AD = F1 ; AB = F2

Ta có:

. Dựng hình bình hành ABCD


uuur uu
r uu
r uu
r
AC = F = F1 + F2

Vì ABCD là hình bình hành nên:

xet tam giac

uuur uu
r
uuu
r uu
r
AD = AD = F1 ; DC = AB = AB = F2

ADC : Dˆ = 1800 − α

⇒ cosD=cos ( 1800 − α ) = cosα

ur uuur
F = AC = AC = DA2 + DC 2 − 2.DA.DC .cosD

14


ur
uu
r 2 uu

r2
uu
r uu
r
F = F1 + F2 + 2 F1 . F2 cosα

Nhận xét: HS phải phát hiện được vấn đề của tình huống chính là bài toán tìm
hợp lực của hai lực, kiến thức trong môn vật lý. Áp dụng toán học để giải quyết
bài toán vật lý từ đó thấy được ứng dụng của toán học trong thực tiễn góp phần
bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề.
Tình huống 5
Đo chiều cao của một cây
1. Tìm hiểu yêu cầu bài toán: Đo chiều cao của một cây.
2. Xây dựng mô hình toán học và giải bài toán:
+ Xây dựng tam giác ABH vuông tại H, trong đó
B ứng với vị trí của điểm cao nhất của cây, A ứng với vị trí
trên mặt đất cách gốc cây một khoảng AH, H thuộc thân
cây sao cho H là hình chiếu của A trên thân cây, O ứng với

Hình 1

vị trí của gốc cây.

3. Tiến hành đo đạc để lấy số liệu:
+ Sử dụng thước đo góc để đo góc

·
BAH
= a0


;

+ Sử dụng thước đo chiều dài để đo khoảng
cách AH=d và đo khoảng cách OH=l;
4. Tính toán trên số liệu đo được:

15


+ Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có:

(

)

HB
·
·
tan BAH
=
⇒ HB = HA.tanBAH
HA



HB = d.tana0

+ Do đó

OB = d.tana0 + l

h = d.tana0 + l

5. Kết luận: Chiều cao của cây là:

Nhận xét: Tình huống yêu cầu học sinh phải xây dựng được mô hình toán học
cho tình huống. Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống
từ đó thấy được ứng dụng trực tiếp của toán học trong thực tiễn. Rèn luyện năng
lực giải toán, năng lực mô hình hóa toán học.
Ví dụ 1: Đo chiều cao của một cây thông.
Trước hết ta xây dựng mô hình toán học như trên rồi đo đạc để lấy kết quả
số liệu như sau: khoảng cách từ điểm A đến điểm H là hình chiếu của điểm A
trên gốc cây là AH=10m, khoảng cách từ điểm H trên gốc cây đến mặt đất là
OH=1m. Gọi B là điểm cao nhất của cây thông, ta đo góc
ABH vuông tại H, ta được

·
BAH
= 43.50

·
BAH

của tam giác

.

Giải:
Xét tam giác ABH vuông tại H. Ta có:
HB = 10.tan43.50


hay

·
HB = HA.tanBAH



HB ; 9.49m
16


Do đó cây thông có chiều cao khoảng:

OB = HB + HO ; 10.49m
.

Tình huống 6
Đo khoảng cách hai chiếc thuyền trên biển
1. Tìm hiểu yêu cầu bài toán: Đo khoảng cách hai chiếc thuyền trên biển.
2. Xây dựng mô hình toán học và giải bài toán:
+ Lấy hình ảnh cụ thể để minh họa: cột Hải đăng Kê Gà thuộc xã Tân
Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận (Hình 5) được xây dựng
từ năm 1897–1899 và toàn bộ bằng đá. Tháp đèn có hình bát giác, cao
66m so với mực nước biển. Trên biển có hai chiếc thuyền cách nhau
một khoảng d cần xác định khoảng cách.
+ Xây dựng tam giác ABH như sau: A là vị trí ở đỉnh tháp dùng để đo
góc; B là vị trí của chiếc
thuyền 1; C là vị trí của chiếc
thuyền 2; H là hình chiếu của
điểm A trên mặt phẳng nước

(giả sử mặt nước trong phạm
vi khảo sát đo là phẳng).
Hình 5

3. Tiến hành đo đạc để lấy số liệu:
+

Đặt

d1 = HB, l1 = AB

d2 = HC, l2 = AC, d = BC

,

.

+ Gọi Ab’ là tia song song và
cùng hướng với tia HB, tia Ac’
là tia song song và cùng hướng
17


tia HC.

h

+ Xác định chiều cao:
+


Sử

dụng

HA = h

thước

.

đo

góc

để

đo

· ; Ab' = α , AC
) ( · ; Ac') = β , ( ·AB; AC ) = ϕ
( AB
0

0

các

góc

sau:


0

4. Tính toán trên số liệu đo được:

)

(

·ABH = AB
· ; Ab' = α 0
+ Xét tam giác ABH vuông tại H, có AH=h,

sin B =
le trong), ta có:

AH
AH
⇒ AB =
AB
sin B

l1 =
hay

h
sin α 0

(so


.

)

(

·ACH = AC
· ; Ac' = β0
+ Xét tam giác ACH vuông tại H, có AH=h,

sin C =
le trong), ta có:

+ Xét tam giác ABC có

AH
AH
⇒ AC =
AC
sin C

( ·AB; AC ) = ϕ

lí côsin trong tam giác ABC, ta có:


0

,


l2 =
hay

h
sin β 0

AB = l1 , AC = l2

(so

.

. Áp dụng định

BC 2 = AB 2 + AC 2 − 2. AB. AC.cos A

d 2 = l12 + l22 − 2.l1.l2 .cos ϕ 0



d = l12 + l22 − 2.l1.l2 .cos ϕ 0

18


5. Kết luận: Vậy khoảng cách giữa chiếc thuyền 1 và chiếc thuyền 2 là:

d = l12 + l22 − 2.l1.l2 .cos ϕ 0
HB = d1 HC = d2
Nhận xét: Ta có thể tính được

,
từ cách xây dựng tam
giác như ở trên. Từ đó có thể biết được chiếc thuyền 1và chiếc thuyền 2
cách chân tháp bao nhiêu.

PHẦN 3: Kết luận
Dạy học tích hợp là phương thức dạy học duy nhất có thể đạt được mục
tiêu giáo dục là phát triển năng lực cho người học để nhằm phục vụ cho các quá
trình học tập sau này hoặc nhằm hoà nhập người học vào cuộc sống lao động.
Quá trình mô hình hóa các tình huống thực tiễn cho thấy mối quan hệ giữa
thực tiễn với các vấn đề trong sách giáo khoa dưới góc nhìn của toán học. Do
vậy, nó đòi hỏi học sinh cần vận dụng thành thạo các thao tác tư duy toán học
như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Ở trường phổ
thông, cách tiếp cận này giúp việc học toán của học sinh trở nên thiết thực và có
ý nghĩa hơn, tạo động cơ và niềm say mê học tập môn toán
Do tầm quan trọng của việc giải quyết các bài toán có nội dung thực tế
ngày càng cao, nên chúng ta cần thiết đưa vào chương trình nhiều bài toán có nội
dung thực tế phong phú, đa dạng để học sinh được rèn luyện về kỹ năng và
19


phương pháp giải quyết các bài toán đó. Hơn nữa cần giáo dục học sinh nhận
thức được vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng kiến thức toán để giải các
bài toán có nội dung thực tế. Đặc biệt chương trình môn toán nên dành một
lượng thời gian nhất định để giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành đo đạc, tìm
hiểu và giải các bài toán có nội dung thực tế, từ đó hướng đến giải quyết các bài
toán do thực tế đặt ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự thảo chương trình tổng thể (2015), Bộ Giáo dục và đào tạo.

2. Nguyễn Đức Chính (2011), Phát triển chương trình đào tạo, Tài liệu giảng
dạy, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội
3. Trần Văn Hạo, chủ biên (2013), Đại số và Giải tích 12, NXB Giáo dục.
4. Tài liệu tập huấn Dạy học và Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh (2014), Vụ Giáo dục trung học
5. Đỗ Đức Thái (2014). Nội dung dạy học môn toán trong trường phổ thông
Việt Nam. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 104, tháng 5/2014.

20



×