Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Tiểu luận chính sách đối ngoại công chúng của hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.32 KB, 58 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Toàn cầu hóa và bối cảnh quốc tế đã và đang
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đối ngoại công chúng.
Thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI đang thay đổi rất nhanh chóng
dưới tác động của tiến trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và internet. Truyền tin qua
vệ tinh và mạng Internet dường như đã thu hẹp khoảng cách không gian ngăn
cách các dân tộc trên hành tinh, tạo điều kiện liên kết ngày càng nhiều người
trong một cộng đồng điện tử ảo. “Chính siêu lộ thông tin đã dịch chuyển các
loại tiền tệ của nền kinh tế toàn cầu quanh hành tinh với tốc độ ánh sáng cũng
chuyên chở các ý tưởng và hình ảnh tự do xuyên biên giới chính trị và tư
tưởng” nguyên thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Strobe Talbott nhấn mạnh.
Ở Hoa Kỳ, hoạt động đối ngoại công chúng được tiến hành từ rất sớm và
có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện. Vì thế, hoạt động đối ngoại công
chúng của Hoa kỳ khá phong phú, đa dạng và bổ sung cho các hoạt động ngoại
giao của nhà nước. Đặc biệt từ sau sự kiện 11/9, cuộc tranh luận về đối ngoại
công chúng trở nên sôi nổi và gây sự chú ý lớn của công luận với việc chính
quyền Mỹ đề cao hình thức ngoại giao này nhằm khôi phục lại hình ảnh, uy tín
chính trị quốc tế (còn được gọi là “sức mạnh mềm”) của một siêu cường toàn
cầu trong con mắt của cộng đồng quốc tế nói chung và thế giới Hồi giáo nói
riêng, qua đó giúp loại trừ tận gốc nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố đang đe
dọa đến hòa bình, an ninh, phát triển của nhiều quốc gia.Trong tuyên bố lập
trường đầu tiên của mình, tân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton của Chính
quyền Obama khẳng định sự cần thiết về vai trò lãnh đạo của Mỹ và tư tưởng
xây dựng một nền ngoại giao dựa trên “sức mạnh thông thái”.
Trong quan hệ với Việt Nam, bên cạnh quá trình bình thường hóa quan
hệ giữa hai nước, các hoạt động đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ cũng được
đẩy mạnh và ở mức độ nhất định đã tác động tích cực đến quan hệ song
1



phương giữa hai nước. Những hoạt động này diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình
thức khác nhau. Hai bên đã tiến hành trao đổi nhiều chuyến thăm lẫn nhau giữa
các đoàn đại biểu của các tổ chức quần chúng và cá nhân. Ngày càng có nhiều
người Mỹ đến Việt Nam cũng như có nhiều người Việt Nam có cơ hội sang Mỹ
du học, giao lưu văn hóa,… Điều đó đã góp phần tăng cường hiểu biết về đất
nước và con người của hai đất nước.
Về phía Việt Nam, trong những năm gần đây sự gia tăng những hoạt
động đối ngoại công chúng trong quan hệ với Hoa Kỳ cũng là điều đáng chú ý.
Những hoạt động này cùng với ngoại giao nhà nước đã góp phần không nhỏ
vào sự hiểu biết tốt hơn và sự hợp tác nhiều hơn giữa nhân dân hai nước. Điều
này đã góp phần hòa giải hai dân tộc sau nhiều năm chiến tranh và đối đầu, làm
cho quan hệ song phương Việt – Mỹ ngày càng được cải thiện vì lợi ích chung
của cả hai dân tộc và hai nước. Tuy nhiên, hai nước vẫn còn tồn tại những vấn
đề cần giải quyết, vì thế đối ngoại công chúng tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong công việc phát triển quan hệ song phương Việt – Mỹ.

2


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG HOA KỲ
1.1, Khái niệm đối ngoại công chúng
Đối ngoại công chúng là việc quan hệ với các thành phần phi chính phủ
(công chúng) nước ngoài để thực hiện chính sách đối ngoại của đất nước.
Sức mạnh mềm là khả năng tác động đến người khác để đạt được kết
quả mong muốn thông qua cách cuốn hút, hấp dẫn họ thay vì ép buộc hay mua
chuộc bằng tiền. Đối với một quốc gia, sức mạnh mềm tồn tại ngay trong văn
hóa, các giá trị và chính sách của mình. Một chính sách quyền lực khôn khéo
phải biết kết hợp cả hai nguồn lực sức mạnh cứng và mềm. Đối ngoại công
chúng từ lâu đã được xem như một công cụ để quảng bá sức mạnh mềm của
một quốc gia và cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giành phần thắng

trong Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến hiện nay chống lại nạn khủng bố xuyên
quốc gia chính là cuộc chiến nhằm giành được trái tim và khối óc, do vậy việc
tin tưởng quá mức vào duy nhất sức mạnh cứng không phải là con đường dẫn
đến thành công trong cuộc chiến này. Đối ngoại công chúng là một vũ khí quan
trọng trong kho vũ khí của sức mạnh thông minh. Tuy nhiên, đối ngoại công
chúng khôn khéo đòi hỏi sự hiểu biết chắc chắn về vai trò của sự khả tín, sự tự
phê và xã hội dân sự trong việc hình thành sức mạnh.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, các nước tiến hành các hoạt động ngoại
giao dưới nhiều hình thức khác nhau: ngoại giao truyền thống và ngoại giao
nhân dân (hay còn có cách gọi khác là đối ngoại công chúng). Ngoại giao
truyền thống chính là mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ của các nước
có chủ quyền, giữa các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của các nước. Các quan chức
làm việc trong đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của một nước ở
nước ngoài là những người đại diện cho chính phủ của họ ở nước đó; làm
nhiệm vụ giải quyết những vấn đề có liên quan đến quan hệ và lợi ích giữa hai
bên. Đây là kiểu ngoại giao thông thường và phổ biến nhất trong quan hệ quốc
3


tế, còn được gọi là ngoại giao nhà nước. Trong khi đó, đối ngoại công chúng là
một bộ phận của công tác đối ngoại; là việc quan hệ với thành phần công
chúng, phi chính phủ của các nước để thực hiện chính sách đối ngoại của đất
nước mình. Chủ thể này là cơ quan Đảng, Nhà nước; tổ chức đoàn thể nhân
dân hoặc tổ chức phi chính phủ. Hơn nữa, các hoạt động của đối ngoại công
chúng thể hiện nhiều quan điểm khác nhau của cá nhân hoặc tổ chức tiến hành
không nhất thiết phải là quan điểm của chính phủ nước đó. Chính vì vậy, đối
ngoại công chúng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ở Hoa Kỳ cũng có những định nghĩa khác nhau về đối ngoại công
chúng. Theo một nghiên cứu của Thư viện Quốc hội Mỹ và các chương trình
hoạt động quốc tế và văn hóa chuẩn bị cho Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện

Mỹ, thuật ngữ 'đối ngoại công chúng” lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1965
bởi Dean Edmund Gullion của trường Fletcher tại Đại học Tufts. Một định
nghĩa khá phổ biến là định nghĩa của Từ điển thuật ngữ quan hệ quốc tế của Bộ
ngoại giao Mỹ. Theo định nghĩa này, đối ngoại công chúng “đề cập tới các
chương trình do chính phủ tài trợ nhằm cung cấp thông tin hoặc gây ảnh hưởng
đối với công luận ở các nước khác, những công cụ chính của ngoại giao nhân
dân là là các ấn phẩm, phim hành động, trao đổi văn hóa, đài phát thanh và
truyền hình”. Một định nghĩa khác là của Cựu Thứ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ
Hughes: đối ngoại công chúng là một thuật ngữ bao quát nhiều cách thức mà
chính phủ của chúng tôi tiếp cận và thông tin cho nhân dân các nước trên thế
giới về đất nước, những giá trị và chính sách của chúng tôi…
Như vậy, theo các cách định nghĩa khác nhau này, đối ngoại công chúng
của Hoa Kỳ có lĩnh vực hoạt động khá rộng và dưới nhiều hình thức khác
nhau. Các chương trình của nó đều do Chính phủ thông qua, Bộ ngoại giao
điều hành hoặc tài trợ. Những hoạt động sau đây là một vài ví dụ về hoạt động
đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ: 1. Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ đã sản xuất
4


phim về vấn đề ma túy (ví dụ phim The Trip – chuyến đi) để cung cấp cho các
đài truyền hình ở các nước Mỹ latinh, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm và
tuyên truyền phòng chống nạn buôn bán ma túy bất hợp pháp ở các nước này;
2. Bộ ngoại giao công chúng ở các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài thực hiện các
chương trình trao đổi giao dục với nước sở tại, bao gồm các hoạt động như:
cung cấp thông tin về các ngành giáo dục của Mỹ, tuyển chọn sinh viên và học
giả cho các chương trình trao đổi giáo dục của Mỹ. Mục tiêu chung của các
hoạt động này nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh nước Mỹ, văn hóa, xã hội,
gây thiện cảm với nhân dân ở các nước khác, vì thế góp phần làm giảm những
định kiến và tinh thần chống Mỹ ở những nước không có quan hệ thân thiện
với Mỹ.

Quan điểm về đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ có sự khác biệt so với
các nước trên thế giới. Đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ được gọi theo cách
phổ biến nhất trong tiếng anh “public diplomacy”, nghĩa là nền ngoại giao liên
quan đến các công việc của công chúng, đến cá nhân hoặc tổ chức quần chúng.
Nhìn chung, đối tượng chính của các loại hình này là các tầng lớp nhân dân
khác nhau của một hoặc nhiều nước. Mặc dù gọi là đối ngoại công chúng
nhưng các chương trình hoạt động lại do Chính phủ trực tiếp điều hành. Điều
này có nghĩa là hoạt động đối ngoại công chúng là một bộ phận của công tác
đối ngoại của nhà nước.
1.2, Đôi nét về đối ngoại công chúng Hoa Kỳ
Vai trò của đối ngoại công chúng
Về cơ bản, đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ cũng như của các nước có hình
thức và nội dung hoạt động khá giống nhau. Tuy nhiên, do sự khác nhau về
quan điểm và điều kiện thực hiện nên vai trò của loại hình ngoại giao này ở các
nước hoàn toàn không giống nhau.
5


Ở Hoa Kỳ cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của đối ngoại
công chúng. Quan điểm chính thức của Cơ quan Thông tin Hoa kỳ, một trong
những cơ quan chịu trách nhiệm chính về các hoạt động đối ngoại công chúng
của Hoa Kỳ từ 1953 đến 1999, xác định đối ngoại công chúng tìm cách thúc
đẩy lợi ích và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ thông qua việc đạt được sự hiểu
biết, thông tin, gây ảnh hưởng đối với công chúng nước ngoài,…tăng cường
đối thoại giữa công dân Mỹ và các đối tác nước ngoài. Quan điểm của các cơ
quan thực hiện đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ đã cho thấy mục tiêu và vai
trò của hoạt động này là tang cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở nước ngoài và
phục vụ lợi ích quốc gia, thiết lập vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới.
Quan chức ngoại giao và các học giả cũng đưa ra những quan điểm khác
nhau về vai trò của đối ngoại công chúng. Theo quan điểm của Hans N. Tuch,

thì đối ngoại công chúng chính là những nỗ lực chính thức của chính phủ để
hình thành môi trường thông tin ở bên ngoài, trong môi trường đó, chính sách
đối ngoại của Mỹ được thực hiện nhằm giảm bớt tác hại của sự nhận thức sai
và hiểu biết không đúng đối với mối quan hệ của Mỹ với các nước khác. Trong
khi đó, Joseph Nye, giáo sư hàng đầu của Đại học Harvard, là người đầu tiên
đưa ra khái niệm sức mạnh “mềm” khi bàn về vai trò của đối ngoại công
chúng. Ông đánh giá vai trò của đối ngoại công chúng là một sức mạnh
“mềm”, đó là một “khả năng đạt được cái mà bạn muốn bằng cách thu hút và
thuyết phục những người khác chấp nhận các mục tiêu của bạn”. Nó khác với
sức mạnh “cứng”.
Nhìn chung, những quan điểm khác nhau về hình thức và nội dung của
hoạt động đối ngoại công chúng nói chung và Hoa Kỳ nói riêng đã cho thấy, dù
được thực hiện dưới hình thức và nội dung nào thì đối ngoại công chúng vẫn
đảm bảo vai trò bổ sung cho ngoại giao chính thức của nhà nước để phục vụ
lợi ích của một quốc gia. Trên thực tế, các chính quyền Hoa Kỳ đã thực hiện
6


hoạt động đối ngoại công chúng bằng nhiều chương trình khác nhau về thông
tin đối ngoại, trao đổi văn hóa và giáo dục với nhiều nước trên thế giới. Các
chương trình này đều do một số cơ quan chuyên trách của chính phủ đảm
nhiệm. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ còn sử dụng nhiều “ngôi sao” thể thao, ca
nhạc, truyền hình làm “đái sứ văn hóa” hoặc “phái viên văn hóa” để thực hiện
các sứ mệnh ngoại giao ở các nước trên thế giới nhằm tuyên truyền cho chính
sách và hình ảnh của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Như vậy, đối ngoại công chúng là
một bộ phận cấu thành ngoại giao tổng thể của nhà nước và do các cơ quan của
chính phủ trực tiếp điều hành, đó là Bộ ngoại giao Mỹ và một số cơ quan khác
trực thuộc chính phủ. Công việc của các cơ quan này có liên quan trực tiếp đến
công dân hoặc các tổ chức quần chúng của Hoa Kỳ và các nước khác. Đặc
điểm này làm cho đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ có những nét đặc thù so

với nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, trong lịch sử quan hệ quốc tế, Mỹ
và các nước đã sử dụng đối ngoại nhân dân dưới những hình thức khác nhau để
đạt được mục tiêu chính trị trong các quan hệ song phương và đa phương.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, khi cuộc đối đầu về ý thức hệ giữa các nước tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa diễn ra gay gắt, các nước thuộc hai khối đã
sử dụng các phương tiện thông tin, chủ yếu là đài phát thanh để tuyên truyền,
chống phá lẫn nhau. Trong thời đại bùng nổ các phương tiện thông tin hiện
nay, việc thông tin tuyên truyền có thêm nhiều điều kiện thuận lợi. Do có lực
lượng phương tiện thông tin khổng lồ, đạt trình độ kỹ thuật cao nên Mỹ là
nước đi tiên phong trong việc thực hiện các hoạt động đối ngoại công chúng
thông quâ các hình thức chủ yếu như: đài phát thanh, truyền hình, mạng
internet, phim ảnh, sách báo…đây là một thuận lợi của Mỹ trong việc thực
hiện các chương trình đối ngoại công chúng.
Khái quát quá trình hoạt động đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ
7


Có ý kiến cho rằng, “Tuyên ngôn độc lập” (của Mỹ) chính là văn
kiện đầu tiên về đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ. Mọi hoạt động của đối
ngoại công chúng sau đó đều thể hiện tinh thần của văn kiện này. Hoạt động
đối ngoại nhân dân hiện đại của Hoa Kỳ bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất và chính thức được đưa vào chương trình hoạt động
của chính phủ với việc Tổng thống Woodrow Wilson thành lập Ủy ban Thông
tin công chúng. Tuy nhiên, việc thành lập Ủy ban này không được Quốc hội
phê chuẩn. mặc dù vậy, Ủy ban thoogn tin công chúng vẫn tồn tại và có nhiệm
vụ tập hợp sự ủng hộ của công chúng trong nước đối với việc Mỹ tham gia
cuộc chiến tranh. Đồng thời, Ủy ban này còn tiến hành tuyên truyền ở nước
ngoài về những mục tiêu mà chính quyền Mỹ cho là vì dân chủ khi tham gia
chiến tranh cũng như gây ảnh hưởng đối với công chúng các nước. Như vậy,
trong giai đoạn này, chính phủ Mỹ đã chú ý tới vai trò quan trọng của công

chúng cả trong và ngoài nước đối với việc ủng hộ cho chính sách đối ngoại.
Đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới đã xuất hiện yếu tố mới. Đầu tiên, 1919 Viện giáo dục quốc tế
(IIE) – tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được thành lập với mục đích nhằm “thúc
đẩy hào bình và hiểu biết giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác thông qua hoạt
động trao đổi giáo dục – đã thuyết phục Chính phủ Mỹ cấp thị thực sinh viên
không nhập cư cho các sinh viên nước ngoài tham gia chương trình trao đổi
giáo dục của IIE. Mặc dù là tổ chức phi chính phủ nhưng lại được chính phủ
Mỹ tài trợ, do đó về bản chất đây là một bộ phận của đối ngoại công chúng.
một điểm nổi bật nữa trong hoạt động đối ngoại công chúng trong giai đoạn
này là việc sử dụng phim ảnh để gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở nước ngoài.
Phim của Hollywood được xuất khẩu rất nhiều sang các nước Mỹ latinh, châu
Âu, được cả Bộ ngoại giao và Bộ thương mại Mỹ hỗ trợ. Phim của Hollywood
8


đã góp phần rất lớn cho việc quảng cáo hàng hóa Mỹ cà sự thịnh vượng của
Mỹ.
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, kỹ thuật truyền thông của Mỹ
đã có nhiều tiến bộ hơn và được chính phủ khai thác nhằm tăng cường hoạt
động đối ngoại công chúng chống chủ nghĩa phát xít. Năm 1940, Bộ ngoại giao
Mỹ bắt đầu thực hiện chương trình tham quan quốc tế với 130 nhà báo các
nước Mỹ latinh là khách đầu tiên của chương trình này. Đặc biệt, năm 1942,
Tổng thống Franklin Roosevelt cho thành lập Văn phòng thông tin chiến tranh
và Đài phát thanh Hoa Kỳ(VOA). Một điểm đáng chú ý là việc Chính phủ Mỹ
thành lập một số cơ quan thực hiện các hoạt động tuyên truyền ở nước ngoài
giai đoạn này vẫn chưa được thông qua của Quốc hội. Vì vậy, hoạt động đối
ngoại công chúng lúc này vãn chưa có cơ sở pháp lý và chương trình dài hạn.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã hình thành trật ự hai cực đối
đầu về ý thức hệ giữa hai khối tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và xã hội chủ

nghĩa do Liên Xô lãnh đạo. Tình hình đó làm cho nhu cầu về hoạt động tuyên
truyền để chống phá lẫn nhau càng cao. Đối với Mỹ, đây chính là giai đoạn đối
ngoại công chúng đã có cơ sở pháp lý chính thức, mở đầu là viêc ban hành Đạo
luật Fulbright (1946) và Đạo luật Smith – Mundt (1948), quy định mục tiêu và
phạm vi hoạt động của lĩnh vực ngoai giao này, bao gồm trao đổi giáo dục và
thông tin của Mỹ với nước ngoài. Từ đây, đối ngoại công chúng của Hoa Kỳ đã
có bước ngoặt mới, chính thức trở thành một lĩnh vực hoạt động có cơ sở pháp
lý và chương trình hoạt động bài bản, lâu dài. Năm 1950, Quốc Hội Mỹ đã
thành lập Ủy ban Tư vấn ngoại giao công chúng Mỹ và năm 1953 Cơ quan
Thông tin Hoa Kỳ được thành lập để quản lý các hoạt động thông tin và văn
hóa chung của Chính phủ Mỹ.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự can thiệp của Mỹ diễn ra ở nhiều nơi
trên thế giới, tuy nhiên họ cũng gặp phải nhiều thất bại, gây hậu quả xấu đến
9


hình ảnh đất nước. Vì thế, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, việc đẩy mạnh
tuyên truyền và gây ảnh hưởng dưới các hình thức của hoạt động đối ngoại
công chúng càng trở nên cần thiết. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin
vào thập niên cuối của thế kỷ XX càng tạo điều kiện cho việc thực hiện các
chương trình tuyên truyền thông qua các loại hình khác nhau như: phát thanh,
phim ảnh, internet,… Bên cạnh các hoạt động ngoại giao chính thức của nhà
nước trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước, chính phủ cần
phải làm cho nhân dân các nước “hiểu tốt hơn” về những chính sách của Hoa
Kỳ cũng như cải thiện hình ảnh nước Mỹ trong mắt các dân tộc khác, đặc biệt
là cộng đồng Hồi giáo. Sau khi Liên Xô sụp đổ, ngân quỹ dành cho ngoại giao
công chúng đã bị cắt giảm. Năm 1998, hãng thông tin Mỹ được thành lập để
giới thiệu các giá trị văn hóa Mỹ ra nước ngoài đã sáp nhập vào Bộ Ngoại giao.
Từ tháng 7-2005, việc chú trọng đến ngoại giao công chúng đã được
"nhấn mạnh" khi bà Karen Hughes - một chuyên gia có kinh nghiệm trên 10

năm làm tư vấn cho Tổng thống Bush - được chỉ định làm thứ trưởng Ngoại
giao phụ trách ngoại giao nhân dân và các vấn đề công chúng. Để xây dựng
hình ảnh về nước Mỹ, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, đã đến lúc Mỹ phải
thay đổi và cần chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân dân Mỹ
với nhân dân các nước.
Một hình thức đáng chú ý khác của đối ngoại công chúng là một số
trường đại học ở Hoa Kỳ đã thành lập các trung tâm về đối ngoại công chúng.
các trung tâm này góp phần nghiên cứu về đối ngoại công chúng nói chung và
đối ngoại công chúng Hoa kỳ nói riêng, đồng thười đưa ra các khuyến nghị về
chính sách cho đối ngoại công chúng của Chính phủ.
Như vậy, so với các nhiều nước, quá trình hoạt động đối ngoại công
chúng của Hoa Kỳ được bắt đầu khá sớm và có nhiều điều kiện thuận lợi để
thực hiện. Vì thế, các hình thức hoạt động rất phong phú, đa dạng và bổ sung
cho các hoạt động của ngoại giao nhà nước.
10


1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy đối ngoại công chúng Hoa Kỳ
Do xác định được vai trò quan trọng của đối ngoại công chúng trong
việc hỗ trợ thực hiện các chính sách đối ngoại của nhà nước nên các chính
quyền Mỹ đã sớm thành lập các cơ quan chuyên trách để trực tiếp điều hành
các hoạt động đối ngoại công chúng. Vì thế, hoạt động đối ngoại công chúng là
một bộ phận quan trọng của các cơ quan đối ngoại nhà nước và được chính
phủ cung cấp nhiều khoản ngân sách lớn để hoạt động.
Trong suốt mấy thập kỷ quan, có nhiều cơ quan của Chính phủ Mỹ
đã tham gia vào hoạt động đối ngoại công chúng. Uỷ ban tư vấn đối ngoại
công chúng Mỹ (USACPD) là cơ quan chuyên trách được thành lập sớm nhất.
Sau đó là cơ quan thông tin Hoa Kỳ (USIA) đảm trách công việc quản lý các
chương trình đối ngoại công chúng.Trong cơ cấu hiện nay của Bộ ngoại giao
Hoa Kỳ,các hoạt động đối ngoại công chúng chủ yếu do Vụ Đối ngoại công

chúng và các vấn đề công chúng( Public Diplomacy and Public Affairs –
PD&PA ) đảm nhiệm và do một trong sáu Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách.
Điều này cho thấy sự coi trọng của Chính phủ Hoa Kỳ đối với hoạt động Đối
ngoại công chúng. Trong cơ cấu của PD&PA ,có ba ban chính là: Ban Các vấn
đề văn hóa giáo dục, Ban Các vấn đề công chúng,Ban Các chương trình thông
tin quốc tế. Các Ban này đảm nhiệm những nhiệm vụ nhất định liên quan đến
đối ngoại công chúng.
Ngoài ra, còn có các cơ quan khác của chính phủ tham gia vào hoạt
động đối ngoại công chúng nhưng không trực thuộc Bộ Ngoại giao như Cục
Phát thanh và truyền hình quốc tế, Uỷ ban quản lý phát thanh và truyền hình
quốc tế. Cũng có cả các tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động đối ngoại
công chúng nhưng lại có liên quan chặt chẽ đến một cơ quan của chính phủ,
11


như trường hợp của Hiệp hội sinh viên USIA và sau đổi thành Hiệp hội sinh
viên đối ngoại công chúng .
Như vậy, hệ thống các cơ quan của chính phủ Mỹ tham gia hoạt động
đối ngoại công chúng khá đa dạng và đồ sộ. Đồng thời,chức năng và nhiệm vụ
của các cơ quan này nõ ràng, không chồng chéo. Ngoài ra, tính chuyên nghiệp
của chúng rất cao vì chủ yếu do các cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp đảm
nhiệm.
1.3.1, Uỷ ban Tư vấn đôi ngoại công chúng
Uỷ ban tư vấn đối ngoại công chúng Mỹ( USACPD) được thành lập
năm 1950, có đại diện là hai chính đảng chủ chốt của Mmỹ là Đảng Cộng hòa
và Đảng Dân chủ. USACPD do Quốc hội thành lập nhưng bảy thành viên của
Uỷ ban lại do Tổng thống bổ nhiệm theo sự tư vấn của Thượng nghị viện. Sự
tham gia của ba phần chính trị quan trọng của Quốc hội và Chính phủ Mỹ vào
việc thành lập Uỷ ban này cho thấy tính chất quan trọng của USACPD đối với
hoạt động đối ngoại công chúng Mỹ.

Các thành viên của USACPD là những người có chuyên môn khác
nhau, được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ ba năm và có thể tái bổ nhiệm. Cơ sở pháp
lý ban đầu cho hoạt động của USACPD là Khoản 604 của Đạo luật về Thông
tin và trao đổi năm 1948 của Mỹ. Sau đó cơ sở pháp lý của USACPD được bổ
sung và chỉnh sửa theo một sô văn bản pháp lý được ban hành và các năm
1997, 2000, 2005 và 2006.
Nhiệm vụ chính của USACPD là đánh giá tổng thể và đưa ra những
khuyến nghị, giải pháp cho các chính sách,chương trình hoạt dộng của tất cả
các cơ quan của Mỹ tham gia hoạt động đối ngoại công chúng ở trong nước và
nước ngoài. Mục đích chính là giúp Chính phủ Mỹ hiểu rõ, cung cấp thông tin
12


và gây ảnh hưởng với công chúng nước ngoài thông qua đối ngoại công chúng.
Các báo cáo của USACPD cũng được trình lên Tổng thống, Quốc hội, Bộ
trưởng Ngoại giao và chúng cũng được thông báo cho công chúng Mỹ theo
Đạo luật Tự do thông tin của Mỹ. Trừ các phiên họp kín, công chúng Mỹ được
phép tham dự các phiên họp công khai của USACPD Ngoài ra, USACPD còn
có nhiệm vụ hỗ trợ mở rộng các hoạt động đối ngoại công chúng, kể cả việc
cung cấp tài chính cho các tổ chức phi chính phủ. USACPD cũng đưa ra những
báo cáo về sự phản ứng của chính phủ và công chúng nước khác đối với các
chương trình và hoạt động đối ngoại công chúng của Chính phủ Mỹ ở các nước
đó, trên cơ sở đó Chính phủ Mỹ có những điều chỉnh kịp thời về chính sách đối
ngoại công chúng.
Xét theo phương thức tổ chức và hoạt động của USACPD, đây là một cơ
quan có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và giúp Chính phủ Mỹ cải tiến
ác chương trình và hoạt động đối ngoại công chúng.
1.3.2, Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ
Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (United States Information Service – USIS)
được Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisennhower thành lập năm 1953. Tuy nhiên

để tránh nhầm lẫn với Cơ quan Nhập cư Mỹ ( United States Immigration
Service), tên USIS thường được dùng ở nước ngoài.
Hai cơ sở pháp lý trao quyền hoạt động cho USIS là Đạo luật Fulbright
(1946) và Đạo luật Smith – Mundt ( 1948) . Trong suốt thời gian từ 1953 đến
năm 1978, USIS chỉ đảm nhiệm lĩnh vực thông tin, không thực hiện các hoạt
đọng trao đổi văn hóa, giáo dục. Năm 1978, Tổng thống Jimmy Carter đổi tên
cơ quan này thành Cơ quan Thông tin quốc tế ( International Communication
Agency – USICA). USICA lúc này bao quát đầy đủ các hoạt động của cả ba
13


lĩnh vực về thông tin, trao đổi văn hóa, giáo dục. Năm 1982, Tổng thống
Ronald Reagan đổi tên USICA thành USIA, tức cơ quan Thông tin Hoa Kỳ
( United States Information Agency ) . Dù tên gọi khác nhau nhưng kể khi ra
đời , USIA vẫn là một cơ quan đối ngoại độc lập của Chính phủ Mỹ.
Mục tiêu chung của USIA được xác định là giải thích và hỗ trợ cho các
chính sách cũng như thúc đẩy lợi ích quốc gia của Mỹ thông qua rất nhiều
chương trình thông tin ở nước ngoài. USIA cũng nhằm thúc đẩy sự hiểu biết
chung giữa Hoa Kỳ và các nước khác thông qua việc thực hiện các hoạt động
trao đổi văn hóa, giáo dục.
Nhiệm vụ chính của USIA là tìm hiểu, cung cấp thông tin và gây ảnh
hưởng đối với công chúng ở nước ngoài để thúc đẩy lợi ích quốc gia của Mỹ
và tăng cường các cuộc đối thoại giữa người Mỹ, các cơ quan Mỹ với các đối
tác nước ngoài. Những công việc cụ thể bao gồm :
- Giải thích và ủng hộ các chính sách của Mỹ, làm công chúng có thể tin cậy
được và có ý nghĩa đối với các nền văn hóa của các nước khác
- Cung cấp thông tin về các chính sách chính thức của Chính phủ Mỹ, về con
người, những giá trị và các thể chế góp phần hình thành nên các chính sách đó.
- Đem lại những lợi ích cho công dân và thể chế của Mỹ bằng cách giúp đỡ họ
thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với các đối tác của học ở nước ngoài

khi học tham gia các hoạt động quốc tế.
- Tư vấn cho Tổng thống và các nhà hoạch định chính sách về những cách thức
nhằm tác động đến thái độ của người nước ngoài để tạo ra hiệu quả tốt nhất
cho các chính sách của Mỹ.

14


Do nhu cầu đối thoại của Mỹ với nhân dân các nước khác ngày càng tăng nên
USIA trở thành cơ quan chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động thông tin và
trao đổi văn hóa, giáo dục của Mỹ với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đến
tháng 10 năm 1999, sự hoạt động của USIA như một cơ quan độc lập bị chấm
dứt theo đạo luật cơ cấu lại hoạt động đối ngoại.Lý do chính của việc giải tán
USIA là để hợp lý hóa việc sử dụng ngân sách và bố trí cán bộ ngoại giao của
Mỹ trong điều kiện công nghệ thông tin có nhiều tiến bộ mới. Các hoạt động
trao đổi thông tin, văn hóa,giáo dục được chuyển cho Vụ Ngoại gia công chúng
và các vấn đề công chúng của Bộ Ngoại giao. Các chương trình phát thanh mà
trước đây USIA đảm nhiệm được giao cho Uỷ ban quản lý phát thanh và
truyền hình, một cơ quan độc lập của chính phủ.
1.3.3, Vụ ngoại giao công chúng, các vấn đề công chúng của Bộ Ngoại giao
* Ban các vấn đề văn hóa và giáo dục
Ban Các vấn đề văn hóa và giáo dục ( Bureau of Education and Cultural
Affairs – BECA ) có nhiệm vụ chính là tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân
Mỹ và nhân dân các nước trên thế giới. Các hoạt động của BECA bao gồm các
chương trình chính sau :
- Chương trình học giả Fulbright
- Chương trình trao đổi thanh niên mang tên Budestag
- Chương trình khách tham quan quốc tế
- Chương trình học bổng Gilam dành cho sinh viên Mỹ đi học ở nước ngoài
- Chương trình học tập và trao đổi dành cho thanh niên

- Chương trình trao đổi các nhà lãnh đạo tương lai
15


Trong khuôn khổ các chương trình này, hằng năm, Bộ ngoại giao Mỹ đã mời
một số lượng người nước ngoài có chọn lọc đén Mỹ để học tập, nghiên cứu và
thăm quan. Thông qua cá hoạt động này, các vi khách nước ngoài có cơ hội tìm
hiểu đời sống văn hóa và xã hội Mỹ. Đây là một các quảng bá trực tiếp về
nước Mỹ cho người nước ngoài. Đồng thời có một lượng không nhỏ người Mỹ
được đưa ra nước ngoài tham gia các hoạt động tương tự. Nhưng người này có
vai trò như nhịp cầu giao lưu văn hóa giữa Mỹ và các nước nơi họ đến.
Như vậy, các chương trình của BECA cũng là một cách để tuyên truyền trực
tiếp về chính sách củaMỹ cũng như văn hóa, xã hội Mỹ đối với người nước
ngoài ngay tại nước Mỹ và ở các nước trên thế giới. Để tăng cường tính hiệu
quả của các chương trình, BECA có một ban riêng thương xuyên tổ chức đánh
giá hiệu quả của các chương trình mà BECA đã thực hiện. Ban này cũng
thường xuyên phối hợp với các cơ quan có liên quan và các đại sứ quán của
Mỹ tại nước ngoài để đưa ra những đánh giá chính xác và cải tiến các chương
trình của nó
*Ban các vấn đề công chúng
Ban các vấn đề công chúng ( Bureau of Public Affairs – BPA) có nhiệm
vụ chính là giúp Bộ trưởng Ngoại giao làm cho công chúng Mỹ hiểu được tầm
quan trọng của công tác đối ngoại. Phụ trách BAP là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại
giao đồng thời là người phát ngôn của Bộ ngoại giao. BPA thực hiện nhiệm vụ
của mình thông qua các hình thức sau :
- Vạch kế hoạch chiến lược và sách lược cho việc thực hiện những mục tiêu ưu
tiên trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ
- Tổ chức các buổi thông cáo báo chí cho các tổ chức báo chí trong và ngoài
nước
16



- Tổ chức các buổi báo cáo về chính sách của Mỹ do các quan chức then chốt
của Bộ ngoại giao thực hiện cho công dân Mỹ đang sinh sống và làm việc ở
nước ngoài thông qua các buổi phỏng vấn ở cấp địa phương, khu vực hoặc
quốc gia.
- Quản lý và điều hành hoạt động của các trang web thuộc Bộ Ngoại giao để
bảo đảm công tác cập nhật thông tin về các chính sách đối ngoại của Mỹ
- Trả lời các câu hỏi của công chúng về các vấn đề đối ngoại hiện tại qua điện
thoại, thư điện tử hoặc gửi qua bưu điện.
- Tổ chức các buổi thảo luận ở các cộng đồng về chính sách đối ngoại của Mỹ
và giải thích tầm quan trọng của các các chính sách này đối với công dân Mỹ.
- Cung cấp các dịch vụ nghe nhìn cho công chúng Mỹ, công chúng các nước
khác, báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao và các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.
- Thực hiện việc nghiên cứu lịch sử ngoại giao và đối ngoại của Mỹ.
* Ban Các chương trình thông tin quốc tế
Đối tượng phục vụ chính của Ban Các chương trình thông tin quốc tế ( Bureau
of International Information Programs – BIIP ) là người nước ngoài và các cơ
quan đại diện ngoại giao của Mỹ ở hơn 140 quốc gia trên thế giới.
BIIP thành lập các trung tâm thông tin tư liệu ở nước ngoài và cung cấp nhiều
loại ấn phẩm in và điện tử bằng các thứ tiếng : Anh, Ảrập, Pháp, Nga, Irắc,
Trung Quốc và Tây Ban Nha. Ngoài ra, BIIP thực hiện Chương trình diễn giả
và chuyên gia Mỹ.
Mục tiêu của BIIP là truyền bá thông tin về các vấn đề xã hội, đối ngoại và giá
trị Mỹ, tạo môi trường thuận lợi cho việc tiếp nhận của họ đối với các chính
sách đối ngoại của Mỹ ở nước ngoài.

17



BIIP có ba cơ quan chính là Văn phòng Liên lạc theo địa lý (Office of
Geographic Liaison – OGL), Văn phòng các chương trình chuyên đề (Office of
Thematic Progarms – OTP), Văn phòng Kỹ thuật ( Office Technology- OT).
OGL là địa chỉ liên hệ đầu tiên của BIIP và có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ
thông tin cho các khu vực trên thế giới, kể cả nhân sự như các biên tập viên
thông tin, người lập chương trình, phiên dịch…
OTP quản lý hoạt động của các nhóm đa chức năng, phục vụ theo chủ đề thông
tin hoặc theo loại dịch vị thông tin theo yêu cầu. OTP bảo đảm cung cấp dịch
vụ kỹ thuật thông tin không chỉ cho BIIP mà còn cho cả Thứ trưởng Ngoại giao
phụ trách Vụ Đối ngoại công chúng và các vấn đề công chúng.
Như vậy, mục tiêu chính trị cho các hoạt động của BIIP rất rõ ràng, đó là cung
cấp các loại hình thông tin phục vụ cho tuyên truyền chính sách đối ngoại của
Chính phủ Mỹ.
1.3.4, Các cơ quan phụ trách chương trình phát thanh và truyền hình
* Uỷ ban Quản lý phát thành và truyền hính
Uỷ ban Quản lý phát thanh và truyền hình (Broadcasting Board
Governors – BBG ) vốn là một bộ phận của USIA .Kể từ tháng 10 năm 1999,
BBG trở thành một cơ quan độc lập của Chính phủ Liên bang Mỹ theo Đạo
luật cơ cấu lại hoạt động đối ngoại ban hành năm 1998. Tổng số nhân viên của
BBG là 3.200 người và ngân sách (năm 2000) là 535 triệu USD.
BBG có nhiệm vụ giám sát tất cả các chương trình phát thanh dân dự,
phi dân sự do Chính phủ Mỹ tài trợ, thông qua một hệ thống đài phát thanh và
truyền hình bao gồm : Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Đài Châu Âu tự do còn gọi là

18


Đài Phát thanh tự do, Đài Truyền hính Alhurra, Đài phát thanh Sawa, và Văn
phòng Phát thanh Cu Ba.
Chiến lược hoạt động của BBG là truyền tải thông tin trực tiếp đến thính

giả trong môi trường thông tin đầy phức tạp và cạnh tranh trên thế giới, bảo
đảm tuyên truyền những quan điểm chính thức của Chính phủ Mỹ và các vấn
đề về văn hóa thông tin và chính sách của Mỹ.
Nhiệm vụ chính trị của BBG là thúc đẩy và hỗ trợ tự do và dân chủ
thông qua việc truyền tải những tin tức và thông tin chính xác, khách quan về
nước Mỹ và thế giới tới thính giả nước ngoài. Nhiệm vụ lâu dài là thiết lập một
hệ thống phát thanh quốc tế Mỹ dựa trên cơ sở linh hoạt, đa phương tiện, mang
tính nghiên cứu, kết hợp với các mạng lưới phát thanh khu vực và của từng
nước để thông tin đến với đông đảo công chúng thính giả.
Các mục tiêu chiến lược của BBG :
- Xây dựng một hệ thống phát thanh và truyền hình quốc tế của Mỹ trên toàn
thế giới trong thế kỷ XXI
- Mở rộng hệ thống phát thanh và truyền hình quốc tế của Mỹ thông qua mạng
lưới khu vực và hợp tác với các nước.
- Sử dụng các kỹ thuật và công nghệ thông tin hiện đại
- Duy trì tính chất tin cậy và bảo đảm tính hoàn hảo của các chương trình phát
thanh và truyền hình.
- Làm sống động lại việc Kể câu chuyện nước Mỹ cho thế giới.
- Đẩy mạnh những năng lực nổi trội của Mỹ.
*Cục Phát thanh và Truyền hình quốc tế

19


Cục Phát thanh và Truyền hình quốc tế ( International Boadcasting
Bureau – IBB) được thành lập năm 1994 theo Đạo luật Phát thanh và Truyền
hình quốc tế. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của IBB là Đạo luật tự do thông tin.
Ban đầu, nó là một bộ phận trực thuộc USIA. Khi USIA bị giải tán, IBB tiếp
tục tồn tại và trở thành một cơ quan độc lập của Chính phủ Mỹ nhưng hoạt
động dưới sự giám sát của BBG.

IBB quản lý hoạt động của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Phát thanh
và Truyền hình Marti. Cơ quan này còn phụ trách các vấn đề kỹ thuật cho hệ
thống các đài phát thanh và truyền hình được truyền tải bằng các phương tiện
khác nhau như vệ tinh trực tiếp đến các gia định, qua sóng FM và AM, qua
mạng internet, qua vệ tinh nghe nhìn và sóng ngắn. IBB cũng có các văn phòng
chuyên biệt về các vấn đề tiếp thị, liên kết, đánh giá hoạt động, nghiên cứu,
chính sách, công tác công chúng, nhân sự và các quyền nhân sự…
1.4, Những chính sách cơ bản của đối ngoại công chúng Hoa Kỳ
Hoạt động đối ngoại công chúng của Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đã bắt đầu có những cơ sở pháp lý, quy định cụ thể cho các hoạt động
khác nhau và cho các cơ quan trực tiếp thực hiện các hoạt động đối ngoại công
chúng.
Mở đầu là việc ban hành Đạo luật Fulbright năm 1946, tiếp sau đó là
một loạt các bộ luật khác. Vì thế, ngoại giao của nhân dân Mỹ từ đây đã có các
chương trình ổn định, bài bản và dài hạn. Do đó có thể coi năm 1946 là mốc
mở đầu cho hoạt động đối ngoại công chúng hiện đại của Mỹ. Năm 1999, cơ
quan chịu trách nhiệm chính mọi hoạt động đối ngoại công chúng của Mỹ từ
năm 1953 đến năm 1999 là USIA bị giải thể, đồng thời bộ máy điều hành
ngoại giao của Mỹ được cơ cấu lại. Vì vậy, năm 1999 là một mốc quan trọng
20


khác của đối ngoại công chúng Mỹ. Đặc biệt ,từ sau sự kiện nước Mỹ bị tấn
công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, chính quyền G.W.Bush đã đưa ra
một số chính sách quan trọng để đẩy mạnh hoạt động đối ngoại công chúng với
động cơ chính là cải thiện hoạt hình ảnh nước Mỹ, giảm thái độ thành kiến và
thù địch đối với nước Mỹ của công chúng các nước trên thế giới, nhất là công
chúng Hồi giáo. Vì vậy, trên phương diện cơ sở pháp lý, chính sách và cơ cấu
của bộ máy điều hành, đối ngoại công chúng Mỹ được chia thành hai giai đoạn
chính: giai đoạn từ 1946 đến 1999 và giai đoạn từ năm 2000 đến nay.

1.4.1 Giai đoạn 1946 – 1999
- Đạo luật Fulbright 1946 (FA)
Đạo luật FA cho phép thành lập các chương trình trao đổi sinh viên Mỹ với
sinh viên các nước được quy định trong Đạo luật Lend – Lease trong các lĩnh
vực văn hóa, giáo dục và khoa học. FA cũng đưa ra những quy định cho việc
tuyển chọn sinh viên Mỹ được cấp học bổng đi học ở nước ngoài và ký kết các
hiệp định trao đổi giáo dục với các nước. Mục đích của các chương trình trao
đổi sinh viên trong khuôn khổ FA nhằm tận dụng các khoản tiền bồi thường
chiến tranh và trả nợ của các nước này cho Mỹ. FA đã đưa ra cơ sở pháp lý cho
việc thành lập chương trình trao đổi giáo dục đầu tiên của Mỹ - Chương trình
Fulbright, và nhiều chương trình trao đổi khác được thành lập sau đó.
- Năm 1948, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật về Thông tin và trao đổi giáo
dục, thường được gọi là Đạo luật Smith – Mundt ( SMA ).
Mục tiêu chính của SMA là tạo điều kiện cho Chính phủ Mỹ thúc đẩy sự hiểu
biết tốt hơn giữa Mỹ và các nước khác. Để đạt được mục tiêu này, SMA quy
định : Việc tuyên truyền những thông tin về đất nước, nhân dân và chính sách
của Mỹ ở nước ngoài do Quốc hội, Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao và các
21


quan chức của chính phủ thực hiện phải có liên quan đến các vấn đề đối ngoại,
các hợp tác trao đổi giáo dục với các nước được thực hiện trong phạm vi trao
đổi con người, kiến thức, kỹ năng, dịch vụ kỹ thuật, những thành tựu của lĩnh
vực giáo dục, nghệ thuật và khoa học.
- Để chính thức hóa các hoạt động đối ngoại công chúng, năm 1956, Quốc hội
Mỹ đã ban hành Đạo luật Trao quyền cơ bản cho Bộ Ngoại giao ( SDBAA) .
Nhiệm vụ của đối ngoại công chúng được quy định tại Điều khoản 59. Theo
điều khoản này, đối ngoại công chúng là một phần hợp nhất trong việc hoạch
định và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ. Phối hợp với Cơ quan Phát
thanh quốc tế, Bộ Ngoại giao có trach nhiệm phát triển một chiến lược toàn

diện cho việc sử dụng các nguồn lực của đối ngoại công chúng và đảm đương
vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các cơ quan khác của Chính phủ để
thực hiện hoạt động đối ngoại công chúng.
- Do nhu cầu mở rộng các hoạt động trao đổi giáo dục và văn hóa với nước
ngoài, tháng 9/1961, Quốc hộ Mỹ ban hành Đạo luật Trao đổi giáo dục và văn
hóa (MECEA)
Mục tiêu của MECEA được xác định là tạo điều kiện cho Chính phủ Mỹ tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Mỹ và nhân dân các nước khác
thông qua hoạt động trao đổi giáo dục và văn hóa, củng cố mối quan hệ giữa
Mỹ với các dân tộc khác bằng cách thể hiện những mối quan tâm về giáo dục
và văn hóa, những sự phát triển và thành tựu của nhân dân Mỹ và nhân dân các
nước , góp phần vào cuộc sống thịnh vượng hơn của nhân dân trên toàn thế
giới…
Với việc ban hành đạo luật MECEA, phạm vi và mức độ trao đổi giáo dục và
đặc biệt là văn hóa của Mỹ được mở rộng. Đây là cột mốc quan trọng trong
22


chính sách phát triển của đối ngoại công chúng Mỹ trong đầu thạp niên 60 của
thế kỷ XX
1.4.2, Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Sau sự kiện 11/9/2001,chính quyền G.W.Bush đã ban hành và thực hiện
một số chính sách và chương trình ngoại giao nhân dân mới, nhằm đẩy mạnh
các hoạt động đối ngoại công chúng bên cạnh việc thực hiện các chính sách
của ngoại giao nhà nước. Về tổng thể, chính quyền G.W.Bush đưa ra ba ưu tiên
chiến lược cho đối ngoại công chúng trong giai đoạn này bao gồm:
- Hoa Kỳ tiếp tục đem đến cho nhân dân các nước trên thế giới một tầm nhìn
lạc quan, hy vọng được bắt nguồn từ những giá trị và niềm tin của nước Mỹ về
công lý, cơ hội và sự tôn trọng đối với tất cả mọi người.
- Công việc mang tính cấp thiết chiến lược là cô lập và thu hẹp pham vi của

những kẻ cực đoan bạo lực đang đe dọa thế giới văn minh, đối đầu với hệ tư
tưởng chuyên quyền bạo ngược và sự hận thù của chúng.
- Củng cố nhận thức về những lợi ích và giá trị chung giữa nhân dân Mỹ và
nhân dân các nước cũng như giữa những nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Do xác định trọng tâm của công tác đối ngoại công chúng là khu vực các nước
Hồi giáo nên chính quyền G.W.Bush đã có một chiến lược riêng cho hoạt động
đối ngoại công chúng nhằm vào các nước Ảrập và Hồi giáo. Bản chiến lược
này được đưa ra ngày 1/10/2003 và mang tên Thay đổi tư duy,giành lấy hòa
bình – Một phương hướng mới cho đối ngoại công chúng của Mỹ trong thế
giới Ảrập và Hồi giáo (CMWP).
Trong việc triển khai chiến lược của đối ngoại công chúng, chính quyền
G.W.Bush đưa ra một số chính sách cụ thể với nhiều chương trình mở rộng đến
mọi ngách xa xôi của thế giới.
23


- Sáng kiến văn hóa toàn cầu ( Global Cultural Initiave – GCI ) : bao gồm một
loạt các dự án nhằm mục đích : liên kết khán giả nước ngoài với các nghệ sĩ và
hình thức biểu diễn nghệ thuật của Mỹ, chia sẻ chuyên môn trong việc quản lý
và biểu diễn nghệ thuật, giảng dạy cho thanh niên và người lớn ở Mỹ và người
nước ngoài về nghệ thuật và văn hóa của các nước .
- Sáng kiến ngôn ngữ an ninh quốc gia ( National Security Language Initiave –
NSLI ). Mục tiêu chung của NSLI là củng cố hơn nữa an ninh và thịnh vượng
quốc gia thông qua giáo dục, đặc biệt là phát triển các kỹ năng ngoại ngữ…gia
tăng số lượng lớn người Mỹ học các ngôn ngữ quan trọng như Ảrập, Trung
Quốc, Nga, Hindi, Farsi và các tiếng khác.
Trong lĩnh vực thông tin, một lần nữa Đạo luật Tự do thông tin (FOIA ) lại có
sửa đổi và bổ sung mới. Ngày 1/11/2001, Tổng thống G.W.Bush đã ban hành
sắc lệnh nhằm hạn chế việc tiếp cận đối với hồ sơ lưu trữ về các cựu Tổng
thống Mỹ. Năm 2002, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật về Trao quyền tình báo,

tiếp tục hạn chế quyền tự do thông tin mà đạo luật FOIA đã quy định.
Sau nhiều năm thực hiện những chính sách và chương trình đối ngoại công
chúng mới, chính quyền G.W. bush tiếp tục điều chỉnh và đưa ra những bổ
sung cho chính sách đối ngoại công chúng.
Trong những năm gần đây, với những biến đối sâu sắc của tình hình thế giới và
nước Mỹ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã đưa ra những chính
sách mới trong hoạt động đối ngoại công chúng. Obama xem đối ngoại công
chúng như là thứ vũ khí lợi hại, là trung tâm trong chính sách đối ngoại của
nước Mỹ. Nhiệm vụ của ngoại giao công chúng Mỹ là để hỗ trợ cho việc đạt
được các mục tiêu và mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ, lợi ích quốc gia,
và tăng cường an ninh quốc gia bằng cách thông báo và ảnh hưởng đến công
24


chúng trong và ngoài bằng cách mở rộng và tăng cường các mối quan hệ giữa
người dân và chính phủ Hoa Kỳ và công dân của các phần còn lại của thế giới.
Các hoạt động đối ngoại công chúng của Mỹ vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh
vực : thông tin liên lạc với khán giả quốc tế, các chương trình văn hóa, trợ cấp
học tập, trao đổi giáo dục, các chương trình du khách quốc tế, và những nỗ lực
của Chính phủ Hoa Kỳ nhằm ngặn chặn các tư tưởng ủng hộc cho chủ nghĩa
khủng bố.
1.4.3, Chính sách cung cấp tài chính cho hoạt động đối ngoại công chúng
Mỹ là một siêu cường về kinh tế, vì thế họ có điều kiện chi trả cho các
hoạt hình hoạt động đối ngoại công chúng khác nhau. Đây là một lợi thế lớn,
do vậy các chính quyền Mỹ rất chủ động trong việc hoạch định và thực hiện
các chương trình hoạt động. Hằng năm, Quốc hội Mỹ đều thông qua những dự
luật chi tiêu cụ thể cho cơ quan thự hiện hoạt động ngoại giao nhân dân.
Trong những năm qua, các khoản chi cho hoạt động đối ngoại công
chúng không ngừng tăng lên : Năm 2000 là 770 triệu USD – Năm 2007 tăng
lên đến 1,6 tỉ USD . Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc chi tiêu như vậy

là còn ít so với những chí phí quốc phòng và chưa tương xứng với tầm quan
trọng của đối ngoại công chúng. Theo số liệu của Mỹ, tổng mức chi cho đối
ngoại công chúng gần đây chưa đầy 4 % ngân sách của Bộ Ngoại giao và chỉ
bằng 0.6% ngân sách của Bộ Quốc phòng. Nhìn chung, những khoản chi tiêu
lớn cho hoạt động đối ngoại công cúng chính là một ưu thế của đối ngoại công
chúng Mỹ mà ít quốc gia có thể theo kịp. Hơn nữa, việc hàng năm Chính phủ
Mỹ chi những khoản ngân sách lớn cho các cơ quan tham gia hoạt động đối
ngoại công chúng cho thấy đây là một nọi dung quan trọng trong hoạt động đối
ngoại của chính quyền Mỹ
25


×