Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

tiểu luận chính sách đối ngoại của nga hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.61 KB, 41 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Liên Bang Nga khi còn là một trong 15 nước Cộng hòa Liên bang xã
hội chủ nghĩa Xô viết đã luôn luôn có tiếng nói quyết định trong hầu hết các
công việc nội trị và giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Ngày nay với
tư cách là quốc gia kế thừa Liên Xô cũ, Liên Bang Nga vẫn là một chủ thể
quan trọng trên bàn cờ địa- chính trị quốc tế nói chung và ở khu vực châu ÁThái Bình Dương nói riêng.
Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, các nước lớn
thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại đang ngày càng thể
hiện vai trò chi phối xu hướng phát triển của đời sống quốc tế. Đó cũng là
điều dễ hiểu bởi những nước này là những quốc gia khổng lồ về diện tích, về
dân số hoặc là cường quốc về kinh tế và Liên Bang Nga là một quốc gia như
vậy.
Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại một cách đúng đắn và triệt để đã
mang lại cho Liên Bang Nga những khởi sắc mới, từng bước thoát ra khỏi
khủng hoảng. Từng bước lấy lại vị thế của một nước lớn khiến tất cả các quốc
gia khi tiến hành thực hiện chính sách đối ngoại của mình đều phải xem xét
tới Liên Bang Nga. Quan hệ đối ngoại của Liên Bang Nga và những cường
quốc khác trên thế giới có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Quan hệ Nga- Việt hiện nay cũng ngày càng phát triển theo chiều
hướng tích với nhiều thành tựu đáng tự hào. Việt Nam xác định Nga là một
đối tác quan trọng trong quan hệ quốc tế
Vậy chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ 1991 đến nay có gì
đặc biệt, việc tổ chức thực hiện như thế nào mà mang lại hiệu quả to lớn như
vậy và mối quan hệ Nga- Việt Nam đang đạt được những thành tựu gì, tiểu
luận sẽ từng bước làm rõ.

2.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1


Tiểu luận với mục đích nghiên cứu chính sách đối ngoại của Liên Bang
Nga với những điểm mới từ sau năm 1991 đến nay nhằm đem lại cái nhìn
tổng quan hơn cho mọi người về chính sách đối ngoại ở Nga. Đồng thời đi
sâu hơn nữa mối quan hệ giữa Liên Bang Nga và Việt Nam cùng những triển
3.

vọng tốt đẹp sau này trong mối quan hệ giữa hai nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga
Phạm vi nghiên cứu là từ sau năm 1991 đến nay

4.

Phương pháp nghiên cứu
Đi sâu vào phân tích, đánh giá, lập luận, trình bày, ngoài ra còn sử
dụng một phương pháp khác như so sánh, thống kê, diễn dịch quy nạp, đối
chiếu.

5.

Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm có 4 chương, cụ thể là:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại của Liên Bang Nga từ sau năm 1991.
Chương 2: Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của Liên Bang Nga từ

1991 đến nay.
Chương 3: Một số thành tựu đạt được về vị trí, vai trò của Liên Bang
Nga từ sau năm 1991.
Chương 4: Quan hệ Liên Bang Nga- Việt Nam.

2


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA TỪ SAU NĂM 1991
1.1
1.1.1

Tình hình thế giới sau năm 1991
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu dẫn tới
sự tan rã của trật tự hai cực Ianta
Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta trong những năm cuối thập niên 80,
đầu thập niên 90đã cho thấy những biến động chính trị to lớn diễn ra ở Liên
Xô và Đông Âu. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô do Goócbachốp khởi xướng đã
phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, gây ra tình trạng hỗn loạn về chính trị
và làm cho nền kinh tế Liên Xô ngày càng trì trệ hơn. Những nhân tố đó là
tiền đề cho sự tan vỡ không thể tránh khỏi của Nhà nước liên bang. Ngày 21 12 - 1991, Liên Xô tuyên bố giải thể, 15 nước Cộng hoà trở thành các quốc
gia độc lập ở Đông Âu.
Từ thập niên 80, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng tiến hành
chính sách cải cách với những mức độ khác nhau. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô
đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, chính trị Đông Âu. Trong khi đó,
các nước phương Tây đã lợi dụng tình hình khó khăn của các nước Đông Âu
để gây ảnh hưởng về kinh tế, chính trị ở khu vực này. Cũng với những sai lầm

chủ quan trong chính quá trình cải cách ở Đông Âu, những nhân tố khách
quan nêu trên đã góp phần dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
các nước Đông Âu. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và
Liên Xô đã dẫn tới sự giải thể của khối quân sự Vácxava (7 - 1991) và Hội
đồng tương trợ kinh tế SEV (6 - 1991) đánh dấu sự kiện trật tự hai cực Ianta
không còn nữa.
Trong hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bị tấn công
nhiều lần bởi thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra bước
đột phá đầu tiên, phá tan âm mưu khống chế Trung Quốc của Mĩ và những

3


đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc; sự lớn mạnh của các
nước Tây Âu, Nhật Bản đã làm suy giảm vị trí và phạm vi ảnh hưởng của Mĩ;
thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng trăm quốc
gia độc lập trên thế giới đã làm thay đổi “khuôn khổ Ianta” được sắp xếp từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai… Tuy thế, hệ thống Ianta vẫn tiếp tục tồn tại,
chủ yếu là do sự cân bằng lực lượng giữa Liên Xô và Mĩ trên phạm vi toàn
cầu, cũng như sự cân bằng lực lượng giữa Đông Âu và Tây Âu ở châu Âu.
Những cuộc xung đột quân sự, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực
trên thế giới đều có sự hỗ trợ của hai siêu cường dưới những hình thức, mức
độ khác nhau, nhưng cả hai nước đều tránh sự đụng đầu trực tiếp về quân sự,
và không bên nào sử dụng biện pháp quân sự để thay đổi hiện trạng của trật tự
này. Đó là đặc trưng cơ bản của Trật tự hai cực Ianta.
Quá trình sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân: Trước hết, cuộc chạy đua vũ trang đã được đẩy lên đến mức độ cao nhất
mà cả hai siêu cường đều nhận thấy rằng không thể xoá bỏ được nhau, nên
buộc phải tự dàn xếp để đi đến hạn chế cuộc chạy đua tốn kém và căng thẳng
chưa từng thấy trong lịch sử này. Tình trạng đối đầu đã từng bước được thay

thế bằng đối thoại, đàm phán để hạn chế và cắt giảm vũ khí chiến lược tấn
công. Thứ hai, sự đối lập Đông - Tây cũng mờ nhạt dần cùng với các cuộc
đàm phán Đông - Tây ở châu Âu. Chính sách hoà dịu có chọn lọc và hợp tác
của Liên Xô, Đông Âu với Tây Âu đã tạo ra xu thế hoà hoãn ở châu Âu. Cuối
thập niên 80, khi Goócbachốp đưa ra ý tưởng về “Ngôi nhà chung châu Âu”
thì sự đối đầu Đông - Tây ở châu Âu về cơ bản đã chấm dứt. Thứ ba, sự vươn
lên của các nước trong thế giới thứ ba nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực
đã làm suy giảm sức mạnh của trật tự Ianta, đặc biệt là sự vươn lên của Trung
Quốc, sự hình thành tam giác chiến lược Mĩ - Xô - Trung cũng tác động mạnh
mẽ đến quá trình giải thể trật tự hai cực. Thứ tư, một nhân tố quan trọng cần
phải kể đến là sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, sự nổi lên của Nhật
Bản, các nước Tây Âu đã tạo ra những trung tâm kinh tế đối trọng với Mĩ
4


trong thế giới tư bản. Năm 1975, trong nội bộ chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện
cơ chế điều hoà với sự ra đời của tổ chức G7 (gồm 7 nước công nghiệp phát
triển), điều đó chứng tỏ Mĩ không còn là nước duy nhất quyết định thế giới
phương Tây. Về phía Liên Xô, những sai lầm trong chiến lược phát triển kinh
tế, nhất là chiến lược đầu tư quá lớn vào công nghiệp nặng, chi phí quân sự
cao… đã làm méo mó cơ cấu kinh tế và suy giảm sức mạnh của Liên Xô.
Trước những biến đổi về kinh tế và quan hệ quốc tế trong thập niên 80, Liên
Xô không có khả năng xoay chuyển được tình thế, vai trò siêu cường bị suy
yếu, dẫn tới sự giải thể của trật tự hai cực Ianta.
1.1.2

Sự tác động của xu thế toàn cầu hóa
Xu thế toàn cầu hóa sau chiến tranh lạnh ngày càng phát triển với
những đặc trưng:
- Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới: Thương mại

thế giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948-1971), trong khi chỉ tăng 10 lần
trong 100 năm trước đó (1850-1948). Thương mại thế giới tăng nhanh hơn sự
tăng trưởng của kinh tế thế giới. Từ những năm 50 đến những năm 70, tốc độ
phát triển kinh tế của thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương mại
thế giới từ 1948 đến 1971 là 7,3%. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền
kinh tế của các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau,
tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng lên.
Ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của các nước trên thế giới. Những nước xuất khẩu nhiều nhất thì cũng là
những nước có nền kinh tế phát triển nhất. 24 nước công nghiệp phát triển của
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chỉ chiếm 14,5% dân số thế
giới, nhưng sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm thế giới và nắm 60% xuất khẩu
thế giới. Ngoại thương chiếm từ 40-60% tổng sản phẩm của các nước Tây Âu.

5


Cuộc cách mạng về liên lạc viễn thông với những máy tính, vệ tinh
viễn thông, sợi quang học và việc vận chuyển cực nhanh của điện tử đã thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đã hình thành một
hệ thống liên lạc toàn cầu. Tốc độ thông tin toàn cầu được tăng lên hàng triệu
lần. Không có hệ thống này thì không thể ra đời những công ty xuyên quốc
gia và không thể có cuộc cách mạng về tài chính trên thế giới.
- Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới còn được nâng cao
trong vai trò ngày càng lớn của các Công ty xuyên quốc gia. Năm 1960, 200
công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới chiếm 17% tổng sản phẩm của toàn
thế giới, năm 1984, 200 Công ty này chiếm 26%, dự đoán đến năm 2000 các
công ty xuyên quốc gia sẽ chiếm 50% tổng sản phẩm thế giới. Năm 1985 có
600 công ty xuyên quốc gia có số vốn trên 1 tỷ đô la, với tổng doanh số 3000
tỷ đôla, với tổng số công nhân là 50 triệu người. Nếu như các nước chậm phát

triển có quan hệ tốt với các công ty xuyên quốc gia thì có thể tranh thủ được
vốn, kỹ thuật cũng như sự phân công lao động trong nền kinh tế thế giới, có
lợi cho việc phát triển kinh tế với tốc độ cao. Xã hội thông tin là một nội dung
quan trọng của quốc tế hóa nền kinh tế thế giới.
Các công ty xuyên quốc gia thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên thế
giới, ngược lại quá trình toàn cầu hóa lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến các công ty
xuyên quốc gia và chiến lược kinh doanh của họ, kể cả đưa tới làn sóng sáp
nhập chúng để trở thành các công ty xuyên quốc gia siêu lớn với bao hệ quả
tích cực và tiêu cực. Gần đây, vào những năm cuối cùng của thế kỷ, làn sóng
sáp nhập của các công ty xuyên quốc gia tăng lên nhanh chóng. Nếu từ năm
1980 đến năm 1989 ước tính tổng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán vào
khoảng 1.300 tỷ đôla thì riêng năm 1998 đã có tới 7700 vụ sáp nhập với tổng
giá trị lên đến 1200 tỷ đôla . Trong đó có những cuộc "hôn nhân" lớn về kinh
tế như của hai Công ty dầu mỏ khổng lồ Exxon sáp nhập với Mobil với giá trị
77,3 tỷ đôla, tạo thành công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới. Hoặc Travellers sáp
6


nhập với Citicorp, với trị giá 72,6 tỷ đôla, nhằm tạo ra tập đoàn tài chính
khổng lồ cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm... Tập đoàn mới
này sẽ có tổng tài sản khoảng 700 tỷ đôla. Hai ngân hàng Hoa Kỳ Bank
America và Nations Bank sáp nhập với trị giá 61,6 tỷ đôla... "Nhờ cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ lần thứ ba với mũi nhọn là công nghệ tin học mà
các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia được phát triển thành một hệ thống
toàn cầu - tạo ra "cốt vật chất" cho xu thế toàn cầu hóa"
- Tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ
do quá trình quốc tế hóa rất nhanh của nền tài chính thế giới. Từ đầu những
năm 70, hoạt động về ngân hàng trên thế giới tăng với tốc độ 20% hàng năm,
nhanh hơn tốc độ phát triển thương mại thế giới và hơn tốc độ phát triển của
tổng sản phẩm thế giới nhiều lần. Gần đây, những trao đổi về tiền tệ tăng lên

rất nhiều, gấp 20 lần trao đổi về thương mại. Trao đổi về tài chính và tiền tệ là
350 tỷ đôla mỗi ngày. Năm 1988, 10.000 tỷ đôla đã vượt biên giới quốc gia để
đầu tư ở nước ngoài.
Việc chấm dứt tình trạng chia cắt thế giới thành hai hệ thống xã hội đối
lập nhau càng thúc đẩy nền kinh tế thế giới trở thành toàn cầu hóa.
Với việc xóa bỏ phân công lao động trên sự phân chia thế giới thành
những khu vực độc quyền của chủ nghĩa thực dân và sự phân chia thế giới
thành hai hệ thống xã hội đối lập, nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa và
toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Với những đặc trưng cơ bản cùng sự thay đổi nhanh chóng của thế
giới, Liên Bang Nga nhận thức được sâu sắc rằng hội nhập là một con đường
cơ bản và tất yếu để phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trên
thực tế, xu thế toàn cầu hóa đã Liên Bang Nga trước yêu cầu phải liên tục đổi
mới tư duy chính trị nhằm hoàn thiện chiến lược đưa đất nước cùng hội nhập
phát triển. Dưới tác động của toàn cầu hóa cần đổi mới, ổn định và phát triển
7


quan hệ đối ngoại với các nước trong và ngoài khu vực, đồng thời thúc đẩy
Liên Bang Nga phải đổi mới tư duy nhận thức kết hợp hài hòa các lợi ích;
định hướng một con đường phát triển tối ưu nhất cho quốc gia mình.
Tuy nhiên với những hạn chế như đẩy mạnh sự cạnh tranh giữa các
quốc gia lên gay gắt,làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn
cách giàu-nghèo, làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo
ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia...cũng
là trở thành rào cản trong quá trình hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác với
các nước của Liên Bang Nga.
1.2

Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Liên Bang Nga sau 1991

Sau 74 tồn tại, đến năm 1991, Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô bị sụp đổ,
đã làm mất đi một cực quan trọng trong Trật tự hai cực Ianta vốn được xác lập
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Sau khi Liên bang Xô Viết
tan rã, 11 nước cộng hòa tách ra và lập Cộng đồng các quốc gia độc lập
(SNG) (21 – 12 – 1991), trong đó có Liên Bang Nga. Nước Nga xuất hiện với
một diện mạo mới.
Liên Bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”. Chính vì thế, Liên Bang
Nga nhanh chóng được kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của Liên Xô trên tất cả
các mặt. Trong đó, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc cũng như tại cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
Liên Bang Nga được thừa hưởng một cơ sở công – nông nghiệp hùng
hậu với các ngành công nghiệp mũi nhọn, có một đội ngũ cán bộ khoa học- kĩ
thuật đông đảo, có hàm lượng chất xám cao, với nhiều trung tâm khoa học
lớn… mà chế độ trước đã tạo dựng được.
Nhưng đồng thời, nước này cũng phải gánh chịu tình trạng rối loạn về
kinh tế, chính trị, xã hội… của Liên Xô sau khi công cuộc cải tổ của M.
Goócbachốp thất bại.

8


- Về kinh tế, từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) của LB Nga luôn luôn là số âm : năm 1990 là –
3,6%, năm 1995 là – 4,1%.
Từ năm 1992, Chính phủ Nga đề ra cương lĩnh tư nhân hóa nền kinh
tế, cố gắng đưa đất nước đi vào kinh tế thị trường. Nhưng việc tư nhân hóa ồ
ạt càng làm cho nền kinh tế rối loạn hơn.
Sản xuất công nghiệp năm 1992 giảm xuống còn 20%. Mức lương
trung bình của công nhân viên chức thấp hơn của người Mĩ 25 lần. Tầng lớp
tư sản mới hình thành và ngày càng đông đảo trong xã hội Nga.

Từ năm 1996 trở đi, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi. Năm 1997, tốc
độ tăng trưởng đã đạt 0,5%, đến năm 2000 lên đến 9%.
- Về chính trị, tháng 12 – 1993, Hiến pháp của Liên Bang Nga ra đời.
Theo Hiến pháp, nước Nga theo thể chế Cộng hòa Liên bang. Đứng đầu nhà
nước là Tổng thống điều hành mọi hoạt động của đất nước. Đứng đầu chính
phủ là Thủ tướng. Quốc hội gồm 2 viện : Thượng viện (Hội đồng Liên bang)
và Hạ viện (Đuma Quốc gia). Hệ thống tư pháp gồm Tòa án Hiến pháp và
Tòa án tối cao. Tổng thống đầu tiên của LB Nga là B. Enxin (1992 – 1999) ;
từ năm 2000 là V. Putin.
Dưới thời Tổng thống B. Enxin, tình hình chính trị Nga bất ổn do sự
tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính – chính trị và do đòi hỏi dân
chủ hóa của nhân dân. Đồng thời, do những vụ xung đột sắc tộc, nhất là
phong trào li khai của vùng Trécxnia, gây ra nhiều tổn thất nặng nề đối với
nước Nga…
- Về đối ngoại, trong những năm 1992 – 1993, nước Nga theo đuổi
chính sách “định hướng Đại Tây Dương”, ngã về các nước phương Tây nhằm
tranh thủ sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. Nhưng từ năm 1994,
nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu – Á”, vừa tranh
thủ phương Tây, vừa phát triển quan hệ với các nước châu Á (như các nước
trong khối ASEAN, một số nước SNG, Trung Quốc, Ấn Độ…).
9


Từ năm 2000, chính phủ của Tổng thống Putin đã có những cố gắng
trong phát triển kinh tế, cũng cố nhà nước pháp quyền, ổn định tình hình
chính trị xã hội và nâng cao vị thế quốc tế của nước Nga…
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt, nhưng khó khăn vẫn còn
đó, đặc biệt là xu hướng li khai và nạn khủng bố vẫn là 2 vấn nạn mà nước
Nga đang tìm cách tháo gỡ. Nước Nga tiếp tục khắc phục những trở ngại trên
con đường phát triển, giữ vững và nâng cao địa vị của một cường quốc Âu –

Á trên trường chính trị thế giới.
Hiện nay, Liên Bang Nga đang chứng tỏ được vai trò của mình trong
quan hệ quốc tế mới. Đó là quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, cùng phát
triển. Với sự đúng đắn của các nhà lãnh đạo, nước Nga sẽ còn tiến bước trên
con đường phát triển và đang khẳng định hơn nữa vai trò của mình tại Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như trên thế giới.

10


Chương 2
SỰ ĐIỀU CHỈNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA
TỪ 1991 ĐẾN NAY
2.1. GIAI ĐOẠN YELTSIN (1991-1999)
2.1.1.Chính sách của Yeltsin-Kozurev (1991-1995)
-Từ 1991-1993:Yeltsin theo đuổi chính sách “Nhất biên đảo”, thân Hoa
Kỳ và phương Tây nhằm thanh thủ sự hậu thuẫn, ủng hộ mục tiêu phục hưng
nước Nga chống cộng, theo mô hình phương Tây, “đi theo phương Tây vô
điều kiện” nhưng không đạt được kết quả.
-Từ cuối 1993, bắt đầu điều chỉnh theo hướng cân bằng Âu-Á. Trong
thông điệp Liên Bang ngày 29/9/1994, Tổng thống Enxin khẳng định: “Năm
1994 chúng ta sẽ chấm dứt thực tiễn sai lầm đơn phương nhượng bộ và nhấn
mạnh việc chuyển sang xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng thể hiện trên hai
mặt - trong hợp tác kinh tế và phối hợp hành động trong việc giải quyết các
vấn đề quốc tế”.
Sở dĩ có sự điều chỉnh này là do sự thay đổi và xu hướng lớn trong môi
trường chiến lược khu vực và thế giới, thực tế tình hình an ninh (xu hướng ly
khai và xung đột) cùng sự phát triển trong nước, do mục tiêu kiềm chế Nga
của Hoa Kỳ và phương Tây; thay đổi tương quan lực lượng trên chính trường
sau bầu cử Quốc hội năm 1993 (phái dân chủ thân phương Tây chiếm không

còn vị thế áp đảo), đấu tranh nội bộ, sức ép của dư luận xã hội về cả đối nội
và đối ngoại...
2.1.2 Sự điều chỉnh chính sách của Yeltsin-Primacov (1996-1999)
Từ 1/1/1996, Primacov giữ chức Bộ trưởng ngoại giao thay Kozurev,
thực hiện chính sách “Cân bằng Đông Tây” khôi phục và thúc đẩy quan hệ
với Trung Quốc và Ấn Độ, cân bằng không có nghĩa là không có ưu tiên
nhưng tránh “nhất biên đảo” và tạo vị thế tốt hơn nhờ hợp tác đa phương, đa
dạng nhằm tận dụng “sức mạnh cấu trúc” và “sức mạnh cộng sinh”.
11


2.2 GIAI ĐOẠN PUTIN (2000-2008)
Vladimir Vladimirovich Putin: được bổ nhiệm giữ chức Thủ tướng
Liên Bang Nga vào tháng 8/1999, được trao quyền Tổng thống Liên Bang
Nga tháng 12/1999 và được bầu là Tổng thống Liên Bang Nga vào tháng
5/2000.
2.2.1 Nhiệm kỳ I (2000-2004)
- Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga thời kỳ này được xác định:
Ưu tiên tối cao là bảo vệ lợi ích con người, xã hội và Nhà nước. Bảo vệ lợi ích
của Liên Bang Nga như một cường quốc vĩ đại, một trong những trung tâm có
ảnh hưởng cao trên thế giới. Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập và xây
dựng, có thể dự báo được, thực dụng cùng có lợi. Bảo đảm sự cân bằng giữa
mục tiêu và khả năng thực hiện, bảo đảm lợi ích cả các nước khác, cùng tìm
kiếm giải pháp chung.
Cấu trúc thế giới với Liên Hợp Quốc là trung tâm, duy trì Hiệp ước
chống tên lửa đạn đạo (ABM) như trụ cột ổn định chiến lược.
Ưu tiên số 1 đối ngoại với các nước SNG, mở rộng hơn nữa mối quan
hệ với các khu vực khác như châu Âu, châu Hoa Kỳ, châu Á, châu Phi.
- Sau sự kiện khủng bố 11/9/2001, trong phát biểu tại Hội nghị Ngoại
giao Liên Bang Nga ngày 12/7/2002, Tổng thống Putin đã nêu rõ những ưu

tiên trong chính sách đối ngoại: Một là, đấu tranh ngăn chặn các nguy cơ
khủng bố, tham gia liên minh quốc tế chống khủng bố; hai là, củng cố và đẩy
mạnh quan hệ đối tác tin cậy Nga-Hoa Kỳ; ba là, tăng cường hội nhập với EU
và bốn là, thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khuôn khổ SNG.
- Sau sự kiện 11/9/2001 tới trước khi triển khai kế hoạch “Mở rộng
cuộc chiến chống khủng bố” (tiến hành cuộc chiến Irắc 3/2003) xác định rõ
cần tăng cường hợp tác chống khủng bố với Hoa Kỳ nhằm tạo bước đột phá
trong xây dựng quan hệ đối tác thực sự với Hoa Kỳ. Khác với “tuần trăng
mật” Nga-Hoa Kỳ thời Enxin (theo phương Tây bằng mọi giá), Tổng thống
Putin thúc đẩy hợp tác với Hoa Kỳ trên cơ sở “có đi có lại”.
12


- Nga ủng hộ Hoa Kỳ sử dụng khu vực Trung Á (Udobekixtan,
Tatgikixtan,
Curoguxtan) để tiến hành cuộc chiến chống khủng bố tiêu diệt Taliban
ở Ápganixtan (Taliban hậu thuẫn cho lực lượng Hồi giáo chống Nga ở
Chechnya). Đổi lại, Hoa Kỳ ít đề cập đến vấn đề Chechnya, cam kết cùng
Nga xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác chống khủng bố (lập Nhóm
làm việc phối hợp Hoa Kỳ- Nga về chống khủng bố), giảm vũ khí hạt nhân,
chống buôn lậu ma túy, giúp Nga về kinh tế và ủng hộ Nga gia nhập WTO...
Đồng thời, đáp lại việc Hoa Kỳ rút khỏi ABM (12/2001), cùng với phản ứng
“nhẹ”, Nga cũng đã có những biện pháp phòng ngừa như tham gia SCO
(6/2002), cổ vũ hợp tác tay ba Nga-Trung-Ấn, tăng cường quan hệ với Xyri,
Iran (những nước có tư tưởng bài Hoa Kỳ) ở Trung Đông...
- Từ sau khi bắt đầu triến khai kế hoạch “Mở rộng cuộc chiến chống
khủng bố” và sau cuộc chiến Irắc (3/2003) quan hệ Nga-Hoa Kỳ bắt đầu căng
thẳng. Nga biết rõ mục tiêu kép của kế hoạch “Mở rộng cuộc chiến chống
khủng bố” nên đã phản đối quyết liệt cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Irắc (về kinh
tế, Nga bị thiệt hại khoảng 40 tỉ USD về các hợp đồng dầu khí, điện lực, giao

thông đã ký với Chính phủ Saddam Hussein). Hoa Kỳ đã nhận xét: “Nước
Nga ngày nay không còn là nước Nga cách đây 15 năm, đã có sự thay đổi, kể
cả trong quan hệ với Hoa Kỳ”. Từ đây, Nga bắt đầu cuộc đấu tranh nhằm xác
lập “vị thế nước lớn” của Nga trong quan hệ với Hoa Kỳ.
- Nguyên nhân điều chỉnh là do Liên Bang Nga thấy rõ hơn ý đồ chiến
lược của Hoa Kỳ từ Ban Căng (Kosovo) và Đông Âu, qua Trung Á (ngoài
việc đưa quân vào 3 nước còn lôi kéo Grudia vào “cách mạng hoa hồng” năm
2003) tới Trung Đông; đồng thời thời điểm này xu hướng chống Hoa Kỳ và
phản đối Hoa Kỳ trên thế giới (Đức, Pháp, Trung Quốc cũng phản đối Hoa Kỳ
tiến hành chiến tranh ở Irắc) có dấu hiệu tăng cao; giá dầu tăng đáng kể giúp
kinh tế Nga tăng trưởng và nội bộ nhất trí, dư luận xã hội ủng hộ cũng là một

13


trong những nguyên nhân giúp Liên Bang Nga thay đổi chính sách đối ngoại
trong thời kỳ này.
2.2.2 Nhiệm kỳ II (2004-2008)
Chính sách đối ngoại trong giai đoạn này chủ yếu là tiếp tục đấu tranh
xác lập “vị thế nước lớn” của Liên Bang Nga trong quan hệ với Hoa Kỳ và
trên trường quốc tế.
-Vấn đề mở rộng NATO:Liên Bang Nga củng cố mối quan hệ với các
nước trong SNG, sử dụng dầu khí để gây sức ép với Ucraina (mùa đông
2006).
-Trong quan hệ đa phương: Phát biểu của Tổng thống Putin tại Hôi
nghị An ninh Munic (2/2007) nhân danh thế giới ngoài phương Tây đã thách
thức quyền lực của Hoa Kỳ. Đồng thời Liên Bang Nga tăng cường quan hệ
với châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Mỹ Latinh
2.3 GIAI ĐOẠN MEDVEDEV (5/2008- 2012)
Học thuyết chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga (7/2008)

- Học thuyết đối ngoại LB Nga” năm 2008 nhấn mạnh: “Tình hình thế
giới đầu thế kỷ XXI đã có những chuyển biến lớn, vị thế và vai trò của Liên
Bang Nga ngày càng được củng cố, Nga không chỉ có trách nhiệm trong việc
giải quyết các vấn đề quốc tế, mà còn có vai trò trong việc hình thành chương
trình nghị sự quốc tế, vì vậy cần phải có một cách nhìn nhận mới về tình hình
cũng như các ưu tiên trong chính sách ối ngoại của Liên Bang Nga. Ưu tiên
cao nhất là bảo vệ an ninh quốc gia, bao gồm an ninh của cá nhân, xã hội và
Nhà nước”.
- Trên cơ sở phân tích đặc điểm, xu thế của môi trường chiến lược mới và
sức mạnh tổng hợp của Liên Bang Nga, Học thuyết này đã xác định 8 mục tiêu
cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga trong giai đoạn tới là:


Bảo đảm an ninh, giữ gìn và củng cố chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như
vị thế và uy tín vững chắc của Liên Bang Nga trên thế giới, đáp ứng ở mức

14


cao nhất lợi ích của Liên Bang Nga như một trong những trung tâm có ảnh


hưởng của thế giới hiện đại.
Tạo điều kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc hiện đại hóa nước Nga, nâng
cao đời sống nhân dân, hòa hợp xã hội, củng cố nhà nước pháp quyền và các
thể chế dân chủ, bảo đảm tính cạnh tranh của nước Nga trong thế giới toàn



cầu hóa.

Thúc đẩy các quá trình nhằm xây dựng trật tự thế giới bình đẳng và dân chủ
dựa trên nguyên tắc tập thể trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và tuyệt
đối tuân thủ luật pháp quốc tế, trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc, cũng
như quan hệ bình đẳng và đối tác giữa các quốc gia. Liên hợp quốc đóng vai



trò trung tâm điều hòa các mối quan hệ quốc tế.
Xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, ngăn chặn và triệt tiêu các nguồn
gốc gây căng thẳng và xung đột tại những vùng tiếp giáp với Nga và các khu



vực khác trên thế giới.
Hợp tác với các nước và các tổ chức đa phương trên cơ sở đồng quan điểm và
song trùng lợi ích nhằm thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên quốc gia, thiết lập
hệ thống quan hệ quốc tế đối tác song phương và đa phương nhằm bảo đảm vị
thế quốc tế vững chắc của Nga trước những biến động của tình hình quốc tế



và khu vực.
Bảo vệ quyền và những lợi ích hơp pháp của công dân Nga và người Nga



sống ở nước ngoài.
Xây dựng hình ảnh một nước Nga dân chủ, có nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội và chính sách đối ngoại độc lập trong cách nhìn của cộng đồng




quốc tế.
Hỗ trợ và truyền bá tiếng Nga và văn hóa đa dân tộc của Nga nhằm góp phần
làm phong phú, đa dạng nền văn hóa và văn minh của thế giới hiện đại và sự
phát triển quan hệ bang giao giữa các nền văn minh.

2.4.

GIAI ĐOẠN PUTIN TÁI ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG (2012 đến nay)

15


- Quan hệ với các nước SNG: Nga chủ trương phát triển quan hệ hữu
nghị với các nước SNG trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; xây dựng
quan hệ đối tác chiến lược.
- Quan hệ Nga – châu Âu: EU là đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất
của Nga, chiếm hơn 50% kim ngạch ngoại thương của Nga. Trong bối cảnh
EU và Nga đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những khó khăn kinh tế - tài
chính, việc hai bên tăng cường hợp tác và phối hợp chính sách là điều kiện
quan trọng đảm bảo phục hồi kinh tế bền vững.
- Quan hệ Nga – Châu Á-Thái Bình Dương: Nga coi trọng hợp tác
với các nước trong khu vực CÁ-TBD và tham gia tích cực vào các tổ chức
khu vực (APEC, Cấp cao Nga – ASEAN, ARF, ASEM, ADMM+, CICA,
ACD). Nga ủng hộ giải pháp chính trị-ngoại giao cho tất cả những vấn đề
tranh chấp trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc của luật pháp
quốc tế và với sự tham gia của các bên liên quan.
- Quan hệ Nga – Trung phát triển tích cực:



Về hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư: hai bên thúc đẩy hợp tác thực chất



trong các lĩnh vực đầu tư, tài chính, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng.
Nga thể hiện vai trò nước lớn có trách nhiệm trong việc giải quyết các điểm
nóng trên thế giới (đề xuất việc Syria giao nộp vũ khí hoá học khi Syria đứng
bên bờ vực bị Hoa Kỳ và phương Tây tấn công quân sự, thúc đẩy đàm phán



về vấn đề hạt nhân Iran).
Một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga trong là mở
rộng quan hệ hợp tác song phương với các nước thành viên Cộng đồng các
quốc gia độc lập (SNG). Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động của Tổ chức Hợp
tác Thượng Hải (SCO) bao gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kirgizia,
Tadjikistan và Uzbekistan có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ Nga - SNG.
Trong khuôn khổ của mình, SCO đã làm được không ít việc nhằm chấn chỉnh
các mối quan hệ giữa các bên trong các lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển
kinh tế, tình trạng khẩn cấp, văn hóa, quốc phòng… Hiện nay tổ chức này đã

16


được cộng đồng thế giới công nhận là một thực thể địa chính trị, một yếu tố
mang tính xây dựng quan trọng của đời sống quốc tế.
- Quan hệ với Hoa Kỳ: vẫn còn những mâu thuẫn nhưng nhìn chung
vẫn ổn định trong giai đoạn 2008- 2012. Nhưng gần đây quan hệ giữa 2 nước
rơi vào căng thẳng gay gắt đặc biệt là sau sự kiện khu vực Crimera(thuộc

miền Đông Ukraine) chính thức sáp nhập vào Liên Bang Nga ngày 18/3/2014


Trong 4 năm nhiệm kỳ I của Tổng thống B.Obama: quan hệ Hoa Kỳ - Nga
cũng đầy thăng trầm với hai năm đầu (2009 - 2010) như mùa xuân ấm áp thì
hai năm cuối (2011 - 2012) lại rơi vào mùa đông lạnh giá.
Do sai lầm cả trong chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, sau 8
năm cầm quyền Bush đã bàn giao cho Obama một nước Hoa Kỳ suy yếu trên
tất cả các lĩnh vực: nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nặng nề nhất kể từ sau
cuộc Đại suy thoái 1929 - l933; chính trị nội bộ chia rẽ sâu sắc; đời sống đại
đa số người dân khó khăn, xã hội phân tâm; vai trò vị thế của Hoa Kỳ trên thế
giới suy giảm nghiêm trọng; hơn một tỷ người Hồi giáo trên thế giới coi Hoa
Kỳ là kẻ thù nguy hiểm nhất; các đồng minh bạn bè truyền thống, nhất là các
nước Tây Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, Nam Á, thiếu lòng tin đối với
Oasinhtơn; Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ thách thức vai trò và lợi ích của
Hoa Kỳ tại nhiều khu vực chiến lược quan trọng. Trong bối cảnh đó, Tổng
thống B.Obama đã tỉnh táo nhận ra rằng: không thể để quan hệ Hoa Kỳ - Nga tiếp
tục suy giảm hơn nữa mà phải khôi phục, phát triển mỗi quan hệ này.
Mặt khác, Nga cũng không hề có lợi thậm chí có thể gặp thách thức,
thua thiệt lớn khi quan hệ Hoa Kỳ - Nga tụt dốc. Vì lợi ích của Nga, bộ đôi
Medvedev - Putin đã chủ động phát tín hiệu sẵn sàng hợp tác với Tổng thống
thứ 44 của Hoa Kỳ trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế và khu vực.
Cuối tháng 11/2008 Tổng thống D.Medvedev là một trong những
nguyên thủ đầu tiên gửi điện chúc mừng B.Obama trúng cử Tổng thống thứ
44 của Hoa Kỳ và nhắn gửi Oasinhtơn là điện Kremli sẵn sàng hợp tác với
Hoa Kỳ về mọi vấn đề mà hai bên quan tâm.

17





Trong nhiệm kỳ II của tổng thống Obama: đã chứng kiến thời kỳ quan hệ
Nga- Hoa kỳ rơi vào căng thẳng trầm trọng với sự phản đối của Hoa Kỳ trong
vấn đề Crimea quay trở lại Liên Bang Nga hay sự đối đầu gay gắt của hai



nước trong vấn đề Syria...
- Quan hệ với châu Âu :
Nga và EU luôn tiến hành thảo luận về việc xây dựng quan hệ "đối tác chiến
lược" Nga- EU nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ trên 4 không gian chung bao
gồm: kinh tế; tự do - an ninh - tư pháp; an ninh đối ngoại; nghiên cứu - giáo
dục - văn hoá. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc thảo luận về những vấn đề trên
đã gặp không ít khó khăn. Không có tiến bộ nào đáng kể đạt được trong việc
thiết lập "bốn không gian chung" đã nói ở trên ngoài việc thoả thuận về hợp



tác giáo dục, văn hoá và kinh tế từ năm trước.
Hai bên vẫn còn bất đồng về các vấn đề an ninh, đặc biệt là quan điểm giải
quyết xung đột tại các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây. Nga không
muốn EU gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này, xem nó như là khu vực lợi ích
thiết thân mà Nga cần bảo vệ. Vấn đề an ninh nội địa và tư pháp cũng không
có tiến triển, kể cả vấn đề liên quan tới bãi bỏ hạn chế visa cho công dân hai



bên.
Sự khác biệt trong tầm nhìn chiến lược về dải đất phía Đông của lục địa châu

Âu, là láng giềng của cả Nga và EU sau khi mở rộng qua cách giải quyết cuộc
khủng hoảng ở Ukraine cho thấy, sự mong manh của quan hệ đối tác chiến



lược mà Moscow và Brussels đang cố gắng xây dựng.
Mặc dù cả EU và Nga không muốn cho quan hệ hai bên xấu đi vì điều này rất
nguy hiểm, nhưng rõ ràng những khác biệt trong nhiều vấn đề khiến cho hai
bên chưa thể có được tiếng nói chung. Đặc biệt Nga vẫn coi các nước láng
giềng ở biên giới phía Tây là không gian ảnh hưởng của Nga và cảm thấy bị



đe dọa bởi chủ trương Đông tiến của cả NATO và EU trong thập kỷ qua.
Điều duy nhất khiến cho quan hệ Nga-EU không đổ vỡ hoàn toàn chính là mối
hợp tác kinh tế ngày càng chặt giữa hai bên. Nga là đối tác thương mại lớn thứ
năm của EU, cung cấp tới 1/3 nhu cầu nhập khẩu năng lượng của khối, trong khi

18


EU là một đối tác thương mại chủ chốt của Nga, chiếm trên 50% tổng kim ngạch
buôn bán của nước này.
- Quan hệ với Châu Á - Thái Bình Dương: Chính sách đối ngoại của
Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được xây dựng trên nguyên tắc phát
triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia
trong khu vực kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị và
kinh tế đa phương.



Nga đặc biệt chú trọng quan hệ với người láng giềng lớn Trung Quốc. Hiện
nay có thể coi mối quan hệ này đang phát triển khá mạnh. Sự phối hợp hành
động giữa Nga và Trung Quốc đã trở nên sâu rộng và tích cực: hai bên đã bắt
đầu có các quan điểm trùng hợp hoặc gần gũi trên tất cả các vấn đề quốc tế
nóng bỏng. Các mối quan hệ kinh tế - thương mại đã phát triển đáng kể. Tổng
Bí thư- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn Nga là nước đầu tiên đến
thăm trên cương vị mới và hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác



chiến lược giữa 2 nước.
Ở hướng Nam ưu tiên hàng đầu của Nga là quan hệ với Ấn Độ. Có thể nói
rằng, hai nước hiện đã bước sang tầm cao mới của sự hợp tác đầy chất lượng.
Đã xuất hiện trở lại sự gắn bó ba bên Nga - Ấn - Trung với mong muốn phối
hợp hành động bền vững. Moscow, New Delhi và Bắc Kinh đặt trọng tâm vào



việc tạo đột phá trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và đầu tư.
Trong thời gian gần đây, Nga đã tạo dựng thành công những cơ hội thuận lợi
để phát triển các mối quan hệ với Nhật Bản trên cơ sở thỏa thuận ở cấp cao
"Kế hoạch hành động Nga-Nhật". Hợp tác kinh tế-thương mại Nga-Nhật quy
mô lớn được đặc biệt chú ý, mà nếu thiếu nhân tố này sẽ không thể giải quyết



các vấn đề chính trị còn tồn tại giữa Nga với Nhật Bản.
Vấn đề đang được phía Nga chú ý là tình hình phức tạp tại bán đảo Triều
Tiên. Nga cũng như các quốc gia khác quan tâm đến việc đảm bảo quy chế
phi hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân, phát triển đối thoại hòa bình




ở khu vực Đông Bắc Á.
Tình hình quân sự-chính trị ở Nam Á cũng không nằm ngoài sự quan tâm của
Nga. Nga luôn theo dõi sát sao và bày tỏ quan điểm ủng hộ các nỗ lực cải thiện
19


quan hệ Ấn Độ - Pakistan. Trong thời gian gần đây quan hệ Nga với các đối tác
quan trọng ở châu Á như Mông cổ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Lào,
Campuchia đã có những bước tiến đáng kể. Quan trọng là Nga không có mâu
thuẫn với bất kỳ nước nào ở châu Á có thể dẫn đến xung đột. Hơn nữa, đa số các
nước này với Nga có quan điểm giống nhau về các vấn đề kiến tạo hòa bình và
xây dựng hệ thống phối hợp hành động chung đối với châu Á, Nga còn tính đến
một xu thế rất quan trọng nổi lên gần đây, đó là liên kết song phương gia tăng rõ
rệt, và xuất hiện những cơ chế tập thể mới.
- Quan hệ với ASEAN: Quan hệ đối tác của Nga với Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bước lên một tầm cao mới có chất
lượng. Hình thức quan hệ này là "hạt nhân" của quá trình Nga hòa nhập với
khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bước quan trọng trong việc tạo cơ sở
pháp lý cho quan hệ Nga - ASEAN là việc ký Tuyên bố chung Nga - ASEAN
về phòng chống tội phạm quốc tế tháng 7/2004. Tiếp theo là văn kiện tương tự
về phối hợp hành động kinh tế. Sau khi tham gia Hiệp ước Bali, Nga đã trở
thành thành viên của một trong những định ước pháp lý cơ bản của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Thỏa thuận về tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu
tiên Nga - ASEAN trong năm 2005 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quan
hệ Nga và ASEAN. Nguyên tắc của AEAN về sự phối hợp hành động đa
phương, sự gắn bó chặt chẽ của Hiệp hội với Hiến chương Liên Hợp Quốc, với
các giải pháp chính trị nhằm giải quyết tranh chấp… hoàn toàn đáp ứng quyền

lợi của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương. Nền tảng quan trọng nhất để đảm bảo
nguyên tắc này là Diễn đàn khu vực ASEAN về an ninh (ARF).
Chương 3
MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA
LIÊN BANG NGA TỪ SAU NĂM 1991
Hiện nay Liên Bang Nga đang thi hành chính sách thực dụng và linh
hoạt, đa dạng hóa quan hệ trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, an
ninh quốc phòng...đồng thời tranh thủ hợp tác kinh tế với các đối tác khác
nhau, tạo môi trường hòa bình ổn định cho đất nước phát triển.
20


Tư tương chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga là
bảo vệ kiên quyết và triệt để lợi ích quốc gia dựa trên tình hình thực tiễn và
thực dụng trong bối cảnh quốc tế phức tạp chứa đựng nguy cơ mới và sự bất
ổn định đang gia tăng. Liên Bang Nga cũng hướng tới việc tăng cường và
khôi phục vị thế quốc tế của mình, cùng cộng đồng quốc tế đấu tranh vì nền
dân chủ, công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc và thực thi công pháp quốc tế.
Chính sách đối ngoại đó đã được thực hiện nhất quán trong các công việc cụ
thể và đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận:
Trên các hoạt động đối ngoại đa phương: Ngay trong những năm
2000, quan điểm chủ trương thuộc về quan điểm của Liên Bang Nga đã được
thể hiện đầy đủ trong các văn kiện Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của
Liên Hợp Quốc trong đó có sự tham dự của Tổng thống Nga. Tại Liên Hợp
Quốc từ 2000 đến 2004, những sáng kiến do Nga đề xuất đã khẳng định phần
nào Liên Bang Nga đã trở thành một quốc gia chủ đạo trong việc bảo vệ Công
pháp quốc tế dựa vào Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như ưu thế trong
những hoạt động tập thể nhằm vô hiệu hóa những nguy cơ và thách thức của
thế kỷ XXI.
Trước hết Liên Bang Nga góp phần quan trọng vào việc tìm kiếm lời

đáp trả những thách thức mới của an ninh quốc tế. Cùng với tổ chức An ninh
và Hợp tác Châu Âu, EU, NATO và với các nước trong quan hệ hợp tác song
phương, Liên Bang Nga đã tham gia chấn chỉnh cuộc đấu tranh có hệ thống
chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán vũ khí, buôn bán ma
túy và buôn bán người bất hợp pháp. Nhất là trong cuộc chiến chống khủng
bố quốc tế, Liên Bang Nga đã tỏ rõ vai trò iên tiến của mình, bởi vì bản thân
Nga cũng là đối tượng bị các phần tử Hồi giáo cực đoan Trexnia liên tục
khủng bố ở Matxcova, Bexlan...
Nga đã không hề giảm bớt nỗ lực theo hướng giải trừ vũ khí, tập trung
chú ý vào các vấn đề không cho phép quân sự hóa khoảng không vũ trụ,
không cho phép phổ biến vũ khí hủy diệt hang loạt và không để chúng lọt vào
21


tay bọn khủng bố, góp phần làm giảm căng thẳng xung quanh tính minh bạch
của các chương trình hạt nhân của Iran và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều
Tiên. Nga triệt để ủng hộ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc, coi đó là một
trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống quan hệ quốc tế tương lai đang
hình thành. Vì thế việc củng cố vị thế Liên Hợp Quốc, tăng cường sức mạnh,
uy tín và vai trò thực tế của tổ chức này trong việc giải quyết các vấn đề quốc
tế vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trong nhất trong chính sách đối
ngoại của Liên Bang Nga.
Nga đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố các mối quan hệ
quốc tế không phải dựa trên quyền của kẻ mạnh với sự thống trị những quan
điểm sức mạnh đơn phương, mà là quyền lực tối thượng của Công pháp quốc
tế và việc giải quyết các vấn đề thế giới then chốt phải dựa trên cơ sở hợp tác
đa phương.
Nhờ sự bảo vệ kiên quyết và nhất quán của các nguyên tắc được đa số
các nước dân chủ ủng hộ, đồng thời nhờ đường lối không đối đầu, Nga tránh
được sự gia tăng khủng hoảng quốc tế ở một số khu vực thế giới. Chính sách

cần bằng của Nga đã được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Chính được sự hỗ
trợ của Nga mà nhiều Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các
vấn đề quốc tế phức tạp đã được thông qua, nhất là ở Trung Đông, Trung Á,
Đông Bắc Á.
Tiến hành đường lối khẳng định những nguyên tắc đa phương trong
chính sách thế giới một cách nhất quán, Nga đã tích cực phát triển hợp tác với
các thể chế quốc tế khác nhau. Những thể chế có thể trở thành những thành
phần của một hệ thống quan hệ quốc tế mới đang hình thành trong thế kỷ
XXI, trong đó có nhòm G8 thường đưa ra những sáng kiến cơ bản.
Đối với các nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ: giữa Liên Bang Nga
và các nước này có mối quan hệ lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa. Một trong
những ưu tiên trọng tâm đối ngoại của Liên Bang Nga là việc hình thành
không gian hợp tác và đối tác láng giềng thân thiện dọc theo chiều dài biên
22


giới của mình. Trong bối cảnh đó, việc chuyển sang sự lãnh đạo ở các cấp độ
khác nhau với tốc độ khác nhau diễn ra trong những năm gần đây trong không
gian SNG có ý nghĩa nguyên tắc. SGN đã chứng tỏ nó là một cơ chế phối hợp
đa phương có ích trong không gian hậu Liên Xô. Hoạt động của nó đã trở nên
phù hợp hơn, tập trung vào những hướng mà ở đó có khả năng cho hiệu suất
cao nhất.
Năm 2000, Hiệp ước Nga- Bêlarút về thành lập nhà nước Liên bang có
hiệu lực. Tháng 9- 2003, Hiệp định thành lập không gian kinh tế chung giữa
Nga, Ukraina, Bêlarút và Kazactan đã được ký. Trong những năm đó sự liên
kết chính trị- quân sự đã được củng cố giữa các thành viên Hiệp ước anh ninh
tập thể, trên cơ sở đó đến năm 2003 đã thành lập một số tổ chức quốc tế khu
vực- Tổ chức an ninh tập thể.
Tháng 6- 2001, SCO với sự tham gia của hai cường quốc hạt nhân, ủy
viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Nga và Trung Quốc

cũng như các nước chủ chốt của Trung Á đẫ được thành lập. Hiện nay, tổ
chức này là một cơ cấu khu vực phát triển, có khả năng giải quyết các vấn đề
quan trọng trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, kinh tế, đối phó với những
nguy cơ, thách thức chung.
Tuy nhiên Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Âu muốn ảnh hưởng và
những lợi ích của họ ở các địa bàn chính sách sát biên giới Nga. Ba nước
Bantich đã kiên quyết gia nhập EU và NATO, xu hướng chính trị gắn chặt với
Tây Âu, xa rời Nga đã lan mạnh từ các nước vùng ngoại Capcadơ, Liên Bang
Nga đang hình thành một chính sách đối ngoại mềm mổng và tổng hợp để
chặn đứng xu hướng này.
Đối với châu Âu: trong khi ưu tiên phát triển quan hệ với các nước
láng giềng, Liên Bang Nga không quên rằng phạm vi chủ yếu lợi ích về kinh
tế, chính trị, quân sự của Nga về mặt lịch sử tập trung ở châu Âu. Do đó quan
hệ giữa Nga- EU và Nga- NATO trong những năm qua có ý nghĩa nguyên tắc.

23


Mối quan hệ với EU- đối tác chính sách của Nga hiện nay bao trùm
toàn bộ lĩnh vực từ kinh tế, năng lượng, khoa học- kĩ thuật cho đến việc đối
phó với những nguy cơ, thách thức mới. Hội nghị thượng đỉnh Nga- EU được
tiến hành mỗi năm hai lần có nội dung phong phú và đạt nhiều kết quả. Các
biện pháp tích cực được thực thi nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của
việc mở rông EU đối với kinh tế Nga. Ngăn chặn việc tạo thành một khoảng
trống pháp lý trong mối quan hệ với các đối tác lâu đời trong số các thành
viên mới của EU.
Quan hệ với NATO đã có bước đột phá về chất lượng. Hội đồng NgaNATO được thành lập. Cơ quan này đã đảm bảo cho sự tham gia bình đẳng
của Nga vào việc giải quyết các vấn đề an ninh cơ bản trong không gian châu
Âu- Đại Tây Dương. Tuy nhiên, Nga vẫn giữ quan điểm nhất quán: Nga
không xếp hàng để gia nhập NATO, mà còn phải xem NATO biến đổi theo

chiều hướng nào “theo hướng cơ cấu chính trị hay liên minh quân sự”
Quan hệ với Hoa Kỳ: đây là mối quan hệ có ý nghĩa to lớn và là hướng
ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga, bới hai nước đều có trách nhiệm
chung trong việc duy trì và bảo vệ sự ổn định chính sách trên thế giới. Các
cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống hai nước đã đặt nền móng vững chắc cho cuộc
đối thoại mới dựa trên lợi ích lâu dài trùng hợp nhau. Ưu thế vượt trội của lợi
ích đó đối với những bất đồng về chính sách cho phép tránh khỏi khủng
hoảng trong quan hệ giữa hai nước do quyết định của Hoa Kỳ hồi tháng 122001 rút khỏi Hiệp ước tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972 gây ra. Hai bên
đã không để xảy ra việc phá vỡ sự ổn định chính sách và đã ký một Hiệp ước
mới vào năm 2002, trù định việc cắt giảm tiềm lực hạt nhân.
Khuôn khổ mối quan hệ chính sách giữa Hoa Kỳ và Nga được xây
dựng khác với trước kia. Điều quan trọng là Nga đã duy trì được khả năng
tiếp tục bảo vệ an ninh chính sách của mình ở mức thích đáng, tự xác định cơ
cấu và thành phần các lực lượng hạt nhân của mình. Mối quan hệ với Hoa Kỳ
đang trở nên ổn định và dự đoán được. Cơ sở nền móng của nó đủ mạnh để
24


thảo luận một cách xây dựng và cởi mở những bất đồng hiện có, trong đó có
những vấn đề nguyên tắc và khắc phục những vấn đề mới đặt ra hiện nay.
Tuy nhiên trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, Nga vẫn giữ vững nguyên
tắc độc lập của mình, Nga duy trì quan hệ ổn định với Hoa Kỳ để hội nhập
kinh tế quốc tế, nhằm tránh sự tụt hậu, suy giảm sức mạnh so với các quốc gia
khác. Hoa Kỳ cũng rất cần mối quan hệ bình ổn với Liên Bang Nga bởi vì
trong điều kiện hòa bình Hoa kỳ có thể chủ động thu hẹp không gian chính
sách của Liên Bang Nga. Ngược lại nếu Liên Bang Nga trở lại tư duy chiến
tranh lạnh sẽ bất lợi hơn với Hoa Kỳ.
Một mặt Liên Bang Nga cố gắng cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, mặt
khác Nga cho rằng trên thế giới hiện nay vẫn còn những người ủng hộ quan
điểm thời chiến tranh lạnh trong quan hệ với Liên Bang Nga, những thế lực

không muốn từ bỏ quan điểm này và vẫn coi Nga không phải đối tác chính trị.
Nga khộng cần tới sự giúp đỡ của phương Tây trong việc giải quyết những
vấn đề xây dựng nền dân chủ đất nước. Liên Bang Nga phải tìm kiếm đồng
minh, cần phải phá tan tảng băng không tin tưởng lẫn nhau hình thành từ
những năm 1980, khi Liên Xô đối đầu với thế giới còn lại. Mục đích của Liên
Bang Nga là biến nước Nga trở thành thành viên đầy đủ của cộng đồng thế
giới.
Đối với các nước châu Á: Liên Bang Nga đã phát triển mối quan hệ
tích cực với các nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, không gây tổn
thất cho bất kì quốc gia nào, dựa trên tinh thần vì lợi ích an ninh và sự phồn
vinh chung. Tại khu vực này, quan hệ giữa Liên Bang Nga và Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, với ASEN, APEC đều có những tiến
triển.
Quan hệ Liên Bang Nga- Trung Quốc: trải qua đoạn đường dài khúc
khuỷu, bước vào thế kỳ XXI, hai nước đã thiết lập một mối quan hệ toàn diện,
hợp tác chính sách. Năm 2001, hai nước kí Hiệp định hợp tác, hữu nghị song
phương; biên giới Liên Bang Nga- Trung Quốc đã trở thành biên giới hòa
bình, thân thiện; trao đổi thương mại năm 2004 đạt 20 tỷ USD; giao lưu hữu
25


×