Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

bai thu hoach ca nhan thuc tap su pham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.58 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM III
1.
2.
3.
4.

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thành Lợi. Nam (Nữ): Nam.
Lớp: Lý – KTCN 38, Khoa: Tự nhiên.
Thực tập tại trường: THCS Trưng Vương
Thời gian TTSP từ ngày 22/2/2016 đến ngày 02/04/2016

I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

1. TÌM HIỂU THỰC TIỄN GIÁO DỤC.
1.1 Ý THỨC, TINH THẦN, THÁI ĐỘ TÌM HIỂU THỰC TIỄN:
- Trường THCS Trưng Vương đã cung cấp cho tôi những vốn kiến thức chuyên
môn giảng dạy, tâm lý giáo dục, kỹ năng sư phạm… Được tiếp xúc, tìm hiểu chính
xác, chi tiết những hoạt động giáo dục thực tế ở trường THCS Trưng Vương mà
những vốn kiến thức thực tế này là rất cần thiết và quan trọng đối với một giáo viên
khi ra trường.
- Ý thức được vấn đề đó, bản thân luôn luôn cố gắng tìm hiểu với tinh thần học
hỏi, chủ động tham gia vào các hoạt động thực tiễn của trường như tham gia các buổi
họp tổ chuyên môn, họp hội đồng sư phạm nhà trường, tham gia giảng dạy, dự giờ
các tiết dạy mẫu môn vật lý của các giáo viên trường ở tất cả các khối lớp, tham gia


thực tập chủ nhiệm ở một lớp cụ thể... Tuy thời gian thực tập tại trường không nhiều,
số lần tham gia các hoạt động tìm hiểu thực tiễn giáo dục còn ít nhưng được sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác giảng
dạy, chủ nhiệm và một số hoạt động giáo dục khác, điều đó đã làm cho 6 tuần thực
tập của tôi đạt hiệu quả tốt nhất.
- Trên tinh thần của tuổi trẻ với lòng nhiệt huyết, yêu nghề. Là một giáo viên tập
sự, tôi luôn có thái độ nghiêm túc, tự giác, tích cực tìm hiểu mọi hoạt động sư phạm
của nhà trường để làm hành trang cho tương lai trở thành một giáo viên tốt sau này.
- Trong suốt thời gian thực tập, tôi luôn nhận thức tầm quan trọng của việc tìm
hiểu thực tiễn giáo dục của Trường THCS Trưng Vương, xem đây là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong đợt thực tập sư phạm năm III và cũng là một cơ hội
quý giá để tôi tích lũy thêm những kiến thức thực tiễn về công tác giáo dục ở trường
phổ thông, cơ cấu tổ chức bộ máy trong nhà trường, các nhiệm vụ của người giáo
viên THCS,… Đây thật sự là những kiến thức và kinh nghiệm thực tế hết sức quý
báu, giúp bản thân tôi hiểu rõ ràng hơn về những công việc mà mình sẽ làm sau này
và tôi tự nhận thấy bản thân đã:
+ Thực hiện đúng những nội quy thực tập theo quy định của nhà trường phổ
thông đối với sinh viên thực tập trong suốt thời gian thực tập.
+ Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao, theo đúng kế hoạch thời gian.
Trang 1


+ Tiếp thu những chỉ dẫn, rút kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn trong công
tác dạy học và chủ nhiệm.
+ Nhiệt tình, có cố gắng, trong việc tìm hiểu, thống kê, thu thập và phân tích
các kết quả thu thập được.
+ Có chủ động tiếp cận, đối thoại với các giáo viên, học sinh …để giải đáp
những thắc mắc trong suốt thời gian thực tập.
1.2 NHỮNG KẾT QUẢ CỤ THỂ:
1.2.1 Qua bài báo cáo của thầy Dương Thanh Hùng – Phó hiệu trưởng nhà

trường tôi đa ghi nhận được những kết qua sau:
a. Đặc điểm tình hình trường THCS Trưng Vương:
Trường THCS Trưng Vương nằm trên địa bàn xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành.
Đây là một địa bàn bán nông thôn với mật độ dân số ở mức trung bình trên 19
nghìn người. Đa số nhân dân sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp như làm mộc,
nghề nông, dịch vụ thương mại... Do đó việc quan tâm đến việc học của con em
mình còn hạn chế.
* Những mặt thuận lợi và khó khăn:
+ Mặt thuận lợi:
- Trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2011, đạt chuẩn kiểm định chất lượng
giáo dục vào năm 2014.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của cấp ủy Đảng, chính quyền, Phòng GD
trong mọi hoạt động của nhà trường.
- Ban giám hiệu điều là Đảng viên có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức đầu
tư cho chuyên môn và các hoạt động nhà trường.
-Đội ngũ GV điều đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, có tinh thần
trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ. Có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt.
-Đa số học sinh là con em trên địa bàn, nên thuận lợi cho việc đi lại học hành,
các em có nề nếp tốt, chăm học, có ý thức chấp hành nội qui nhà trường.
- Cơ sở vật chất: đảm bảo đủ phòng học, trang thiết bị đầy đủ.
+ Mặt khó khăn:
- Đa số phụ huynh trong địa bàn là dân lao động nghèo, kinh tế không ổn định,
đời sống còn nhiều khó khăn... nên sự quan tâm đến việc học tập của con em mình
còn nhiều hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên đảm bảo số lượng nhưng chất lượng và tay nghề
chưa đồng điều, thiếu giáo viên các môn công nghệ, GDCD.
- Còn một bộ phận học sinh yếu, chưa ngoan, đa số các em thuộc gia đình
nghèo, khó khăn, tỉ lệ bỏ học còn cao.
b. Quy mô phát triển trường lớp ở trường THCS Trưng Vương:
* Vê lịch sử:

Trường THCS Trưng Vương được bố trí đóng trên địa bàn ấp Hiệp Hòa, xã Hiệp
Tân, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
- Trước 30/4/1975 trường có tên tiểu học Hiệp Ninh, tiểu học Hiệp Hòa.
- Từ năm 1978 trường có tên PTCS Hiệp Tân C.
- Từ năm 1991 trường có tên PTCS Trưng Vương
Trang 2


- Từ năm 1994 đến nay mang tên trường THCS Trưng Vương.
Từ thành lập đến nay trường đã có cố gắng để từng bước nâng cao chất lượng
giáo dục và đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2011.
* Quy mô phát triển trường lớp: (Năm học 2015 – 2016)
Hiện nay trường có 14 lớp với tổng số học sinh là 531 em, đến tháng 02/2016
còn 515 em/14 lớp. Bình quân 37hs/lớp trong đó:
Khối
6
7
8
9
Tổng

Tổng số lớp
4
4
3
3
14

Tổng số học sinh
157

158
105
195
515

Trường THCS Trưng Vương có 1 liên đội với tổng cộng 520 đội viên trong đó
có 95 HS lớp 9 trưởng thành đội. Trường có 1 chi đoàn có 3 đoàn viên đều là cán bộ
GV – NV nhà trường. Có 1 chi bộ Đảng với tổng số là 12 Đảng viên, trong đó nữ 7
đ/c, nam 5 đ/c.
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 32 người, trong đó có 19 nữ, 01
BGH, 01 TPT, 05 NV và 01 biên chế gởi. Có 24 giáo viên trực tiếp giảng dạy, đạt tỉ
lệ 1,71 giáo viên/lớp.
*Vê trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+Đại học: 26, trong đó có 1 NV.
+CĐSP: 3, trong đó có 1 NV.
+Trung cấp: Có 1 NV.
+Chưa qua đào tạo: 2 NV.
*Trường có 3 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng cụ thể như sau:
+ Tổ Ngữ văn - Sử - Địa - T.Anh – GDCD: 10 người.
+ Tổ Toán – Lý: 6 người.
+ Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ - Thể dục – Nhạc – MT: 9 người.
+ Tổ văn phòng: 7 người.
*Vê bộ máy lanh đạo và trưởng các bộ phận gồm:
- Phó HT: Dương Thanh Hùng, kiêm phó bí thư chi bộ.
- Chủ tịch Công đoàn trường: Trần Thị Đoan Trang.
- Tổng phụ trách đội: Trương Đức Minh.
- Trưởng ban thanh tra nhân dân: Đinh Trọng Tuấn.
- Tổ trưởng tổ Ngữ văn - Sử - Địa - T.Anh – GDCD: Trần Văn Nên.
- Tổ trưởng tổ Toán – Lý: Lâm Thành Hiểu.
- Tổ trưởng tổ Hóa– Sinh– CN - TD – Nhạc – MT: Nguyễn Lê Minh

Quân.
- Tổ trưởng tổ văn phòng: Phạm Thị Hồng Vân – kiêm kế toán trưởng.
- Văn thư – thủ quỹ: Nguyễn Thị Đài Loan.
- GV chuyên trách TTHTCĐ xã: Nguyễn Mộng Thắm.
- GV phụ trách thiết bị: Trần Đức Bình.
- NV thư viện: Phan Phạm Thiên Thanh.
- NV Y tế: Nguyễn Thị Cẩm Thúy.
- Trưởng ban đại điện hội CMHS: Bà Nguyễn Thị Tho.
Trang 3


c. Cơ sở vật chất:.
Trường THCS Trưng Vương có tổng diện tích: 15.871,2 m 2 đạt 30,8 m2/HS.
Trường có 32 phòng, trong đó có 15 phòng học, 1 phòng hành chánh, 1 thư viện, 1
phòng thiết bị, 1 phòng y tế, 1 phòng máy tính, 1 phòng công đoàn, 1 phòng đội, 1
phòng bộ môn chung, 4 phòng thí nghiệm thực hành, và 1 phòng hội trường.
Nhà trường từng bước hoàn chỉnh về CSVC cãi tạo và quy hoạch nhà trường khoa
học hợp lý. Phòng học đầy đủ ánh sáng, thoáng mát. Sắp xếp phòng thư viện – thiết
bị gọn gàng, ngăn nắp. Thực hiện tốt môi trường giáo dục khang trang, xanh – sạch –
đẹp, sân trường có hoa kiểng, bóng mát.
d. Công tác quản lý:
Nhà trường đã tổ chức quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước,
triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, PGD trong công tác chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ năm học đầy dủ kịp thời.
Đầu năm học trường xây dựng các kế hoạch và triển khai đến tất cả GV – HS học
tập, thực hiện, trong các kỳ họp điều có đánh giá sơ, tổng kết kịp thời.
BGH nhà trường thường xuyên kiểm tra việc soạn giảng chuẩn bị lên lớp, chấm
trả bài thi, bài kiểm tra, tổng kết điểm, dự giờ, hồ sơ sổ sách của giáo viên.
Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao hiệu
quả tiết dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Nhà trường đảm bảo thông tin, báo cáo với ngành và địa phương. Quán triệt và
thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên. Tiếp tục quán triệt điều lệ trường học.
Thực hiện nghiêm túc cuộc vận đông "hai không" với 4 nội dung, thực hiện tốt "học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nhà trường thực hiện dân chủ hóa trong mọi hoạt động học tập nhà trường đặc
biệt là tài chính.
e. Về đổi mới phương pháp việc dạy và học và việc thực hiện SGK mới:
Nhà trường chú trọng triển khai và hướng dẫn GV thực hiện nghiêm túc các văn
bản chỉ đạo về chuyên môn, bàn bạc thảo luận để có phương pháp tốt dạy học sinh
yếu kém. Đa số GV biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp thích hợp trong 1 bài
lên lớp, sau mỗi lần họp tổ chuyên môn điều có họp nhóm những GV dạy cùng môn,
cùng khối để thống nhất phương pháp và nội dung bài học, nhất là các môn GV được
phân công dạy chéo như Công nghệ, GDCD...
Giáo khi lên lớp điều có sử dụng đồ dùng dạy học, chú trọng khai thác triệt để các
đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường để nâng cao hiệu quả tiết dạy, hằng tháng có
sơ kết phần kiểm tra dự giờ các tiết THTN,...
Việc thực hiện chương trình SGK mới phải đảm bảo nghiêm túc, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.
+ Thuận lợi: Giáo viên được tập huấn chương trình SGK mới và các chuyên đề
chuyên môn của sở giáo dục, phòng giáo dục. Đa số giáo viên nhận thức được tác
dụng tích cực của phương pháp dạy học mới và được cung cấp đầy đủ tài liệu, sách
giáo khoa, đồ dùng dạy học...
+ Khó khăn: Cơ sở vật chất như bàn ghế chưa phù hợp với việc vận dụng phương
pháp mới nhất là triển khai nhóm. Một số trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đảm
Trang 4


bảo chất lượng. Ngoài ra còn có giáo viên khi thực hiện phương pháp mới, hoặc vận
dụng còn mang tính hình thức.
f. Về tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HĐNGLL:

Nhà trường chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức
trong GV – HS. Tổ chức Đoàn – Đội có nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, phù
hợp với khả năng thực tế của học sinh.
Nhà trường tổ chức đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nề nếp sinh hoạt đầu
tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần. Quan tâm HS diện chính sách, HS nghèo – hiếu học,
làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa.
GVCN kết hợp với tổ chức Đoàn - Đội, ban HĐNGLL thường xuyên uốn nắn, sữa
chữa những sai lệch của học sinh kịp thời.
Tổ chức triển khai 100% HS cam kết không vi phạm pháp luật,không vi phạm
ATGT, không ma túy.....
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức cho Hs tham gia Nghi thức, ĐH TDTT vòng
trường, vòng huyện và tích cực tham gia các hoạt động phong trào khác đạt nhiều kết
quả cao.
g. Về công tác thi đua trường THCS Trưng Vương:
Để cải tiến công tác thi đua, đầu năm nhà trường xây dựng bảng điểm thi đua,
phát động phong trào thi đua sôi nỗi trong GV – HS, động viên khuyến khích GV –
HS thực hiện tốt các công việc được giao. Song song đó nhà trường thường xuyên
kiểm tra phát hiện những sai lệch của GV – HS để nhắc nhở, phê bình và khắc phục
kịp thời, nhờ vậy nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích cao trong công tác thi
đua như:
Vê học sinh: Tỉ lệ xét công nhận tốt nghiệp THCS hằng năm đạt 100%. Tỉ lệ lên
lớp hằng năm đạt trên 98%, trong đó tỉ lệ hạnh kiểm trung bình trở lên đạt 100%. Tỉ
lệ học sinh bỏ học các năm dưới 0.8%, đặc biệt tỉ lệ học sinh bỏ học trong HKI năm
học 2015 – 2016 chỉ 0.19%. Hiệu quả đào tạo nhà trường đạt trên 92%.
Vê giáo viên: Trong năm học 2014 – 2015 trường có 5 giáo viên đạt danh hiệu
chiến sĩ thi đua cơ sỏ, 2 giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và 27 giáo
viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
Vê công tác phổ cập giáo dục THCS: Trường được UBND huyện Hòa Thành
công nhận hoàn thành đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS vào tháng
7/2014 và hiện nay tiếp tục được duy trì chuẩn. Công tác phổ cập giáo dục trung học

phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2011.
Các danh hiệu đạt được:
Đơn vị: Đạt tập thể lao động Xuất sắc.
Công đoàn cơ sở: Đạt Vững mạnh xuất sắc.
Chi đoàn: Đạt vững mạnh.
Liên đội: Đạt liên đội mạnh cấp tỉnh.
Chi hội chữ thập đỏ và Hội khuyến học: đạt xuất sắc.
Chi bộ: Đạt trong sạch vững mạnh.
Trong năm qua nhà trường được Sở GD&ĐT công nhận đạt chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục mức độ 1 vào tháng 5/2014.
Trang 5


1.2.2 Qua bài báo cáo thư 2 của ông Nguyễn Mộng Thắm báo cáo tình hình giáo
dục trên địa bàn xa Hiệp Tân -tôi đa ghi nhận được những kết qua sau đây:
a) Tình hình an ninh, chính trị, văn hóa.
Nhìn chung tình hình an ninh chính trị ổn định, văn hóa giáo dục không chỉ giáo
dục học sinh mà còn tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân:
Tổng số trường học trên địa bàn xã Hiệp Tân là 6, trong đó có 2 trường mầm
non, 3 trường tiểu học và 1 trường THCS. Với tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên
173/136 nữ, tổng số học sinh/lớp là 2373/69 lớp bao gồm các trường mầm non, tiểu
học và THCS trong đó:
+Mầm non có tổng số HS là 683/18 lớp, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp là 233/240
đạt tỉ lệ 97,1%.
+Tiểu học có tổng số HS là 1159/37 lớp.
+Trung học cơ sở có tổng số HS toàn trường là 531/14 lớp.
b) Quan điểm chỉ đạo của địa phương:
Giảm hộ nghèo, nâng cao trình độ dân trí bằng nhiều hình thức: trợ vốn, mở
các lớp đào tạo nghề cho dân trên địa bàn xã.
c) Vê chất lượng hoạt động của HĐGD cấp xa:

Việc thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh". Có 6/6 điểm trường thực hiện, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên học
chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh và thường
xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức trong công tác cũng như trong cuộc sống, đồng
thời tổ chức – sơ tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc đã thực hiện qua nhiều thời
gian.
Về việc phân công bố trí giáo viên đúng quy định của ngành đảm bảo tính
khách quan, đúng năng lực, trình độ và sở trường.
Công tác bồi dưỡng đội ngũ ở các trường cũng được thường xuyên tổ chức viết
và triển khai các chuyên đề về chuyên môn theo từng giai đoạn nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học. Đồng thời cử các giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ, các lớp nâng chuẩn... do ngành tổ chức. Hiện tại tỉ lệ giáo viên trực
tiếp giảng dạy đạt chuẩn trở lên 100%.
Về công tác phát triển Đảng trong trường học: toàn xã Hiệp Tân có tổng số
Đảng viên là 67/173 cán bộ công chức – viên chức – nhân viên, đạt tỉ lệ 38,7%, tổng
số chi bộ sinh hoạt, hoạt động độc lập là 6/6.
Việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, tăng cường công
tác thanh tra ban giám hiệu các trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và quản lí
chuyên môn. Thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế
hoạch kịp thời theo tình hình thực tế của đơn vị. Công tác quản lí chuyên môn, kiểm
tra của ban giám hiệu và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên được thực hiện
tốt. Giáo viên thực hiện tốt chương trình và nắm vững phương pháp, nội dung, hình
thức tổ chức theo hướng đổi mới. Chú trọng khâu kiểm tra chất lượng giảng dạy của
giáo viên và việc học tập của học sinh để giúp đỡ, đặc biệt là không để xảy ra tình
trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Tăng cường công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm trong nhà trường. Tổ chức tốt hội giảng vòng trường, tham gia hội
Trang 6


giảng vòng huyện, tỉnh và tổ chức các hội thi phong trào như: thi nghi thức đội, thi

vở sạch chữ đẹp, thi ban chỉ huy chi đội, thi các chuyên hiệu, Hội khỏe Phù Đổng...
Kết qua:
Mầm non: học sinh đạt BKBN vòng trường 503/519 trẻ, phổ cập mần non
trẻ 5 tuổi đạt 97,6%.
Tiểu học: Đạt 1132/1132 đạt 100%.
+ Học lực từ trung bình trở lên 1125/1132, tỉ lệ 99,4%, hoàn thành chương
trình tiểu học 256/256, đạt tỉ lệ 100%.
Trung học cơ sở:
+ Hạnh kiểm đạt 456/456 đạt 100%
+ Học lục từ trung bình trở lên 434/456 tỉ lệ 95,2%
+ Hoàn thành chương trình THCS 89/89, tỉ lệ 100%
d) Tình hình và kết qua thực hiện PCGD
Phổ cập giáo dục ở các cấp bậc được quan tâm và đạt tỉ lệ cao. Cụ thể như
sau:
Phổ cập giáo dục tiểu học: Số trẻ em 6 tuổi được huy động ra lớp là
276/276 đạt tỉ lệ 100%, và duy trì được sĩ số là 100%. Xã duy trì chuẩn phổ
cập GDTH đúng độ tuổi 215/217 em, đạt tỉ lệ 99,1%. Trẻ em từ 11 đến 14
tuổi hoàn thành chương trình tiểu học là 1021/1048 em, đạt tỉ lệ 97,4%.
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Tổng số đối tượng trong độ tuổi 15-18
tuổi xét công nhận tốt nghiệp THCS là 820/938, đạt tỉ lệ 87,4%. Xã duy trì
đạt chuẩn phổ cập THCS từ năm 2004 đến nay.
Phổ cập bậc trung học phổ thông: Số đối tượng từ 18 đến 21 tuổi có bằng
tốt nghiệp THPT (hệ bổ túc), tốt nghiệp THCN là 708/432 nữ, đạt tỉ lệ
75,3%.
Xã Hiệp Tân được công nhận chuẩn phổ cập bậc trung học từ năm 2010 và
duy trì đến nay.
e) Vấn đê xa hội hóa GD toàn dân tham gia công tác GD thế hệ trẻ:
Nhằm chăm lo giúp đỡ cho HS nghèo hiếu học trên địa bàn xã Hiệp Tân, hội
khuyến học xã (bao gồm các chi hội trực thuộc) đã vận động được:
+Tổng thu: 206.158.000đ

+Tổng chi: 158.868.000đ
Trong đó đã chi 481 suất học bổng với số tiền là 97.550.000đ, khen thưởng tập
cho HS 3450 quyển với số tiền 20.950.000đ, tặng 4 chiếc xe đạp cho HS trên
địa bàn xã với tổng số tiền 6.000.000đ, phát 5 suất gạo tổng trị giá 750.000đ và
khen thưởng cho HS – GV cuối năm học 33.618.000đ. Còn lại 47.290.000đ tại
các chi hội trực thuộc.
f) Sự đầu tư cho GD ở địa phương:
Chủ yếu là sửa chữa nhỏ ở một số trường, sơn mới đồ chơi ngoài trời và các
phòng học ở 2 cơ sở phụ trường mầm non Hiệp Tân.
Các trường được ngành cung cấp một số thiết bị, đồng thời giáo viên làm thêm
một số đồ dùng dạy học để giảng dạy có hiệu quả.
Về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: hiện toàn xã có 2 trường đạt
chuẩn quốc gia là trường TH Triệu Thị Trinh và trường THCS Trưng Vương. Các
Trang 7


trường còn lại đã đạt được các tiêu chuẩn 1,2,4,5 nhiều năm liền, chỉ còn tiêu chuẩn 3
về CSVC các trường đang chờ nhà nước tiếp tục đầu tư.
g) Sự quan tâp của chính quyên địa phương đối với thầy cô giáo:
Hằng năm các trường điều tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11,
tổ chức khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong giáo
dục.
h) Công tác giúp đỡ học sinh nghèo:
Cũng được các cấp chính quyền địa phương quan tâm. Nhất là công tác phổ
cập, chống bỏ học, vận động mạnh thường quân trao học bổng và quà cho học
sinh nghèo trên địa bàn xã được thực hiện tốt.
i) Những thuận lợi và khó khăn của địa phương trong quá trình xây dựng xa
tiên tiến.
Những mặt thuận lợi: Được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của
ngành cấp trên, Đảng ủy, UBND xã, sự đoàn kết nhiệt tình tích cực của hội

đồng giáo dục xã và đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên các trường, từ
đó đã hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm học, đạt và vượt các chỉ tiêu cơ
bản. Hiệu quả giảng dạy có tiến bộ, giáo viên đạt hội giảng vòng huyện tăng,
các trường được trang bị khá đầy đủ trang thiết bị, cảnh quang môi trường sạch
đẹp. Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, tỉ lệ hoạc sinh giỏi, khá
tăng. Xã duy trì chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ
cập bậc giáo dục THCS và phổ cập bậc trung học.
Những mặt còn hạn chế: Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục tiểu học
còn hạn chế, số máy vi tính của trường ít và cũ, thường hư hỏng nên gặp nhiều
khó khăn trong công tác cũng như để giáo viên trao đổi kinh nghiệm CNTT.
Một số giáo viên lớn tuổi nên gặp khó khăn trong việc học tập, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tham gia các phong trào.

1.2.3 Qua báo cáo thư 3 của thầy Trương Đưc Minh - Bí thư chi Đoàn
trường, kiêm tổng phụ trách đội - tôi đa ghi nhận được những kết qua sau
đây:
a) Thực lực:
Toàn trường có 14 chi đội với tổng số đội viên là 531/269 nữ. Hiện nay trường có
515 đội viên, trong đó có 95 em trưởng thành đội. Có 3 đoàn viên là giáo viên.
b) Hoạt động:
Trong năm học này liên đội trường THCS Trưng Vương đã tổ chức nhiều phong
trào thi đua nhằm giáo dục đạo đức và nâng cao ý thức học tập của các em. Cụ thể
nhà trường đã tổ chức nhiều, hoạt động, chương trình trọng điểm trong năm như:
Chương trình "Tự hào truyên thống – tiếp bước cha anh" bao gồm các hoạt
động như :
+Tổ chức hoạt động tuyên truyền các nội dung “em yêu lịch sử Việt Nam” qua
các hình thức thi vẽ tranh, thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về Hoàng Sa, Trường Sa, tìm
hiểu lịch sử dân tộc qua câu hỏi chuyên hiệu nhà sử học.
+Hoạt động tuyên truyền về kỷ niệm 75 năm thành lập đội TNTP Hồ Chí Minh,
59 năm này thành lập Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2015),

Trang 8


tuyên truyền về các anh hùng lịch sử dân tộc, các ngày lễ lớn.... qua các tiết sinh hoạt
đầu tuần, HĐNGLL, tích hợp các môn học.
+Ngoài ra, liên đội nhà trường còn tổ chức các hoạt động, phong trào như: “kế
hoạch nhỏ”, “nuôi heo đất”, viết bài “ nét bút tri ân”, diễn đàn “Thiếu nhi và văn hóa
ứng xử với người lớn tuổi”, thi kể chuyện đầu tuần và chọn những mẫu chuyện hay
để thực hiện...
+Về học tập và làm theo lời Bác: Đội viên thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, đầu buổi học
2,4,6/tuần đọc vào đầu buổi học. Mỗi chi đội đăng ký 1 việc tốt làm theo lời Bác...
+Nhà trường còn tổ chức các hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm giáo dục ý thức kỷ
luật, lễ phép, hành vi đạo đức cho đội viên, học sinh qua các buổi sinh hoạt đầu tuần,
ngoại khóa, HĐNGLL, thi hái hoa dân chủ...
Chương trình "Luyện rèn tri thưc vững bước tương lai": Bao gồm các hoạt
động như thi đua phong trào Hoa điểm mười, tiết học tốt... Song song đó liên đội nhà
trường theo dõi chặt chẽ mà mang lại nhiều hiệu quả cao như: 622 tiết học tốt, 7.813
điểm 9,10 và tuyên dương 42 học sinh có nhiều điểm 9, 10, khen thưởng 4 chi đội có
nhiều tiết học tốt như 6D, 9B, 7B, 7D...
Chương trình "Vui khỏe oan toàn – Học điêu hay":
Để thực hiện tốt chương trình này, liên đội THCS Trương Vương đã xây dựng, tổ
chức nhiều hoạt động như: Liên đội có bồn hoa cây cảnh đẹp, tươi tốt, trồng và chăm
sóc cây xanh, giữ gìn trường lớp, khu vệ sinh sạch đẹp....
Liên đội đăng ký và thực hiện công trình măng non với chủ đề: “tập trắng tặng
bạn” chào mừng 75 năm ngày thành lập đội TNTP Hồ Chí Minh. Kết quả liên đội
vận động được 150 quyển và giúp đỡ cho 33 đội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài những hoạt động trên thì liên đội THCS Trưng Vương còn triển khai 2 mô
hình sở thích đến 14/14 chi đội (bóng đá & bóng bàn), tổ chức “tuyên truyền măng
non”, “ đội thiếu niên xung kích chữ thập đỏ”, “tủ sách Kim Đồng”, ...
Chương trình: "Xây dựng đội vững mạnh - Cùng tiến bước lên đoàn":

Để thực hiện chương trình này, liên đội trường THCS Trưng Vương đã triển khai
những hoạt động sau:
Tổ chức đại hội liên đội ngày 09/10/2015 gồm 7 em và em Nguyễn Thị Bích
Ngọc (chi đội 7B) giữ chức vụ liên đội trưởng; 14/14 chi đội tiến hành đại hội chi đội
vào ngày 29/8/2015.
Hội đồng đội xã Hiệp Tân ra quyết định công nhận 161 đội viên lớp 6 vào đầu
năm học và đón các em vào ngày khai giãng năm học 5/9. Ngoài ra 100% đội viên
khối 7,9 có giấy chứng nhận chương trình rèn luyện đội viên theo quy định.
Liên đội có xây dựng kế hoạch và triển khai và công nhận 05 chuyên hiệu
ATGT, nghi thức đội, chăm học, nhà sử học nhỏ tuổi, nghệ sĩ nhỏ tuổi đến đội viên.
Liên đội có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Ban chỉ huy liên - chi đội và làm
khá tốt công tác bồi dưỡng Ban Chỉ huy Đội và xây dựng chi đội, liên đội tự quả.
Thực hiện đầy đủ chế đội thông tin báo cáo, họp giao ban do Hội đồng Đội Huyện,
thị quy định.
Ngoài ra liên đội còn tổ chức trưởng thành đội cho 95 học sinh lớp 9 vào tháng
1/2016. Vận động phong trào kế hoạch nhỏ thu lon, giấy thanh lý với số tiền
1.210.000đ (tính đến ngày 22/02/2016). Vận động quà tết Bính Thân cho học sinh 67
phần quà với tổng số tiền 6.000.000đ....
Trang 9


Hiện tại liên đội đang vận động phong trào ‘‘Quỹ vì người ngèo’’ “Ngôi nhà
nhân ái” năm 2016. Chỉ tiêu mỗi học sinh 3000đ/năm học. Xét 2 suất học bổng cho 2
học sinh có địa chỉ nhà tại ấp Hiệp Hòa: Phan Thị Kim Ngân lớp 6A và Võ Thị
Tường Vi lớp 7A. Tham gia hội thi kể chuyện Bác Hồ vòng đạt giải ba (Nguyễn Thị
Thùy Vân 8A) Thi ban chỉ huy đội vòng xã đạt giải nhất (Trần Ngọc Gia Hân-6A)...
c) Phương thưc tổ chưc các hoạt động vui chơi giai trí:
Để tổ chức tốt các hoạt động trước tiên nhà trường chú trọng xây dựng kế hoạch
tổ chức hoạt động, xác định mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động, nội quy, phân
công nhiệm vụ...

Lựa chọn thời gian và địa điểm bài triển khai. Khảo sát thực tế, chuẩn bị các điều
kiện đảm bảo tổ chức hoạt động: Kinh phí, những vật dụng cần thiết...
Tổ chức các đội hình thông qua các phương tiện thông tin, hệ thống loa truyền
thanh của địa phương, đơn vị, thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn-Đội các trường tiến
hành tuyên truyền vận động học sinh hiểu rõ muc đích.
Trong quá trình tổ chức hoạt động cần bám sát sự chỉ đạo của tổ chức đoàn-đội
cấp trên để kịp thời chủ động đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ, đồng thời giữ mối liên
hệ thường xuyên với các tổ chức, đơn vị có liên quan để phát huy các nguồn lực tạo
điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho các hoạt động.
Tổ chức an toàn, có hiệu quả mang tính giáo dục cao. Đồng thời lên kế hoạch
phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường nếu cần thiết.
f) Phương pháp chỉ đạo phong trào:
Để chỉ đạo các phong trào thực hiện tốt nhà trường chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu
chương trình hoạt động đoàn, đội của hội đồng đội cấp trên. Từ đó nhà trường lên kế
hoạch đưa vào đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng chương trình,
kế hoạch hoạt động.
Nhà trường căn cứ vào các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của
trường, của địa phương, của ngành để xây dựng kế hoạch hoạt động.
Thiết kế nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động theo năm học, tháng, tuần,
cần cụ thể: chủ điểm tháng, tuần, nội dung hoạt động, thời gian, biện pháp, phân
công, điều chỉnh, kết quả, ghi chú....
Thực hiện tốt công tác tham mưu với BGH, cấp, xã, huyện và chính quyền địa
phương, làm tốt công tác phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài trường.
Triển khai nội dung hoạt động trong hội đồng sư phạm nhà trường, từng chi đội
Báo cáo tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện từng tuần, tháng, học kì, năm học
theo quy định.
Chỉ đạo các hoạt động đoàn, đội gắn với các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo dục
ngoai khóa và đưa kế hoạch đoàn, đội vào chung kế hoạch cuả nhà trường.
Thực hiện hoạt động đến đâu kịp thời cập nhật HSSS đến đó,tránh để công viêc
tồn đọng.

Xây dựng mối quan hệ giữa TPT với BCH liên đội với GVCN, GVBM, Công
đoàn, CMHS, BTV Xã Đoàn, HDĐ xã Hiệp Tân,..nhằm để phối kết hợp hoạt động
đồng đội.
Nắm được tâm lí từng lứa tuổi học sinh lắng nghe và tìm hiểu những tâm tư, ý
kiến...từ phía các em để có nội dung hình thức giáo dục phù hợp.
Trang 10


Tuyên dương, khen thưởng kịp thời theo từng hoạt động ở từng giai đoạn.
1.2.4 Qua bài báo cáo của cô Dương Thị Cẩm Châu vê quá trình rèn luyện
phấn đấu của một giáo viên giỏi tôi ghi nhận được như sau:
Ngày nay, đất nước ta đang trên đường đổi mới, với xu thế kinh kế xã hội ngày
càng phát triển trong giai đoạn cách mạng khoa học - kĩ thuật và công nghệ, khối
lượng kiến trúc của con người ngày một gia tăng, do đó là một giáo viên cần phải
nâng cao năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Quá trình rèn luyện nghề nghiệp này đòi hỏi giáo viên phải thể hiện bản lĩnh và
năng lực của mình, phải có ý thức, có nhu cầu về tiềm năng, không ngừng hoàn thiện
về đạo đức, nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo
trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể nhà trường trong việc
thực hiện các mục tiêu giáo dục trong đó sự tự học, sự đào tạo, công tác giảng dạy
thực tế hàng ngày đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên.
Muốn trở thành một giáo viên giỏi, người giáo viên cần:
Thư nhất: Người giáo viên phải có lòng yêu nghề, hết lòng phấn đấu trong sự
nghiệp trồng người.
Thư hai: Người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, kiến thức xã hội
sâu sắc, có phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ học
sinh. Muốn vậy phải không ngừng trao dồi kiến thức, không ngừng học tập để nâng
cao kiến thức, học ở nhà trường, ở bạn bè, ở đồng nghiệp, học qua thực tế nhất là ở
môi trường công tác của bản thân.
Thư ba: Phải có phương pháp dạy học đổi mới. Ngày nay phương pháp đổi mới tập

trung vào vai trò của học sinh, từ kiểu học thông báo đồng loạt sang kiểu hoạt động
phân hóa. Giáo viên không còn là nhà người truyền đạt kiến thức mà là người gợi
mở, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tìm tòi, tranh luận của học sinh, học sinh tự
giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình
nhằm nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức,
đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học và
những phẩm chất đạo đức của con người mới. Chính học sinh là người phải tự mình
làm ra sản phẩm giáo dục. Tính chất hành động của họ quyết định tới chất lượng tri
thức mà họ tiếp thu.
Thư tư: Người giáo viên giỏi phải có phương pháp soạn kế hoạch bài học theo tinh
thần đổi mới được thể hiện qua các nôi dung sau:
+Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh. Giáo viên tổ chức hoạt động
thông qua hệ thống câu hỏi, học sinh tự lực khám phá những kiến thức mà mình chưa
biết.
+Giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập: củng cố kiến thức cũ,
tìm tòi thực hiện những kiến thức mới, luyện tập, vận dụng kiến thức mới,...
+Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
+GV cần truyền thụ cho học sinh tri thức phương pháp. Tri thức phương pháp
thường có tính thuật toán.
+GV cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, biệt
hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen,...
+Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác.
Trang 11


+Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu học sinh phải “nghĩ nhiều hơn, làm
việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”.
+Lớp học là môi trường giao tiếp: thầy-trò; trò-trò.
Kết hợp sự đánh giá của thầy với sự đánh giá của trò, GV cần yêu cầu học sinh
tự đánh giá bài làm của mình,nhận xét, góp ý bài làm của bạn. Phê phán sai lầm, tìm

ra nguyên nhân sai lầm, nêu cách sữa chữa sai lầm.
Thư năm: phải biết soạn bài theo một giờ lên lớp.
Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học: Chỉ rõ mức độ học sinh phải đạt
được sau bài học, chú ý đến xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp
học tập, phương pháp tự học.
Thay đổi cách soạn kế hoạch bài học, chuyển từ thiết kế các hoạt động của
thầy sang hoat động của trò, tăng cường hoạt động cá nhân hoặc làm việc theo nhóm
nhỏ bằng các phiếu học tập, tăng cường giao tiếp thầy – trò ; trò - trò.
Nâng cao chất lượng câu hỏi, tăng câu hỏi tư duy tích cực. Nhận xét sửa sai
các câu trả lời của học sinh. Hệ thống câu hỏi phải chọn lọc, phục vụ cho viêc đổi
mới PPDH như: Câu hỏi tạo tình huống có vấn đề, câu hỏi giúp học sinh phát hiện
kiến thức mới, câu hỏi tạo điều kiện học sinh giải quyết vấn đề, câu hỏi đào sâu kiến
thức, khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,...
Qua bài báo cáo của cô, tôi nhận thấy đây là những kinh nghiệm hết sức thiết thực
và quý báo để mỗi sinh viên chúng tôi ghi nhận, tích lũy làm hành trang cho công
việc dạy học sau này.
1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1.3.1 Qua tìm hiểu thực tiễn công tác giáo dục của nhà trường, địa phương tôi
đa rút ra được nhiêu bài học kinh nghiệm của ban thân:
Quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường không hoạt động độc lập mà ở đây
có sự liên kết chặt chẽ trên nhiều phương diện: Không chỉ liên kết giữa các bộ phận,
ban ngành trong nhà trường mà quá trình giáo dục và đào tạo còn liên kết nhịp
nhàng, xuyên suốt thống nhất, đồng bộ với địa phương xã Hiệp Tân, phòng giáo dục
Hòa Thành,....nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đầy đủ và kịp thời.
Để có một tập thể vững mạnh, tập thể lao động xuất sắc, các thầy cô giáo trong
nhà trường luôn tự rèn luyện phấn đấu nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
Để giáo dục học sinh xác định đúng đắn động cơ học tập bằng cách thực hiện các
phương pháp đổi mới việc dạy học và thực hiện sách giáo khoa mới, từ đó phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo và khả năng tự học của hoạc sinh.

Để việc dạy và học được thực hiện tốt thì cơ sở vật chất của trường phải đảm bảo
đầy đủ các trang thiết bị dạy học có chất lượng, phòng chức năng, nhất là bàn ghế
học sinh, phòng học phải phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.

1.3.2 Qua tìm hiểu vê công tác hoạt động đoàn, đội của trường THCS Trưng
Vương, tôi rút ra được những kinh nghiệm cho ban thân như sau:
Trang 12


Để thực hiện tốt chương trình, kế hoạch hoạt động Đội và các phong trào trong
năm học. Là một người đứng đầu, phụ trách các công tác về Đoàn, Đội của trường
cần chú trọng thực hiện các vấn đề sau:
+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục hoạc sinh ý thức tham gia hoạt
động Đoàn – Đội, thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường.
+ Luôn xác công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ cơ
bản hàng đầu. Vì vậy cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú bổ ích, phù hợp với
tâm lý của học sinh và giàu ý nghĩa giáo dục, được tổ chức sôi động khắp trong toàn
trường.
+ Nâng cao hơn nữa vai trò của Đoàn, Đội, trong phong trào thi đua.
+ Tạo điều kiện cho đội viên có cơ hội phấn đấu vào đoàn.
+ Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng công tác đội cho đội ngũ cán bộ đội.
+ Xây dựng nội dung, chương trình hoạt động của Đoàn – Đội phù hợp hơn với tâm
lý, nguyện vọng của tuổi trẻ và tình hình của đơn vị.
+ Tăng cường xã hội hóa trong hoạt động đoàn đội.
1.3.3 sau khi nghe bài báo cáo của cô Dương Thị Cẩm Châu vê quá trình rèn
luyện phấn đấu của một giáo viên giỏi tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm
như sau:
Để trở thành một người giáo viên giỏi, người giáo viên không chỉ có lòng yêu
nghề, tâm huyết với nghề là đủ mà cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng,
phương pháp dạy học khoa học, đổi mới, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Bài

giảng phải thật sự sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc
tổ chức các hoạt động tìm tòi, tranh luận, từ đó học sinh tự mình phát hiện kiến thức
mới...
Vì vậy không phải nắm vững lý thuyết là đủ, mà còn phải biết vận dụng hợp lí lý
thuyết vào thực tiễn giáo dục, bản thân tôi tự nhận thấy cần phải học hỏi nhiều hơn
nữa để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của mình.
2. THỰC TẬP DẠY HỌC
2.1 TINH THẦN, Ý THỨC THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ngày nay Công nghệ thông tin phát triển trong từng phút, từng giây, mọi người
điều có điều kiện tiếp cận, do đó là một giáo viên trong tương lai tôi phải không
ngừng nâng cao trình độ về các kiến thức kỹ năng mềm, CNTT để làm hành trang
vững bước cho việc giảng dạy sau này.
Khi con người đã đạt đến trình độ tiên tiến trong mọi lĩnh vực thì đòi hỏi mọi
người nhất là lớp trẻ phải tiếp thu kiến thức ngày càng nhiều và càng chuyên sâu.
Vấn đề đó đòi hỏi người giáo viên phải ngày càng nâng cao kiến thức về chuyên môn
và phương pháp dạy học.
Nhận thức được điều đó, tôi luôn đặt lên hàng đầu tinh thần tích cực, tự giác
như: Soạn giáo án tất cả các tiết dạy một cách kĩ càng, nộp giáo án trước 1 tuần trước
khi giảng dạy, khi dạy chú ý tác phong của người giáo viên khi đứng lớp, giải quyết
những tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình giảng dạy, tham khảo ý kiến của
giáo viên hướng dẫn……
Trang 13


Bên cạnh đó bản thân tôi tự nhìn nhận những hạn chế của mình trong hoạt động
dạy học để bản thân có thể tự rút kinh nghiệm và cần phải phát huy những mặt mạnh
của mình cũng như những sáng kiến, những phương pháp tối ưu trong quá trình
giảng dạy.
2.2 NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
a. Những công việc đa làm:

* Trong thời gian 6 tuần thực tập, tôi được giao một số nhiệm vụ trong công
tác giảng dạy, cụ thể là:
Về kế hoạch thực tập giảng dạy, dự giờ:
Kế hoạch dự giờ giáo viên dạy mẫu và kế hoạch thực tập giảng dạy được lập
ngay tuần đầu tiên thực tập và đã được các giáo viên hướng dẫn thông qua trước khi
dự giờ, giảng dạy.
Về soạn kế hoạch bài học:
+ Soạn có chất lượng 10 kế hoạch bài học chuyên ngành vật lý bao gồm: 2 kế
hoạch bài học dự giờ và 8 kế hoạch bài học thi gảng.
+ Nộp kế hoạch bài học đúng thời gian quy định và được giáo viên hướng dẫn
duyệt trước khi giảng dạy, dự giờ.
+ Nội dung kế hoạch bài học chính xác, khoa học. Xác định đúng mục tiêu bài
giảng. Dự kiến các hoạt động của giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung kiến
thức, thiết bị dạy học
Về chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Tất cả các bài dạy, thi giảng đều có chuẩn bị các đồ dùng dạy học, tranh ảnh, bảng
phụ đầy đủ và phù hợp với nội dung của bài.
Về lên lớp:
+ Lên lớp dạy đủ 8 tiết theo quy định ở đầy đủ các khối 6, 7, 8, 9 và được đánh
giá có chất lượng. Có họp rút kinh nghiệm sau mỗi lần lên lớp.
Lớp dạy
6B
8A
7B
8C
9B
9C
6D
7B


Tên bài dạy
Bài 22: Nhiệt kế - Thang nhiệt độ.
Bài 20: Nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên
Bài 23: Tác dụng từ - Tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí...
Bài 21: Nhiệt năng.
Bài 48: Mắt.
Bài 47: Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh.
Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 24: Cường độ dòng điện.

+ Có sử dụng đầy đủ các thiết bị, đồ đùng dạy học đã chuẩn bị.
+ Tác phong: Khi lên lớp thực hiện đúng theo quy định của nhà trường, ngành
giáo dục. Ăn mặc gọn gàng, lịch sự văn hóa trong ứng xử với học sinh và đồng
nghiệp...
+ Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp, biết cách tạo một giờ học thể hiện
tinh thần đổi mới giáo dục và dạy học. Đặc biệt biết đặt học sinh vào vị trí trung tâm.
Trang 14


Về dự giờ:
+ Dự giờ 2 tiết của giáo viên dạy mẫu, có họp rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
Tên giáo viên dạy mẫu
Nguyễn Thị Trang
Trần Đức Bình

Lớp dạy
6C
7D

Tên bài dạy

Bài 21 - Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Bài 22 - Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng...

+Dự giờ 24 tiết do thành viên trong nhóm giảng dạy, có họp rút kinh nghiệm
tất cả các tiết.
Tên sinh viên dạy

Nguyễn Bích Tuyền

Trần Thị Cẩm Tú

Hồ Minh Tâm

Lớp

Bài dạy

6D
9C
7A
8B
9B
9C
6B
7D
6C
9B
7D
8A
9B

6A
9B
7C
8C
6A
7C
9C
6A
6C
9C
7A

Bài 22: Nhiệt kế - Thang nhiệt độ.
Bài 45:Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
Bài 23: Tác dụng từ - Tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí...
Bài 21: Nhiệt năng.
Bài 50: Kính lúp.
Bài 49: Mắt cận mắt lão.
Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 24: Cường độ dòng điện.
Bài 22: Nhiệt kế - Thang nhiệt độ.
Bài 45:Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
Bài 23: Tác dụng từ - Tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí...
Bài 21: Nhiệt năng.
Bài 47: Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh.
Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 49: Mắt cận mắt lão.
Bài 24: Cường độ dòng điện.
Bài 20: Nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên
Bài 22: Nhiệt kế - Thang nhiệt độ.

Bài 23: Tác dụng từ - Tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí...
Bài 48: Mắt.
Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ.
Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 50: Kính lúp.
Bài 24: Cường độ dòng điện.

b. Những kết qua đạt được:
Về công tác dự giờ:
+ Soạn đủ kể hoạch bài học cho hai tiết dự giờ mẫu, đảm bảo chất lượng. Được
giáo viên hướng dẫn ký duyệt trước khi dự giờ. Dự giờ mẫu đủ 2 tiết có ghi chép đầy
đủ, ý thức tốt, có họp nhóm rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dự giờ.
+ Dự giờ tất cả các tiết thi giảng của sinh viên cùng nhóm và có họp nhóm đóng
góp ý kiến về phương pháp, nội dung, kỹ năng, phong cách giảng dạy của thành viên
trong nhóm từ đó rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Lắng
nghe, ghi chép những ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn đối với bản thân và
những thành viên trong nhóm.

Về soạn kế hoạch bài học:
Trang 15


Kế hoạch bài học đa phần xác định đúng mục tiêu bài giảng, có dự kiến các
hoạt động của giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung kiến thức, thiết bị
dạy học và thời lượng cho phép. Kế hoạch bài học có đầy đủ các phần mở rộng
giáo dục hướng nghiệp, giáo dục bảo vệ môi trường.
Về lên lớp (Thi giảng)
+ Phần mở đầu bài giảng đa số tất cả bài giảng đều khởi động được tư duy học
sinh bằng việc gắn kiến thức cũ với các kiến thức có liên quan đến bài giảng,
đồng thời nêu sơ lược mục tiêu, kết quả cần đạt được và cấu trúc bài giảng.

+ Về nội dung bài giảng: Các bài giảng đều truyền thụ đầy đủ, chính xác, logic
kiến thức trong bài một cách phù hợp với nội dung đã dự kiến. Tuy nhiên ở
một số bài cần chuẩn bị kỹ hơn về nội dung, dự kiến thời gian chưa hợp lí.
+ Đa số các bài giảng đều sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học
phù hợp với mục tiêu, nội dung các bài giảng nhằm phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Khi lên lớp đã giải quyết thỏa đáng các thắc mắc của học sinh tuy nhiên còn
nhiều bài chưa làm nổi bật trọng tâm kiến thúc đã truyền thụ.
+ Đa số các bài điều có cũng cố, chốt lại được các kiến thức đã truyền thụ, có
định hướng vận dụng kiến thức đó và hướng dẫn học sinh tự học để chuẩn bị
cho bài giảng tiếp theo.

2.3 MỨC ĐỘ NẮM VỮNG CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC, CÁC QUY ĐỊNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ:
Những nguyên tắc và phương pháp dạy học rất phong phú và đa dạng, không có
phương pháp hoặc nguyên tắc dạy học chung nhất cho tất cả các bài dạy thuộc
chuyên ngành Lí – Công nghệ. Do đó, bản thân trong quá trình thực tập giảng dạy ở
trường đã rút ra một số nguyên tắc và phương pháp giảng dạy như sau:
a) Vê mưc độ nắm vững các nguyên tắc:
+ Trước hết là nguyên tắc nộp giáo án cho giáo viên hướng dẫn duyệt qua trước dự
giờ và khi lên lớp.
+ Nguyên tắc sử dụng phấn, đồ dùng dạy học trực quan.
+ Khi lên lớp thực hiện tác phong sư phạm, ăn mặc lịch sự đúng theo quy định của
ngành, của trường THCS Trưng Vương.
b) Vê phương pháp dạy học:
+ Phương pháp đặt ra hệ thống hình ảnh trực quan sinh động, từ đó khơi dậy tính tò
mò, tính sáng tạo của các em.
+ Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan (tranh ảnh, trình chiếu video
mang tính giáo dục,dụng cụ …).
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm (chọn câu hỏi tương đối khó cá

nhân chưa trả lời được trong thời gian ngắn, câu hỏi có tính chất làm nền tảng cho
kiến thức bài học…). Ngoài ra theo dõi học sinh trong quá trình thảo luận nhóm và
chọn thành viên trong nhóm ra báo cáo cần được chú ý nhiều hơn.
Trang 16


+ Phương pháp dùng nhiều thời gian cho bước dặn dò để học sinh có thể chuẩn bị bài
chu đáo trước khi vào lớp, điều đó làm góp phần giúp các em bước đầu biết được
một số kiến thức cho vấn đề sắp học.
+ Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy trên lớp khi giáo viên đã đảm bảo nội dung
trong sách giáo khoa thì việc mở rộng cũng như liên hệ thực tế cũng là một khâu khá
quan trọng nó có thể giúp học sinh có thể giải thích được một số hiện tượng tự nhiên
xung quanh các em và các em có thể áp dụng những kiến thức vừa học xong vào
trong thực tiễn thì khi đó chất lượng dạy học sẽ được nâng cao và thiết thực hơn.
Đồng thời tích hợp môi trường vào bài dạy nhằm giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi
trường, tích hợp giáo dục hướng nghiệp, giáo dục tiết kiệm năng lượng.
Tuy học hỏi được nhiều nguyên tắc và phương pháp dạy học ở trường nhưng do ít
kinh nghiệm nên đôi lúc bản thân còn lúng túng và thực hiện chưa tốt ở một số điểm
như: phát âm còn nhanh, kỹ năng sử dụng đồ dùng phương tiện dạy học còn chưa
thành thạo…
c) Vê mưc độ nắm vững các quy định của trường THCS:
Bản thân đã tự ý thức được, và nắm được tốt các quy định của nhà trường, thực
hiện đúng các quy định của Trường THCS Trưng Vương về mọi mặt.
2.4 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIÊM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC:
Qua 6 tuần thực tập dạy học tại trường THCS Trưng Vương tôi rút ra được nhiều
bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau:
Dạy học thật sự là một công việc khó, dạy để học sinh hiểu thì dễ nhưng để truyền
được cảm hứng học tập cho học sinh thì thật sự khó. Kiến thức mà ta dạy cho học
sinh phải thật sự khoa học, chính xác. Để làm được đều này người giáo viên phải có

kiến thức chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, kiến thức xã hội sâu sắc,
có phương pháp dạy học khoa học phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Vì vậy bản
thân tôi tự nhận thấy khả năng sư phạm cần được rèn luyện nhiều hơn, cần phải trau
dồi nhiều hơn nữa về các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Khi dạy không nên ôm
đồm nhiều kiến thức, chỉ thể hiện bài giảng mà quên theo dõi học sinh có tiếp thu
được hay không. Các tiết học nên đan xen giao lưu, quan sát việc tiếp thu bài của
học sinh, tùy thuộc mức độ nhận thức của các em từ đó đưa ra phương pháp giảng
dạy phù hợp.
Muốn hoạt động dạy học đạt hiểu quả cao thì bản thân cần phải:
- Nghiên cứu thật kỹ nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và một số sách liên
quan để có nhiều vốn kiến thức trong quá trình soạn kế hoạch bài học.
- Quan tâm theo dõi tình hình học tập, khả năng nhận thức của học sinh để từ đó
tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, sử dụng và khai thác triệt để các
phương tiện hiện có của trường trong quá trình giảng dạy.

Trang 17


- Soạn kế hoạch bài học chu đáo, đảm bảo nội dung kiến thức và trình tự lên lớp.
Cách xác định mục tiêu bài học cần được thay đổi, phải chỉ rõ mức độ học sinh đạt
được sau bài học.
- Chú ý đến xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học. Cần
tăng cường hoạt động cá nhân hoặc làm việc theo nhóm nhỏ, tăng cường giao tiếp
“thầy – trò, trò – trò”
- Nâng cao chất lượng câu hỏi, tăng câu hỏi tư duy tích cực. Nhận xét sửa sai các
câu trả lời của học sinh. Hệ thống câu hỏi phải chọn lọc, phục vụ cho viêc đổi mới
phương pháp dạy học như: Câu hỏi tạo tình huống có vấn đề, câu hỏi giúp học sinh
phát hiện kiến thức mới, câu hỏi tạo điều kiện học sinh giải quyết vấn đề, câu hỏi đào
sâu kiến thức, khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,...
- Chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học trước khi lên lớp.

- Phải có phương pháp dạy học tích cực, đặt học sinh vào vị trí trung tâm và người
giáo viên là người hướng dẫn học sinh chủ động tìm tòi khám phá tri thức…
3. THỰC TẬP CHỦ NHIỆM
3.1 Ý THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Chủ nhiệm là công tác khó khăn, thử thách của một giáo viên nhưng nó cũng
mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho các thầy cô khi thấy sự tiến bộ từng ngày
của từng học sinh.
Thực tập công tác chủ nhiệm càng khó khăn hơn khi trong thời gian ngắn phải tìm
hiểu chi tiết rất nhiều học sinh, tuy nhiên với ý thức tự giác, tinh thần học hỏi, bản
thân đã tích cực, hăng hái xử lý những công việc có liên quan đến lớp, có mặt đúng
giờ, theo dõi, quan tâm đến học sinh, gia đình, học tập cũng như bạn bè của các em
để kịp thời xử lý và khắc phục các tình trạng tiêu cực xảy ra, luôn nhắc nhở các em
về đồng phục, vệ sinh lớp, sân trường, bảo vệ của công,…phải hòa đồng với bạn bè,
tôn trọng thầy cô giáo.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là việc rất cần thiết đối với mỗi giáo viên chủ
nhiệm. Vì giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, tiếp xúc và chịu trách nhiệm chung
cho các thành viên trong lớp, thường xuyên uốn nắn khi các em vi phạm. Vì thế là
giáo viên tương lai tôi cần phải có lập trường vững vàng, có phương pháp giáo dục
các em một cách hợp lý. Khi thực tập chủ nhiệm chấp hành đúng những quy định về
công tác chủ nhiệm, tham gia đầy đủ các hoạt động của nhóm chủ nhiệm.
3.2 KHẢ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM, NHỮNG THÀNH TÍCH CỤ THỂ ĐÃ
ĐẠT ĐƯỢC
a) Kha năng vận dụng phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm.
Là người tập sự với kinh nghiệm còn non kém nên trong quá trình làm công tác
chủ nhiệm còn gặp không ít khó khăn, và chưa vận dụng được nhiều phương pháp
giáo dục đã học ở trường để giáo dục học sinh. Chưa có phương pháp trách phạt
đúng mức đối với những vi phạm của học sinh....
Tuy nhiên với thái độ yêu thương, quý mến học sinh, bản thân tôi đã giáo dục và
uốn nắn được một vài học sinh, hướng các em vào nề nếp và tích cực trong các hoạt

Trang 18


động của trường, của lớp, hình thành ở các em một ý thức tự giác hơn trong công
việc học tập của mình và tạo cho các em có một cảm giác gần gũi hơn đối với thầy,
cô và bạn bè. Bên cạnh đó còn giúp các em nhận thức được nhiệm vụ cũng như là
những thành quả của quá trình học tập mang lại, từ đó có thể hướng các em đi theo
một con đường mà mình đã chọn.
b) Những thành tích cụ thể đa đạt được:
Về giáo dục nề nếp cho học sinh:
Tình trạng một số học sinh thực hiện tác phong chưa đúng quy định như mang
dép, bỏ áo ngoài quần, không đeo đây nịch, đồng phục chưa đúng quy định khi học
tăng tiết... có chuyển biến tốt điển hình là:
Trần Tuấn Duy, Lê Công Bảo, Lê Thị Ngọc Hân: đã khắc phục được tình trạng
mang dép, đồng phục buổi chiều chưa đúng quy định.
Về chuyên cần đã hạn chế được tình trạng vắng học không phép, vắng học
tăng tiết buổi chiều, đi học trễ. Có biện pháp trách phạt phù hợp đối với những học
sinh cúp tiết, vắng không phép.
Điển hình như em Trần Lê Khánh Duy đã khắc phục được tình trạng đi trễ.
Duy trì được hạng thi đua của lớp ở mức từ I – V.
Về học tập:
Giáo dục các em phải có tinh thần tự học, phải học bài, soạn bài, làm bài tập trước
khi đến lớp. Khi học trong lớp không nói chuyện riêng.
Kết quả: tình trạng không học bài, không làm bài tập đã được hạn chế một phần.
Có biện pháp trách phạt cụ thể như học sinh trực vệ sinh lớp trước và sau các buổi
học.
Về tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động đoàn thể:
Tổ chức cho học sinh tham gia tất cả các hoạt động do liên đội nhà trường tổ chức
trong thời gian thực tâp như:
Triển khai cho học sinh tham gia thi hái hoa dân chủ nhân ngày quốc tế phụ nữa

8/3 vào tiết sinh hoạt đầu tuần: Trần Ngọc Gia Hân tham gia, được cộng điểm vào
điểm thi đua của lớp.
Tổ chức cho các em sinh hoạt văn nghệ chào mừng 8/3 trong tiết hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
Tổ chức cho các em thi văn nghệ kĩ niệm ngày thành lập đoàn Thanh Niên Cộng
Sản Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2016 với tiết mục diễn kịch – nhảy dân vũ có nội
dung mang tính giáo dục cho các em phòng chống tệ nạn xã hội – không xem phim
ảnh bạo lực... đạt giải nhất vòng trường.
Tổ chức cho các em thi đá cầu do liên đội nhà trường tổ chức ngày 28/3/2016. Kết
quả: Em Nguyễn Thanh Bình đạt giải nhất vòng trường.
Về giáo dục đọa đức, kỹ năng sống, học tập và làm theo lời Bác:
Giáo dục cho các em phải biết kính trọng, lễ phép với các thầy cô giáo, cán bộ
nhân viên nhà trường, khi về nhà phải biết kính trọng, vâng lời ông bà cha mẹ... Đối
với bạn bè phải biết yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ nhau trong học tập.
Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện và chọn những mẫu chuyện hay để thực hiện
“Mỗi tuần một câu chuyện”, được lồng ghép vào tiết sinh hoạt đầu tuần.
Cho học sinh đọc thuộc 5 đều Bác Hồ dạy vào đầu các buổi học 2, 4, 6 hoặc 3,5,7.
Trang 19


Về thực hiện các nhiệm vụ thực tập chủ nhiệm năm III:
- Xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm về các mặt công tác được giao và kế hoạch
công tác chủ nhiệm trong toàn đợt, từng tuần với các biện pháp cụ thể chi tiết và
được giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm thông qua.
- Hoàn thành tất cả các công việc do giáo viên hướng dẫn phân công, nhóm
nhóm chủ nhiệm phân công.
- Có tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các học sinh trong lớp thông qua giáo viên
hướng dẫn chủ nhiệm và tập thể lớp.
- Tiến hành đi thăm hỏi 2 gia đình học sinh có hoàn đặc biệt: Phạm Gia Huy,
Nguyễn Nhứt. Thăm hỏi, vận động 1 học sinh bỏ học ra lớp: Châu Linh Đan.

- Thông qua các buổi hướng dẫn lao động, sinh hoạt chủ nhiệm giáo dục các
em có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung: không vứt rác bừa bãi trên
sân trường, vẽ bậy lên bàn ghế.
- Thực hiện giúp đỡ các học sinh học tập trên lớp, ở nhà, vui chơi, rèn luyện
sức khỏe, hoạt động xã hội.
- Có mặt đầy đủ trong các buổi sinh hoạt chủ nhiệm. Buổi sinh hoạt 15 phút
đầu giờ theo kế hoạch.
- Thực hiện soạn kế hoạch chủ nhiệm theo tuần đã phân công và được giáo
viên chủ nhiệm duyệt trước khi điều khiển buổi sinh hoạt lớp.
- Đã dạy cho học sinh lớp chủ nhiệm 1 bài nhảy dân vũ, 1 tiết mục kịch phù
hợp với lứa tuổi.
3.3 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM
Trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm
quý báo cho bản thân về các mặt:
a) Vê công tác tổ chưc lớp:
Chọn ban cán sự lớp phải có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực và bản lĩnh.
Các em phải là học sinh ngoan, gương mẫu để các bạn noi theo.
“ Kỉ cương- tình thương- trách nhiệm” là tiêu chí sống, sống mẫu mực đó là tấm
gương để các em học tập. Có kỹ luật chặt chẽ, có quy định, nội quy phải rõ ràng, từ
đó sẽ được học sinh tôn trọng và tự giác chấp hành.
Phải chọn ra ban cán sự bộ môn hướng dẫn các bạn giải bài tập khó để giúp các
học sinh yếu tiến bộ.
Rèn cho học sinh tính tự quản trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm và trong các
buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, ngoại khóa, lao động...
Tổ chức các tiết sinh hoạt chủ nhiệm bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học
tập và rèn luyện của cả lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đầu bài, sổ
thi đua của liên đội nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá từng học
sinh. Khen thưởng và phê bình kịp thời, luôn nhắc nhở và động viên tinh thần các
em, tạo động lực để cả lớp cố gắng hơn.

Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp với yêu cầu
thực tế. Xử lí mọi việc trên tinh thần gần gũi, kiên trì, tận tình, thấu hiểu tình cảm và
nguyện vọng của học sinh.
Trang 20


b) Vê Giáo dục học sinh:
Khi làm công tác chủ nhiệm người giáo viên phải luôn gần gũi học sinh, phải
hiểu rõ đặc điểm của từng học sinh từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù
hợp. Đối với những học sinh có năng khiếu cần quan tâm tạo điều kiện cho các em có
cơ hội học tập nhiều hơn và thể hiện năng lực của mình. Đặc biệt đối với học sinh cá
biệt cần phải quan tâm nhiếu hơn nữa, tìm hiểu xem các em có điều gì vướng mắc,
đang nghĩ gì, cần gì để có thể ra biện pháp giáo dục phù hợp hơn. Để làm được điều
này thì bản thân tôi phải không ngừng chịu khó học hỏi để trau dồi thêm những kinh
nghiệm cho bản thân.
Học sinh cá biệt là một bộ phận không nhiều trong nhà trường, nhưng nó lại là
vấn đề phức tạp, nhất là trong việc giáo dục các em khắc phục những sai lệch của
mình. Trong thời gian thực tập tại trường, tôi cũng gặp một số trường hợp những học
sinh có thái độ và hành động không đúng đối với những chuẩn mực đạo đức xã hội,
thường xuyên gây mất trật tự, vô lễ với giáo viên, gây sự với bạn bè,.... Xảy ra tình
trạng như thế giáo viên chủ nhiệm phải vận dụng nhiều biện pháp giáo dục phù hợp
và linh hoạt trong quá trình phối hợp với các đoàn thể nhà trường và phụ huynh học
sinh.
Trách phạt là biện pháp tốt để giáo dục học sinh, nhưng trước khi trách phạt
chúng ta cần làm thế nào cho học sinh nhận ra những sai lầm khuyết điểm của mình
để sửa chữa, đó là điều cơ bản để giáo dục học sinh. Nên đưa ra hình phạt đúng đắn
khi học sinh mắc phải sai lầm và tùy từng thời điểm cụ thể mà ta có cách giải quyết
khác nhau. Khen thưởng kịp thời dù đó chỉ là một thành tích nhỏ nhưng đó chính là
những niềm tin để từ đó các em có những thành tích tốt hơn, nó nhóm lên những hi
vọng, những ước mơ của học sinh.


II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
1. ƯU, KHUYẾT ĐIỂM
1.1 Ưu điểm:
Thực tập dạy học:
+ Đã nắm vững được những nhiệm vụ cơ bản trong hoạt động chuyên môn và biết
làm một số công việc cụ thể trong công tác giảng dạy của người giáo viên như:
nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, lên kế hoạch, soạn kế hoạch bài học, lên
lớp, chấm bài, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, kiểm tra đánh giá kết quả học
tập, làm hồ sơ, sổ sách, đồ dùng dạy học... Nắm được các đặc điểm của phương
pháp dạy học ở bậc học THCS, học tập kinh nghiệm của giáo viên giỏi....
+ Thực hiện đầy đủ mọi yêu cầu trong công tác giảng dạy: Nộp đủ 10 bài giáo án
cho giáo viên hướng dẫn, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, thực hiện đủ các
bước lên lớp, tham gia góp ý, rút kinh nghiệm với các thành viên trong nhóm.
+ Được vận dụng các kiến thức về phương pháp, hình thức tổ chức trong dạy học
đã học tập và rèn luyện ở nhà trường sư phạm vào việc dạy học cụ thể từ đó rút ra
những kinh nghiệm quý giá cho bản thân trong công tác giảng dạy sau này.
+ Thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm lớn lao của người giáo viên THCS trong
sự nghiệp giáo dục của nước nhà từ đó mà có ý thức không ngừng học tâp, rèn
luyện để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nghiệm vụ “trồng người” của mình.
Trang 21


Công tác thực tập chủ nhiệm:
+ Nhìn chung đã nắm được chức năng, nhiệm vụ của công tác giáo dục với tư
cách là giáo viên chủ nhiệm lớp. Nắm được một số đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh và biết cách vận dụng nó vào công tác giáo dục.
+ Biết sử dụng một số kỹ năng vào việc quản lí và điều hành các hoạt động của
tập thể học sinh trong lớp như: học tập, lao động, văn nghệ, vui chơi sinh hoạt của
Đội thiếu niên...

+ Biết phối hợp công tác giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Thực hiện đầy đủ mọi yêu cầu của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm là phải: Theo
dõi kiểm diện hằng ngày, truy bài đầu giờ, ổn định lớp và nhắc nhở nề nếp học tập
cho học sinh.
+ Hoàn thành các tiết dự giờ, thao diễn sinh hoạt chủ nhiệm.
+ Được vận dụng các phương pháp giáo dục trong giáo dục học sinh thông qua
công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó rút ra những kiến thức thực tế, kinh nghiệm cho
bản thân trong công tác chủ nhiệm học sinh .
+ Đồng thời qua công tác chủ nhiệm tôi cũng đã thấy được những điều cần có của
một giáo viên chủ nhiệm làm hành trang sau này khi thực sự trở thành một giáo
viên.
Thực hiện nội quy, quy định của trường THCS Trưng Vương, đoàn thực tập:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của trường THCS Trưng Vương và nội quy
thực tập.
+ Thực hiện đầy đủ mọi kế hoạch cụ thể hàng tuần do nhà trường và đoàn thực
tập đề ra.
+ Tham gia đủ các buổi họp tổ, họp đoàn thực tập, họp HĐSP nhà trường.
+ Hoàn thành các loại hồ sơ sổ sách theo yêu cầu.
1.2 Khuyết điểm:
Thực tập dạy học:
+ Làm chưa tốt một số yêu cầu trong công tác giảng dạy như: truyền đạt nỗi bật
trọng tâm bài học, còn thiếu sót trong công tác thực hành thao diễn cho học sinh,
dự kiến thời gian chưa hợp lý.
+ Chỉ bám sát nội dung sách giáo khoa mà không diễn giải thêm, liên hệ thực tế
còn ít. Ở một số tiết dạy chưa bao quát được lớp học.
+ Đóng góp ý kiến chưa nhiều trong quá trình rút kinh nghiệm, trong các buổi họp
nhóm chuyên môn.
Công tác thực tập chủ nhiệm:
+ Chưa đi sâu tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh gia đình của một số học sinh ở lớp chủ
nhiệm, chưa giải quyết tốt một số vấn đề phát sinh trong quá trình giáo dục học

sinh cá biệt.
+ Chưa đề ra biện pháp thiết thực trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan. Nhất
là chưa tìm được biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng học sinh chưa soạn
bài, chưa học bài trước khi đến lớp.
2. Tự đánh giá, xếp loại
Qua đợt thực tập này, tôi cảm thấy bản thân đã cố gắng nổ lực hết sức của mình
để hoàn thành trách nhiệm trong đợt thực tập sư phạm năm III và bản thân đã tích
Trang 22


lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá cho công tác giảng dạy, chủ nhiệm, tìm hiểu tình
hình thực tiễn của nhà trường, địa phương. Trong quá trình thực tập tại trường, tôi
còn nhận thấy những mặt yếu của mình trong vai trò người giáo viên trong tương lai
từ đó có những phương hướng phấn đấu rèn luyện thêm những mặt hạn chế.
Đứng trên lập trường của một GV để nhận xét thực sự thì tôi còn nhiều mặt hạn
chế, cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ quý thầy, cô hướng dẫn. Nhưng thực tế
thì tôi cũng cảm nhận được những mặt hạn chế của mình do là sinh viên nên còn non
yếu về kiến thức chuyên môn. Do đó, tôi nhận thấy mình cần cố gắng học hỏi nâng
cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy để sau này vững bước trong sự
nghiệp “ trồng người”.
Xếp loại TTSP: ……
3. Phương hướng phấn đấu sau đợt TTSP
- Qua đợt thực tập, tôi nhận thấy chưa xử lý thật tốt với các tình huống trên lớp.
Do đó tích cực hơn trong học tập sẽ giúp tôi có nhiều vốn kiến thức hỗ trợ cho việc
giảng dạy.
- Vấn đề tập giảng và dự tiết tập giảng của các bạn cũng là một vấn đề rất quan
trọng, nó giúp ta nói năng lưu lót hơn trước đám đông, rút ra nhiều kinh nghiệm quy
báu, bổ trợ phương pháp và dần hình thành phong cách giảng dạy của bản thân. Do
đó khi về trường tôi sẽ đẩy mạnh việc tập dạy, nâng cao kiến thức về chuyên môn
nhiều hơn, bởi vì người thầy giáo phải hơn học sinh một cái đầu, học hỏi thêm những

kinh nghiệm của cả các anh, chị đi trước và không ngừng đổi mới phương pháp dạy
học.
- Tư thế, phong cách, lời ăn tiếng nói cũng cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa vì
đã là giáo viên phải gương mẫu cho học sinh noi theo. Lời nói của giáo viên phải
trong sáng rõ ràng, mạch lạc và có trách nhiệm với lời nói của mình vì đối tượng của
ta là học sinh THCS, các em rất tin tưởng vào lời nói và có thể xem thầy, cô là thần
tượng của mình cho nên không nói cho qua mà không thực hiện.
- Đặc biệt trong công tác chủ nhiệm, nếu xử phạt những hành vi sai lệch của học
sinh thì phải công bằng, có lời nói mạnh dạng và phải kiểm tra học sinh trong việc
thực hiện những hình thức phạt của giáo viên, tránh phạt cho có rồi thôi không kiểm
tra lại sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm có hệ thống của học sinh. Do vậy là giáo viên,
ngoài công tác chuyên môn thì cũng phải quan tâm đến tâm lí lứa tuổi THCS, đến
cách thức, phương pháp quản lí lớp của một giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ
nhiệm không những là người thầy mà còn là người cha, người mẹ, người anh, người
chị lo lắng giúp đỡ học sinh trong học tập, rèn luyện, thực hiện tốt các yêu cầu giáo
dục của nhà trường trong năm học. Muốn trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt,
ngoài việc nắm bắt tâm lí học sinh còn cần ở người giáo viên sự nhiệt tình hết lòng vì
học sinh.
- Phương hướng phấn đấu cho dù có đầy đủ, có nhiều hứa hẹn đến đâu đi chăng
nữa thì cũng không bằng sự thể hiện thật tốt những yêu cầu về công tác chủ nhiệm,
công tác giảng dạy mà trường THCS đưa ra. Tìm cách khắc phục những việc chưa
làm được trong đợt thực tập, phát huy những ưu điểm mà giáo viên đã nhận xét về
bản thân là phương hướng phấn đấu thiết thực nhất của bản thân.
Trang 23


Qua đây tôi cũng chân thành cảm ơn tập thể hội đồng sư phạm trường THCS
Trưng Vương, các thầy cô trong ban chỉ đạo thực tập sư phạm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập này và cũng không quên sự
nhiệt tình giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn chuyên môn là cô Nguyễn Thị Trang một

giáo viên nhiệt tình, giỏi về chuyên môn; thầy Trương Đức Minh một tổng phụ trách
Đội giỏi đầy nhiệt huyết, năng dộng và cô hướng dẫn chủ nhiệm Phạm Thị Hải Yến
một giáo viên yêu nghề và một nhà giáo dục rất tâm lý, đã nhiệt tình giúp đỡ và
không ngại thời gian quý báu của mình. Vì vậy, bản thân tôi xin hứa luôn phấn đấu
hết mình và làm tròn tốt nhiệm vụ của một giáo viên trong tương lai để xứng đáng
với câu của chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”.
III. NHẬN XÉT CỦA NHÓM SINH VIÊN VÀ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Nhận xét và kết luận của nhóm sinh viên ( ghi cụ thể ý kiến góp ý và kết luận
của các thành viên trong nhóm).
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Nhận xét và kết luận của giáo viên hướng dẫn (ghi rõ ưu điểm và hạn chế)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Hiệp Tân, Ngày tháng năm 2016
Sinh viên ký tên
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thành Lợi
Nguyễn Thị Trang

Trang 24




×