Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Pháp luật tố tụng qua các triều đại phong kiến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.36 KB, 66 trang )

CHƯƠNG I:
SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG QUY ĐỊNH TỐ TỤNG QUA
CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM.
1.1 Khái quát về tố tụng
1.1.1 Khái niệm tố tụng
Trong thời kỳ phong kiến, các vương triều thay nhau quản lý đất nước ngày
càng quan tâm tới việc ban hành ra các bộ luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, từ
bộ Hình thư thời Lý, Hình thư thời Trần, Quốc triều hình luật thời Lê cho đến bộ
luật Gia Long thời Nguyễn lần lượt được ra đời, nhưng các bộ luật này đều là những
bộ luật tổng hợp. Các nhà làm luật phong kiến không phân biệt pháp luật thành các
ngành luật hình sự, hành chính, dân sự,… như ngày nay, nên cũng chỉ quy định về
tố tụng nói chung mà không phân biệt thành tố tụng hình sự, tố tụng dân sự,…Các
quan hệ về tố tụng thường chỉ được quy định ở hai chương Bộ vong và Đoán ngục
trong các bộ luật tổng hợp. Ngay trong Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) - bộ
luật được xem là đặc sắc và có nhiều bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật lập pháp của
nhà nước phong kiến, dù cũng đã có những quy định khá chặt chẽ về thủ tục tố tụng
nhưng cũng chưa có sự phân tách giữa pháp luật về nội dung và pháp luật về hình
thức ở một mức độ nhất định.
Khác với các bộ luật tổng hợp như: bộ Hình thư thời Lý, bộ Hình thư thời
Trần, Quốc triều hình luật thời Lê,..và ngay cả bộ luật Gia long thời Nguyễn, thì
Quốc triều khám tụng điều lệ ban hành dưới thời vua Lê Hiển Tông (1777) là một
bộ luật riêng chỉ quy định về lĩnh vực tố tụng, tức là có sự phân tách khỏi luật nội
dung. Điều này cho thấy đây là một bước phát triển trong tư duy lập pháp thời kì
này.
Tuy nhiên, tựu chung lại dù lĩnh vực tố tụng được quy định trong bộ luật
tổng hợp hay trong một bộ luật riêng cụ thể thì các nhà làm luật thời xưa quy định
về tố tụng xoay quanh các vấn đề cụ thể như: thẩm quyền xét xử, thủ tục thưa kiện,
thụ lý, tra khảo, xét xử, bắt giữ, thi hành án, giám sát và có chế tài áp dụng đối với
người trực tiếp xét xử, giải quyết vụ án…

Trang 1




Như vậy, tố tụng có thể hiểu giản lược là các quy định của pháp luật có liên
quan đến trình tự, thủ tục khám xét, bắt giữ, khởi kiện, giải quyết quy trình tiến
hành vụ việc, xét xử, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng.
1.1.2 Cơ sở ra đời những quy định tố tụng trong pháp luật phong kiến
Pháp luật tố tụng ra đời trong thời kì phong kiến bởi các nguyên nhân sau:
Ở thời kỳ này, các vương triều phong kiến đã có sự quan tâm trong việc xây
dựng và hoàn thiện thiết chế nhà nước, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hệ
thống pháp luật, pháp luật về nội dung ngày càng đa dạng, các chiếu, chỉ, lệnh, dụ…
và cả những bộ luật có phạm vi điều chỉnh rộng được ban hành. Khi các quy định
về nội dung ngày càng phát triển đòi hỏi phải có những quy định của pháp luật hình
thức (các quy định tố tụng) để tạo điều kiện cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước
khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn có cơ sở để áp dụng các quy định của pháp luật
nội dung vào trong thực tế một cách thống nhất.
Thứ hai, do tình hình kinh tế - xã hội. Phương thức sản xuất phong kiến ngày
càng phát triển, đặc biệt là dưới thời Lê sơ, nhà nước ghi nhận và đảm bảo quyền sở
hữu tài sản của người dân mà đặc biệt là việc tư hữu ruộng đất. Từ thời Lê thông
qua chế độ quân điền ( chia ruộng đất cho mọi người dân trong làng xã), chế độ sở
hữu tư nhân ruộng đất ngày càng phát triển, kéo theo sự gia tăng về mua bán, cầm
cố, cho thuê ruộng đất và làm phát sinh nhiều vụ kiện cáo. Đó là lí do ở thời Lê sơ
những quy định tố tụng phát triển hơn so với giai đoạn trước đó và được quy định
khá cụ thể, tỉ mỉ tại hai chương Bộ vong và Đoán ngục trong Quốc triều hình luật.
Thứ ba, tình hình xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII có rất
nhiều biến động, như nội chiến, nạn cường hào ức hiếp ở làng xã, nạn quan lại tham
nhũng và lộng quyền ngày càng trầm trọng dẫn đến việc kiện cáo ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó trong suốt triều Lê, nhiều văn bản quy định về việc kiện tụng được ban
hành, nhưng những văn bản đó đều là văn bản đơn hành, có nhiều sự chồng chéo và
mâu thuẫn, hơn nữa lại được ban hành lẻ tẻ trong thời gian dài suốt mấy thế kỷ, gây

nên nhiều khó khăn cho các quan xử án. Từ đó, đòi hỏi cần phải có một bộ luật về
tố tụng mang tính thống nhất, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý thuận tiện cho công việc
xét xử, để giảm bớt những kiện tụng, củng cố trật tự xã hội phong kiến, và bộ Quốc

Trang 2


triều khám tụng điều lệ được ra đời đáp ứng đòi hỏi về những quy định tố tụng cần
phải hoàn chỉnh hơn so với giai đoạn trước.
1.1.3 Vai trò của những quy định tố tụng trong pháp luật phong kiến
Pháp luật tố tụng có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật nói chung và
pháp luật phong kiến nói riêng, nhưng nhìn chung ở thời kỳ phong kiến thì các quy
định tố tụng thể hiện vai trò ở các vấn đề sau:
Một là, thông qua hệ tư tưởng Nho giáo và pháp trị, các nhà nước phong kiến
Việt Nam đã xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế và chủ trương can thiệp
sâu vào hoạt động làng xã, từng bước nắm lấy nó để củng cố sự tập quyền. Do vậy,
những quy định về tố tụng như là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực, có
hiệu quả cho ý đồ và chủ trương của nhà nước thời phong kiến, đáp ứng nhu cầu
phát triển của nhà nước, của chế độ.
Hai là, các vương triều phong kiến đã ban hành ra nhiều văn bản pháp luật
dưới nhiều hình thức khác nhau như: bộ luật, lệnh, dụ, chiếu, chỉ,…để diều chỉnh
các quan hệ xã hội, đó là những quy định của pháp luật nội dung. Vì vậy, để đảm
bảo cho luật nội dung được thực thi theo ý chí của nhà nước thì nhà nước phong
kiến đã ban hành các quy định về trình tự, thủ tục (quy định của pháp luật hình
thức) nhằm đảm bảo việc xét xử phải công minh trong khuôn khổ của pháp luật,
đồng thời giảm bớt việc kiện tụng và bảo vệ trật tự của chế độ phong kiến. Qua đó
cũng góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ trật tự làng xã.
1.1.4 Vị trí của những quy định tố tụng trong pháp luật phong kiến
Trong hầu hết các bộ luật thời phong kiến, quy định về tố tụng đều được quy
định cùng với luật nội dung, nghĩa là tố tụng cũng là một phần của bộ luật tổng hợp,

chưa có sự phân tách thành luật nội dung và luật hình thức như pháp luật ngày nay.
Và trong những bộ luật tổng hợp đó thì phần về tố tụng thường được quy định ở hai
chương Bộ vong và Đoán ngục.
Nhưng, với sự ra đời của Quốc triều khám tụng điều lệ - bộ luật tố tụng đầu
tiên của nước ta cho thấy đây là bước phát triển cao trong pháp luật tố tụng phong
kiến Việt Nam. Bộ luật này chỉ quy định về lĩnh vực tố tụng, cho thấy tầm nhận
thức của nhà cầm quyền đã có sự nhìn nhận được vị trí, vai trò của luật tố tụng
trong hệ thống pháp luật, vượt lên sự hạn chế lúc bấy giờ đã có sự phân biệt giữa

Trang 3


luật nội dung và luật hình thức. Tuy nhiên, do ra đời ở thời kỳ phong kiến nên Quốc
triều khám tụng điều lệ cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định, đó là bộ
luật này cũng chỉ là một bộ luật tố tụng tổng hợp ( tức là chưa tách ra thành các bộ
luật tố tụng chuyên ngành như: tố tụng hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân
sự…). Ở phương Tây, sau các cuộc cách mạng tư sản, các nhà làm luật tư sản mới
có sự nhận thức và phân biệt đó.
1.2 Sự phát triển của những quy định tố tụng qua các triều đại phong kiến Việt
Nam.
Sau khi giành được độc lập, chấm dứt thời kỳ “Ngàn năm Bắc thuộc”, các
triều đại phong kiến Việt Nam kế tiếp nhau từng bước xây dựng và hoàn thiện thiết
chế nhà nước, đặc biệt là chú ý đến việc xây dựng hệ thống pháp luật. Từ những
quy định pháp luật tản mạn, dần dần đã hình thành nên các bộ luật có tính tương đối
thống nhất và hoàn bị, điều chỉnh các quan hệ cơ bản của xã hội.
Suốt ba triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê do vừa thoát khỏi sự đô hộ của chính
quyền phong kiến phương bắc, nhà nước phong kiến non trẻ mới được thành lập,
còn phải nỗ lực bảo vệ chính quyền, bảo vệ sự thống nhất và độc lập của nước nhà
cho nên việc biên soạn pháp luật chưa được chú trọng. Phổ biến nhất thời kì này
vẫn là những phong tục, tập quán đã trường tồn trong suốt quá trình dựng nước và

giữ nước. Phần “ Hình luật chí” trong Lịch triều hiến chương loại chí không nói gì
về pháp luật thế kỷ X, pháp luật thời kì này chỉ được phản ánh rất ít ỏi trong Đại
Việt sử ký toàn thư.2
Thế kỷ X là nền pháp luật sơ khai của nhà nước tự chủ, còn giản đơn, sơ sài
và phiến diện, pháp luật chủ yếu xác lập và điều chỉnh một số lĩnh vực trọng yếu,
cấp bách như quan chế, quân sự. Ngoài luật pháp của triều đình, luật tục vẫn giữ vai
trò rất quan trọng và rộng khắp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó chính là
những lệ của làng xã cổ truyền. Hơn nữa, pháp luật tản mạn nên việc xét xử tùy
tiện, không có tiêu chí chung, không thống nhất nên những quy định về tố tụng
cũng không có điều kiện để phát triển. Vì vậy, nghiên cứu những quy định về tố

2 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, NXB KHXH, HN 1972, tr. 198,199,228,234,235,236

Trang 4


tụng phong kiến sẽ chủ yếu nghiên cứu từ những quy định trong pháp luật nhà Lý
cho đến những quy định trong pháp luật nhà Nguyễn .
1.2.1 Quy định tố tụng trong pháp luật Lý – Trần – Hồ.
Cùng với việc phát triển của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, sự
phát triển của kinh tế đã làm cơ sở cho sự phát triển văn hóa nói chung và pháp luật
nói riêng. Trong 400 năm, các triều đại Lý – Trần – Hồ có điều kiện thuận lợi cả về
không gian và thời gian để tiến hành việc xây dựng pháp luật ngày càng theo hướng
hoàn thiện, ổn định, đồng thời củng cố kỷ cương phép nước. Tuy nhiên, do chính
sách đồng hóa của quân Minh mà nguồn tư liệu của thời kỳ này bị thất lạc, thiêu
hủy, nên đúng như Phan Huy Chú viết: “ Hình pháp thời Lý – Trần, không thể biết
rõ từng điều tỉ mỉ kỹ càng… nay lục những điều đã thấy trong sử, lần lượt chép ra
để có thể biết được đại khái”3.
Có thể nói dưới vương triều Lý, với bộ Hình thư - lần đầu tiên pháp luật Đại
Việt mới có một bộ luật thành văn. Năm 1042 Lý Thái Tông ban hành Bộ luật

“Hình thư”, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật
của nước ta. Như ta đã biết, trước nhà Lý luật pháp nước ta tản mạn cho nên việc
xét xử tùy tiện, không có tiêu chí chung, không thống nhất, nhu cầu có một bộ luật
thống nhất thành văn là yêu cầu bức thiết để góp phần xây dựng chế độ phong kiến
tập quyền. Về việc ra đời bộ Hình thư, Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “ban Hình thư,
trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp trong nước
luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt thêm, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá
đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho
thích ứng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm thành sách
hình thư của một triều đại để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong xuống chiếu
ban hành, dân lấy làm tiện”4.
Theo Ngô Sĩ Liên ( Đại Việt sử Ký toàn thư), bộ “Hình thư” là tập luật lệ có
tính chất pháp điển, bao gồm 3 quyển, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta,
đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, chứng tỏ Bộ máy nhà
3 Lịch triều hiến chương loại chí, tập III, NXB KHXH, HN 1993, tr.97.
4 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, NXB.KHXH, HN 1972, tr.271, 272.

Trang 5


nước trung ương tập quyền đã có tính chất tương đối ổn định và đã được xây dựng
với thiết chế tương đối hoàn bị . Đối tượng điều chỉnh của bộ Hình thư rất rộng
ngoài các quy định quyền sở hữu tài sản như trâu bò, ruộng đất, việc cầm cố đoạn
mại, việc tranh chấp ruộng, ao thuộc phạm vi luật dân sự. Luật cũng quy định việc
lấy vợ lấy chồng của con các quan trong triều đình, của binh lính, của các quan
và các gia nô, việc nuôi con nuôi, nghĩa vụ của vợ chồng thuộc phạm vi luật hôn
nhân gia đình… Bên cạnh đó, luật còn có các quy phạm pháp luật giải quyết kiện
cáo, khiếu nại của dân, quy định thủ tục khiếu oan, thủ tục xét xử, quy định việc
chuộc tội bằng tiền mà ngày nay gọi là luật tố tụng hình sự 5. Đáng tiếc là bộ Hình
thư này không còn nên ngày nay chúng ta không thể biết được một cách đầy đủ các

quy định của nhà Lý về việc xét kiện, giải quyết vụ án và các thủ tục về tố tụng
khác.
Ngoài bộ Hình thư, thì pháp luật nhà Lý còn ban hành dưới dạng các lệnh,
chiếu, chỉ, dụ, sắc…của nhà vua. Đây là những văn bản pháp luật quy định chi tiết
về các vấn đề riêng lẻ, cụ thể hóa bộ luật trên, trong đó có nhiều văn bản quy định
về các vấn đề thuộc lĩnh vực tố tụng. Cụ thể, năm 1040, vua Lý Thái Tông có quy
định giao việc xử đoán các kiện cáo của dân cho Khai Hoàng Vương (con của Thái
Tông), lấy điện Quảng Vũ làm nơi xử kiện. Tháng 5 -1128 vua Lý Thần Tông
xuống chiếu “các vụ kiện tụng đã được xét xử dưới thời trước thì không được đem
ra tâu bày nữa, làm trái thì bị tội”. Chiếu tháng 6 – 1147 vua Lý Anh Tông cũng quy
định “kẻ nào tranh chấp bậy bạ, không hợp điều luật pháp chế thì bị xử phạt 60
trượng”, điều này cho thấy đây là một nguyên tắc trong tiến hành tố tụng pháp luật
nhà Lý : đó là nguyên tắc án đã xử xong thì không xử lại, tức là những vụ kiện tụng
xét xử thành án đã có hiệu lực thì không xét xử lại.
Pháp luật thời Lý đã có sự phân biệt các loại tội nghiêm trọng và ít nghiêm
trọng để quy định thời gian khiếu kiện, thể hiện: chiếu tháng 12 - 1142 vua Lý Anh
Tông quy định “đối với việc tranh chấp ruộng đất thì trong vòng 5 năm hoặc 10
năm còn được quyền tâu kiện. Ai có ruộng đất bỏ hoang bị người khác cày cấy
trồng trọt trong vòng một năm thì còn quyền để nhận lại, quá hạn ấy thì không được
5 Pts .Cao Văn Liên: pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước, NXB thanh niên, HN 1998, tr 163.

Trang 6


kêu kiện nữa”. Nhưng có những sự việc thì pháp luật nhà Lý không giới hạn thời
gian khiếu kiện, như việc tố cáo bộ máy quan lại tham nhũng, thu sai thuế, ăn chặn
thuế. Đó là những tội lớn, phải tạo được hành lang pháp lý an toàn liên tục. Quy
định như vậy phần nào giảm bớt các vụ kiện cáo dân sự, đồng thời thường xuyên
chấn chỉnh Bộ máy nhà nước trong vòng kỷ cương, phù hợp với vai trò tiến bộ của
giai cấp phong kiến lúc bấy giờ.

Để thực hiện quyền tư pháp, vua lập ra 3 chức quan giúp việc chuyên môn là
Đô hộ, Phủ sỹ sứ, Thẩm hình viện. Sách sử chép, vua Lý đã chọn Lý Phụng cùng 20
người nữa để trông coi việc án tụng của nhân dân, nhưng quyết định cuối cùng của
bản án vẫn là nhà vua.
Như vậy, với việc ban hành Hình thư và nhiều văn bản luật khác nhà Lý đã
tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành tố tụng, bảo vệ và điều chỉnh các quan hệ xã
hội, góp phần đưa pháp luật vào đời sống nhân dân.
So với thời Lý, thời Trần đã tiến một bước dài trong việc xây dựng pháp luật
và tổ chức thực hiện pháp luật, hoạt động pháp chế được đẩy mạnh tăng cường hơn.
Về hệ thống pháp luật, nhà Trần có nhiều văn bản hoàn chỉnh hơn nhà Lý về nội
dung lẫn hình thức. Nhà Trần đã xây dựng được nhiều bộ luật quan trọng, điều
chỉnh hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đó là các bộ “Quốc triều thống
chế” (1230), “Quốc triều thường lễ” (1230), “Hoàng triều ngọc điệp” (1267),
“Hoàng triều đại điển” (1341), “Hình luật thư” (1341), “Công văn cách thức”
(1290).
Nhà Trần đã cho lập ra những cơ quan pháp luật chuyên trách để thực hiện
pháp luật: Thẩm hình viện, Tam ty viện giữ chức năng của cơ quan tòa án, kiểm sát.
Thẩm hình viện có trách nhiệm xét xử các vụ kiện tụng thành án rồi cùng với Tam
ty viện định tội. Ở các địa phương, việc xét xử các vụ án do quan lại đứng đầu địa
phương nắm giữ, tiến hành6.
Thời Trần, tố tụng đã chú ý đến nguyên tắc kết hợp lý và tình để thấu tình đạt
lý, nhằm đem lại sự công bằng. Vua Trần Anh Tông là vị vua thận trọng trong hình
phạt và đề ra việc xét xử án phải kết hợp “tình và lý”. Có tên nô bộc nhà quan là
6 Pts. Cao Văn Liên: pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước, NXB. Thanh niên, HN 1998, tr. 184

Trang 7


Hoàng Hộc kiện nhau với người khác, Hoàng Hộc đã dùng mưu vu cáo đánh lừa
quan để thoát tội, người dân bị tội vu cáo. Trần Anh Tông biết chuyện nói với viên

quan xét xử vụ này “tên Hộc gian ngoan và xảo quyệt đến thế mà ngục quan không
biết suy xét lý, tình. Tình ngay, lý gian thì không được lấy lý bỏ tình, tình lý không
xung đột thì mới là giỏi xử án. Nếu biết tình không gian thì theo lý mà làm là phải.
Nếu tình quá gian rồi thì quay lại suy xem lý ngay hay cong, như vậy điều gian dối
tự khắc hiện ra, càng không nên tách rời tình lý là hai mà xét” 7. Để kết hợp giữa lý
và tình, tìm ra sự thật vụ án, hình quan không thể chỉ căn cứ vào lời khai (cung) của
bị can để kết tội mà phải tiến hành điều tra, thu thập đầy đủ mọi chứng cứ khách
quan để xác định đúng mức độ phạm tội.
Pháp luật nhà Trần khi tố tụng đã áp dụng miễn giảm trách nhiệm hình sự
trong các trường hợp cụ thể:
Thứ nhất là người điên dại: năm 1268 có kẻ ngoại thích là Lý Cát phạm tội
ngồi vào ngai vua ở điện Thiên Ân. Khi xét hỏi trị tội thấy y có chứng điên nên chỉ
phạt trượng và tha.
Thứ hai là người tự thú: tháng 11- 1309 khi xử bọn phạm tội đại nghịch, có
tên Mã đã sai vợ là thị Vĩnh ra tự thú trước nên được tha tội.
Thứ ba là người có công lớn, có họ với vua: vụ án tên Thân, vì có công lớn
nên được miễn tịch thu gia sản. Tên Lệ thuộc dòng họ vua nên được miễn thích chữ
vào mặt.
Thời Trần đã có thủ tục xét xử bị cáo vắng mặt, trong kháng chiến chống
quân Nguyên xâm lược, những kẻ đầu hàng và chạy sang Trung Quốc đều bị kết án
vắng mặt, xử tội tử hình, tịch thu điền sản sung công, tước bỏ quốc tính.
Chế độ án phí cũng được hình thành dưới thời Trần, năm 1230, Trần Thái
Tông xuống chiếu cho phép các ngục giám xét xử được lấy tiền ( cước lực) “người
coi ngục đi đòi người kiện tụng thì cho lấy tiền cước lực tùy theo quãng đường gần
hay xa”8. Năm 1241 cho phép các ty xử án được lấy tiền (bình bạc), tức là tiền phí

7 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB. KHXH,HN 1972, tr. 102
8 Đại Việt Sử ký toàn thư, tập II, sđd, tr.12

Trang 8



tổn khi xét xử. Năm 1304 quy định giấy tờ xét xử ngục tụng phải điểm chỉ 9. Quy
định này cho thấy các vụ án dân sự, tư nhân với tư nhân phải nộp tiền án phí cho
nhà nước ( thông qua cơ quan xét xử) và nộp cước phí cho viên chứa liên lạc, đưa
giấy tờ cho các đương sự của vụ án. Các vụ án hình sự, khi truy nã bị can, bị cáo có
thể cũng phải nộp cước phí “phàm người coi ngục đi bắt giam thì cho lấy tiền đi
đường, tùy theo hành trình xa hay gần”10. Tuy nhiên sử cũ không ghi lại một quy
định nào của nhà nước về việc giải quyết đơn thư khiếu tố và nỗi oan ức cho dân.
Cả hai bộ Hình thư đời Lý và đời Trần đều là những bộ luật tổng hợp chứ
không phải chỉ là luật tố tụng, nhưng đều đã bị thất truyền.
Theo Đại Việt sử toàn thư, dưới triều nhà Hồ vào năm 1401, “ Hán Thương
định quan chế và hình luật của nước Đại Ngu” 11. Đến nay bộ luật này không còn,
chỉ còn được nhắc đến tên trong “ Cương mục”, hình luật này là bộ luật mới hay chỉ
là sự sửa đổi bổ sung bộ Hình thư đời Trần thì sử cũ không ghi rõ12.
Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn Lý – Trần – Hồ cũng đã được nhà
nước chú trọng xây dựng và không ngừng củng cố, hoàn thiện hơn, cho nên những
quy định về tố tụng cũng đã có bước phát triển hơn so với thời kỳ Ngô – Đinh –
Tiền Lê, thể hiện thông qua việc nhà nước ban hành các bộ luật trong đó có những
quy định về tố tụng tạo điều kiện cho hoạt động giải quyết khiếu kiện được thuận
lợi hơn, nhưng chúng ta không thể nghiên cứu kỹ các bộ luật thời kỳ này (Hình thư
thời Lý, Hình thư thời Trần, Đại Ngu quan chế thời Hồ) vì các bộ luật này đều
không còn (bị quân Minh thủ tiêu), nên những quy định cụ thể của các bộ luật này
không thể nghiên cứu sâu và toàn diện. Nhưng qua những nguồn sử liệu còn lại về
giai đoạn này cho thấy ở thời kỳ này những quy định về tố tụng đã được nhà nước
quan tâm nên nhiều quy định về tố tụng được ban hành, là nền tảng cơ bản cho sự
phát triển của những quy định tố tụng ở các thời kỳ sau.
1.2.2 Quy định tố tụng trong pháp luật thời Lê sơ
9 Vũ Thị Phụng: lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam từ nguồn gốc đến trước cách mạng tháng 8- 1945,
NXB KHXH, HN 1990.

10 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB KHXH, HN 1972, tr. 34
11 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, sđd, tr. 232
12 Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB công an nhân dân, HN 2008, tr. 110.

Trang 9


Sau hơn 10 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ (1418 – 1428), cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của
nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc, mở ra một giai đoạn phát triển mới,
cường thịnh trong lịch sử của quốc gia Đại Việt và lịch sử nhà nước pháp luật Việt
Nam. Nhà nước phong kiến thời Lê sơ tích cực tăng cường hoạt động lập pháp,
dùng pháp luật xác định ý chí của giai cấp thống trị trên mọi mặt của đời sống nhà
nước và xã hội. Hoạt động làm luật của các vua Lê trong thế kỷ XV rất phong phú,
đánh dấu một mốc hết sức quan trọng trong lịch sử nhà nước pháp quyền Việt nam
Năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, định niên hiệu là Thuận Thiên,
lấy lại tên nước là Đại việt, mở ra một triều đại mới trong lịch sử dân tộc - triều Hậu
Lê (để phân biệt với triều Tiền Lê thời Lê Đại Hành). Nhà Hậu Lê trải qua hai giai
đoạn:
Giai đoạn từ 1428 – 1527 được gọi là Lê sơ
Giai đoạn từ sau 1527 đến 1789 được gọi là Lê Mạt hay Lê Trung Hưng
Nhà nước phong kiến Lê sơ đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện pháp
luật. Ngay sau khi lên ngôi Lê Thái Tổ đã bắt tay vào việc xây dựng Bộ máy nhà
nước và pháp luật. Ông đề cao vai trò của pháp luật trong đạo trị nước, ngay trong
năm đầu lên ngôi ông đã lệnh cho các tướng và các quan: “từ xưa đến nay, trị nước
phải có pháp luật, người mà không có pháp để trị thì loạn. Cho nên, bắt trước đời
xưa đặt ra pháp luật để dạy các quan, dưới đến nhân dân cho biết thế nào là thiện,
ác, điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp” 13 . Nhà vua ra hàng loạt
các đạo, dụ, sắc, chỉ quy định về nhiều lĩnh vực như quan chế, ruộng đất, thuế má,
quân đội.. và đặc biệt và trong thời kỳ này những quy định về tố tụng cũng đã được

nhà nước quan tâm hơn so với thời kỳ trước nên cũng đã đạt được nhiều thành tựu.
Năm 1428 (năm Thuận Thiên thứ nhất), Thái Tổ sai các đại thần bàn định luật lệ về
việc kiện tụng, về phân chia ruộng đất của thôn xã.
Vào tháng 7, năm giáp dần, niên hiệu Thiệu Bình, đời vua Lê Thái Tông
(1434), lần đầu tiên ban hành quy định về trình tự khiếu kiện, cũng là trình tự xét

13 Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, NXB.KHXH, HN 1972,tr. 59.

Trang 10


kiện để tránh kêu kiện vượt cấp14. Vua dụ: “ Trẫm thấy các quan quân đều tâu báo
vượt cấp với nhau để kiện người, phế bỏ mọi việc của dân, quấy rối triều đình,
không gì tệ hơn”. Từ đó vua định luật lệnh, từ nay, quan, quân hay dân, có vụ kiện
nhỏ thì đến chỗ xã quan của xã mình mà trình bày, xã không giải quyết được mới
được đưa lên huyện, huyện không giải quyết được mới đưa lên phủ, lên lộ, rồi lên
đến triều đình; các vụ kiện về ruộng đất cũng xử theo trình tự như vậy; các quan xét
xử không được nhận đút lót mà xử oan sai; các vụ kiện lớn mới được tâu thẳng
lên15.
Đến năm 1449, vua Lê Nhân Tông ban hành 14 điều luật quy định về bảo vệ
quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạm
đến quyền tư hữu ruộng đất. Theo nhà sử học Phan Huy Chú thì “ từ đó về sau các
vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới có tiêu chuẩn” ( Hình luật chí
trong Lịch triều hiến chương loại chí).
Qua các đời vua Lê, nhiều văn bản pháp luật được ban hành, trong đó đáng
chú ý nhất là bộ Quốc triều hình luật (Bộ Luật Hồng Đức). Theo Đinh Gia Trinh thì
Quốc triều hình luật được ban hành duới triều vua Lê Thánh Tông trong khoảng
niên hiệu Hồng Đức trên cơ sở tập hợp có hệ thống các luật lệ của các vua Lê trước
đó và có sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản mới, cũng theo ông thì được ban
hành vào năm 148316. Bộ luật Hồng Đức sau khi xây dựng đã trở thành pháp luật

chính của thời Lê sơ và của các triều đại sau đó cho tới tận thế kỷ thứ XVIII. Bộ
luật này là một bộ luật tổng hợp, có rất nhiều quy phạm điều chỉnh nhiều lĩnh vực
như hình sự, hôn nhân và gia đình, dân sự …và cả trong lĩnh vực tố tụng.
Quốc triều hình luật đã dành hai chương để quy định về thủ tục tố tụng.
Chương Bộ Vong (quy định về việc truy bắt người phạm tội chạy trốn) gồm 13 điều
và chương Đoán ngục (quy định về thủ tục xử án và điều lệ trong ngục thất) gồm 65
điều với nội dung khá chi tiết, cụ thể. Đây là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy
đủ cho tới ngày nay, và là bộ luật đầu tiên có quy định chặt chẽ về thủ tục tố tụng,
14 Bùi Xuân Đính: nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam những suy ngẫm, NXB tư pháp,
HN.2005, tr.65.
15 Đại việt sử ký toàn thư, tập II, NXB. KHXH, HN 1972, tr. 319.
16 Đinh Gia Trinh: sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB KHXH, HN 1968, tr. 155,156.

Trang 11


điều đó chứng tỏ trong thời kỳ này ông cha ta đã ý thức và phân biệt giữa pháp luật
về nội dung và pháp luật về hình thức ở một mức độ nhất định 17. Chương Bộ Vong
và chương Đoán ngục của bộ luật chủ yếu quy định về thể lệ tố tụng như: bắt bớ,
giam cầm, quản ngục, điều tra, xét hỏi xử án, chấp hành án. Ngoài ra, còn có xen
vào một số điều khoản trừng phạt tội phạm trong các trường hợp như trốn tù, chống
cự ngục quan, người ở đợ, người làm thuê bỏ trốn…
Quốc triều hình luật có những quy định về thẩm quyền và trình tự tố tụng của
các cấp chính quyền (điều 672): việc rất nhỏ kiện ở nơi xã quan, việc nhỏ thì kiện ở
quan lộ, việc trung bình thì kiện ở quan phủ,… việc quan trọng thì đến kinh đô.
Trong chế độ phong kiến, các làng xã có rất nhiều vụ tranh chấp nhỏ nhặt, do đó
luật quy định cho các xã quan xử những lọai việc này mà thường là nhằm hòa giải
giữa các đương sự nhằm giảm bớt các vụ kiện tụng sinh ra tốn kém, loại bỏ gánh
nặng không cần thiết cho các quan ở cấp cao hơn. Theo Hồng Đức thiện chính thư,
những vụ việc rất nhỏ là hành vi lăng mạ, đánh nhau nhưng chưa gây ra thương

tích, hay những tranh chấp về tài sản có giá trị không lớn; những vụ việc nhỏ là gây
thương tích nhẹ, các tranh chấp trong đời sống hôn nhân – gia đình; những vụ việc
lơn như cướp của, giết người, các tranh chấp liên quan đến ruộng đất... Quy định
này cho thấy pháp luật thời Lê sơ đã có sự quy định cụ thể và rõ ràng thẩm quyền tố
tụng của các cấp, trong đó cũng đã đề cao vai trò của chính quyền làng xã trong việc
hòa giải. Tuy nhiên, bộ luật không nói rõ việc xét xử ở cấp triều đình được giao cho
những cơ quan nào và cũng không đề cập đến chức năng xét xử của cấp đạo (cấp
hành chính cao nhất ở địa phương). Thông qua quy định này cũng đã thể hiện thẩm
quyền tố tụng trong thời kỳ này gồm 3 cấp xét xử là huyện, phủ, kinh đô và nguyên
tắc trong một vụ kiện có thể được kháng cáo 2 lần (quan huyện xử không hợp lẽ thì
kêu lên quan phủ, quan phủ xử không hợp lẽ thì tâu bày lên kinh đô), nếu vi phạm
trình tự này thì bị xử tội biếm hoặc tội trượng (điều 672).
Để giảm bớt các vụ kiện tụng thì pháp luật thời kỳ này còn quy định: nếu
kiện sai, vu cáo cho người khác, thì người làm đơn kiện sẽ bị phạt 80 trượng.

17 Ts. Lê Thị Sơn (chủ biên): quốc triều hình luật , lịch sử hình thành , nội dung và giá trị, NXB KHXH, HN
2004, tr.276.

Trang 12


So với các triều đại trước đó thì pháp luật thời Lê sơ đã có nhiều thành tựu
hơn mà có thể kể đến là một số thủ tục tố tụng được quy định trong hai chương cuối
của Quốc triều hình luật như: thủ tục đơn kiện, đơn tố cáo; thủ tục tra khảo; thủ tục
xử án; thời hạn xử án; phương pháp xử án; thủ tục bắt người, thủ tục giam giữ, thi
hành án. Có thể nói Quốc triều hình luật là bộ luật đầu tiên có quy định chặt chẽ về
thủ tục tố tụng, trong thời kỳ này với sự phát triển và kỹ thuật lập pháp khá tinh vi,
pháp luật tố tụng không chỉ góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống
trị mà còn góp phần vào việc giảm bớt các vụ kiện, giữ gìn trật tự làng xã.
Thủ tục đơn kiện, đơn tố cáo: để tránh sự tố cáo không chính xác và thuận

tiện cho việc xác minh các chứng cứ làm cơ sở cho việc xét xử sau này, điều 508
quy định, người làm đơn tố cáo phải viết rõ ngày tháng xảy ra việc phạm pháp và
chỉ được tố cáo sự thực, nếu sai sẽ bị phạt 80 trượng. Nếu ngục lại thêm, bớt vào
đơn kiện hay tờ khai thì bị xử tội đồ làm tượng phương binh. Để giảm bớt những vụ
kiện không cần thiết, luật quy định về hình thức đơn kiện và tư cách của nguyên
đơn, đồng thời quy định về việc quan lại nhận đơn trái lệ mà đem ra xét xử thì bị
phạt 30 quan tiền (điều 508), quan lộ nhận đơn kên oan bậy thì bị xử biếm 1 tư và
phạt tiền 5 quan (điều 698).
Thủ tục tra khảo: Quốc triều hình luật quy định thủ tục lấy khẩu cung tương
đối chặt chẽ, cụ thể và dự liệu tỉ mỉ cách thức tra khảo, điều 667 quy định “ khi lấy
khẩu cung người phạm tội, quan tra án phải xem xét kĩ, tìm ra sự thật để cho kẻ
phạm phải nhận tội, không được hỏi quá rộng cả đến người ngoài để tìm chứng cứ
bậy, nếu trái điều này thì xử tội phạt”. Việc tra khảo cũng được quy định khá tỉ mỉ
như : khi nào thì được tra khảo can phạm, hình thức và mức độ tra khảo, loại người
nào được miễn tra khảo.
Thủ tục xử án: điều 709 quy định, án phải được xét xử công khai ở nha môn,
ở nơi xử án mọi người phải đứng ngồi đúng phép đã quy định (đúng phép nghĩa là
đàn bà con gái trong họ vua, các bậc vương công từ tam phẩm trở lên, được cho
người đi hầu kiện thay; từ tứ phẩm đến lục phẩm thì đến hầu kiện đứng ở chỗ xử án;
dưới nữa đều phải ngồi xuống đất; mệnh phụ và nữ quan cũng theo như thế. Nếu là
cung nhân thì cho phép người nhà đến hầu kiện thay; cha mẹ các cung tần thì được
đứng ở nơi xử kiện. Đàn ông trong họ vua từ nhất phẩm đến nhị phẩm thì ngồi ở nơi

Trang 13


xử kiện, nhất phẩm thì ngồi trên cái gường đen cao ba tấc hay hai tấc, quan nhị
phẩm thì ngồi trên cái gường tre; tam phẩm thì phải đứng; dưới nữa phải ngồi
xuống đất. Nếu các quan chức vì việc công trong sở mình mà đến hầu kiện, tuy rằng
phẩm trật còn thấp chưa đúng lệ, cũng cho đứng). Theo quy định trên thì án chỉ

được xử ở một nơi duy nhất là công đường, nhưng do ra đời trong thời kỳ phong
kiến nên quy định về hình thức có sự phân biệt đẳng cấp, giới tính nhưng nó cũng
đã thể hiện được việc quy định một cách khá chặt chẽ về kỷ luật và chỗ đứng ngồi
của các đương sự, tránh tình trạng lộn xộn tại phiên tòa. So với những quy định về
tố tụng trong pháp luật hiện hành thì mặc dù quy định trong Quốc triều hình luật
không quy định cụ thể, rõ ràng nhưng những quy định này vẫn có giá trị và rất gần
với quy định trong pháp luật hiện nay: nguyên tắc xét xử công khai.
Thời hạn xử án: thời hạn đưa vụ án ra xét xử cũng được quy định chặt chẽ
đối với các cấp có thẩm quyền xét xử, không kể vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của
cấp nào. Điều 771 quy định: việc trộm cướp phải xét xử trong 3 tháng. Việc phỉ
báng phải xét xử trong 4 tháng. Việc tạp tụng hoặc trái luật lặt vặt thì phải xử trong
2 tháng. Đồng thời để đảm bảo việc xử án đúng hạn định, điều 671 quy định: quan
xử án để việc quá kỳ hạn xét xử là 1 tháng thì bị tội biếm, quá 3 tháng thì bị bãi
chức, quá 5 tháng thì bị tội đồ. Các thời hạn trên được tính từ ngày bắt bị can đến
hầu kiện…
Về phương pháp xử án: được quy định khá cụ thể trong nhiều điều luật như:
670, 683, 686, 714, 720, 722 của Quốc triều hình luật. Trong ngày xử án ở công
đường quan đại thần và các quan xét án đều phải cùng nhau xét hỏi kỹ càng cho rõ
phải trái để mọi người đều yên tâm và phải phục tình đạt lý. Nếu có những điểm
chưa rõ cần phải thẩm vấn xét lại thì không được cố chấp ý riêng mình, bắt mọi
người phải tuân theo ý kiến cá nhân của mình (điều 720). Đây là quy định gần với
nguyên tắc xét xử ngày nay: nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa
số.
Về thủ tục bắt người: luật không phân biệt thủ tục bắt can phạm với bắt tội
phạm đang thi hành bỏ trốn. Việc bắt người phải có trát. Điều 704 quy định nếu
không có trát nã đóng dấu của bản ti mà tự tiện bắt người thì xử biếm 2 tư, nếu bắt

Trang 14



người vô tội thì xử biếm 3 tư, trong trát đã kê họ tên người phải bắt mà bắt thêm
bừa người khác thì cũng xử tội như thế.
Thủ tục giam giữ, thi hành án: luật cũng không phân biệt thủ tục tạm giam
can phạm với giam cầm tội phạm. Việc giam giữ và trông coi người phạm tội được
quy định khá chặt chẽ tại điều 650 và 651. Việc thi hành án không được quy định
thành chương riêng nhưng Quốc triều hình luật cũng đã có những quy định rất cụ
thể về vấn đề này tại điều 680, 695, 696 và 710 nhằm đảm bảo cho việc thi hành
được kịp thời.
Nhìn chung, so với những quy định trước đây thì những quy định tố tụng
trong thời kỳ này thể hiện thông qua Quốc triều hình luật được quy định chặt chẽ và
tiến bộ hơn, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và giữ gìn trật tự làng xã, đáp ứng
được những đòi hỏi cần phải có về những quy định tố tụng trong thời kỳ này. Bởi
thế mà Quốc triều hình luật với những quy định tiến bộ của nó không chỉ được sử
dụng ở triều Lê sơ mà còn là cơ sở pháp luật chủ yếu cho các triều đại sau đó và
một số quy định ngày nay vẫn còn giá trị sâu sắc. Chẳng thế mà nhà sử học Phan
Huy Chú coi luật pháp thời Lê như “mẫu mực để trị nước, khuôn phép để buộc dân”
(trong thời phong kiến).
1.2.3 Quy định tố tụng trong pháp luật thời nội chiến phân liệt
Sang đầu thế kỷ XVI, sau giai đoạn hưng thịnh ở thế kỷ XV, nhà nước thống
nhất trung ương tập quyền Việt Nam bước vào giai đoạn trải qua các cuộc khủng
hoảng kéo dài khi mà sự mục nát của nhà Lê đã xuống tới cực điểm và Mạc Đăng
Dung giành lấy ngôi vua vào năm 1527 thì đó cũng là sự mở đầu của một thời kỳ
nội chiến phân liệt triền miên giữa các tập đoàn phong kiến, tuy rằng có xen kẽ một
số thời gian ngắn đất nước được thống nhất tạm thời. Mãi tới cuối thế kỷ XVIII,
dưới sự lãnh đạo của anh em Tây Sơn, một phong trào nông dân khởi nghĩa lớn
thắng lợi, mới tạo điều kiện cho việc thống nhất lại đất nước trên lãnh thổ đã mở
rộng trong quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam.
Nền pháp luật của thời cực thịnh của nhà nước phong kiến đầu Lê ở thế kỷ
XV mà một bộ phận quan trọng đã được pháp điển hóa trong Bộ luật Hồng Đức vẫn
được sử dụng trong giai đoạn này ở miền Bắc (đàng ngoài) và miền Nam (đàng

trong). Ở thời Nam – Bắc triều, chiến tranh triền miên nên việc xây dựng pháp luật

Trang 15


ít được chú ý. Nhà Mạc dường như không có ý định thay đổi hệ thống pháp luật vốn
đã hoàn chỉnh của nhà Lê. Đại Việt sử ký toàn thư cho hay Đăng Dung sợ lòng
người nhớ vua cũ nên phải tuân giữ pháp độ của triều Lê, không dám thay đổi.
Tương tự như vậy, triều Lê Trung Hưng ở Thanh Hóa cũng không có điều kiện xây
dựng luật mới mà vẫn áp dụng pháp luật của tổ tông. Pháp luật thời đầu Lê có một
uy tín rất lớn đối với các vương triều thống trị trên đất nước ta ở các thế kỷ từ XVI
– XVIII, ngay cả dưới sự thống trị của vương triều Tây Sơn cũng vậy, các vua Tây
Sơn không xóa bỏ pháp luật của nhà Lê, họ có ban hành một số luật lệ về những vấn
đề kinh tế, tài chính, văn hóa nhưng không có hoạt động lập pháp gì mới đáng kể về
mặt luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng và các bộ môn khác của pháp luật thời
Lê18. Tuy nhiên, việc lập pháp trong giai đoạn này vẫn có nhiều điểm đáng lưu tâm
mà tiêu biểu có thể kể đến là các quy định trong lĩnh vực tố tụng, nếu điểm số lượng
văn bản được nói tới trong Lịch triều hiến chương loại chí (con số còn kém xa thực
tế) thì đã có tới 23 văn bản về tố tụng trong số 29 văn bản được ban hành. Đặc biệt
nhà nước phong kiến Đàng ngoài đã xây dựng được bộ luật riêng về tố tụng mang
tên Quốc triều khám tụng điều lệ, cho thấy sự phát triển của những quy định tố tụng
trong giai đoạn này có nhiều nét tiến bộ hơn so với các giai đoạn trước đó.
Ở Đàng ngoài, các vua Lê đã ra những sắc dụ quy định về các cấp xét xử án
kiện, thứ tự kêu lên cấp trên xét lại các việc án, định thời hạn trong đó phải xét xử
án kiện, cùng các cách thức khám xét, bắt bớ, và tiến hành các hành vi thủ tục khác
trong việc thụ lý, điều tra, xét xử các vụ án, chế độ nhà ngục… Theo nguyên tắc thì
một việc kiện được xử ở một cấp có thể xin được xét lại ở nhiều cấp trên (lệ được
ban hành dưới thời Lê Chân Tông năm 1645). Quan lại các cấp có nhiệm vụ phải
xét xử các việc kiện, không được từ chối xét xử hoặc xét xử quá chậm. Năm 1498
Lê Hiến Tông ra sắc dụ định là những quan lại để việc “quá kỳ hạn” không xét xử

sẽ bị trị tội19, lệnh này còn được nhắc lại, nhấn mạnh và bổ sung thêm nhiều lần về
sau, vào những năm 1645 dưới thời Lê Chân Tông, 1659 dưới thời Lê Thần Tông,
và 1676 dưới thời Lê Hy Tông.
18 Đinh Gia Trinh: sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB.KHXH, HN 1968, tr. 222
19 Lịch triều hiến chương loại chí (hình luật chí ), NXB. KHXH, HN 1993, tr.98

Trang 16


Vào năm Quý Hợi (1683), niên hiệu Quý Hòa đời vua Lê Hy Tông, chúa
Trịnh Căn ban hành quy định gồm 3 điểm:
Thứ nhất, phạt 20 quan tiền với những người vượt bậc dâng tờ khải mà kiện
cáo; viên quan và nha môn nào nhận đơn kiện cáo vượt cấp cũng bị xử phạt như
vậy.
Thứ hai, viên quan và nha môn nào không nhận đơn và xét kiện theo phạm vi
trách nhiệm của mình hoặc nhận đơn xét kiện không thuộc thẩm quyền thì người đi
kiện được kêu ở các nha môn khác, khi đã tra xét được sự thực thì cả hai nha môn
trên đều bị phạt 20 quan tiền cổ.
Thứ ba, người đi kiện cố ý trốn tránh giấy gọi phân xử của nha môn thì bị
luận vào tội “ tại đào” (đi trốn), nếu có việc công cán phải đi xa hoặc bị đau yếu mà
có lời cáo rồi thì mới được hoãn lại20.
Với quy định này, lần đầu tiên nhà nước phong kiến quy định trách nhiệm
của thần dân trong việc khiếu kiện và của các cơ quan pháp luật trong việc giải
quyết khiếu kiện theo đúng thẩm quyền.
Ngoài ra, vào năm 1666 và 1717, lệ “soát tụng” đã được quy định, bắt các
cấp cuối năm phải kê khai lên cấp trên các việc đã thụ lý (nhận được), đã xét xử
được bao nhiêu, còn đọng lại bao nhiêu, việc kiểm tra báo cáo như thế nào. Luật lệ
còn quy định trách nhiệm khám xét, điều tra các vụ án của các cấp, và các loại tiền
thu của các đương sự và bị cáo cùng những người có liên quan đến các vụ kiện 21.
Trong thể lệ xét xử kiện tụng ban hành năm 1659 có định là người đi kiện

nếu được kiện phải nộp tiền tạ bằng hiện vật và tiền, nhiều ít tùy theo việc kiện lớn
hay nhỏ. Bị cáo phải nộp tiền đảm lễ (còn gọi là đài lễ, đài tiền), tiền này được trích
ra một phần xung công để dùng vào việc chi phí về lễ “mở ấn” và “cất ấn” hằng
năm, “còn lại thì chiếu theo phẩm hàm mà chia”22.

20 Lịch triều tạp kỷ, bản dịch, NXB. KHXH, HN 1975, tập I, tr. 89
21 Đinh Gia Trinh: sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB.KHXH, HN 1968, tr. 225
22 Lịch triều hiến chương loại chí (hình luật chí), NXB.KHXH, HN 1993 tr. 99

Trang 17


Không những thế luật còn trừng trị những việc xét xử không đúng, người xét
xử có lỗi phải phạt giáng cấp bậc (biếm), hình phạt biếm có thể chuộc bằng tiền.
Nhưng những người đi kiện khiếu nại không chính đáng thì cũng phải nộp “tiền tạ”.
Năm 1777, các luật lệ tố tụng nói trên đã được biên soạn lại, sưu tập thành
sách gọi là “ Quốc triều khám tụng điều lệ”. Đây là Bộ luật tố tụng duy nhất và
cũng là bộ luật dành trọn cho một lĩnh vực – luật tố tụng trong lịch sử cổ trung đại
Việt Nam, với bộ luật tố tụng đầu tiên này cho thấy so với giai đoạn trước những
quy định về tố tụng cũng đã tiến xa hơn một bước. Về nội dung của bộ luật này sẽ
được nói rõ hơn ở phần sau.
1.2.4 Quy định tố tụng trong pháp luật thời Nguyễn
Dưới triều Nguyễn, vào nửa cuối thế kỷ XIX, nước Việt Nam đã bị đặt dưới
nền Pháp thuộc, không kể là Nam kỳ đã bị nhượng làm thuộc địa của Pháp, cho nên
nền pháp luật triều Nguyễn chỉ được tìm hiểu trong giai đoạn độc lập và không nói
đến thời kỳ Pháp thuộc. Nhà nước quân chủ chuyên chế Nguyễn ở thế kỷ XIX trước
cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng công cụ
pháp luật để thực hiện chính trị của triều đại mới. Sự kiện quan trọng trong thời kỳ
này là sự tăng cường hoạt động lập pháp, được biểu hiện thông qua việc ban hành
bộ Hoàng Việt luật lệ.

Trong bài tựa bộ Hoàng Việt luật lệ, thường gọi là bộ luật Gia Long, vua Gia
long đã quy cho nhà Tây Sơn cái trách nhiệm đã gây nên mọi sự rối loạn trong xã
hội, khiến pháp luật bị rầy xéo, kẻ vô tội bị ức hiếp, và lòng người dân hoang mang
vô hạn. Sau khi nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa sang lại hình phạt, vua Gia Long
đã ghi rõ chỉ thị của mình “mở hình thư của các triều cũ mà xét, ta thấy nước Việt
Nam, dưới mỗi triều Lý, Trần, Lê, đều có thiết lập các điển pháp riêng biệt để cai trị
và các chế độ đã được quy định đầy đủ trong luật Hồng Đức. Ở Trung Hoa, các bộ
luật lệ ban hành dưới các đời Hán, Đường, Tống, Minh, đều được soạn định lại dưới
mỗi triều và đã được nhà Đại Thanh bổ túc. Vì vậy, các đại thần trong triều đã được
lệnh căn cứ vào các điển pháp các triều cũ, xem xét lại luật Hồng Đức và Đại

Trang 18


Thanh, châm chước, cân nhắc, và quy chỉnh lại, để làm thành một bộ luật thứ tự và
thích hợp23.
Năm 1811, vua Gia Long sai Nguyễn Văn Thành làm Tổng tài coi việc soạn
luật, sách thảo xong năm 1812, vua xét lại, làm bài tựa và đến năm 1815 thì bộ
Hoàng Việt Luật lệ được ban hành 24. Bộ luật Gia Long được thi hành trong suốt các
triều vua Nguyễn tiếp sau đó, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức chỉ có ban
hành những dụ để bổ sung, sửa chữa, thêm bớt về một số điểm vào các điều quy
định trong Hoàng Việt luật lệ. Từ 1812 đến 1860 có khoảng trên dưới 150 đạo dụ
như vậy (từ Gia Long đến Thành Thái có khoảng hơn 300 dụ). Các dụ giải thích,
sửa đổi và bổ sung đó có liên quan đến nhiều vấn đề và nhiều điều khoản của bộ
luật ở phần Danh lệ cũng như các phần khác. Đáng chú ý là những đạo dụ về vấn đề
ruộng đất, về luật hình, và về tố tụng.
Về tố tụng hình sự, dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã được
ban hành nhiều luật lệ bổ sung về thể lệ bắt bớ, giam cầm, thời hạn phải xét các vụ
án thuộc các loại, chế độ ngục hình,…(lệ năm 1862, 1844…).
Có thể nói thành tựu lập pháp điển hình của triều Nguyễn là bộ Hoàng Việt

luật lệ (bộ luật Gia Long). Bộ luật này có các quy định về kiện tụng, tra khám, xét
xử và thi hành án chủ yếu tại các phần Danh lệ (quyển 2, 3), luật hình về tố tụng
(quyển 16), luật hình về sự phán xét bản án (quyển 20, 21). Luật quy định rõ về
thẩm quyền, trình tự xét xử, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng, quá
trình thi hành bản án và những trường hợp được miễn giảm, ân xá.
Về thẩm quyền và trình tự tố tụng: điều 376 luật Gia Long quy định 3 cấp xét
xử dựa trên cơ cấu hành chính, phạm vi thẩm quyền theo vụ việc cũng như mức độ
nặng nhẹ của hình phạt: cấp huyện (phủ, châu) xử các tội quân, lưu, đồ; cấp tỉnh
(doanh, trấn) tra xét, ghi chép tội tử; kinh thành (kinh đô) có quyền xét lại các án
đồ, lưu, tử, đình nghị và tâu lên vua phê chuẩn. Tại Kinh thành quan Pháp ty có
quyền xét án tội tử. Ngoài ra, bộ luật còn quy định thẩm quyền tố tụng theo 3 loại
vụ việc chính. Việc dân bao gồm cả hình sự và dân sự liên quan đến thường dân,
23 Vũ Văn Mẫu: cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển 2, Sài Gòn 1970, tr. 146
24 Đinh Gia Trinh: Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB. KHXH, HN 1968, tr.272

Trang 19


giải quyết từ huyện, phủ, châu; việc quân gồm các vụ việc liên quan đến quân sự,
quân đội đều xử theo quân pháp, thuộc quyền các Doanh; việc thương mại, liên
quan đến buôn bán vay nợ tiền bạc thì giải quyết ở địa phương không được phép tâu
lên Kinh thành. Nếu vụ việc liên quan đến cả quân và dân thì hai bên Quản quân và
Quan ty hội bàn cùng giải quyết. Quan chức phạm tội được xét theo thủ tục riêng.
Người trong hoàng tộc phạm tội thuộc quyền xét xử của Tôn nhân phủ (điều 3, 6, 9,
301, 310).
Về thưa kiện: được quy định từ điều 301 – 311. Điều 301 quy định rằng
“việc thưa kiện phải từ cấp cơ sở. Việc quân thuộc thẩm quyền của Danh, Vệ. Việc
dân thuộc quyền Huyện, Châu. Quân, dân thưa kiện phải từ địa phương mình. Nếu
ở đó không thụ lý, hoặc làm mất, làm cong quẹo thì mới trình lên Thượng ty. Nếu
vượt tố thẳng lên Thượng ty thì xử phạt 50 roi”. “Khách buôn Doanh, Trấn kiện về

thiếu nợ tiền bạc chỉ được thưa gửi giải quyết ở Quan ty thôi. Kẻ nào tâu thưa lên
Kinh thành, không kể thật hư, hỏi tội lập án không thi hành”.
Về việc thụ lý: luật Gia Long quy định “các quan khi nhận đơn thưa kiện
phải làm rõ vụ việc, nhanh chóng thụ lý. Nếu bỏ qua sẽ bị trừng phạt căn cứ vào
mức độ nghiêm trọng của vụ việc”. Không thụ lý việc đánh người, hôn nhân, ruộng
đất thì xử từ 60 đến 80 trượng. Được báo về tội giết người, bạo trộm, xâm hại đến
tính mạng, tài sản mà không thụ lý xử phạt 80 trượng…..(điều 312, 345).
Thủ tục bắt người, giam giữ: quy định từ điều 352 – 359. Luật đã có sự phân
biệt giữa tội nhân và tù nhân. Tội nhân là người phạm tội đang bị truy xét. Tù nhân
là người đã bị xử có tội và giam giữ.
Về khảo cung: việc hỏi cung, tra khảo được quy định tại các điều 359, 361,
369,… Không được phép tra khảo: người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi,
người tàn phế, phụ nữ mang thai và thuộc hạng người Bát nghị. Việc tra khảo phải
đúng luật định, đồng thời luật nghiêm trị quan lại lợi dụng công quyền để báo thù
riêng trong khi giam giữ, tra khảo tù nhân (điều 361).
Về xét xử: được quy định tại quyển 19, 20 và phần Danh lệ với khoảng 35
điều luật. Bộ luật Gia Long trừng phạt nghiêm khắc các quan vi phạm luật về xét
xử. Người tiến hành xét xử là quan án đại diện của nha môn. Người tham gia gồm
nguyên cáo, bị cáo, người làm chứng, người đối chất, thân thuộc, người bị hại,

Trang 20


người đại diện, người được mời đến khai báo, người viết thay. Đây là những quy
định khá chi tiết cụ thể và khá gần với quy định trong pháp luật tố tụng hiện đại về
người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Cáo trạng phải tuyên rõ tội danh
căn cứ vào điều luật, hành vi phạm tội và dựa trên cơ sở thưa kiện của nguyên cáo.
Việc định tội, lượng hình phải tuân thủ nguyên tắc: chỉ căn cứ vào điều luật cụ thể,
tôn trọng chứng cứ, căn cứ vào biên bản, xét xử công khai tại công đường, những
yếu tố phát sinh cần được xem xét rõ ràng thận trọng (điều 42, 43, 380).

Thi hành án: các hình phạt nhẹ là xuy, trượng được thi hành ngay sau khi xét
xử tại nha môn. Hình phạt đồ, lưu sau 3 ngày thì dẫn giải đến nơi phát phối. Đối với
bản án 5 bậc đồ, phạm nhận được đưa về Doanh, Trấn của họ để thi hành, hết hạn
đồ họ được trả tự do. Án xử tử hình được chia thành 2 loại xử quyết và giam chờ.
Do liên quan đến mạng sống con người nên thủ tục xét án tử hình rất nghiêm ngặt.
Ngoài những quy định kể trên thì Hoàng Việt luật lệ còn có những quy định
về xét xử phúc thẩm (án xử quyết, án xử gian chờ), về ân xá và trách nhiệm của các
quan lại trong việc vi phạm các quy định tố tụng.
Qua những quy định trong Hoàng Việt luật lệ thì điểm tiến bộ so với pháp
luật triều Lê là pháp luật thời kỳ này đã quy định về những trường hợp quan xử án
không được tham gia xét xử. Quan xử kiện không được là người thân thuộc, thông
gia, họ ngoại với người đi thưa kiện. Kể cả trong trường hợp người đi thưa kiện là
thầy dạy học của quan xử kiện hoặc thượng ty cũ hay quan trưởng trong cùng một
làng với mình thì quan xử kiện phải làm giấy xin không xét xử vụ đó. Ngoài ra, khi
tiến hành xét xử pháp luật cũng yêu cầu quan xử án phải chú ý đến các nhân chứng
có liên quan, phải y theo sự việc trong đơn thưa kiện của nguyên cáo mà xử (điều
371 Hoàng Việt luật lệ). Những quy định này đảm bảo cho việc xử án được khách
quan, tôn trọng chứng cứ, sự thật, đặc biệt là quyền tự định đoạt của đương sự được
tôn trọng. Thời hạn xét xử cũng là vấn đề được chú trọng. Khi nhận được đơn kiện
tụng về các việc liên quan đến hôn nhân, ruộng đất, nhà cửa, viên quan có thẩm
quyền phải tiến hành xét hỏi ngay. Việc xét xử phải theo hình thức công khai ở
chính đường và phải viện dẫn rõ việc áp dụng các điều lệ…(điều 371 Hoàng Việt
luật lệ).

Trang 21


Tuy nhiên, ngoài những điểm tiến bộ cần ghi nhận thì cũng phải thừa nhận
rằng so với thời kỳ mà Hoàng Việt luật lệ ra đời thì nó chưa theo kịp được bước tiến
của kỹ thuật lập pháp thời đại, vì thế kỷ XIX là thế kỷ mà luật tố tụng đã bước đầu

được nhìn nhận như một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc
gia và đã có sự phân tách giữa luật nội dung và luật hình thức. Đồng thời nếu nói về
tiến trình lập pháp trong lịch sử thời trung đại thì Hoàng Việt luật lệ có thể xem như
một bước thụt lùi trong kỹ thuật lập pháp nước ta vì trước đó đã có một bộ luật
riêng quy định về thủ tục tố tụng mang tên: Quốc triều khám tụng điều lệ. Điều này
có lẽ do các nhà lập pháp thời Nguyễn đã quá rập khuôn, cứng nhắc theo bộ Thanh
Triều luật lệ của Trung Quốc, nên đã không tiếp thu được thành tựu của triều đại
trước.

Trang 22


KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong quá trình xây dựng và quản lý nhà nước, các triều đại phong kiến Việt
Nam, đã phần nào nhận thức được rằng vấn đề dân nguyện nếu không được giải
quyết tốt sẽ dẫn đến việc mất lòng dân, khi đó nhà nước sẽ không còn chỗ dựa,
không còn sức mạnh cần thiết để bảo vệ đất nước và duy trì sự thống trị của mình.
Vì lẽ đó, ngay từ thời Lý – Trần và đặc biệt là dưới thời Lê và sau này là thời
Nguyễn, các nhà nước đã quan tâm tới việc ban hành hệ thống luật lệ để đề ra các
quy chế điều hành và quản lý xã hội. Chính vì có sự quan tâm đúng mức của nhà
nước mà có nhiều văn bản pháp luật được ban hành mà tiêu biểu là 4 bộ luật tổng
hợp, có quy mô tương đối lớn, có nội dung phong phú và đa dạng. Đó là bộ Hình
thư thời Lý (1042), bộ Quốc triều hình luật thời Trần( hay còn gọi là Hình thư, ban
hành năm 1341), bộ luật Hồng Đức thời Lê (1483) và bộ luật Gia Long (1815), đây
là những bộ luật tổng hợp có phạm vi điều chỉnh rất rộng như dân sự, hình sự, hành
chính… và cũng trong những bộ luật này những quy định về tố tụng đã không
ngừng được xây dựng, ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đồng thời nói về sự phát
triển các quy định tố tụng thời phong kiến không thể không kể đến bộ luật được
xem là bộ luật tố tụng đầu tiên của Việt Nam, đó là bộ Quốc triều khám tụng điều lệ
được ban hành năm 1777 là bộ luật quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề giải quyết các

khiếu nại, tố cáo, kiện tụng của người dân. Có thể thấy sự ra đời của bộ luật tố tụng
đầu tiên như một nhu cầu tất yếu đối với một xã hội cần điều chỉnh tốt hơn nữa
quan hệ giữa các tầng lớp, giai cấp, các cá nhân trong cộng đồng xã hội. Sự hình
thành và phát triển của hệ thống các văn bản điển chế và pháp luật phong kiến nói
chung và lĩnh vực tố tụng nói riêng đã phản ánh sự phát triển của các định chế chính
trị, nhà nước và pháp quyền thời phong kiến, là một dấu mốc quan trọng của nền lập
pháp Việt Nam.
Mặc dù những quy định tố tụng thời phong kiến được ra đời không tránh
khỏi những quy định còn phiến diện và sơ sài. Nhưng qua mỗi triều đại những quy
định đó đã không ngừng được bổ sung và phát triển. Đồng thời, qua các bộ luật của
triều Lê và triều Nguyễn đã chứng tỏ rằng ông cha ta đã ý thức được sự phân biệt
giữa pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức tố tụng ở một mức độ nhất
định. Sự ra đời của Quốc triều khám tụng điều lệ đã cho thấy tư duy lập pháp ngày

Trang 23


càng được hoàn thiện hơn, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội bấy giờ, bộ luật này là
minh chứng cho sự phát triển của các quy định tố tụng trong pháp luật phong kiến
Việt Nam, cho thấy những quy định tố tụng đã ngày càng được quy định mang tính
hệ thống, cụ thể, rõ ràng và có nhiều tiến bộ. Có thể các quy định tố tụng này còn
chưa đầy đủ và có những điểm còn hạn chế nhưng cùng với những quy định khác về
pháp luật tố tụng, nó là một di sản quý báu và đặc sắc trong kho tàng lịch sử văn
hóa của dân tộc Việt Nam mà chúng ta cần nghiên cứu và học hỏi.

Trang 24


CHƯƠNG II:
NỘI DUNG CỦA NHỮNG QUY ĐỊNH TỐ TỤNG THỂ HIỆN TRONG

QUỐC TRIỀU KHÁM TỤNG ĐIỀU LỆ
2.1 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
Sang đầu thế kỷ XVI, xã hội Đại Việt mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút,
nhân dân sống cực khổ, các thế lực phong kiến tranh chấp lẫn nhau mở đầu cho thời
kỳ nội chiến của chế độ phong kiến Việt Nam.
 Tình hình chính trị
Do chính sách thống trị của các triều vua Lê tiếp sau Lê Thánh Tông dần dần
đã biểu hiện nhiều nhân tố tiêu cực. Kinh tế nông nghiệp suy sụp dần, sức sản xuất
xã hội không phát triển lên được, sự áp bức bóc lột nhân dân ngày càng gay gắt.
Chính sự trở nên mục nát, vua quan tăng cường vơ vét của dân, ăn chơi xa xỉ, nội
bộ triều đình và cung phủ lục đục, bị rầy xé bởi những cuộc đoạt quyền, tiếm chức,
chém giết lẫn nhau, nên từ năm 1511 - 1521 nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã
nổ ra trong đó có cuộc khởi nghĩa lớn nhất do Trần Cảo – đã từng giữ một chức
quan nhỏ trong triều cầm đầu. Các cuộc đấu tranh của nông dân đã nói lên tình
trạng khủng hoảng của xã hội đương thời, góp thêm phần vào cuộc khủng hoảng
chính trị đang làm lung lay nền thống trị của nhà Lê.
Từ năm 1522, thế lực của nhà Lê ngày càng giảm sút, khi chính quyền trung
ương suy yếu thì các thế lực phong kiến quân phiệt nổi dậy lấn át quyền lực của
vua. Dựa vào công lao của mình trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông
dân và đánh bại các thế lực chống đối, dựa vào sự ủng hộ của một số quan tướng,
Mạc Đăng Dung đã nhân cơ hội đó ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra nhà
Mạc (1527), mở đầu cho thời kỳ cát cứ rối ren, chia cắt lâu dài đất nước mà trước
hết là cuộc xung đột Nam – Bắc triều.
Sau khi Mặc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, nhiều quan lại cũ đã phản ứng
kịch liệt. Một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim tổ chức lực lượng chống lại họ Mạc,
lập Lê Duy Ninh lên làm vua (Lê Trang Tông: 1533 – 1548), nêu chiêu bài “ phù Lê
diệt Mạc”, một triều đình mới của nhà Lê hình thành ở Thanh Hóa, sử cũ gọi là
Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc, bắt đầu thời kỳ trung hưng của

Trang 25



×