Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của LƯỢNG bón đạm đến SINH TRƯỞNG, PHÁT SINH sâu BỆNH hại và NĂNG SUẤT của cây RAU ĐAY (CORCHORUS OLITORIUS l ),

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.88 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
-----------------------

LÊ THỊ THẢO

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG BÓN ĐẠM ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT SINH SÂU BỆNH HẠI VÀ NĂNG SUẤT
CỦA CÂY RAU ĐAY (CORCHORUS OLITORIUS L.),
VỤ XUÂN 2017, TẠI KHU THỰC HÀNH, THỰC TẬP
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC, TỈNH THANH HÓA”

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành đào tạo: Bảo vệ thực vật

THANH HÓA, NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
------------------------

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG BÓN ĐẠM ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT SINH SÂU BỆNH HẠI VÀ NĂNG SUẤT
CỦA CÂY RAU ĐAY (CORCHORUS OLITORIUS L.),
VỤ XUÂN 2017, TẠI KHU THỰC HÀNH, THỰC TẬP
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC, TỈNH THANH HÓA”


Người thực hiện:

Lê Thị Thảo

Lớp:

K16 Bảo vệ thực vật

Khoá:

2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thu Trang

THANH HÓA, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cô giáo, bạn bè, người thân và các cơ quan đơn vị.
Qua thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học đã giúp tôi không những bổ
sung kinh nghiệm mà còn cho tôi làm quen dần với thực tế sản xuất. Có được
thành công đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Phạm Thu
Trang giảng viên khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại Học Hồng Đức,
với tư cách là người trực tiếp hướng dẫn, cô đã giành nhiều thời gian quý báu,
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại Học
Hồng Đức, Ban chủ nhiệm Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, cùng các thầy giáo
cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên

cứu của mình.
Tuy nhiên, do thời gian không có nhiều, với kinh nghiệm và tầm nhìn còn
hạn chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự góp ý chân thành của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô giáo trong
khoa, cùng toàn thể các bạn trong lớp K16 - BVTV Trường Đại Học Hồng Đức
để tôi khắc phục được những hạn chế của mình, đúc kết thêm kinh nghiệm trong
học tập, cũng như sau này ra trường công tác.
Tôi xin chân thành cản ơn!
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Thảo

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................1
LỜI CẢM ƠN................................................................................1
MỤC LỤC.....................................................................................2
MỤC LỤC.....................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................7
DANH MỤC BẢNG........................................................................8
DANH MỤC BẢNG........................................................................8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.....................................................................9
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.....................................................................9
1. MỞ ĐẦU..................................................................................1
1. MỞ ĐẦU..................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................................... 1

1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài................................................................................................................... 3
1.2.1 Mục đích............................................................................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu................................................................................................................................................. 3
1.2.3. Ý nghĩa................................................................................................................................................. 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4
2.1. Đạm và vai trò của đạm đối với cây rau................................................................................................... 4
2.1.1. Các dạng đạm....................................................................................................................................... 4
2.1.2. Vai trò của đạm đối với cây rau............................................................................................................. 4
2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam.....................................................................................6
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới...................................................................................................... 6

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRÊN THẾ GIỚI TỪ NĂM 2008
- 2015.........................................................................................7
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam........................................................................................................ 7

BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU Ở VIỆT NAM 2011 – 2016.....8
2.3. Tình hình sản xuất và sử dụng đạm cho rau trên thế giới và Việt Nam......................................................8
2.3.1. Tình hình sản xuất và sử dụng đạm cho rau trên thế giới......................................................................8

BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG
NAM Á........................................................................................9
2.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng đạm cho rau ở Việt Nam........................................................................9
2.4. Giới thiệu chung về cây rau đay............................................................................................................. 10

2


2.4.1. Ray đay............................................................................................................................................... 10

2.4.2. Phân loại....................................................................................................................................... 10
2.4.3. Đặc điểm thực vật học.................................................................................................................. 11
2.4.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây rau đay............................................................................11
2.4.4.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau đay................................................................................................... 11
2.4.4.2. Giá trị kinh tế của cây rau đay..................................................................................................... 12

3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............14
3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............14
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu:......................................................................................................... 14
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................................................. 14
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................................................................................... 14
3.1.3. Đặc điểm đất đai thí nghiệm............................................................................................................... 14
3.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................................. 14
3.3. Phương pháp nghiên cứu bố trí thí nghiệm........................................................................................... 14
3.3.1. Bố trí thí nghiệm:................................................................................................................................ 14
3.3.2.Quy trình kĩ thuật................................................................................................................................ 15

BẢNG 3.1. KHỐI LƯỢNG PHÂN BÓN............................................17
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu....................................................................18
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng và phát triển:..................................................................................18
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi sâu hại............................................................................................................... 18
3.4.3. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế................................................................................................................ 19
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................................................. 19

4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................20
4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................20
4.1. Diễn biến các yếu tố khí hậu.................................................................................................................. 20

BẢNG 4.1: DIỄN BIẾN CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.....................................................................21

4.2. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sinh trưởng và phát triển của cây rau đay...................................22
4.2.1. Động thái ra lá của cây rau đay........................................................................................................... 22

BẢNG 4.2: ĐỘNG THÁI RA LÁ CỦA CÂY RAU ĐAY..........................22
BIỂU ĐỒ 4.1: ĐỘNG THÁI RA LÁ CỦA CÂY RAU ĐAY......................23
4.2.2. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây rau đay..........................23
.................................................................................................................................................................... 23
4.2.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây rau đay...................................................................................24

BẢNG 4.3. ĐỘNG THÁI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO CÂY RAU ĐAY. .24

3


BIỂU ĐỒ 4.2. ĐỘNG THÁI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO CÂY RAU ĐAY
................................................................................................24
4.2.3. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến sinh trưởng và phát triển của cây rau đay.....................................25

BẢNG 4.4. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RAU
ĐAY...........................................................................................25
4.2.4. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây rau đay..........................25
Nhận xét:..................................................................................................................................................... 26
4.3. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây rau đay......................26

BẢNG 4.6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SÂU HẠI RAU ĐAY QUA
CÁC KÌ ĐIỀU TRA........................................................................26
Ngày điều tra................................................................................................................................................ 26
Tên sâu hại................................................................................................................................................... 26
CT1............................................................................................................................................................... 26
CT2............................................................................................................................................................... 26

CT3............................................................................................................................................................... 26
Mật độ con/m2............................................................................................................................................ 27
TLH %........................................................................................................................................................... 27
Mật độ con/m2............................................................................................................................................ 27
TLH %........................................................................................................................................................... 27
Mật độ con/m2............................................................................................................................................ 27
TLH %........................................................................................................................................................... 27
29/03........................................................................................................................................................... 27
Sâu khoang.................................................................................................................................................. 27
1.56.............................................................................................................................................................. 27
0.2................................................................................................................................................................ 27
2.34.............................................................................................................................................................. 27
0.3................................................................................................................................................................ 27
3.12.............................................................................................................................................................. 27
0.4................................................................................................................................................................ 27
Sâu xanh...................................................................................................................................................... 27
2.60.............................................................................................................................................................. 27
0.3................................................................................................................................................................ 27
3.38.............................................................................................................................................................. 27
0.44.............................................................................................................................................................. 27
3.38.............................................................................................................................................................. 27
0.43.............................................................................................................................................................. 27
06/04........................................................................................................................................................... 27

4


Sâu khoang.................................................................................................................................................. 27
3.38.............................................................................................................................................................. 27
0.43.............................................................................................................................................................. 27

3.64.............................................................................................................................................................. 27
0.46.............................................................................................................................................................. 27
2.34.............................................................................................................................................................. 27
0.3................................................................................................................................................................ 27
Sâu xanh...................................................................................................................................................... 27
3.90.............................................................................................................................................................. 27
0.5................................................................................................................................................................ 27
3.12.............................................................................................................................................................. 27
0.4................................................................................................................................................................ 27
2.86.............................................................................................................................................................. 27
0.36.............................................................................................................................................................. 27
13/05........................................................................................................................................................... 27
Sâu khoang.................................................................................................................................................. 27
1.04.............................................................................................................................................................. 27
0.13.............................................................................................................................................................. 27
1.82.............................................................................................................................................................. 27
0.23.............................................................................................................................................................. 27
2,89.............................................................................................................................................................. 27
0.37.............................................................................................................................................................. 27
Sâu xanh...................................................................................................................................................... 27
3.64.............................................................................................................................................................. 27
0.4................................................................................................................................................................ 27
2.86.............................................................................................................................................................. 27
0.36.............................................................................................................................................................. 27
2.60.............................................................................................................................................................. 27
0.33.............................................................................................................................................................. 27
Ghi chú: + NTD là ngày theo dõi................................................................................................................... 27
+ TLH: là tỷ lệ hại......................................................................................................................................... 27
.................................................................................................................................................................... 27
Sơ đồ:…........................................................................................................................................................ 27

Nhận xét: Qua bảng 4.6 cho ta thấy về diễn biến sâu hại trên cây rau đay có thể rút ra một số nhận xét sau:
.................................................................................................................................................................... 27
Kỳ theo dõi 29/03: Ở thời kỳ theo dõi này xuất hiện sâu hại trên tất cả các công thức..................................27
Kỳ theo dõi 06/04: Ở kỳ này mật độ và tỉ lệ hại của các loại sâu là tương đối ngang nhau, chênh lệch giữa các
công thức cũng không lớn............................................................................................................................ 27

5


Bắt đầu sang tuần theo dõi tiếp theo do điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường, thuận lợi cho các loại sâu
hại phát triển, chênh lệch giữa công thức I và III không đáng kể...................................................................27
+ Sâu xám ở công thức I (mật độ 2.60 con/m2 , tỷ lệ hại: 0.3 %), công thức III (mật độ: 3.38 con/m2 , tỷ lệ
hại: 0.43 %).................................................................................................................................................. 28
+ Sâu khoang ở công thức I (mật độ 1.56 con/m2 , tỷ lệ hại: 0.2 %), công thức III (mật độ: 3.12 con/m2 , tỷ lệ
hại: 0.4 %).................................................................................................................................................... 28
Ở kỳ theo dõi cuối cùng ngày 13/05 mật độ sâu hại đều giảm dần nhưng không đáng kể mức thấp nhất so
với các kỳ theo dõi khác............................................................................................................................... 28
4.5. Ảnh hưởng của lượng bón đạm đến năng suất của giống rau đay..........................................................28

BẢNG 4.7. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG BÓN ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT
CỦA CÂY RAU ĐAY......................................................................28
.................................................................................................................................................................... 29
Sơ đồ………………........................................................................................................................................... 29
Nhận xét: Qua bảng 4.6 cho ta thấy, ở tất cả các công thức thì lần thu hoạch 1 có năng suất thấp nhất , tăng
dần ở các lần thu hoạch tiếp theo và đạt cao nhất ở lần thu thứ 4 do cây rau đay phân nhánh mạnh cho nhiều
ngọn kể từ khi ta tiến hành ngắt ngọn cho rau đay. Cụ thể ở công thức 1 có năng suất ở các lần thu lần lượt là
0.3, 0.9, 1.1, và 1.4 là lần thu hoạch thấp nhất.............................................................................................. 29
Công thức 2 là 0.5, 1.0, 1.4 và cao nhất thu hoạch lần 4 là 1.6.......................................................................29
Tương tự ở công thức 3 là 0.7, 1.1, 1.5 và cũng cao nhất là thu hoạch lần 4 là 1.7.........................................29
So sánh cả 3 công thức, ta thấy rằng, công thức đối chứng (CT1 không bón đạm) có tổng số năng suất thấp

hơn hẳn 2 công thức còn lại (với năng suất tươi là 3.7)................................................................................29
Công thức 3 cho năng suất cao nhất ở tất cả các lần thu hoạch và năng suất khô, tươi cũng cao nhất...........29
4.6. Đánh giá hiệu quả năng suất thu được..................................................................................................30

BẢNG 4.8: SƠ BỘ HOẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ.....................30
5.1. Kết luận................................................................................................................................................ 31
5.2. Đề nghị................................................................................................................................................. 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................32

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT:

Công thức

CV:

Coefficient of variance (hệ số biến động)

ĐC:

Đối chứng

Ha:

Hecta


KLTB: Khối lương trung bình
NL:

Nhắc lại

NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
NXB: Nhà xuất bản
P:

Probabllity (xác xuất)

WHO: Tổ chức Y tế thế giới
FAO: Food agriculture Organization (tổ chức Nông – Lương thế giới)
LSD: Least significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

7


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRÊN THẾ GIỚI TỪ NĂM 2008
- 2015.........................................................................................7
BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU Ở VIỆT NAM 2011 – 2016.....8
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG
NAM Á........................................................................................9
BẢNG 3.1. KHỐI LƯỢNG PHÂN BÓN............................................17
BẢNG 4.1: DIỄN BIẾN CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.....................................................................21
BẢNG 4.2: ĐỘNG THÁI RA LÁ CỦA CÂY RAU ĐAY..........................22

BẢNG 4.3. ĐỘNG THÁI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO CÂY RAU ĐAY. .24
BẢNG 4.4. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RAU
ĐAY...........................................................................................25
BẢNG 4.6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SÂU HẠI RAU ĐAY QUA
CÁC KÌ ĐIỀU TRA........................................................................26
BẢNG 4.7. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG BÓN ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT
CỦA CÂY RAU ĐAY......................................................................28
BẢNG 4.8: SƠ BỘ HOẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ.....................30

8


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 4.1: ĐỘNG THÁI RA LÁ CỦA CÂY RAU ĐAY......................23
BIỂU ĐỒ 4.2. ĐỘNG THÁI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO CÂY RAU ĐAY
................................................................................................24

9


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
con người. Bởi chúng cung cấp phần lớn các chất: vitamin, protein, khoáng,
đường, tinh bột, chất xơ,…Đó là những chất dinh dưỡng không thể thiếu đối
với hoạt động sinh lí của con người, góp phần cân bằng dinh dưỡng và kéo
dài tuổi thọ. Đồng thời, rau còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước.
Trước tình hình thế giới hiện nay, dân số ngày càng tăng nhu cầu về
lương thực, thực phẩm ngày càng lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của con người được nâng cao chất lượng lương thực thực

phẩm nên buộc ngành nông nghiệp phải sản xuất rau nhiều hơn.
Vì vậy, bón đạm là một trong những biện pháp làm tăng năng suất cây
trồng để đáp ứng nhu cầu của con người. Trong vài thập niên gần đây, phân
hóa học chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là
một trong những nước nhập khẩu phân bón nhiều. Hàng năm, chúng ta đã
nhập khẩu 90 – 93% lượng phân đạm, 30 – 35% lượng phân lân, 100% lượng
phân Kali (Đường Hồng Dật, 2010) [2].
Tuy vậy, phân đạm vẫn bị người dân sử dụng một cách lãng phí do thiếu
kiến thức, do quan niệm sai lầm, do chưa hiểu hết tác dụng của bón đạm hợp
lí,…chính vì vậy, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30 – 40%,
phân lân và kali chỉ đạt 50% (Đường Hồng Dật, 2010)[2]. (Đặc biệt, việc bón
đạm cho rau mất cân đối, hàm lượng nitorat…)
Hàm lượng NO3- trong rau đã được coi là một chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá rau “sạch” do một số tổ chức quốc tế, một số nước quy định ngưỡng
hàm lượng NO3- trong rau đố cũng là tiêu chuẩn để các nước đánh giá chất
lượng rau xuất nhập khẩu. Ở nước ta đây cũng là chỉ tiêu khiến cho ngành

1


xuất khẩu rau trong nước đã nhiều lần phải điêu đứng vì bị làm mất uy tín với
khách hàng gây thiệt hại nhiều cho người sản xuất.
Ngoài rau xuất khẩu, chất lượng rau dùng cho nhu cầu trong nước cũng
có nhiều vấn đề. Ngày nay, khi mức sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện thì nhu cầu rau “ sạch” càng tăng lên, do đó việc nghiên cứu sản xuất
rau an toàn, phục vụ cho nhu cầu nhân dân là rất cần thiết.
Mặc dù hàm lượng NO3- trong rau chiụ ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Loại
rau, khí hậu, điều kiện canh tác (phân bón, thuốc trừ cỏ, đất đai,…)…Trong
đó phân bón ảnh hưởng lớn nhất tới hàm lượng NO3- trong rau. Bởi vậy, các

nghiên cứu cũng tập trung vào hàm lượng NO3- trong rau.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh phía Bắc, ở đây có những điều kiện
thuận lợi cho sản xuất rau phát triển, nhưng sự phát triển của nó vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng đó.
Về diện tích, năng suất, sản lượng còn thấp mới chỉ cung cấp được nhu
cầu rau trong tỉnh và một phần rất nhỏ cho các tỉnh lân cận chưa có giá trị xuất
khẩu, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm chưa được đảm bảo…Nên rất cần đầu tư
giống, vốn, khoa học kĩ thuật…
Hiện nay nước ta gia nhập WTO nhà nước lại càng ngày càng quan tâm
đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn đặc biệt là chất lượng rau. Do vậy nhà nước
đã kêu gọi trong nước cũng như nước ngoài về vốn, giống, khoa học kĩ thuật,…
Đã nhiều khu sản xuất rau an toàn, nhà lưới được xây dựng từ những chương
trình dự án đó. Việc sản xuất rau đay trong điều kiện nhà che phủ có thể tạo ra
các sản phẩm an toàn đáp ứng các nhu cầu của con người. Tuy nhiên để rau rau
đay sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao nhất với sự tồn dư lượng nitrat ở
mức cho phép thì phải đòi hỏi phải cung cấp một cách đầy đủ hợp lí. Do vậy cần
phải có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây rau nói chung và cho rau đay
nói riêng.
Xuất phát từ các vấn đề trên đề đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất, đề
góp phần vào việc tìm hiểu nâng cao hiệu quả của phân bón nói chung và của
2


phân đạm nói riêng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
lượng bón đạm đến sinh trưởng, phát sinh sâu bệnh hại và năng suất của cây
rau đay (Corchorus olitorius L.), vụ xuân 2017, tại khu thưc hành, thực tập
khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa".
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Xác định liều lượng bón đạm thích hợp cho rau đay nhằm đạt năng suất

và hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến tình hình sinh
trưởng và phát triển của cây rau đay.
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến tình hình sâu
bệnh hại trên cây rau đay.
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến năng suất cây rau
đay.
1.2.3. Ý nghĩa
Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng, phát
sinh, phát triển sâu bệnh hại và năng suất trong rau đay làm cơ sở khoa học cho
các biện pháp kĩ thuật bón phân cân đối, hợp lí góp phần làm cơ sở cho việc xây
dựng quy trình sử dụng phân bón trong sản xuất rau nói chung, sản xuất rau đay
an toàn nói riêng. Các kết quả nghiên cứu bón phân cân đối hợp lí bón cho rau
đay sẽ được áp dụng có hiệu quả trên đất trường Đại học Hồng Đức.

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đạm và vai trò của đạm đối với cây rau.
2.1.1. Các dạng đạm.
Có thể chia làm 3 nhóm:
- Nhóm chứa gốc nitrat như: Nitrat amôn (NH4NO3), nitrat natri NaNO3,
nitrat canxi CaNO3)2. Nitrat kali (KNO3). Là một loại phân phức có chứa gốc
nitrat.
- Nhóm chứa gốc amôn như sunfat amôn (NH 4)2SO4, clorua amôn NH4Cl,
bicachonat amon NH4HCO3. Ngoài ra còn có amôn diphotphat (NH4)2HPO4 là
phân phức có chứa P và N.
- Nhóm chứa gốc amin như ure CO(NH 2)2. Ure nhanh chóng phân hủy

thành cacbonat amôn nên có thể xem như một loại phân đạm amon.
Có 2 loại phân đạm thường dùng phổ biến ở nước ta: Phân ure và phân
SA (sunfat amôn). Ngoài ra phân DAP cũng được dùng phổ biến, nhất là các
tỉnh phía Nam. Gần đây bicacbonat a môn được sử dụng ở một số tỉnh phía Bắc
từ Trung Quốc đưa vào.
2.1.2. Vai trò của đạm đối với cây rau.
Là một nguyên tố quan trọng bậc nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự
sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là
thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit
nucleic (tức ADN và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất
của các cơ quan thực vật. Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu
nó cây xanh không có khả năng quang hợp, có trong các hợp chất Alcaloid, các
phecmen và trong nhiều vật chất quan trọng khác của tế bào thực vật.
Biểu hiện thiếu đạm (N) cây sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng.
Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng
sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý - sinh hóa trong cây cũng
bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển vàng.

4


Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt. Thừa đạm sẽ làm cho cây
không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô
cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng.
Các hợp chất cacbon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình
thành được các chất “xơ” vì vậy làm cây yếu, các quá trình hình thành hoa quả
bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch.
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình nông dân Việt Nam đã đúc kết “nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu nông giao trên đã khẳng định vai trò
của phân đạm trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng. Phân hóa học

không chỉ có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát
triển mà còn có tác dụng tăng chất hữu cơ cho đất thông qua việc làm tăng sinh
khối cây trồng. Toàn bộ sinh khối nếu được trả lại cho đất, độ phì của đất sẽ
được ổn định và nâng cao dần.
Trong mấy thập kỷ vừa qua năng suất cây trồng đã không ngừng tăng lên,
ngoài vai trò của giống mới, đạm cũng có vai trò quyết định. Giống mới chỉ có
thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất cao nhất khi được bón đầy đủ và
hợp lí. FAO đã tổng kết bón phân không cân đối làm giảm hiệu suất sử dụng 2050%. Kết quả trong thí nghiệm và mô hình ở nước ta trong mấy năm qua cho
thấy nếu NPK cân đối so với chỉ bón đạm, năng suất lúa trên đất bạc màu có thể
tăng 100 – 200%. Kỹ nghệ phân bón không chỉ chú ý đến đạm, lân, kali mà phải
chú ý đầy đủ đến các nguyên tố khác như lưu huỳnh(S), magie (Mg), với các
nguyên tố vi lượng như: Mo, Bo, Mn, Fe…
Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất và từ đạm để tạo nên sản phẩm của
mình sau khi kết hợp với sản phẩm của qúa trình quang hợp, cho nên sản phẩm
nông nghiệp phản ánh tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn cho cây. Nhờ
có phân bón mà phẩm chất nông sản được nâng cao. Bón đạm không cân đối
làm giảm chất lượng nông sản. Bón đạm cũng làm thay đổi thành phần hóa học
của hạt, việc bón thừa hay thiếu đạm làm giảm tỷ lệ vitamin B2 trong rau.

5


Và việc bón quá thừa đạm, bón gần đến ngày thu hoạch dẫn đến tình trạng
dư lượng thừa trong sản phẩm vượt quá mức cho phép, gây ảnh hưởng tới sức
khỏe của người tiêu dùng.
Nền nông nghiệp thế kỷ 21 là nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp
sinh thái. Nhiệm vụ của loài người là phải tạo nên một nền nông nghiệp bền
vững trong đó giảm tối đa các chất phế thải, cũng như giảm tối đa việc mất chất
dinh dưỡng để không làm ô nhiễm môi sinh (ngăn chặn việc thải nitrat vào
nguồn nước uống, ngăn việc thải các chất oxit nito bắt nguồn từ quá trình khử

đạm trong nông nghiệp để làm phá hoại tầng ozon. Nông nghiệp thế kỷ 21 cùng
với việc sử dụng tối thích phân hóa học phải làm cho đất phát huy tích cực hơn.
Đất trở thành nơi đồng hóa chất thải, biến chất thải thành nguồn các chất dinh
dưỡng. Trong việc nghiên cứu phân đạm không chỉ chú ý đến việc tăng năng
suất mà phải đánh giá chất lượng sản phẩm. Biện pháp bón phân đưa ra phải
không gây ô nhiễm môi trường sống, để vừa đảm bảo tăng được sản lượng mà
vẫn đảm bảo chất lượng cũng như môi trường. Ta phải bón phân hợp lý phù hợp
cho mỗi loại cây trồng, mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi loại đất, nước và mùa vụ
khác nhau…Tuy nhiên cũng phải bón đúng chủng loại, đúng lúc, đúng đối
tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón và bón theo nhu cầu của cây. Ngoài ra để
tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất thì chúng ta cũng phải có
những biện pháp làm hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón
quá liều. Như vậy sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí
và ô nhiễm môi trường.
2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới.
Trên thế giới rau đã trồng từ rất lâu đời từ thời xa xưa người Hi Lạp, Ai
Cập cổ đại đã biết trồng và sử dụng rau như một nguồn lương thực. Hiện nay
nhiều nước trên thế giới trồng rất nhiều loại rau, diện tích trồng rau ngày một
tăng để đáp ứng nhu cầu rau xanh tăng lên của nhân dân. Theo số liệu thống kê

6


của FAO năm 2011 cho thấy năng suất, diện tích, sản lượng trong các năm gần
đây tăng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2008 - 2015
Năm
Diện tích
(ha)

Năng suất
(Tấn/ha)
Sản lượng
(Tấn)

2008

2010

2011

2013

2015

15.392.074

17.120.211

16.679.432

17.262.601

17.873.286

149.243

140.038

140.331


142.570

139.085

229.717.419 239.749.294 234.065.012 246.113.819 248.591.881
(Nguồn:FAOSTAT,2016)

Năm 2008, diện tích trồng rau trên toàn thế giới đạt 15,4 triệu ha, năng
suất đạt gần 15 tấn/ha, sản lượng là 229,7 triệu tấn. Năm 2010, diện tích tăng
mạnh so vứi 2008, diện tích trồng rau lúc này tăng thêm gần 2 triệu ha. Do vậy
mặc dù năng suất giảm xuống (còn khoảng 14 tấn/ha) nhưng tổng sản lượng
rau trên thế giới vẫn tăng khá mạnh (tăng 10 triệu tấn so với 2008). Đến năm
2011, diện tích trồng giảm xuống, năng suất tăng không đáng kể nên sản
lượng giảm hơn 5 triệu tấn. Sau đó, diện tích và sản lượng rau đều tăng lên.
Riêng năng suất thì tăng nhẹ vào năm 2013, sau đó lại giảm xuống vào năm
2015 và giá trị chỉ còn 13,9 triệu tấn/ha thấp hơn 1 tấn/ha so với năng suất
năm 2008.
Đến năm 2015, diện tích trồng rau toàn thế giới đạt gần 18 triệu ha, sản
lượng đạt hơn 248 triệu tấn.
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Việt Nam là nước đứng thứ ba thế giới về sản xuất rau sau Trung Quốc
và Ấn Độ. Và trong nước rau là sản phẩm có sản lượng đứng thứ ba sau lúa
gạo và sắn. Thu nhập từ rau đứng thứ ba sau lúa gạo và thịt.

7


Bảng 2.2: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2011 – 2016
Năm


Diện tích(ha)

Năng xuất (kg/ha)

Sản lượng(tấn)

2011

16.694.482

140.107

233.901.546

2012

17.189.392

141.689

243.555.067

2013

17.273.066

142.199

245.621.803


2014

17.621.392

141.645

249.598.246

2015

17.878.556

138.665

247.913.750

2016

18.073.088

132.858

240.114.694

(Nguồn: FAOSTAT, 07/04/2016)
Qua bảng 2.4 ta thấy: Tình hình sản xuất từ năm 2011 đến năm 2016 thì
diện tích rau đã tăng lên đáng kể, nhưng sản lượng rau và năng xuất lại bấp
bênh.
Về diện tích: Từ năm 2011-2015 diện tích trồng rau đã tăng từ 16.694.48217.878.556 ha; đến năm 2016 diện tích rau đã đạt lên 18.073.088 ha, đã tăng

1,09% so với năm 2015.
Về năng xuất: Trong khoảng từ năm 2011-2012 năng xuất rau tăng 1.492
ha, nhưng từ năm 2014-2016 thì năng xuất rau đã giảm đáng kể. Sản lượng rau
thấp nhất là năm 2016 giảm 4,28% so với năm 2015.
Về sản lượng; Trong 5 năm sản lượng rau cao nhất là năm 2014. Năm
2016 với diện tích rau thấp nhất.
2.3. Tình hình sản xuất và sử dụng đạm cho rau trên thế giới và Việt Nam.
2.3.1. Tình hình sản xuất và sử dụng đạm cho rau trên thế giới.
Đạm có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngay
từ thời cổ đại, người Trung Quốc và Hi Lạp đã biết sử dụng tro đốt và phân
chăn nuôi để bón cho cây trồng. Tiêu thụ phân hóa học tăng mạnh là một trong
những nguyên nhân làm tăng giá phân bón. Theo Hiệp hội phân bón thế giới,
mức tiêu thụ phân bón toàn cầu đã tăng đều qua các năm và đạt 155.438.000 tấn
quy về dinh dưỡng nguyên chất(N +P2O5 +K2O) vào năm 2011, tăng 19,75% so
8


với năm 1995 và 3,87% so với năm 1961. Gần đây mới tiêu thụ tại các nước
đang phát triển tăng mạnh, trong khi các nước phát triển lại có xu hướng giảm.
Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều phân bón nhất thế giới với tổng lượng
46.204.100 tấnnăm 2011, chiếm tỉ lệ 29,7% so với toàn cầu.
Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân
khoáng nhiều hơn nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ(nước có khí
hậu nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong đó Trung
Quốc và Nhật Bản lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á.
Việt Nam là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đông Nam Á
Lượng NPK sử dụng(kg/ha)

1


Nước
Việt Nam

2

Malaysia

192,60

3

Thái Lan

95,83

4

Philippin

65,62

5

Indonesia

63,0

6


Myanma

14,93

7

Lào

4,50

8

Campuchia

1,49

STT

241,82

2.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng đạm cho rau ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây tốc độ tiêu thụ phân bón tại Việt Nam tăng
nhanh và đã đạt mức 2.063.600 tấn dinh dưỡng nguyên chất vào năm 2011,
tăng 68% so với năm 1995 và 299,39 % so với năm 1961. Năm 2012 và 2013,
mức tiêu thụ phân bón ở nước ta đã tăng đáng kể so với năm 2011. Trong 3
tháng đầu năm 2014, lượng phân bón chúng ta nhập khẩu đã đạt mức 1.029.000
tấn, tăng 19,9 % về lượng và 108,9% về giá so với cùng kỳ năm 2013.
Việt Nam đến năm 2011 lượng phân bón trong cả nước chỉ đạt 54,59% so với
mức tiêu thụ, phần còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Hiện nay với nhiều cố gắng


9


ngành sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng hơn 70% nhu cầu về phân lân,
8% phân đạm. Năm 2012, lượng phân bón nước ta sử dụng không phải là cao,
bình quân là 250kg/ha so với các nước phát triển có nền nông nghiệp thâm canh
cao như Hàn Quốc: 467kg/ha, Nhật Bản: 403kg/ha…
Về chất lượng phân bón trên thị trường thì kết quả kiểm tra về tình hình
sản xuất, kinh doanh phân bón của các doanh nghiệp ở 10 tỉnh thành phố của
Cục trồng trọt trong tháng 7/2013 cho thấy: vẫn tồn tại trên thị trường những
loại phân chưa đăng ký vào Danh mục phân bón, phân bón không đảm bảo
chất lượng. Có những lô hàng, khi kiểm tra có tới 54% mẫu không đạt chất
lượng đăng ký. Năm 2014 tình hình phân bón kém chất lượng vẫn còn diễn biến
rất phức tạp. Với tình trạng trên thị trường còn rât nhiều phân bón không đảm
bảo chất lượng như hiện nay, thì Nhà nước ta cần có nhiều biện pháp tích cực
hơn để ngăn chặn việc sản xuất các loại phân giả, chất lượng thấp làm thiệt hại
đến lợi ích của người nông dân.
2.4. Giới thiệu chung về cây rau đay.
2.4.1. Ray đay
Rau đay (Corchorus olitorius L), thuộc họ Gai (Tiliaceae). Cây bụi cao
60-70cm, màu đo đỏ, ít phân nhánh. Lá có phiến hình trái xoan nhọn hay tù ở
gốc, có răng, dài 5-9cm, có 3-5 gân gốc. Hoa vàng ở nách lá, xếp 3 cái một trên
một cuống chung ngắn; cuống hoa cũng ngắn. Quả hình trụ, dài 5cm, nhẵn, có
10 đường lồi. Hạt hình quả lê, tiết diện ngang có hình 5 cạnh.
2.4.2. Phân loại
Ở Việt Nam rau đay có 2 loại: rau đay đỏ và rau đay trắng. Rau đay đỏ lá
nhỏ, trái tròn, sức sống yếu, trồng chậm lớn. Rau đay trắng lá to , trái dài bên
trong có nhiều ngăn đầy hột sức sinh trưởng khỏe và nhiều nhớt hơn đay đỏ
+ Phân bố:
Cây trồng khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Ở nước ta, Ðay quả dài

được trồng trong các vườn gia đình. Rau đay sinh trưởng nhanh, chỉ sau khi gieo
một tháng đã có thể lấy lá non, ngọn non làm rau ăn.
10


2.4.3. Đặc điểm thực vật học
Thân: Thân mọc đứng cao 1-2m, màu tím nhạt, ít phân nhánh. Đay trồng có
chiều cao 2-4 m.
Rể: Thuộc loại rể cọc có nhiều rể phụ mọc thành chùm phát triển mạnh
trong đất.
Lá: Lá hình bầu dục hẹp, dài 6-10cm, rộng 1,5-3cm, đầu nhọn, gốc tròn
màu nhạt ở mặt dưới, mép lá khía răng nhọn, hai răng ở gốc phiến có lông dài ở
đầu; gân gốc 3-5, cuống lá mảnh, có lông ở mặt trên, lá kèm hình dải, dài, nhọn
đầu.
Hoa: Hoa có cuống, tập trung 2-3 đóa trên một cuống chung ngắn. Nụ hoa
hình bầu dục ngược rộng. Lá đài 4-5, có lông ở phía gốc, thuôn hay bầu dục
ngược, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Cánh hoa 4-5, hình bầu dục ngược rộng, có cựa
ngắn. Nhị 18, bao phấn vuông. Bầu hình trứng cụt, có cạnh rõ và có ít lông, vòi
nhụy rộng, khía răng và cụt ở đầu. Ra hoa vào tháng 6.
Quả: Quả hình cầu, có 10 cạnh khá rõ, có mào ngắn ở đỉnh, mở làm 5
mảnh, mỗi mảnh có hai dãy hạt, mỗi dãy có 5 hạt; hạt có cạnh, dẹt.
Các loại đay trồng là những giống nhập ngoại có chiều cao cây phát triển
hơn và năng suất sợi cao hơn rất nhiều so với các giống hoang dại.
2.4.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây rau đay.
2.4.4.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau đay.
Rau đay chứa 78,3% nước; 5,3% protid; 0,8% lipid; 2,5% cellulose;
10,6%; dẫn xuất không protein, 2,5% khoáng toàn phần, 5,5mg% calcium và
1,6mg% phosphor. Quả chứa vitamin C. Hạt chứa 2 digitalin glucosid là
corchoroside A và corchoroside B, một chất đắng là corechorin. Lá Ðay quả dài
có chất nhầy dịu nên dùng ăn bổ, lợi tiêu hoá, nhuận tràng, giải nhiệt và lợi tiểu.

Toàn cây có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng kháng viêm, cầm máu, giải
nóng mùa hè, hoạt trường, lợi sữa, sinh tân dịch, khỏi táo bón, làm cho dễ đẻ và
mát máu, an thai. Hạt đay quả dài có vị đắng, tính nóng, không độc, có tác dụng
chuyển máu, bổ tim.
11


2.4.4.2. Giá trị kinh tế của cây rau đay.
- Lá rau đay được dùng làm rau:
Lá non và đọt của vài loài đay được sử dụng làm rau ăn; đay quả dài
(Corchorus olitorius) được sử dụng chủ yếu tại miền nam Châu Á, Ai Cập và
Cyprus, đay quả tròn (Corchorus capsularis) được sử dụng làm rau ở vùng
Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Rau đay là món ăn quốc gia của Ai Cập. Nó cũng là món ăn đặc trưng
trong ẩm thực của Lebanon, Palestine, Syria và Jordan. Một món ăn điển hình
của khu vực này là rau đay hầm ăn cùng cơm và thịt gà luộc.
Ở Nhật Bản và Philippines ngoài dùng rau đay tươi, bột lá rau đay khô
được sử dụng như một chất làm đặc trong súp. Quả non của cây đay xanh được
thêm vào xà lách hoặc dùng làm rau ăn được.
Tại Việt Nam, rau đay chủ yếu dùng nấu canh (với cua, tôm tép), đôi khi
với mồng tơi hoặc mướp. Món canh rau đay với thịt cua đồng (đâm nhuyễn lọc
bỏ xác) là món ăn truyền thống và bổ dưỡng ở Miền Bắc Việt Nam.
- Lá rau đay được dùng làm nước giải khát:
Ở Nhật Bản nước đun với bột lá đay khô được uống thay trà và cà phê,
được những người ăn kiên và người thiền rất ứa chuộng, xem như một loại thực
phẩm chức năng thanh khiết.
- Bột lá rau đay dùng làm bánh:
Bột lá rau đay được dùng làm bánh xuất xứ tại khu vực Shinjuku ở Tokyo,
Nhật Bản.
Ở Mỹ bột lá rau đay được dùng làm thành phần của bánh bích quy ngọt

với tên gọi là Molokhiya cookies, một loại bánh mới xuất xứ từ Nhật Bản đã
tung ra thị trường từ năm 2013 và được người Mỹ ưa chuộng.
- Lấy sợi:
+ Vỏ cây đay dùng để lấy sợi:
Các loài trong chi Corchorus thỏa mãn một lượng lớn nhu cầu của thế giới
về sợi. Sợi từ các loài đay là sợi thực vật phổ biến hàng thứ hai sau sợi bông.
12


Trong nửa đầu thế kỷ 20 ngành công nghiệp sợi đay và Ki náp phát triển mạnh
mẻ trên thế giới. Sản phẩm chủ yếu của sợi đay là làm bao bì và dây thừng.
Tuy nhiên trong những thập niên 1960s trở lại đây với sự cạnh tranh của
sợi PE. Ngành công nghiệp sợi đay co cụm và sắp bị cáo chung. Ấn Độ,
Bangladesk bị thiệt hại lớn nhất trong sự cạnh tranh khốc liệt này.
+ Thân và vỏ cây đay dùng làm bột giấy:
Do sợi đay bị cạnh tranh, hướng mới trong sử dụng cây đay và Ki náp hiện
nay là dùng cả thân và vỏ cây đay tươi để làm bột giấy. Thân và sợi đay được
đánh tơi, cho tác dụng với chất kiềm sau đó xay làm bột giấy. Đây là hướng đi
mới để cứu ngành trồng đay đang hấp hối ở Châu Á.
+ Các bộ phận cây đay được dùng làm thuốc:
Lá đay được dùng làm rau ăn, các bộ phận cây đay được dùng làm thuốc từ
lâu đời ở các nước Châu Á và hiện nay bột lá rau đay đang được chế biến thành
thực phẩm chức năng ở Nhật Bản và Mỹ.
+ Theo Đông y:
Rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận
tràng, tiêu đàm, cầm máu, giải cảm nắng, giải ngộ độc thực phẩm ôi thiu…
Hạt đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim.
+ Theo Tây y:
Lá đay chứa một glucosid gọi là capsulin, một hoạt chất đắng và bổ, tác
dụng lên tim như digitalin của cây Dương địa hoàng (hoa móng tay).

- Hạ sốt/Antinociceptive/viêm: Nghiên cứu chiết xuất dung dịch nước của
lá cây đay, C. capsularis, kháng viêm đáng kể, và công nhận cách dùng nước sắc
từ các bộ phận cây đay khô trong cách chửa bệnh trong dân gian. (nguồn:
Philippine Medical Plants-2012).

13


3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu:
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống tham gia nghiên cứu thí nghiệm: Rau đay cao sản.
- Phân bón/ha: Phân chuồng hoai mục 10 tấn, 50 Đạm Ure, 50 kg P 2O5, 25
kg K2O, vôi bột 500kg.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khu thực hành, thực tập khoa Nông Lâm Ngư
nghiệp Trường Đại Học Hồng Đức, Thanh Hóa.
- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2017 đến
tháng 4/2017.
3.1.3. Đặc điểm đất đai thí nghiệm
- Đất: Thí nghiệm được bố trí trên đất thịt nhẹ cát pha tại khu vườn rau
khoa Nông Lâm Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón đạm đến sinh trưởng, phát sinh,
phát triển sâu hại và năng suất của giống rau đay tại khu thực hành, thực tập,
khoa Nông Lâm Ngư nghiệp Trường Đại Học Hồng Đức Thanh Hóa.
3.3. Phương pháp nghiên cứu bố trí thí nghiệm.
3.3.1. Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm gồm 3 công thức ở các mức liều lượng bón khác nhau:
CT1: Nền

CT2: Nền + 80 kg đạm/ha
CT3: Nền + 100kg đạm/ha
- Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized
complete block design - RCB) với 3 công thức và 3 lần nhắc lại.
- Diện tích thí nghiệm:
Tổng diện tích đất thí nghiệm 22m 2, diện tích mỗi ô thí nghiệm 7,3m 2,
khoảng cách giữa các ô 0,3m, dải bảo vệ 0,3m. Luống rộng 1m, cao 25-30cm,
14


×