Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NGHIÊN cứu HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC TRỪ sâu SINH học TRONG VIỆC PHÒNG TRỪ sâu hại TRÊN cây cải NGỌT 2016 tại vườn RAU TRƯỜNG đại học HỒNG đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.15 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THU

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TRỪ SÂU SINH HỌC TRONG VIỆC PHÒNG TRỪ SÂU HẠI
TRÊN CÂY CẢI NGỌT 2016 TẠI VƯỜN RAU TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC.

Ngành đào tạo: Bảo vệ thực vật


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TRỪ SÂU SINH HỌC TRONG PHÒNG TRỪ SÂU HẠI
TRÊN CÂY CẢI NGỌT 2016 TẠI VƯỜN RAU TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu
Lớp: K16-BVTV
Khoa: Nông lâm ngư nghiệp.
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Mai


Phần I: MỞ ĐẦU


1.1: Tính cấp thiết của đề tài
Cải ngọt có tên khoa học là Brassica integrifolia, thuộc họ
cải (Brassicaceae), thường được trồng để dùng làm rau ăn
Cải ngọt có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc. Cây thảo, cao tới
50-100 cm, thân tròn, không lông, lá có phiến xoan ngược tròn
dài, đầu tròn hay tù, hoa vàng tươi, quả cải dài 4 – 11 cm, có mỏ,
hạt tròn. Cải ngọt được trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng
ngắn từ 30-35 ngày.
Ở Việt Nam, cải ngọt thường được chế biến thành các món ăn
như cải ngọt xào thịt, canh cải ngọt nấu tôm, rau cải ngọt luộc
chấm xì dầu, cải ngọt xào thịt bò, cải ngọt xào chân gà..., làm
lẩu cá, lẩu thịt.
Ở Thanh Hóa, cải ngọt thường được trồng ở vụ thu đông- đông
xuân.
Tuy nhiên rau cải ngọt bị rất nhiều loài sâu hại cắn phá và việc
phòng trừ của bà con nông dân chủ yếu là dùng thuốc hóa học
do hiệu quả nhanh, chi phí thấp. Mặt khác thời gian sinh trưởng
của rau cải ngắn nên việc kiểm soát thuốc BVTV rất khó khăn,
dư lượng thuốc BVTV là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe người tiêu dùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sinh thái. Xuất phát từ thực trạng trên, yêu cầu cấp thiết
đặt ra là tìm một loại thuốc trừ sâu sinh học cho hiệu quả cao


trong việc phòng trừ sâu hạicây cải ngọt, dễ dàng phân hủy và
an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Từ những lý do kể trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học trong việc phòng trừ sâu
hại trên cây cải ngọt 2016 trên vườn rau trường đại học Hồng
Đức”

1.2: Mục tiêu đề tài
Xác định được loại thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng cao trong
phòng trừ sâu hại trên cây cải ngọt, dễ dàng phân hủy, bảo đảm
an toàn cho người tiêu dùng.
1.3: Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của các thuốc trừ sâu sinh học đôi với sự
sinh trưởng và phát triển rau cải ngọt.
Đánh giá ảnh hưởng của các loại thuốc nghiên cứu đến sự phát
sinh, phát triển của các loai sâu hại trên cây cải ngọt.
Đánh giá ảnh hưởng của các loaị thuốc nghiên cứu đến năng
suất của cây cải ngọt.
1.4: Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.4.1: Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm học liệu tha khảo cho sv
đại học và cao đẳng, đồng thời bổ sung thêm dẫn liệu trong công
tác phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cải ngọt.


1.4.2: Ý nghĩa thực tiễn
Là cơ sở để khuyến cáo bà con nông dân lựa chọn thuốc BVTV
có nguồn gốc sinh học phòng trừ sâu hại trên rau hiệu quả an
toàn để thay thế thuốc hóa học đang được sử dụng phổ biến.
II, TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1: Tình hình sản xuất rau cải trên thế giới và vn.
Rau cải ngọt được trồng ở khắp nơi trên thế giới, được trồng
nhiều nhất ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, sau đó đến Nhật
Bản, Philippin, là một loại rau quan trọng giải quyết sự thiếu hụt
rau khi các loại rau khác hết vụ.
Ở nước ta, cải ngọt được trồng hầu hết ở các tỉnh, thành trong
nước và được trồng quanh năm, nhưng chủ yếu là trồng vào vụ

thu đông và đông xuân. Mùa hè thì được trồng trong nhà lưới,
nhà có mái che.
2.2:Tình hình nghiên cứu sâu hại trên rau cải ngọt.
2.2.1: Một số loại sâu hại chính trên cải ngọt
Sâu tơ Plutella xylostella: Là đối tượng gây hại nguy hiểm, có
khả năng chống thuốc rất nhanh. Hại nặng từ tháng 10 đến tháng
3 năm sau. Sâu non màu xanh nhạt, môi đốt đều có lông nhỏ.
Sâu non mới nở đục lỗ ăn biểu bì dưới và thịt lá, trừ lại biểu bì
trên tại thành 2 đốm trong mờ.
Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae: Phát sinh quanh năm
nhưng hại nặng từ tháng 8-10 và từ tháng 2- 4. Vòng đời 20-30
ngày. Sâu non màu xanh lục, các đốt bụng có vân ngang, trên
thân có nhiều chấm đen, trên lưng có ba tuyến màu vàng chạy


dọc cơ thể, toàn thân sâu có nhiều lông tơ nhỏ. Sâu non chúng
ăn khuyết lá và chừa lại gân.
Rệp: Rệp xám Brevicoryne brassicae, Rệp đào Myzus
percicae, Rệp phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn. Nếu
không sớm phát hiện, rất khó trừ về sau.
Sâu khoang Spodoptera litura: Trưởng thành đẻ trứng thành
ổ. Sâu non mới nở sống tập trung dưới mặt lá (rất dễ phát hiện),
tuổi 3 trở đi sâu mới phát tán và ăn khuyết lá, lúc này sâu hay
đục vào nõn.
Bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata: Sâu non hại rễ cây,
trưởng thành ăn lá tạo thành những lỗ thủng. Chúng phát sinh
quanh năm, trưởng thành sống từ 2-3 tháng hoặc lâu hơn, đẻ
trứng lai rai nên không thành lứa rõ rệt, nhiệt độ thích hợp 2530ᴼC. Con trưởng thành có 2 vân sọc màu trắng hình củ lạc.
2.2.2:Biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại trên cây cải ngọt.



Biện pháp canh tác

- Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và tiêu huỷ các tàn dư cây trồng
từ vụ trước- Sử dụng các giống rau khoẻ, sạch sâu bệnh, các
giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại.
- Phân bón và bón phân
Bón phân đúng kỹ thuật, bón vừa đủ và cân đối cho từng loại
rau, đất, mùa vụ để tạo điều kiện cho cây sinh tốt, tăng sức đề
kháng với sâu bệnh
- Chăm sóc: Luôn đảm bảo ruộng rau đủ ẩm, không bị đọng
nước.
- Mật độ gieo trồng: Gieo trồng với mật độ hợp lý, đảm bảo ánh
sáng và không khí lưu thông tốt, nhằm hạn chế sâu bệnh phát
sinh


- Luân canh: Với lúa nước, các cây khác họ không cùng ký chủ
sâu, bệnh hại làm gián đoạn nguồn thức ăn của sâu bệnh hại.
- Xen canh: Xen canh với cây trồng khác họ, hạn chế nguồn ký
chủ và xua đuổi sâu hại (cà chua xen rau thập tự để xua đuổi sâu
tơ)
- Bẫy cây trồng: Trồng xen cây khác không thu hoạch trên diện
nhỏ để thu hút sâu hại và phun trừ chúng (cây hướng dương
hấp dẫn sâu khoang).
• Biện pháp sinh học
Ta có thể sử dụng bẫy đèn, bẫy dính màu vàng, màu xanh bắt và
tiêu diệt rệp có cánh, ruồi đục lá, bọ nhảy; ngắt ổ trứng sâu, bắt
giết sâu non, tiêu huỷ cây bị sâu bệnh, xử lý nhiệt hạt giống,...
Ta sử dụng các loài thiên địch, kẻ thù của sâu hại để phòng trừ

sâu bệnh hại.
- Bảo vệ các loài thiên địch
- Các loài ong ký sinh trứng, sâu non, nhộng của sâu hại
- Các loài bọ rùa ăn rệp, ăn sâu hại
- Các loài kiến, bọ cánh cứng, nhện,…ăn sâu hại
- Sử dụng bẫy Pheromone giới tính: Thu hút sâu hại trưởng
thành vào bẫy rồi tiêu diệt (trưởng thành sâu khoang, sâu xanh
bướm trắng, sâu tơ,...)
- Sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo mộc:
+ Các chế phẩm sinh học Bacillus thuringiensis phòng trừ sâu
tơ, sâu xanh bướm trắng, nấm ký sinh côn trùng Beauveria,
Metarhizium,…
+ Nấm đối kháng Trichoderma hạn chế một số loại nấm bệnh.
+ Thuốc thảo mộc Azadirachtin , Rotenone,… được dùng phòng
trừ, xua đuổi và gây ngán nhiều sâu hại trên rau.
Sử dụng các chất hoá học để phòng trừ sâu hại cây, chỉ nên sử
dụng những loại thuốc sau trong trường hợp cần thiết :


Biện pháp hóa học
-Các loại thuốc chọn lọc, ít độc hại cho con người và môi trường
- Các loại thuốc nhanh phân hủy
- Các loại thuốc nhóm độc thấp (nhóm 3, 4)
- Áp dụng biện pháp xử lý hạt giống và cây con
- Sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng
1. Đúng lúc: phun lúc sâu non tuổi nhỏ, vết bệnh mới xuất hiện.
Giai đoạn sinh trưởng của cây. Phun sáng sớm hoặc chiều mát,
không mưa,…
2. Đúng thuốc: cho từng đối tượng dịch hại, luân phiên các loại
thuốc,…

3. Đúng cách: Thực hiện thao tác pha-phun đúng hướng dẫn của
từng loại thuốc,…
4. Đúng liều lượng, nồng độ: theo đúng hướng dẫn của từng loại
thuốc (về l


2.2: Tình hình sử dụng thuốc sinh học trong phòng trừ sâu hại
trên cải ngọt.
Trước thực trạng và những vấn đề nhức nhối từ thuốc hóa học,
thì hiện nay thuốc có nguồn gốc sinh học đã và đang được người
dân sử dụng ngày càng nhiều, tuy nhiên thì vẫn đang còn lẻ tẻ và
thiếu tập trung, chưa có sự chỉ đạo sát sao từ các cấp, các ban
ngành liên quan.
Một số loại thuốc có nguồn gốc sinh học đang được sử dụng phổ
biến hiện nay như:
-Chế phẩm từ Bacillus Thurigensis
-Abamectin


-Metavina
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
3.1: Vật liệu, đối tượng nghiên cứu
Cây cải ngọt ( tên khoa học là Brassica integrifolia)
Các loại thuốc có nguồn gốc sinh học: Chế phẩm từ Bacillus
Thurigensi, Abamectin, Metavina,
Các loại sâu hại su hào như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng.
3.2: Nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các thuốc trừ sâu sinh học đôi với sự
sinh trưởng và phát triển rau cải ngọt.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc nghiên cứu đến sự
phát sinh, phát triển của các loai sâu hại trên cây cải ngọt.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loaị thuốc nghiên cứu đến năng
suất của cây cải ngọt.

3.3: Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1: Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ t12/2016-t5/2017.
Địa điểm: Tại vườn rau trường đại học Hồng Đức.
3.3.2: Phương pháp bố trí thí nghiệm


Ngoài đồng ruộng
Công thức thí nghiệm: 4 công thức, nhắc lại 3 lần.
Diện tích ô(1mx3m)
Công thức 1: Chế phẩm từ Bacillus Thurigensi
Công thức 2: Abamectin
Công thức 3: Metavina
Công thức 4: Nước lã- Đối chứng.
Liều lượng tuân theo nhà sản xuất
Mỗi công thức nhắc lại 3 lần,
Tổng số ô tn: 12 ô.
Diện tích ô: 3m2/ 1 ô.

CT1
CT2
CT3
CT4
CT5


CT2
CT3
CT4
CT5
CT1

CT3
CT4
CT5
CT1
CT2


3.3.4:Các biện pháp kĩ thuật sử dụng trong thí nghiệm:
Biện pháp canh tác:
1. Giống và chuẩn bị cây con: Hiện nay ngoài giống địa phương,
mùa khô có thể sử dụng một số giống nhập của Trung Quốc,
Thái Lan và mùa mưa có thể sử dụng giống TG1. Hạt giống cần
được xử lý bằng thuốc Appencard Super 50FL với lượng dùng 2
- 3cc/ 1 lít nước trong 15 phút vớt ra để ráo nước, ủ ấm 1 đêm
rồi đem gieo, Carbenzim, Hạt Vàng, Bendazol. Sau gieo rải lớp
đất mỏng phủ hạt và rắc thuốc trừ côn trùng hại như: kiến, bọ
nhảy, sùng,…đồng thời phủ lớp rơm mỏng chống mưa và giữ
ẩm trong mùa khô. Khi cây con đạt 18 - 19 ngày tuổi đem đi
trồng, trước khi nhổ 1 ngày cần tưới phân DAP pha loãng
30g/10lít nước.
2. Chuẩn bị đất: Cải ngọt, cải xanh có thể trồng trên nhiều loại
đất nhưng cần thoát nước tốt. Cần chuẩn bị đất kỹ: phơi ải đất
khoảng 8 - 10 ngày. Trước khi lên liếp cần làm đất tơi xốp, sạch
cỏ dại cùng các tàn dư thực vật, sau đó bón 5 - 6 kg vôi bột/100

m2 đất. Lên liếp rộng 80 - 100 cm, nếu mùa khô lên liếp cao 10
-15 cm; mùa mưa lên liếp cao 20 cm.
3. Thời vụ: Cải ngọt, cải xanh có thể trồng quanh năm. Lưu ý:
nếu trồng tháng 12, tháng 01 năng suất cao nhưng thường bị
nhiều sâu hại. Mùa mưa khó trồng nhưng thường bán được giá
cao hơn.
4. Mật độ trồng: Để trồng cho 100 m2 nếu gieo trên liếp ươm
cần 20 g hạt giống; nếu gieo trực tiếp từng hàng rồi tỉa dần cần


40 g hạt giống; còn nếu gieo vãi thì cần tới 60 g hạt giống.
Trồng khoảng cách 15 x 15cm.
5. Bón phân: Bón lót: - Vườn ươm: lót 5 - 6 kg phân chuồng
hoai mục + 100g Super lân/10 m 2 . - Ruộng trồng: lót 300 kg
phân chuồng hoai mục + 1,5 kg Super lân + 4 kg Kali clorua /
100 m2 . Bón thúc: - Vườn ươm: Rãi vôi hoặc tro bếp ở liếp
ươm khoảng 1kg/100m2 trừ kiến tha hạt. Khoảng 1 tuần sau
gieo có thể tưới thúc nhẹ từ 1 - 2 lần bằng nước Urê loãng: 20 30g/10lít nước. Cây con 18 - 19 ngày sau gieo có thể nhổ cấy.
Trước nhổ cấy cần tưới ướt đất bằng nước DAP: 30g DAP/10lít
nước để cây dễ bén rễ sau trồng. Cấy từng đợt riêng cây tốt và
xấu để tiện chăm sóc. - Ruộng trồng: Xử lý đất trước khi trồng
bằng Basudin 10H, Sago super 3G. Sau trồng 10 ngày là thời kỳ
cây phát triển thân lá mạnh cần bón thúc hỗn hợp 5 - 6 kg bánh
dầu + 250g phân Kali, rải giữa hàng, xới nhẹ cho thoáng và lấp
phân và ngâm bánh dầu hoặc hạt đậu nành tưới 2 - 3 lần/vụ
(Dùng 8 - 9 kg bánh dầu hoặc 1 - 2 kg đậu nành ngâm với 10 lít
nước s
Bón lót, bón thúc,
3.3.5:Chỉ tiêu theo dõi:


1:Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cải ngọt.
- động thái ra lá (Số lá /cây)
Ct tính lá= hiệu số trung bình chung của các cây theo dõi(t20)


- Chiều cao cây:
2; chỉ tiêu dánh giá hiệu quả phòng trừ của các loại thuôc nc.
Điều tra đánh giá mật độ sâu hại trước và sau khi sd thuốc.
Mật độ sâu(con/m2)= Tổng số cá thể điều tra/ Tổng diện tích
điều tra.
Hiệu quả phòng trừ tính theo ct Henderson-tilton
3. chỉ tiêu về năng suất cải ngọt.
Năng suất lí thuyết(kg/ha)=
Năng suất thực thu(kg/ha)

3.3.6: Phương pháp theo dõi. Mô tả chỉ tiêu theo dõi t29
1, chỉ tiêu sinh trưởng
Đo đếm số lá, đo chiều cao cây 7 ngày/1 lần.: điều tra 5 điểm
đường chéo góc, mỗi điểm 10 cây.
Chiều cao cây(cm): điều tra 5 điểm theo đường chéo góc


2, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả,
Trước và sau khi phun
3, chỉ tiêu về ns cây.
Năng suất thực thu:
3.3.7: Phương pháp xử lý số liệu.
Xử lý theo phương pháp iretat.
4. Kế hoạch thực hiện và dự kiến kết quả nghiên cứu.
4.1: Kế hoạch thực hiện.

STT

Thời gian

1

10/12/2016 Nhận đề tài khóa luận tốt nghiệp
Tìm hiểu tổng quan tài liệu, đối tượng
22/12/2016 nghiên cứu.
Hoàn thành đề cương.
01/01/2017 Chuẩn bị giống cây su hào
Làm đất, chuẩn bị phân bón.
10/01/2017 Tiến hành trồng cây
11/01/2017- Tiến hành các công việc cho việc nghiên
30/03/2017 cứu.
Chăm sóc cây, thường xuyên thăm đồng
để phát hiện sâu hại.
Xác định mật độ sâu hại trên ruộng rau
trước phun 1 ngày. Mỗi công thức lặp lại
3 lần.
Tiến hành xác định mật độ sâu hại sau
khi phun thuốc 3,5,7, 10 ngày.

2
3

Công việc thực hiện


4


01/04/2017 Kiểm tra lại toàn bộ quy trình xem có sai
-05,04,2017 sót gì không.
Đánh giá được hiệu lực các loại thuốc
sinh học trong phòng trừ sâu hại su hào.

5

06/04/2017 Hoàn thành khóa luận và bảo vệ luận án.
02/06/2017
Kết quả dự kiến.
Cop phần yêu cầu bỏ từ đánh giá.
ảnh hưởng của thuốc đến sự ra lá, đến chiều cao cây.
Ah đến sự phát sinh phát triển sâu hại.
-bọ nhảy
-sâu xanh bướm trắng
-sâu tơ.



×