Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ôn tkđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.07 KB, 6 trang )

* Nguyên tắc lựa chọn giá trị bán kính đường cong nằm khi thiết kế:
+ Lớn hơn các giá trị giới hạn;
+ Phù hợp với địa hình, càng lớn càng tốt, thường R= (3÷5) Rmin;
+ Đảm bảo nối tiếp giữa các đường cong;
+ Đảm bảo bố trí được các yếu tố cong như: chuyển tiếp, siêu cao;
+ Đảm bảo phối hợp hài hòa các yếu tố của tuyến, phối hợp tuyến đường với cảnh quan.

Khái niệm và vai trò của đường cong chuyển tiếp?
Khái niệm đường cong chuyển tiếp: Đường cong chuyển tiếp là đường cong quá độ
có bán kính thay đổi dần thích ứng với quỹ đạo xe chạy biến đổi, được dùng khi
nối đường thẳng với đường cong tròn hoặc giữa hai đường cong tròn có bán kính
khác nhau.

Tác dụng của đường cong chuyển tiếp
+ Thay đổi góc ngoặt của bánh xe phía trước một cách từ từ để đạt
được góc quay cần thiết ở đầu đường cong tròn;
+ Giảm mức độ tăng lực ly tâm do đó tránh được hiện tượng người
trên xe bị xô ngang khi vào đường cong tròn;
+ Tuyến có dạng hài hoà, lượn đều không bị gãy khúc, phù hợp với
quỹ đạo thực tế xe chạy, tăng mức độ tiện lợi êm thuận và an toàn xe
chạy.

Các chế độ làm việc của cống thoát nước trên đường ô
tô? Trình tự thiết kế cống thoát nước?
Các chế độ làm việc của cống thoát nước trên đường ô tô:
Tuỳ chiều sâu ngập (H) và kiểu đầu cống ở cửa vào mà người ta quy định ra các chế
độ chảy tự do, bán áp hoặc có áp lực:
-Chế độ chảy tự do (không áp) khi H ≤ 1,2hcv đối với miệng cống loại thường và H ≤
1,4hcv đối với miệng cống dạng dòng chảy. Trên toàn bộ chiều dài cống dòng chảy có
bề mặt tự do
-Chế độ chảy bán áp khi H > 1,2h cv đối với miệng cống loại thường. Phần cửa vào,


cống làm việc với mặt cắt đầy còn trên toàn bộ chiều dài còn lại dòng chảy có bề mặt
tự do
- Chế độ chảy có áp khi H > 1,4hcv đối với miệng cống dạng dòng chảy. Trên phần
lớn chiều dài cống mặt cắt đầy nước và cửa ra của cống có thể có mặt tự do


Trình tự thiết kế cống thoát nước:
- Xác định lưu lượng tính toán đổ về công trình cống, Qtk.
- Căn cứ các điều kiện chọn hình thức cấu tạo cống.
- Căn cứ vào lưu lượng tính toán và các đặc trưng cấu tạo định một số phương án
khẩu độ, chế độ làm việc của cống độ và xác định chiều sâu nước dâng H và vận tốc
nước chảy V.
- Xác định chiều cao nước dâng H, vận tốc cửa ra cống, kiểm tra chế độ chảy trong
cống.
- Chọn vị trí, bố trí cống trên bình đồ và mặt cắt dọc tuyến.
- Định cao độ (hoặc kiểm tra cao độ) mép nền đường.
- Tính toán chiều dài cống.
- Tính xói và xác định kích thước, hình thức gia cố thượng, hạ lưu công trình. So sánh
kinh tế - kỹ thuật để chọn phương án thích hợp nhất.

Trình bày các nguyên tắc phối hợp giữa bình đồ và mặt cắt
dọc tuyến?
Phải đặt việc thiết kế trắc dọc trong sự phối hợp với các yếu tố khác như bình đồ, mặt
cắt ngang, cảnh quan và môi trường:
- Tránh bố trí nhiều đường cong đứng trên một đoạn thẳng dài (hoặc đường cong
nằm có bán kính lớn) để tránh tuyến có nhiều chỗ khuất.
- Nên thiết kế số đường cong nằm bằng số đường cong đứng và nên bố trí trùng
đỉnh. Khi phải bố trí lệch, độ lệch giữa 2 đỉnh đường cong (nằm và đứng) không lớn
hơn 1/4 chiều dài đường cong nằm.
- Nên thiết kế đường cong nằm trùm ra ngoài đường cong đứng.

- Không bố trí đường cong đứng có bán kính nhỏ nằm trong đường cong nằm để
tránh tạo ra các u lồi hay các hố lõm. Nên đảm bảo bán kính đường cong đứng lõm
lớn hơn bán kính đường cong nằm.
Sự phối hợp với cảnh quan: phải nghiên cứu kỹ các yếu tố địa hình và thiên nhiên
của khu vực để kết hợp một cách hợp lý, không phá vỡ quy luật tự nhiên, tránh các
công trình đào sâu đắp cao, tránh dùng các công trình đặc biệt.

Mục đích công tác rời cọc đỉnh:
* Mục đích:
Trong quá trình đào đắp, thi công nền đường các cọc cố định trục đường sẽ mất mát.
Vì vậy, trước khi thi công phải tiến dành lập 1 hế thống cọc giấu, nằm ngoại phạm vi thi
công.
Để có thể dễ dàng khôi phục hệ thống cọc cố định trục đường từ hệ thống cọc giấu,
kiểm tra việc thi công nền đường và công trình đúng vị trí, kích thước trong suốt quá
trình thi công.
* Yêu cầu:


- Hệ thống cọc dấu phải nằm ngoài phạm vi thi công để không bị mất mát, xê dịch
trong suốt quá trình thi công.
- Phải đảm bảo dễ tìm kiếm, nhận biết.
- Đặt ở các vị trí ổn định
- Phải có quan hệ hình học chặt chẽ với hệ thống cọc cố định trục đường, để có thể
khôi phục chính xác và duy nhất 1 hệ thống cọc cố định trục đường.
. Phương pháp rời cọc
* Giao hội cạnh:
Tuỳ theo địa điều kiện địa hình mà ta có thể có các trường hợp:
- Trường hợp địa hình cho phép:
Ta dùng máy kinh vĩ đặt tại đỉnh, quay máy nhìn về đỉnh trước, đảo kính, theo
hướng đảo kính ta cắm cọc 1 và cọc 2 ta lại quay máy nhìn về đỉnh sau, lại đảo kính, trên

hướng đảo kính đó ta cắm cọc 3 và cọc 4. Cọc 1 và 3 cách phạm vi thi công không nhỏ
hơn 5m. Cọc 2 và 4 cách cọc 1 và 3 không nhỏ hơn 10 m.
- Trường hợp khó khăn:
Ta cũng đặt máy kinh vĩ tại cọc đỉnh, nhìn theo một hướng bất kỳ, trên hướng đó ta
cũng cắm cọc 1 và 2. Mở máy một góc từ 60 - 120 0, trên hướng đó cũng cắm cọc 3 và cọc
4. Điều kiện cắm cọc 1, 2, 3, 4 cách phạm vi thi công và cách nhau cũng như trên.
- Trường hợp đặc biệt khó:
Trường hợp này, hai đỉnh hai bên không vướng gì ta rời bình thường như trường
hợp 1. đỉnh 3 ở giữa không rời được ta kéo dài thêm theo hướng cọc 2a, 2b, 4a, 4b mỗi
bên một cọc nữa và cũng cách cọc 2b, 4b một đoạn không nhỏ hơn 10m.
* Giao hội góc:
Ta cắm 2 cọc bất kỳ ngoài phạm vi đường rồi đo khoảng cách giữa 2 cọc và góc β1,
β2.
- Cánh tuyến song song: Trên cánh tuyến ta cắm 3 cọc A, B, C rời 3 cọc này đều
cách đều cánh tuyến một đoạn là a. Điều kiện: AB ≥ 2 BC; AC ≤ 2/3Đ6D7


Các cọc này cách phạm vi thi công tối thiểu 5m.
. Trình tự chung xây dựng cống
- Chế tạo (chuẩn bị) các đốt cống và các cấu kiện lắp ghép,
- Công tác định vị cống trên thực địa (định vị cống, định vị hố móng cống, đặt mốc
cao độ…),
- Đào hố móng cống,
- Xây dựng móng cống tròn BTCT,
- Xây dựng đầu cống và thân cống,
- Hoàn thiện khe nối, tầng cách nước…
- Đắp đất xung quanh cống.
Các yêu cầu kỹ thuật chung khi đắp đất nền đường xung quanh cống
- Công việc đắp đất xung quanh cống được tiến hành sau khi đã xây dựng xong các
khe nối, tầng cách nước và kiểm tra đảm bảo chất lượng.

- Sau khi đặt các ống cống vào vị trí công trình phải quét sơn bi tum và trát mát tít
bi tum. Phía trên lớp cách nước đắp lớp đất loại sét dầy 20cm quanh cống. Để bảo vệ lớp
cách nước cần đắp ngay đặt trên cao đoạn cống dầy 0.50m. Khi đắp đất phải chia thành
từng lớp dầy tối thiểu 20cm, đắp đều cả hai phía. Độ chênh lệch chiều cao đất đắp ở hai
phía không được lớn hơn 50cm.
- Đất đắp xung quanh cống dùng như loại đất đắp nền đường. Quá trình đắp đất phải
đảm bảo không được dịch chuyển các đốt cống và không làm hư hỏng tầng cách nước.
- Tiến hành đắp đồng thời hai bên chiều dài cống theo từng lớp dày 15-:-20 cm rồi
đầm chặt kỹ từ hai bên vào giữa. Cần chú ý việc đầm nén đất ở nửa dưới của cống là khó
đầm nhất.
- Phạm vi đắp đất xung quanh cống tuỳ thuộc vào phương pháp đắp, phương tiện
đắp, thiết bị đắp, đầm, thứ tự thi công cống trước hay sau khi thi công nền đường... mà
quyết định.
- Chiều rộng đáy của nền đắp không được nhỏ hơn đường kính ngoài của cống cộng
thêm 3-4m. Chiều cao đắp tối thiểu trên cống không nhỏ hơn 0,5m. Chiều rộng mỗi bên


từ thành cống về mỗi bên không không nhỏ hơn hai lần đường kính cống. Mái dốc không
lớn hơn 1/1.
- Nếu xây dựng cống hoàn toàn bằng thủ công thì chiều rộng hố đào cách thành
cống về mỗi bên khoảng 1-1,5m.
- Nếu nền đường được đắp bằng đất cứng hay đất có đá tảng khích thước >10cm thì
phải dùng đất cát hay sét để đắp xung quanh cống và cao hơn đỉnh cống tối thiểu 0,5m.
Chiều rộng phần trên của phần đắp này không được nhỏ hơn chiều rộng cống cộng 0,5m
về mỗi bên.

Khi nào phải bố trí đường cong đứng
Đường cong nối hai hướng dốc đứng gần nhau trên trắc dọc giúp giảm
thiểu tác động xấu của điểm gẫy tới mức thấp nhất.
Trong mọi trường hợp nếu có điều kiện thì tại điểm gẫy nên gọt (hoặc

đắp) thành đường cong đứng, các trường hợp khác theo TCVN 4054 – 05
quy định: việc bố trí đường cong (đường cong tròn hoặc parabol bậc hai)
phụ thuộc vào cấp đường và trị số góc gẫy cụ thể như sau:
+ Khi Vtk≤ 40km/h và ω = |i1 – i2|≥ 2%: phải làm đường cong đứng;
+ Khi Vtk≥ 60km/h và ω = |i1 – i2|≥ 1%: phải làm đường cong đứng.
Khái niệm siêu cao
Siêu cao là cấu tạo đặc biệt trong các đường cong có bán kính nhỏ, phần
đường phía lung đường cong được nâng cao để mặt đường có độ dốc ngang 1
mái về phía bụng của đường cong để đảm bảo xe chạy an toàn êm thuận.
Tác dụng cấu tạo siêu cao
Làm giảm lực ngang, do đó giảm tác hại của lực ly tâm, đảm bảo xe chạy an
toàn trong đường cong;
Có tác dụng tạo tâm lý có lợi cho người lái xe, giúp tự tin điều khiển xe
khi vào đường cong;
Có tác dụng về mỹ học và quang học, làm cho mặt đường không bị cảm
giác thu hẹp giả tạo khi vào đường cong.
Trình bày các điểm khống chế khi thiết kế đường đỏ trên trắc dọc?

Tuyến qua cống:
Phải đảm bảo chiều cao đất đắp trên thân cống tối thiểu 0,5 m kể cả
chiều dày kết cấu mặt đường.


φ

Hvai = Hđc + + δ + a1
Htim = Hvai + Blđ.ilđ + (Bm/2 + Blgc)im
Trong đó:
φ


: là khẩu độ cống;
δ: chiều dày thân cống phía trên;
a1 : chiều cao đất đắp trên thân cống kể cả kết cấu mặt đường, a 1 tối
thiểu là 0,5 m;
Tuyến đường qua cầu: Cao độ thiết kế ở đỉnh cầu:
HTK = HMNTK + Z + C (m)
Trong đó:
+ HMNTK là cao độ mực nước thiết kế.
+ Z là tĩnh không của cầu tính từ mực nước thiết kế đến đáy dầm
cầu. Nếu có thông thuyền thì Z phải đảm bảo theo quy định của đường
thủy. Nếu không có thông thuyền thì Z tối thiểu phải bằng 0,5 m.
+ C là chiều cao cấu tạo của dầm cầu.
Điểm đầu tuyến, cuối tuyến, điểm giao với đường sắt đường ô tô khác,
cao độ quy hoạch đô thị và khu dân cư, cao độ nền đường đi ven sông,
qua cánh đồng ngập nước...



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×