Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

tiểu luận Giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.78 KB, 63 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa...............................................................................................
Lời cam đoan...............................................................................................
Lời cảm ơn...................................................................................................
Mục lục......................................................................................................1
Mở đầu.......................................................................................................3
Chương 1
Giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ trong
thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa
1.1 Nhân hóa.............................................................................................8
1.1.1. Biện pháp tu từ nhân hóa là một trong những lời văn ................8
1.1.2. Nhân hóa trong thơ Trần Đăng Khoa..........................................9
1.1.2.1. Nhân hóa trong cỏ cây...................................................10
1.1.2.2. Nhân hóa trong con vật..................................................11
1.1.2.3. Nhân hóa trong đồ vật...................................................13
1.1.2.4. Nhân hóa trong thiên nhiên...........................................13
1.1.3. Giá trị của việc sử dụng hình ảnh nhân hóa..............................15
1.2 So sánh..............................................................................................17
1.2.1. So sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa........................................18
1.2.2. So sánh trong thơ Trần Đăng Khoa ..........................................19
1.3 Một số biện pháp tu từ khác..............................................................21
1.3.1. Ẩn dụ........................................................................................22
1.3.2. Điệp ngữ...................................................................................24
Chương 2
Thể loại và giọng điệu trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa
2.1. Thể thơ thấm đẫm tâm hồn người Việt, hấp dẫn lứa tuổi thiếu nhi. . .28
2.1.1. Thể thơ lục bát..........................................................................28
2.1.2. Các thể loại thơ khác................................................................32




2

2.2. Giọng điệu trong thơ Trần Đăng Khoa..............................................37
2.2.1. Giọng điệu trong thơ ca ..........................................................37
2.2.2. Giọng điệu trong thơ Trần Đăng Khoa.....................................37
2.2.2.1. Giọng thơ trong trẻo, hồn nhiên....................................37
2.2.2.2. Giọng thơ “người lớn” nhưng gần gũi, đáng yêu...........41
Chương 3
Hình tượng nghệ thuật trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa
3.1 Hình tượng con người........................................................................46
3.1.1. Những con người gần gũi, thân quen........................................46
3.1.2. Những con người mang tầm vóc thời đại - thời đại
chống Mĩ cứu nước............................................................................51
3.2 Hình tượng thiên nhiên......................................................................54
3.2.1. Thiên nhiên gần gũi quen thuộc................................................54
3.2.2. Thiên nhiên mang hơi thở thời đại............................................58
Kết luận và kiến nghị.........................................................................60
Tài liệu tham khảo...................................................................................62


3

MỞ ĐẦU
1./ Lý do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với
một chất liệu cụ thể, những chất liệu đó là phương thức tồn tại của hình tượng, một
sự tồn tại cụ thể cảm tính. Ngôn từ văn học là một hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ
sáng tạo theo quy luật chung của nghệ thuật. Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt

một ý nghĩa mà không một phát ngôn đồng nghĩa nào có thể thay thế được. Do vậy,
tác phẩm văn học có thể nắm bắt được những cái vô hình, mơ hồ nhưng có thật
trong cảm xúc của tác giả. Bằng nghệ thuật ngôn từ, thế giới và con người trong tác
phẩm văn học hiện lên thật sinh động và rõ nét. Nhờ vào nghệ thuật ngôn từ được
biểu hiện, bộc lộ qua hình tượng nghệ thuật, cách sử dụng biện pháp tu từ, thể thơ,
giọng điệu…mà mỗi tác phẩm văn học đều mang giá trị nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy
ngôn từ văn học là một hình tượng nghệ thuật.
Thơ ca nói chung và thơ thiếu nhi nói riêng là những viên ngọc sáng mãi với
thời gian, mang đến cho đời một vẻ đẹp riêng. Thơ ca là nguồn sữa ngọt ngào bồi
đắp tâm hồn bao thế hệ con người Việt Nam.
Trẻ em rất gần gũi với thơ ca. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta gọi các em là
tuổi thơ, tuổi hoa… Bởi bản thân sự trong sáng ngây thơ của các em đã là những
câu thơ, bài thơ. Tác phẩm văn học là yếu tố cần thiết góp phần nuôi dưỡng tâm
hồn, tình cảm, đặt nền móng cho một nếp sống biết yêu thương, quý trọng con
người theo đạo lý ngàn đời của dân tộc.
Thơ ca Việt Nam giai đoạn 1965-1975 đã xuất hiện một hiện tượng độc đáo đó
là việc trẻ em làm thơ. Trong đó nổi bật lên là nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa.
Trần Đăng Khoa được xem là thần đồng thi ca với những bài thơ làm từ góc sân
nhỏ bé, nơi mà nhà thơ Xuân Diệu đã gọi là cái thế giới đầu tiên của bé Khoa. Từ
góc sân ấy bao cảnh vật, con người đã đi vào lòng biết bao độc giả làm nên thành
công và sức sống cho thơ Trần Đăng Khoa qua bao thế hệ.


4

Chương trình Tiểu học đã đưa vào học thơ Trần Đăng Khoa với những bài mang
nét riêng về nghệ thuật biểu hiện ( 8 bài ). Do vậy, việc đi sâu tìm hiểu thơ Trần
Đăng Khoa để thấy cái hay cái đẹp là điều cần thiết cho mỗi sinh viên ngành Giáo
dục tiểu học. Đó là lý do chúng tôi đi nghiên cứu, tìm hiểu Nghệ thuật biểu hiện
trong thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa.

2./ Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thơ Trần Đăng Khoa từ khi ra đời đến nay đã qua 40 năm tồn tại, trải qua nhiều
thế hệ bạn đọc và nhận được nhiều ý kiến đóng góp cũng như phê bình của bạn đọc
trong và ngoài nước. Đặc biệt là những bài thơ, tập thơ viết cho thiếu nhi. Mỗi bài
viết đề cập đến một phương diện khác nhau về nội dung, về nghệ thuật hoặc bàn về
những thành công cũng như những hạn chế trong thơ của nhà thơ nhỏ tuổi này.
Chúng ta có thể điểm qua một số tài liệu hoặc bài viết sau:
- “Văn học thiếu nhi Việt Nam” - Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương và“Giáo
trình Văn học trẻ em” - Lã Thị Bắc Lý là hai giáo trình đã có những mục viết về
nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa như tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, trí tưởng
tượng phong phú bay bổng, ngôn ngữ biểu cảm…
- Các tác giả Vũ Ngọc Bình với “Đất trời sáng lắm hôm nay”, Lê Ngọc Mai với
“Góc sân và khoảng trời”, Lê Đình Kị với “Thơ của các em”, Nguyễn Ánh Tuyết
với “Hiểu lòng con trẻ qua một số bài thơ của Trần Đăng Khoa”, Vân Thanh với
“Thơ của các em”, Triều Dương với “Cháu làm bà còng”… có những nhận xét,
phân tích, bình luận về thơ Trần Đăng Khoa viết thời thơ ấu: những bài thơ làm từ
góc sân nho nhỏ đã khắc đậm hình ảnh chú bộ đội, hình ảnh Bác Hồ, người thầy,
người bà, người mẹ, người em tất cả đều được tập hợp trong tập thơ “Góc sân và
khỏang trời”. Về tập thơ này, có tác giả đã nhận xét:“Tập thơ góc sân và khoảng
trời không những làm cho em thêm yêu văn học mà còn giúp em hiểu thêm về quê
hương, đất nước. Cuốn sách đó thật là người bạn quý của em” [7; tr.1216 ].
- Thơ Trần Đăng Khoa phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thường về thiên nhiên,
loài vật. “Thơ Khoa gợi rõ và làm cho ta yêu mến biết bao quê hương bình dị, quen


5

thuộc và đang đổi mới. Thơ em ngày càng đi vào chiều sâu mà vẫn giữ được nét
độc đáo của một cậu bé lớn lên trong một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn mang
đậm chất thơ nên có sức tưởng tượng phong phú, kỳ lạ…” [ 7; tr.1280 ].

- Bài viết của Vũ Nho “Thơ Trần Đăng Khoa”, của Hồng Diệu “Đọc lại thơ của
tuổi thơ Trần Đăng Khoa” cùng nhận xét về những bài thơ làm “từ một thế giới
tuổi thơ riêng huyền diệu”. Theo các tác giả, những câu thơ của thời xưa ấy là vô
giá, “là cái làm nên tên tuổi Trần Đăng Khoa rất đáng yêu và đáng tự hào: thần
đồng thi ca của nước ta và của thế giới”. Bài viết có cả khen lẫn chê. Khen ở cách
nhìn, cách cảm “Khoa có một tìn cảm chân thành, một tâm hồn phong phú, được
sống trong một xã hội có điều kiện để nhân tài phát triển. Khoa lại biết học tập cái
hay của những người đi trước, của ca dao và truyện Kiều” ngay trong cách viết của
mình người đọc nhận thấy được “thơ Trần Đăng Khoa bắt nguồn từ những gì gần
gũi nhất với tuổi thơ nhưng lại mở ra cho trí tưởng tượng một sự xa rộng”[ 6; tr.389
– 390 ]. Bên cạnh đó bài viết cũng phản ánh những nhược điểm trong thơ Trần
Đăng Khoa là “ giọng thơ khẩu khí hoặc một vài chỗ Khoa bắt chước cách nghĩ và
lối nói của người lớn, Khoa cũng có những câu, những chữ dùng chưa hay, cũng có
chỗ ép vần, cũng có bài không có gì đặc sắc”…Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng
nhiều bài thơ, câu thơ của Khoa sẽ còn sống mãi trong trí nhớ người đọc. [ 6; tr.402
– 403 ]
- “Thơ Trần Đăng Khoa” của Vân Thanh là bài viết khái quát chung về thơ Trần
Đăng Khoa qua hai giai đoạn sáng tác.Ở mỗi mảng, Vân Thanh đều phân tích,
chứng minh rất rõ ràng, cụ thể. Thế giới thơ Khoa bắt nguồn từ những cảnh vật sinh
hoạt, từ những cảm nhận về thiên nhiên. “Thế giới thơ Trần Đăng Khoa thật sinh
động Khoa nắm bắt được nhiều màu sắc, âm thanh, hương vị của thế giới”… [ 7;
tr.1286 ]
Bên cạnh đó còn có các bài khóa luận của các sinh viên khóa trước có liên quan
đến vấn đề chúng tôi đang tìm hiểu như: Tìm hiểu hình ảnh của những con người
trong thơ Trần Đăng Khoa ( Trần Duy Anh ) , …


6

Khoá luận của sinh viên Trần Duy Anh đã bước đầu đi vào nghiên cứu thơ Trần

Đăng Khoa về nội dung, nghệ thuật nhưng đề tài này còn nghiêng nhiều về nội
dung, còn về nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thì tác giả chưa đi sâu nghiên cứu.
Những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đưa ra những đánh
giá, nhận xét về nội dung, nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa nhưng đó cũng chỉ là
những bài viết được in rải rác trên các sách, báo mà chưa được tập hợp chung vào
một cuốn sách cụ thể.
Tóm lại, các bài viết đó cũng là nguồn tài liệu để em đọc và tham khảo song ở
đó chưa có đề tài nào đề cập đến một vấn đề chung về giá trị của nghệ thuật trong
thơ Trần Đăng Khoa. Đó là những điểm mới trong đề tài mà em nghiên cứu.
3./ Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa để thấy được những đặc điểm nghệ
thuật đã góp phần làm nên giá trị cho thơ Trần Đăng Khoa.
- Làm nguồn tài liệu để bổ trợ kiến thức trong học tập và giảng dạy Tiếng Việt ở
Tiểu học.
4./ Đối tượng
- Nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa trong những bài thơ viết thời thơ ấu.
5./ Phạm vi
Nghiên cứu nghệ thuật trong các tập thơ:
- Góc sân và khoảng trời - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2006.
- Thơ Trần Đăng Khoa - NXB Kim Đồng 2005.
- Thơ Trần Đăng Khoa trong sách Tiếng Việt hiện hành ( lớp 1, 2, 3, 4,
5 ) - NXB GD.
6./ Nhiệm vụ
Để đạt mục đích nghiên cứu, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về các biện pháp tu từ, giọng điệu, thể loại, hình tượng nghệ thuật
trong thơ Trần Đăng Khoa.


7


- Phân tích, đánh giá, để thấy được giá trị của chúng trong việc góp phần làm
nên thành công của thơ Trần Đăng Khoa.
7./ Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài nghiên cứu thành công ta sẽ thấy được giá trị nghệ thuật trong thơ
Trần Đăng Khoa đồng thời đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho những giáo viên
tiểu học trong quá trình dạy và tìm hiểu về thơ Trần Đăng Khoa.
8./ Phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu bộ môn: sử dụng để tìm hiểu, nghiên cứu thơ Trần
Đăng Khoa
- Phương pháp thống kê: để có được số liệu cụ thể về tần số xuất hiện ở các mặt
của thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: thấy được giá trị của nghệ thuật trong thơ
Trần Đăng Khoa mà đề tài cần tìm hiểu.
9./ Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương:
Chương 1 : Giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ trong thơ thiếu nhi Trần Đăng
Khoa.
Chương 2 : Thể loại và giọng điệu trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.
Chương 3 : Hình tượng nghệ thuật trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.
10./ Kế hoạch nghiên cứu
-

Từ 15/12/2007  15/01/2007 : viết và hoàn thành chương 1.

-

Từ 15/01/2007  15/02/2007 : viết và hoàn thành chương 2.

-


Từ 15/02/2007  15/03/2007 : viết và hoàn thành chương 3.

-

Từ 15/04/2007  10/05/2007 : chỉnh sửa nội dung đề tài.

-

Từ 10/05/2007  20/05/2007 : hoàn chỉnh đề tài, in và nộp về khoa.


8

NỘI DUNG
Chương 1: Giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ
trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa
1.1 Nhân hóa
1.1.1 Biện pháp tu từ nhân hóa là một trong những phương tiện của lời văn nghệ
thuật
“Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ trong đó người ta sử dụng từ ngữ biểu thị
thuộc tính dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính dấu hiệu của đối tượng
không phải là con người nhằm làm cho đối tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn đồng
thời có thể bày tỏ thái độ tâm tư kín đáo của mình”. [ 1; tr.136 ].
Nhân hóa được sử dụng nhiều trong thơ ca nhằm làm cho sự vật thêm sinh động.
Từ những vật hình dạng không cụ thể cho đến những vật hữu hình tất cả đều có
hành động, cử chỉ của con người nhờ biện pháp tu từ nhân hóa:
Chị Mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào mưa ơi.

(Đỗ Xuân Thanh)
Chỉ là một trận mưa rào nhưng nhà thơ diễn tả từ lúc đám mây mới bắt đầu hình
thành với tên gọi nhẹ nhàng “chị Mây” kéo đến. Mây kéo đến che trăng sao nhưng
với trí tưởng tượng của trẻ thơ thì lại nghĩ trăng sao chạy trốn như trò chơi trốn tìm
của các em vậy. Mọi người đang chờ đợi cơn mưa tới. Lời mời gọi của tác giả thật
thân mật: Xuống đi nào mưa ơi.
Với vai trò to lớn của mình là làm cho sự vật vô tri vô giác thành những vật
mang tâm hồn người, tính cách người, làm tăng giá trị biểu cảm, nhân hóa đã góp


9

phần làm cho câu thơ thêm ngộ nghĩnh đáng yêu trong con mắt trẻ thơ. Hãy cùng
Hoài Khánh theo từng bước chân của chiếc đồng hồ báo thức:
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước từng bước
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
( Hoài Khánh )
Kim giờ, kim phút, kim giây chỉ là ba kim trong chiếc đồng hồ báo thức nhưng
lại được tác giả gọi với cái tên thân mật, kính trọng: bác, anh, bé. Bác kim giờ luôn
luôn cẩn thận đi từng li, từng li. Anh kim phút thì có vẻ nhanh hơn tí nhưng cũng
lầm lì, chậm chạp. Còn bé kim giây thì nghịch ngợm lúc nào cũng chạy vút lên
trước hàng. Cuối cùng dù nhanh chậm thì cả ba kim cùng tới đích rung vang một
hồi chuông. Ba chiếc kim được miêu tả như ba con người có tính cách phù hợp với
từng lứa tuổi.

1.1.2 Nhân hóa trong thơ Trần Đăng Khoa
Hai tập thơ “Góc sân và khoảng trời” và “Thơ Trần Đăng Khoa” có 168 bài. Một
phần tư trong số đó sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, chiếm 25%. Số bài sử dụng
nhân hóa một lần là 27 bài, hai lần trở lên là 13 bài. Điều này chứng tỏ Trần Đăng
Khoa sử dụng biện pháp tu từ như một phương tiện nghệ thuật bộc lộ tình cảm của
thơ mình. Trong chương trình tiểu học có 8 bài thì cũng đã có 5 bài sử dụng biện
pháp tu từ nhân hóa. Nhờ biện pháp nghệ thuật đó mà hình ảnh thơ Trần Đăng Khoa
rất sinh động bởi được coi như con người nên những sự vật hiện tượng trong thơ
ông luôn thu hút sự yêu thích của trẻ thơ.


10

Từ khi bắt đầu làm thơ, Trần Đăng Khoa chưa được đi đâu xa, thế giới thơ ca
của chú bé nhà quê chỉ giới hạn từ “góc sân” ra đến cánh đồng và một khoảng trời
xanh biếc nhưng thật mênh mông và vô cùng rộng lớn. Đấy là một thế giới riêng
huyền diệu, chỉ trẻ thơ mới được phép ra vào tự do. Trong thế giới riêng đầy bí ẩn
ấy, Trần Đăng Khoa đã viết nên những câu thơ ngộ nghĩnh và đáng yêu về cỏ cây,
con vật, đồ vật, thiên nhiên để lại dấu ấn trong lòng người đọc.
1.1.2.1 Thế giới cỏ cây trong thơ Trần Đăng Khoa vô cùng phong phú, đa dạng.
Đó là những cây cối quen thuộc xung quanh cuộc sống nhưng khi đi vào thơ lại
mang một hình ảnh mới lạ nhờ biện pháp tu từ nhân hóa.
Cây na hay chợp mắt:
Cây na thiu thiu
Mắt na hé mở
Nhìn trời trong veo.
( Tiếng võng kêu)
Cây na vẫy gọi các bạn:
Em trồng thêm một cây na
Lá xanh vẫy gọi như là gọi trăng.

(Vườn em)
Hay đó là cây đa:
Cây đa gọi gió đến
Cây đa vẫy chim về
(Cây đa)
Cây cau - một thứ cây luôn được trồng ở nông thôn miền Bắc cũng được đi vào
thơ Trần Đăng Khoa như một người dân sống ở nông thôn đang bực bội bởi cái
nóng đêm hè.
Cây cau nó bức quá
Phành phạch quạt liên hồi
( Nửa đêm tỉnh giấc)
Nhưng có lúc cây cau cũng đứng im lìm dưới trăng:


11

Hàng cây cau lặng đứng
Hàng cây chuối đứng im
Con chim quên không kêu
Con sâu quên không kêu.
( Trăng sáng sân nhà em)
Đó là cảnh cây cối bừng tỉnh giấc sau một đêm dài bởi tiếng gà quê giục giã:
… Quả na
Mở mắt
Tròn xoe
… Hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt
… Buồng chuối
Thơm lừng

Trứng cuốc.
( Ò…ó…o)
Lá trầu gắn với bao câu chuyện, trong đó có cả quan niệm kiêng cữ hái chúng
vào ban đêm, nên khi muốn hái trầu thì Trần Đăng Khoa phải đánh thức trầu dậy,
bắt trầu mở mắt, chìa ra cho hái:
Trầu ơi, hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé.
( Đánh thức trầu)
1.1.2.2 Với thế giới con vật, Trần Đăng Khoa cũng dùng biện pháp nhân hoá để
khắc hoạ chúng bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh. Những con vật thật đáng yêu
trong “Kể cho bé nghe”, đức tính chăm chỉ của chú ếch trong “Chớm thu”, chú chó
Vàng thật nghĩa tình với chủ:


12

Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
…Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu
Rồi mày nhún chân sau
Chân trước chồm, mày bắt
( Sao không về Vàng ơi? )
Thế giới đó còn là những con gà liếp nhiếp, con vịt, con chó, những con vật vẫn
thường quanh quẩn trong nhà, trong sân. Những con vật đó được miêu tả như những
người bạn nhỏ, luôn hiếu động:
Hay nói ầm ĩ

Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con.
( Kể cho bé nghe )
Và đó là hình ảnh “Con trâu đen lông mượt” trên cánh đồng mùa gặt, chén no
nê cỏ mướt:
Bờ mương xanh mướt cỏ
Của trâu đấy, tha hồ
Trâu cứ chén cho no
Ngày mai cày cho khỏe.
( Con Trâu )
Để rồi trong sáng sớm, chú trâu thật thà, chăm chỉ cày bừa bỗng chốc trở thành
thi sĩ:

Trâu quên đôi sừng lấm đất
Tưởng mình đang lên cung trăng.
( Trong sương sớm )


13

Con cua, con én cũng mang vẻ đẹp, sự anh dũng của người anh hùng:
Cua đạp mạnh đám còng
Bật sáng choang đôi mắt
Én nâu phần phật
Bay vút lên cao.
( Trường ca đánh thần hạn)
Chính vì coi thế giới loài vật như những con người, mang đặc tính của loài

người nên chẳng có gì lạ khi Trần Đăng Khoa nghe được những tiếng nói của
chúng:
À uôm, ếch nói ao chuôm
Rào rào gió nói cái vườn rộng rênh.
À âu, chó chó nói đêm thanh
Tẻ … te … gà nói sáng banh ra rồi.
( Tiếng nói )
Vì hiểu được tiếng nói của loài vật nên Trần Đăng Khoa tha hồ mà truyện trò,
tha hồ mà đi đây đi đó trong thế giới loài vật gần gũi thân quen mà vô cùng xa lạ,
mới mẻ.
1.1.2.3 Thế giới đồ vật trong thơ Trần Đăng Khoa lại càng nhộn nhịp sinh động
hơn qua cái nhìn vật ngã đồng nhất. Đây là cảnh buổi sáng ở nhà em, khi bác nồi
đồng, bà chổi bắt tay vào việc:
… Bác nồi đồng hát bình boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
( Buổi sáng nhà em )
Cảnh sân kho ngày mùa ồn ào, náo nhiệt của sự no đủ:
Sân kho máy tuốt lúa
Mở miệng cười ầm ầm
Thóc mặc áo vàng óng
Thở hí hóp trên sân.
( Thôn xóm vào mùa )


14

Lần đầu tiên nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan Trần Đăng Khoa
thấy thế nào là con tàu hỏa, con tàu không xăm, không lốp. Con tàu khi rời ga
thường giật mạnh và lúc lắc trong một quãng đường ngắn. Trần Đăng Khoa đã viết
rất thật và chính xác về hành động rời ga của con tàu nhưng Khoa lại liên tưởng đến

việc tàu như con người, giật mình dùng dằng không muốn rời ga khi đến lúc chia
tay:
Tàu giật mình đột ngột,
Rồi dùng dằng rời ga
( Đi tàu hỏa )
1.1.2.4 Cả tuổi thơ Trần Đăng Khoa gắn bó với nông thôn và đồng ruộng. Vì
vậy, thật dễ hiểu khi Trần Đăng Khoa đã đưa vào thơ những hình ảnh hết sức quen
thuộc của cuộc sống vùng quê. Đó là chị lúa, cậu tre, là đàn cò áo trắng, là cô gió
chăn mây:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng.
( Em kể chuyện này )
Thế nhưng, trong thơ Khoa những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên cũng góp mặt,
cũng trở thành những nhân vật với những cá tính.
Ông trời hiện lên như một dũng tướng oai phong:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Thần sấm mang bóng dáng của một thiên lôi vui tính:
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách


15

Cười.

( Mưa )
Thế giới ấy có thần hạn kỳ quái:
Tiếng thở ồ ồ
Xung quanh loằng ngoằng lửa đổ
Thần hạn bay nhoáng nhoàng
Cánh dọc ngang xé gió
Vòi xì khói cay xè.
( Trường ca đánh thần hạn )
1.1.3 Giá trị của việc sử dụng hình ảnh nhân hóa
Trong con mắt trẻ thơ tất cả đều là sinh thể, là những vật – người có cuộc sống
riêng bí ẩn và lý thú. Trần Đăng Khoa kết hợp hài hòa giữa cái nhìn với cái nghe,
nghe với nhìn, nghe nhìn với liên tưởng, tưởng tượng, kết hợp hài hòa giữa những
nét tinh tế tạo ra sự chuyển đổi cảm giác, sự mơ hồ hết sức thú vị:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
… Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
( Cây Dừa )
Trần Đăng Khoa đã búng tay vào cây dừa để nó có thể gọi trăng đón gió, để nó
có thể dang rộng vòng tay giao hòa cùng vạn vật đất trời. Giống như những đứa trẻ
cũng thích vui chơi, kết bạn. Cây dừa có thể “đón gió”, “gọi trăng”, lá dừa như
chiếc lược khổng lồ chải vào mây xanh.
Bức tranh thơ trong “Buổi sáng nhà em” mọi vật dường như bận rộn hơn với
công việc của mình:
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
… Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao



16

Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.
( Buổi sáng nhà em )
Có biết bao em nhỏ và cả những người lớn đọc rồi yêu thích bài thơ này vì
những câu thơ ngộ nghĩnh ra mắt người đọc một cách lý thú. Bài thơ như chụp cả
bức tranh sống động quang cảnh buổi sáng nhà em. Mỗi người mỗi vật đều bận rộn
với công việc của chính mình: cậu mèo thì rửa mặt, cây na thì mới thức giấc, chị tre
chải tóc, mây soi gương… Những hình ảnh thơ, những câu chữ được hình tượng
hóa như những con người chăm chút cho mình trước một ngày mới, làm ta thấy vui
tai, vui mắt.
Vườn em có một luống khoai
Có hàng chuối mật với hai luống cà
Em trồng thêm một cây na
( Vườn em )
Đó là cái giang sơn bé nhỏ của Trần Đăng Khoa, là thế giới riêng của nhà thơ tí
hon, một mảnh vườn nho nhỏ trồng đủ các loại cây: cây na, cây cải…có khi chỉ là
một luống khoai, khi lại là một luống cà, lưa thưa vài cây chuối, cây cau nhưng nó
lại được Trần Đăng Khoa làm cho có sức hấp dẫn thu hút chim, trăng sao tới dạo
chơi mảnh vườn nho nhỏ đó của nhà thơ, mảnh vườn như sân chơi riêng của tác giả.
Trong thơ Trần Đăng Khoa có nhiều hơn cả, gây ấn tượng mạnh hơn cả là cỏ
cây, con vật trong nhà. Hay nói, hay hỏi, hay hí hoáy nghịch ngợm đều là đặc điểm
rất trẻ con mà Trần Đăng Khoa đã thấy ở các bạn khác loài để rồi nhân hóa thành
những người bạn ngộ nghĩnh như chú mèo hiếu thắng, nghé con làm dáng:
Quân này mày chui
Quân này tao được!
Mèo bỗng dỏng tai
Mắt xanh như nước
À thôi mày được!

Bé Giang dỗ dành


17

(Đánh tam cúc)
Hay:
Uống nước hố bom sâu
Nghé con nghiêng mặt cười.
( Cầu Cầm )
Trong con mắt trẻ thơ của mình, Trần Đăng Khoa đã nhìn thấy ông trời mặc áo
giáp đen, nhìn thấy chú kiến bé tí tẹo trong Đám ma bác Giun, nhìn thấy áo hạt thóc
đang mặc, nhìn thấy thóc đang thở…Người đọc luôn thích thú ngạc nhiên bởi cái
nhìn đầy tinh tế và mới mẻ:
Nghe hàng chuối vườn em
Gió trở mình trăn trở
( Nửa đêm tỉnh giấc )
Trần Đăng Khoa đã tạo nên nét riêng cho mình trong cách sử dụng biện pháp tu
từ nhân hóa.Những bụi tre, những hàng bưởi, cây dừa mọc xung quanh nhà, quanh
vườn là những thứ quen thuộc đã đi vào thơ của bao tác giả nhưng mỗi người lại có
một hướng đi khác nhau.
Hãy đọc thơ Lê Anh Xuân:
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giác ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi lần nghe dừa reo trước ngõ
Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ.
(Dừa ơi – Lê Anh Xuân)
Còn lời của bé Khoa:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
( Cây dừa )


18

Với nhà thơ Nam bộ - Lê Anh Xuân, cây dừa đi vào giấc ngủ thân thuộc như lời
ru của mẹ. Cây dừa dường như lặng lẽ lớn lên cùng tác giả, cùng chứng kiến bao
nhiêu nỗi buồn, niềm vui, bao nhiêu kỉ niệm. Khi sinh ra đã thấy cây dừa trước ngõ,
lớn lên với bao tháng năm chiến tranh ác liệt dừa vẫn tươi tốt, xanh tươi. Cây dừa
của Lê Anh Xuân là cây dừa bình thường, cùng lớn lên bên tác giả, bình lặng chứng
kiến sự trưởng thành của nhà thơ cũng như sự biến đổi của đất nước.
Còn đối với Trần Đăng Khoa cây dừa cũng giống như con người có tay, thân…
thích vui đùa, giao hòa cùng vạn vật thiên nhiên. Cây dừa cũng đón gió, chào trăng
như con người gọi chào nhau vậy. Cây dừa lại còn như người lính đang thực hiện
nhiệm vụ thiêng liêng “đứng canh trời đất bao la” với phong thái ung dung, tự tại.
Nhờ đó mà cây dừa của Trần Đăng Khoa thật sự là một hình ảnh đẹp, sống mãi với
cuộc sống.
Với tâm hồn phong phú, nhạy cảm và tinh tế, sức nhìn, sức nghe phát triển và
“vô cùng thức nhọn”[ 7; 392] để thu nhận được bao nhiêu âm thanh lạ kỳ, Trần
Đăng Khoa đã tạo nên những hình ảnh sống động trong thơ. Những loài vật, đồ vật,
những cây cỏ quen thuộc khi bước vào thơ Trần Đăng Khoa luôn ngộ nghĩnh, đáng
yêu bởi cách sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
1.2 So sánh
1.2.1 “So sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối
tượng khác nhau của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà
chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới
mẻ về đối tượng.” [1; tr.138]
So sánh là một biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong thơ ca, đặc biệt là ca

dao. Ca dao thường dùng so sánh để so vật này với vật kia. So sánh được coi là một
dạng thức lời nói hằng ngày bởi vì không có cách gì để cho người nghe hiểu nhanh
điều mình muốn nói bằng một sự so sánh cụ thể:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.


19

( Ca dao )
So sánh có vai trò là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm. Trong thơ ca
so sánh tu từ thường được sử dụng để nêu lên một sự tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về
đối tượng:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
( Vàm cỏ đông – Hoài Vũ )
Hình ảnh con sông được ví như dòng sữa mẹ. Nguồn sữa mẹ cứ chảy mãi không
bao giờ ngừng. Người mẹ đã mang dòng sữa ngọt lành đến các vườn cây ruộng lúa
và trong lòng người mẹ chan chứa tình thương con.
Hoặc là sự so sánh:
Quê hương là chùm khế ngọt
…Quê hương là đường đi học
…Quê hương là con diều biếc
…Quê hương là con đò nhỏ
…Quê hương là đêm trăng tỏ
…Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.
( Quê hương – Đỗ Trung Quân )

Bài thơ có sáu hình ảnh so sánh với quê hương. Trong năm hình ảnh đầu quê
hương được so sánh với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các em. Đặc biệt là hình
ảnh thứ sáu được tác giả nâng cao hơn là hình ảnh “người mẹ”. Hình ảnh người mẹ
gần gũi với các em, trong người mẹ có hình ảnh con đò, chùm khế ngọt, con diều
biếc … Hình ảnh người mẹ tượng trưng cho cả quê hương. Nghĩ tới quê hương là
nhớ về người mẹ. Thật dễ hiểu mà cũng thật sâu sắc biết bao nhiêu!
1.2.2 So sánh trong thơ Trần Đăng Khoa


20

Cùng với biện pháp tu từ nhân hóa, biện pháp tu từ so sánh cũng được Trần
Đăng Khoa sử dụng vào các bài thơ của mình để tạo nên những hình ảnh so sánh
độc đáo, làm nên nét riêng cho tác giả. Biện pháp tu từ so sánh được Trần Đăng
Khoa sử dụng trong 20 bài ( 12,5% ) với những hình ảnh hết sức tinh tế.
Ở lứa tuổi của Trần Đăng Khoa làm thơ là chuyện lạ nhưng trong những câu thơ,
bài thơ đó được sử dụng những hình ảnh so sánh rất tinh tế về cảm giác, chọn lọc
câu chữ rất cô đọng hàm súc lại càng lạ hơn.
So sánh trong thơ Trần Đăng Khoa phảng phất hương vị ca dao. Khắc hoạ hình
ảnh người con gái đẹp, ca dao so sánh:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em sắc như là dao cau
Nụ cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
( Ca dao )
Vẻ đẹp của cô gái được so sánh rất cụ thể mà cũng rất chính xác, tinh tế.
Nước da trắng đẹp như ngọc như ngà, con mắt sắc như là dao cau, hoa ngâu được
đem ra ví với nụ cười, và màu thắm hoa sen cũng chính là vẻ đẹp của chiếc khăn
đội đầu của người thiếu nữ.
Trần Đăng Khoa đã học tập từ ca dao lối so sánh cụ thể mà tinh tế, chính xác đó.

Những đêm rằm trung thu, hình ảnh trăng của Trần Đăng Khoa không chỉ là cái dĩa
treo lơ lửng trên bầu trời mà là cái mâm con nhìn xuống sân với bao nhiêu xôi và
hoa quả:
Đêm nay trăng đang rằm
Trăng như cái mâm con
Ai treo ông cao thế
Ông nhìn đàn em bé
Muốn khoe có mặt tròn.
( Trông trăng )


21

Từ những câu ca dao, tục ngữ Trần Đăng Khoa đã có những hình ảnh so sánh
với trăng gần gũi với cuộc sống của các em, làm cho các em thêm yêu thích những
vần thơ của ông. Mặt trăng trong thơ Khoa được miêu tả:
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
…Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
…Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời.
( Trăng ơi từ đâu đến )
Hình ảnh trăng được so sánh với những hình ảnh quen thuộc thường có trong
cuộc sống hằng ngày của các em: quả chín, quả bóng, mắt cá,…Trăng được Trần
Đăng Khoa tả với vẻ đẹp hồn nhiên, trong trẻo, đặc trưng của vầng trăng nông thôn.
Trăng như người bạn cùng vui đùa với các em.
Mặt trăng đó khác hẳn sự so sánh của Nguyễn Hồng Kiên. Nguyễn Hồng Kiên
so sánh mặt trăng treo với hình ảnh Bác Hồ kính yêu, nhìn thấy Bác Hồ là như thấy
cuộc đời Bác, tấm gương Bác:

Mẹ ơi, trăng sáng trăng tròn
Hay là đời Bác treo gương giữa trời.
( Nguyễn Hồng Kiên)
Bên cạnh mặt trăng là những cánh diều, những kỉ niệm tuổi thơ thú vui của trẻ
em nông thôn:
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng
….Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời
…Diều em lưỡi liềm


22

Ai quên bỏ lại.
( Thả diều )
Cánh diều được so sánh một cách khẳng định. Diều không như trăng vàng, như
hạt cau, như lưỡi liềm mà cánh diều là tất cả những vật đấy. Ở các góc nhìn khác
nhau, các thời điểm quan sát khác nhau, diều sẽ là trăng, là hạt cau, là lưỡi liềm.
Thật chính xác mà cũng thật tinh tế!
Nghe tiếng diều Khoa nhận ra sắc nắng, cảm nhận được trời đang cao thêm
“Tiếng diều vàng nắng, trời xanh cao hơn”, nghe tiếng “bành bạch” của bánh sắt
ngỡ như nghe tiếng xay lúa của đất trời. Đồng thời, Khoa cũng nghe âm thanh trộn
vào trong nắng, thấy nắng nhảy nhót vui vẻ bên cửa sổ khi giông bão đang ở dưới
gầm tàu:
Nghe ù ù ầm ầm
Đất trời như xay lúa
Nắng bập bềnh cửa sổ

Mây bồng bềnh về đâu
Em ngồi trên giông bão.
( Đi tàu hỏa )
Những vật được đem ra so sánh và được so sánh trong thơ Trần Đăng Khoa
không có gì lạ nhưng cái cách ghép đôi chúng lại thì thật độc đáo: trăng - quả chín,
trăng - mắt cá, trăng - quả bóng, diều - trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm,
tiếng tàu hoả - đất trời xay lúa,…. Thật cụ thể mà cũng thật lạ. Đó chính là đóng
góp của Trần Đăng Khoa cho thơ thiếu nhi Việt Nam, cho thơ Việt Nam trong nghệ
thuật sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
1.3 Một số biện pháp tu từ khác: ẩn dụ tu từ, điệp ngữ
Ngoài biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, Trần Đăng Khoa còn sử dụng biện
pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ làm nên sức hấp dẫn cho thơ mình.
1.3.1 Ẩn dụ tu từ: “Ẩn dụ là cách định danh thứ hai mang tính hình tượng dựa
trên sự liên tưởng đồng nghĩa giữa hai khách thể” [ 1; tr.136 ]


23

Thơ Trần Đăng Khoa bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất với tuổi thơ nhưng lại
mở ra cho trí tưởng tượng của trẻ thơ một sự xa rộng. Cái thế giới trẻ thơ của Trần
Đăng Khoa giàu hình ảnh, màu sắc âm thanh, sinh động và vô cùng đáng yêu.
Trần Đăng Khoa không bao giờ nhìn sự vật trong sự đơn nhất trần trụi mà luôn
phát hiện ra những mối liên hệ của chúng hoặc liên tưởng tới những hình ảnh tương
đồng.
Sự tưởng tượng hồn nhiên làm cho củ khoai thành lợn béo, là những chả, những
nem tất nhiên đó là khoai luộc cắt thành khoanh. Nhưng đó lại là niềm vui của trẻ
thơ khi có một bữa đại tiệc như vậy:
Chưa bàn xong công việc
Chủ nhà đã mang lên
Toàn là chả với nem

Những khoanh khoai lang luộc.
( Họp báo chim họa mi )
Đối với cây cối, Trần Đăng Khoa cũng có những cái nhìn, cái nghe đầy thi vị:
Tiếng chim hót đâu đó
Nghe ngọt vị ổi đào.
( Cầu Cầm )
Mỗi khi có cây trái chín là sẽ có những đàn chim bay tới để ăn, nhờ vậy mà
Trần Đăng Khoa có thể nghĩ tới cây ổi chín. Vị ngọt trái ổi đào tưởng như lan trong
không khí, toả trong tiếng chim. Đáng lẽ muốn biết được vị chua ngọt, thì phải ăn,
nếm mới nhận ra được. Vậy nhưng, Trần Đăng Khoa lại cảm nhận vị ngọt bằng
cách nghe, cách liên tưởng.
Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước kiến già theo sau.
( Đám ma bác Giun )


24

Cũng là việc kiếm mồi bình thường của loài kiến nhưng với ngòi bút của mình
Trần Đăng Khoa lại biến thành đám ma bác Giun với sự góp mặt của họ hàng nhà
kiến thật tình cảm. Đám ma bác Giun thấp thoáng trong đó sinh hoạt ma chay, tang
lễ của người Việt.
Bài “Đêm Côn Sơn” là một dẫn chứng cho sự độc đáo trong việc sử dụng biện
pháp tu từ ẩn dụ:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
( Đêm Côn Sơn )
Khi tiếng chim tiếng suối nhỏ dần và thành mờ ảo, Trần Đăng Khoa lại nghe

được rộn lên tiếng sấm, tiếng chuông… và cả tiếng ngâm thơ của Nguyễn Trãi.
Điều đó đã là phi thường với một cậu bé lên mười. Nhưng ở đây, sự thẩm âm của
Khoa đã tinh tường tột đỉnh, nghe được tiếng rơi của lá “ Tiếng rơi rất mỏng như là
rơi nghiêng”.
Sự chuyển đổi cảm giác, từ thính giác sang xúc giác rồi thị giác đã đem lại cho
người đọc sự bất ngờ. Người ta nghe tiếng rơi của một vật tạo nên sự va đập mạnh
hay yếu vào vật khác chứ mấy ai nghe tiếng rơi của một vật mà có cảm giác mỏng
hay dày. Nhưng sự cảm nhận bằng xúc giác này có lí ở chỗ vật rơi ở đây là chiếc lá
đa, chiếc lá vốn đã không lấy gì làm dày, làm nặng vậy thì nó phải rơi “mỏng”,
thậm chí là “rơi nghiêng” thì cũng là hợp lý. Sự vô lí bỗng chốc hóa thành tinh
tường.
Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nhà thơ đã làm bật nổi lên sự khó nhọc của
người nông dân quanh năm lam lũ, khi nắng mưa“ lặn trong đời mẹ”(Mẹ ốm ).
Nắng mưa chính là sự khó nhọc, là nỗi vất vả, gian lao, là sự hi sinh của mẹ.
Cũng với nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh cây dừa gợi lên trong tâm trí người đọc
tác phong, tư thế ung dung của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam:
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.


25

( Cây dừa )
1.3.2 Điệp ngữ: Ngoài biện pháp tu từ ẩn dụ, thơ Trần Đăng Khoa còn sử dụng
điệp ngữ. “Điệp ngữ là lặp lại có ý thức từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở
rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.” [ 8;
tr.297 ]
Trong thơ Trần Đăng Khoa số bài được sử dụng điệp ngữ tuy ít (10 bài) nhưng
cũng đủ để tạo ra nét khác lạ trong thơ viết cho thiếu nhi của Trần Đăng Khoa.
Ngay từ bài thơ được coi là viết đầu tiên Con bướm vàng, ta bắt gặp những câu

thơ được lặp đi lặp lại với dụng ý nghệ thuật. Mở đầu bài thơ, hình ảnh “ con bướm
vàng” được nhắc lại hai lần, như miêu tả lại con bướm bay từ xa tới gần. Cuối bài
lại láy lại hai lần nữa “con bướm vàng” báo hiệu rằng con bướm đã bay đi nhỏ dần
và mất hút thể hiện sự thích thú và nuối tiếc của Trần Đăng Khoa
Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
…Em nhìn theo
Con bướm vàng
Con bướm vàng.
.

( Con bướm vàng)

“Tiếng võng kêu” là bài thơ sử dụng điệp ngữ khá nhiều lần. Tiếng võng nghe
kẽo kẹt khô khan và mệt mỏi. Thế nhưng với Trần Đăng Khoa tiếng võng kêu làm
vui cửa vui nhà, tiếng võng ru con chim ngủ, tiếng võng trêu ghẹo quả na phải mở
mắt nhìn trời…Người anh ru em bằng tiếng võng giản dị, tiếng võng quá quen
thuộc với trẻ em nông thôn nhưng trong thơ Khoa lại trở thành thiên sứ mang những
giấc mơ đẹp cho các em bởi nó được đưa đẩy bằng tất cả tình yêu thương, chăm sóc
của người anh. Trong giấc mơ bé Giang, Trần Đăng Khoa đặt vào đó một cánh cò,
một cánh bướm và đẹp hơn cả là trong giấc mơ có bóng mẹ “lom khom trên đồng”.
Trong giấc mơ em


×