Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kinh te vi mo danh cho chinh sach cong fullbright

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.56 KB, 10 trang )

Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Năm học 2012 -2013

Kinh tế vi mô

Đáp án Bài tập 5

Chương trình Giảngdạy Kinh tế Fulbright
Kinh tế vi mô dành cho chính sách công
Học kỳ I, 2012-2013
GỢI Ý ĐÁP ÁN BÀI TẬP 5
Ngày phát bài: 14/12/2012
Ngày nộp bài: 8 giờ 20 ngày 28/12/2012
Câu 1. Phân biệt giá cấp một hoàn hảo và không hoàn hảo
Đài truyền hình BCTV là nhà cung cấp độc quyền dịch vụ truyền hình cáp ở thành phố PT. Nhà
cung cấp ước lượng nhu cầu lắp đặt truyền hình cáp của thị trường trong năm đầu tiên rất cao: P
= -0,1 Q + 2000; trong đó P là đơn giá lắp đặt, đơn vị tính là ngàn đồng/ máy, Q là số máy. Chi
phí biên của việc lắp đặt cáp cho mỗi máy bình quân là 200 ngàn đồng.
a.

Nếu nhà cung cấp tối đa hóa lợi nhuận trong khâu lắp đặt và không thực hiện chính sách

phân biệt giá thì sẽ tính bao nhiêu tiền khi lắp đặt mỗi máy cho khách hàng? Trong năm đầu tiên
nhà cung cấp lắp được bao nhiêu máy? Tổng thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
P
2000

A
E

P1 = 1700



P2 = 1200

F

I

P* = 1100

B

C

J

H

P3 = 700

(D)
G

P4= 200

L

K
MC

3000


8000

Q* = 9000

MR

13000

Q** = 18000

Q

Nếu không phân biệt giá, đài truyền hình BCTV sẽ định giá theo quy tắc tối đa hóa lợi nhuận:
MR = MC
-0,2Q + 2000 = 200  Q* = 9.000 máy và P* =1.100 ngàn đồng/máy
Tổng thặng dư tiêu dùng:
CS= SAP*B = ½*(2000-1100)*9000= 4.050.000 ngàn đồng (4,05 tỷ đồng)

Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

1


Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Năm học 2012 -2013

b.

Kinh tế vi mô


Đáp án Bài tập 5

Theo mô hình lý thuyết, nếu nhà cung cấp thực hiện được chính sách phân biệt giá cấp

một hoàn hảo thì số máy lắp đặt là bao nhiêu? Tổng thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu? Lợi nhuận
trong khâu lắp đặt của nhà cung cấp sẽ tăng thêm được bao nhiêu?
Khi thực hiện được chính sách phân biệt giá cấp một hòan hảo thì đường doanh thu biên trùng
với đường cầu.
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận:
MC = MR  200 = -0,1 Q + 2000  Q** = 18.000 máy.
Phân biệt giá cấp một hoàn hảo, nghĩa là nhà cung cấp tính giá với mỗi khách hàng đúng bằng
mức sẵn lòng chi trả của họ nên thặng dư của người tiêu dùng không còn nữa và chuyển thành
lợi nhuận tăng thêm của nhà cung cấp. Lưu ý rằng mức giá trải dài từ 2000 ngàn đồng/máy đến
200 ngàn đồng/máy.
Khi thực hiện được phân biệt giá cấp một hoàn hảo thì ở mức sản lượng cũ Q* lợi nhuận nhà
cung cấp đã tăng thêm đúng bằng thặng dư của người tiêu dùng trong trường hợp không phân
biệt giá (diện tích tam giác AP*B = diện tích tam giác AGB). Với mức sản lượng tăng thêm từ
Q* đến Q**, lợi nhuận tăng thêm là diện tích tam giác BGL. Vậy tổng lợi nhuận tăng thêm so
với không phân biệt giá là diện tích tam giác AGL= ½*(18000-9000)*(2000-200)= 8.100.000
ngàn đồng (8,1 tỷ đồng).

c.

Trong thực tế, nhà cung cấp không thể thực hiện được phân biệt giá cấp một một cách

hòan hảo vì thiếu căn cứ và sợ phản ứng của khách hàng. Mặt khác, nhà quản lý nghĩ rằng, nếu
thực hiện được phân biệt giá cấp một hòan hảo thì với đội ngũ công nhân kỹ thuật hiện có cũng
phải mất gần cả năm mới lắp đặt xong số máy theo yêu cầu của khách hàng. Nhà quản lý nảy ra
sáng kiến, nhờ vào thời gian sẽ thực hiện được phân biệt giá cấp một nhưng không hoàn hảo. Cụ

thể, đầu tiên sẽ đặt mức giá lắp đặt là P1 là 1,7 triệu đồng/ máy và sau mỗi quý sẽ giảm đi 500
ngàn đồng. Tổng thặng dư tiêu dùng trong trường hợp này là bao nhiêu? Lợi nhuận trong khâu
lắp đặt của nhà cung cấp sẽ tăng thêm được bao nhiêu so với không phân biệt giá?
Nhà cung cấp thực hiện phân biệt giá cấp 1 không hoàn hảo nhờ vào thời gian như mô tả trên
đây sẽ có bốn mức giá tương ứng với 4 quý là P1 = 1.700 ngàn đồng/ máy, P2 =1.200 ngàn
đồng/ máy, P3 = 700 ngàn đồng/ máy và P4 = 200 ngàn đồng/ máy.


Quý 1 sẽ lắp được Q1 = 3.000 máy; Quý 2 sẽ lắp được Q2 = 5.000 máy; Quý 3 sẽ lắp

được Q3 = 5.000 máy; Quý 4 sẽ lắp được Q4 = 5.000 máy
Thặng dư tiêu dùng của các khách hàng lắp đặt trong quý I là diện tích tam giác AP1E
Thặng dư tiêu dùng của các khách hàng lắp đặt trong quý II là diện tích tam giác EIF
Thặng dư tiêu dùng của các khách hàng lắp đặt trong quý III là diện tích tam giác FHJ
Thặng dư tiêu dùng của các khách hàng lắp đặt trong quý IV là diện tích tam giác JKL
Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

2


Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Năm học 2012 -2013

Kinh tế vi mô

Đáp án Bài tập 5

Tổng thặng dư tiêu dùng là:
CS = ½*(2000 – 1700)*3000 + 3* (½*500*5000)=4.200.000 ngàn đồng (4,2 tỷ đồng)
Thặng dư của nhà cung cấp trong trường hợp phân biệt giá không hoàn hảo:

PS2 = SALP4 – CS = ½*(2000 – 200)*18000 - 4.200.000 = 12.000.000 ngàn đồng (12 tỷ đồng)
Thặng dư của nhà cung cấp trường hợp không phân biệt giá:
PS1 = SP*P4GB= (1100 – 200)*9000 = 8.100.000 ngàn đồng (8,1 tỷ đồng)


Lợi nhuận trong khâu lắp đặt của nhà cung cấp sẽ tăng thêm so với không phân biệt giá

là PS2 - PS1 = 3,9 tỷ đồng.
Câu 2. Phân biệt giá cấp 3
Hãng Nha Trang Airlines chiếm độc quyền đường bay Tp Hồ Chí Minh-Nha Trang. Nghiên cứu
thị trường cho thấy có hai loại hành khách đi Nha Trang bằng máy bay.
Với mỗi chuyến bay, cầu của hành khách là doanh nhân được xác định bởi phương trình: Q

=

260 - 0,4 P và cầu của hành khách thông thường được xác định bởi phương trình: Q=240- 0,6P.
Trong đó Q là số lượng hành khách và P là giá vé. Chi phí cố định của mỗi chuyến bay là 30.000
$ và chi phí biên trên mỗi hành khách là 100 $.
a. Nếu không phân biệt giá, hãng Nha Trang Airlines nên tính giá vé bao nhiêu? Lợi nhuận hãng
đạt được bao nhiêu?
Cầu của hành khách là doanh nhân: Q1 = 260 - 0,4 P1 (1)
Cầu của hành khách thông thường: Q2=240- 0,6P2 (2)
Gọi Q, P lần lượt là lượng cầu và giá vé của đường cầu tổng cộng:


Q = Q1 + Q2 và P = P1 = P2

Thay (1) và (2) vào phương trình trên ta được: Q = 500 – P



P = 500 – Q



MR = 500 – 2Q

Theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận: MC = MR


100 = 500 – 2Q



Q = 200 hành khách



P = 300 $/hành khách

Tổng doanh thu: TR = P*Q = 300*200 = 60.000 $
Tổng chi phí: TC = TFC +TVC = 30.000 + 100Q = 50.000 $
Lợi nhuận của hãng khi không phân biệt giá là:  = TR – TC = 10.000 $

Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

3


Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Năm học 2012 -2013


Kinh tế vi mô

Đáp án Bài tập 5

b. Ông Vinh, một chuyên viên nghiên cứu thị trường của Nha Trang Airlines, tin rằng một chính
sách giá phân biệt áp dụng cho từng loại hành khách có thể làm tăng lợi nhuận của hãng. Anh/
chị hãy tính toán xem một chính sách giá phân biệt có đúng như nhận xét của Ông Vinh?
Nếu hãng Nha Trang Airlines thực hiện chính sách phân biệt giá thì lượng và giá vé cho mỗi loại
hành khách được tính theo quy tắc: MC = MR1= MR2 = 100 $ (3)
Từ (1)  P1 = 650 – 2,5 Q1  MR1 = 650 -5Q1
Từ (2)  P2 = 400 – 5/3 Q2  MR2 = 400 – 10/3Q2
Thay MR1, MR2 vào (3) ta được: Q1 = 110 hành khách; Q2 = 90 hành khách


P1 = 375$/hành khách ; P2 = 250 $/hành khách

Tổng doanh thu: TR’ = Q1*P1 + Q2*P2= 63.750 $
Tổng chi phí: TC’ =30.000 + 100(Q1 + Q2) = 50.000 $
Lợi nhuận của hãng khi phân biệt giá là: ’= TR’ – TC’ = 13.750 $ > 


Chính sách phân biệt giá làm tăng lợi nhuận của hãng.

c.

Gần đây, chi phí cố định cho mỗi chuyến bay đã tăng thêm 40%. Sự gia tăng chi phí cố

định này có ảnh hưởng đến hoạt động của hãng Nha Trang Airlines không? Hãy giải thích cụ thể.
Chi phí cố định gia tăng không ảnh hưởng đến hoạt động của hãng vì quyết định giá bán và sản

lượng của hãng dựa trên chi phí biên MC và doanh thu biên MR theo nguyên tắc tối đa hóa lợi
nhuận MC = MR chứ không dựa trên chi phí cố định.
Câu 3. Doanh nghiệp có hai nhà máy
Công ty Noda là công ty độc quyền trong lãnh vực sản xuất phân bón. Công ty có hai nhà máy
trực thuộc. Hàm số tổng chi phí của hai nhà máy như sau:
Nhà máy 1 : TC1 =

Q21 + 40Q1 + 200.

Nhà máy 2 : TC2 = (1/2)Q22 + 25Q2 + 300.
Chi phí quản lý chung đã được phân bổ vào tổng chi phí của hai nhà máy.
Hiện tại công ty Noda bán hàng cho thị trường trong nước có hàm số cầu là:
P = (-2/3)Q + 150
Anh/ chị hãy xác định:

a.

Sản lượng mỗi nhà máy sản xuất.

Nhà máy 1 : TC1 =

Q21 + 40Q1 + 200  MC1 = 2Q1 + 40

Nhà máy 2 : TC2 = (1/2)Q22 + 25Q2 + 300  MC2 = Q2 + 25
Hàm cầu : P = (-2/3)Q + 150  MR = (-4/3)Q + 150 = (-4/3)(Q1 + Q2) + 150
Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

4



Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Năm học 2012 -2013

Kinh tế vi mô

Đáp án Bài tập 5

Để tối đa hóa lợi nhuận, công ty Noda phải xác định mức sản lượng của hai nhà máy thỏa mãn
các điều kiện sau :
Điều kiện ràng buộc : Q1 + Q2 = QT
Điều kiện tối ưu : MC1(Q1) = MC2(Q2) = MR(Q1, Q2)


MC1(Q1) = MC2(Q2)  2Q1 + 40 = Q2 + 25 Q2 = 2Q1 + 15



MC1(Q1) = MR(Q1, Q2) 2Q1 + 40 = (-4/3)(Q1 + Q2) + 150

 2Q1 + 40 = (-4/3)(Q1 + 2Q1 + 15) + 150  Q1 = 15 (đvsp)


Q2 = 45 (đvsp)

Vậy nhà máy 1 sẽ sản xuất 15đvsp, nhà máy 2 sẽ sản xuất 45đvsp.

b.

Giá cả và sản lượng phân bón công ty Noda bán ra thị trường.


Tổng sản lượng công ty bán ra thị trường : Q = Q1 + Q2 = 15 + 45 = 60 (đvsp)
Giá bán : P = (-2/3)Q + 150 = (-2/3)*60 + 150 = 110 (đv tiền/sp)

c.

Tổng lợi nhuận công ty Noda đạt được

Tổng doanh thu : TR = P*Q = 110 * 60 = 6600 (đv tiền)
Tổng chi phí : TC = TC1 + TC2 = (152 +40*15 + 200) + ((1/2)*452 + 25*45 + 300) = 3462,5
(đv tiền)
Tổng lợi nhuận :  = TR – TC = 6600 – 3462.5 = 3137,5 (đv tiền)

Câu 4. Lý thuyết trò chơi
Ma trận ở bảng bên thể hiện lợi nhuận của hai hãng Pepsi và Coca tương ứng với chiến lược
quảng cáo với chi phí cao hay thấp của mỗi hãng. Số đặt phía trước là lợi nhuận của hãng Coca.
a.

Hãng nào có chiến lược

Hãng Pepsi

ưu thế và chiến lược ưu thế đó là
gì?

Hãng Coca

Cao

Thấp


Cao

4,6

9,3

Thấp

2 , 14

10 , 12

Trong trò chơi này, Pepsi và Coca sẽ lựa chọn 1 trong 2 chiến lược là: quảng cáo với chi phí
cao hay quảng cáo với chi phí thấp.
Coca sẽ tư duy theo hướng: Nếu Pepsi quảng cáo với chi phí cao mà Coca quảng cáo với chi phí
thấp thì lợi nhuận của Coca sẽ chỉ là 2 còn nếu quảng cáo với chi phí cao thì Coca nhận được
lợi nhuận là 4. Do đó, Coca sẽ chọn quảng cáo với chi phí cao. Ngược lại, trong trường hợp
Pepsi quảng cáo với chi phí thấp, nếu Coca quảng cáo với chi phí thấp thì lợi nhuận của Coca
Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

5


Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Năm học 2012 -2013

Kinh tế vi mô

Đáp án Bài tập 5


sẽ là 10, cao hơn mức lợi nhuận Coca có thể nhận được nếu quảng cáo với chi phí cao là 9. Do
đó, Coca chọn quảng cáo với chi phí thấp. Vậy, các lựa chọn chiến lược của Coca phụ thuộc vào
dự đoán lựa chọn chiến lược của Pepsi. Coca không có chiến lược ưu thế.
Pepsi sẽ tư duy theo hướng: Nếu Coca quảng cáo với chi phí cao mà Pepsi quảng cáo với chi phí
thấp thì lợi nhuận của Pepsi sẽ chỉ là 3 còn nếu quảng cáo với chi phí cao thì Pepsi nhận được
lợi nhuận bằng 6. So sánh giữa 3 và 6 thì Pepsi chọn 6, nghĩa là chọn quảng cáo với chi phí cao.
Ngược lại, nếu Coca quảng cáo với chi phí thấp mà Pepsi quảng cáo với chi phí thấp thì lợi
nhuận của Pepsi sẽ là 12 trong khi Pepsi có thể nhận được lợi nhuận là 14 nếu quảng cáo với
chi phí cao. Do đó, Pepsi chọn quảng cáo với chi phí cao. Vậy, cho dù Coca lựa chọn chiến
lược nào thì Pepsi vẫn lựa chọn quảng cáo với chi phí cao.
Nghĩa là: Pepsi có chiến lược ưu thế là quảng cáo với chi phí cao.

b.

Có bao nhiêu điểm cân bằng và là cân bằng của chiến lược ưu thế hay cân bằng Nash?

Từ phân tích trên ta thấy có một điểm cân bằng là (Cao, Cao) với kết cục là (4,6), tại đó cả 2
hãng Coca và Pepsi cùng lựa chọn chiến lược quảng cáo với chi phí cao. Đây là cân bằng Nash
vì điểm cân bằng này được tạo ra bởi chiến lược phản ứng tốt nhất của mỗi hãng trước dự báo
về hành vi của hãng còn lại.
Điểm cân bằng này không thể tìm được bằng cách loại bỏ chiến lược khiếm thế nên không phải
là cân bằng của chiến lược ưu thế.
Câu 5. Lý thuyết trò chơi ứng dụng
Trong mấy năm gần đây, báo chí hay phản ảnh tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng.
Anh chị hãy tự tìm hiểu tình trạng này, sau đó:
a.

Mô tả « trò chơi » chạy đua lãi suất này dưới dạng chuẩn tắc. Để đơn giản, giả thiết rằng

chỉ có hai ngân hàng.

-

Số người chơi : n = 2

-

Không gian chiến lược : Si = {Tăng ; Không tăng} (i = 1,2)

với:

Tăng
Không tăng

-

: chạy đua tăng lãi suất
: không chạy đua tăng lãi suất.

Kết quả :

Để đơn giản hóa, lợi nhuận của ngân hàng từ huy động vốn giả định được tính theo công thức
sau:
Lợi nhuận = (Lãi suất cho vay – Lãi suất huy động vốn)* Lượng tiền huy động vốn
Do đó :
Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

6


Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright

Năm học 2012 -2013

Kinh tế vi mô

Đáp án Bài tập 5

Trường hợp các ngân hàng cùng không chạy đua tăng lãi suất thì lợi nhuận của cả 2 ngân
hàng là không đổi. Lợi nhuận tăng thêm trong trường hợp này là 0.
Trường hợp các ngân hàng cùng chạy đua lãi suất thì cả 2 ngân hàng đều bị thiệt do huy động
vốn với chi phí cao hơn làm chênh lệch lãi suất cho vay – huy động giảm trong khi lượng tiền
huy động không tăng nhiều (do nguồn cung tiền gửi có hạn). Giả định mức giảm lợi nhuận trong
trường hợp này là -3.
Trường hợp một ngân hàng tăng lãi suất mà ngân hàng còn lại không chạy đua lãi suất. Khi
đó, ngân hàng có lãi suất cao hơn sẽ lôi kéo khách hàng từ ngân hàng còn lại về phía mình, nhờ
đó tăng được lượng tiền gửi đáng kể. Tuy nhiên, chênh lệch lãi suất cho vay – huy động thấp hơn
nên làm giảm một phần lợi nhuận của ngân hàng này. Tổng hai tác động này là lợi nhuận của
ngân hàng chạy đua lãi suất sẽ tăng so với ban đầu, giả định lợi nhuận tăng thêm là 3. Về phía
ngân hàng không chạy đua lãi suất, lợi nhuận sẽ giảm do mất đi một lượng lớn tiền huy động
vốn. Ngoài ra, ngân hàng này còn chịu thiệt hại do giảm sút thanh khoản khi lượng tiền gửi giảm
mạnh. Mức lợi nhuận giảm này sẽ cao hơn so với trường hợp cả hai ngân hàng cùng chạy đua
lãi suất, giả định là -5.
Ta có các khả năng và kết cục được trình bày dưới dạng chuẩn tắc như sau: (số đặt phía trước
là lợi nhuận tăng thêm của Ngân hàng 2)
Ngân hàng 1

Ngân hàng 2

b.

Tăng


Không tăng

Tăng

-3 , -3

3 , -5

Không tăng

-5 , 3

0 , 0

Giả sử trò chơi này có thông tin đầy đủ. Anh chị hãy tìm điểm cân bằng của trò chơi này

với giả thiết rằng nó chỉ diễn ra trong một giai đoạn. Anh chị có nhận xét gì về kết cục của điểm
cân bằng?
Ngân hàng 1 sẽ tư duy theo hướng: Nếu Ngân hàng 2 tăng lãi suất mà mình không tăng thì
mình sẽ bị giảm lợi nhuận -5, nếu tăng thì chỉ giảm lợi nhuận là -3. Do đó Ngân hàng 1 sẽ chọn
tăng lãi suất. Ngược lại, trong trường hợp Ngân hàng 2 không tăng lãi suất, nếu Ngân hàng 1
cũng không tăng lãi suất thì lợi nhuận tăng thêm là 0 trong khi có thể đạt lợi nhuận là 3 nếu tăng
lãi suất. Vì vậy, Ngân hàng 1 chọn tăng lãi suất. Vậy, cho dù Ngân hàng 2 có tăng lãi suất hay
không thì Ngân hàng 1 cũng sẽ chọn tăng lãi suất để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Đây là
chiến lược ưu thế của Ngân hàng 1.

Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

7



Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Năm học 2012 -2013

Kinh tế vi mô

Đáp án Bài tập 5

Tương tự, Ngân hàng 2 sẽ tư duy như vậy và cho dù Ngân hàng 1 có tăng lãi suất hay không
thì Ngân hàng 2 cũng sẽ chọn chạy đua tăng lãi suất. Đây là chiến lược ưu thế của Ngân hàng
2.
Vậy trong trò chơi này, chiến lược tăng lãi suất là chiến lược phản ứng tốt nhất của cả hai ngân
hàng. Do đó, điểm cân bằng của trò chơi này là điểm (tăng, tăng) với kết cục là (-3, -3), tức là
2 ngân hàng cùng chạy đua tăng lãi suất.
Nhận xét : Đây là thế lưỡng nan của mỗi ngân hàng: không chạy đua lãi suất cũng khó vì chịu
rủi ro thiệt hại lớn nếu ngân hàng còn lại tăng lãi suất; chạy đua lãi suất cũng khó vì nếu cả hai
cùng chạy đua lãi suất sẽ đem lại thiệt hại so với trường hợp cùng không chạy đua lãi suất. Mặc
dù điểm hiệu quả và công bằng nhất là điểm (0,0) - cả hai ngân hàng cùng không chạy đua lãi
suất nhưng vì chạy theo lợi ích của riêng mình nên các ngân hàng đã cùng lựa chọn chiến lược
là chạy đua lãi suất, gây thiệt hại cho cả hai ngân hàng (mỗi ngân hàng nhận -3) và thiệt hại lớn
nhất cho xã hội (-6). Điều này có thể giải thích cho nguyên nhân dẫn đến tình trạng chạy đua lãi
suất giữa các ngân hàng trong thời gian vừa qua.

c.

Nếu trò chơi này diễn ra trong nhiều giai đoạn và giả sử rằng thông tin vừa đầy đủ vừa

hoàn hảo, theo anh chị điểm cân bằng của trò chơi mới này sẽ thay đổi như thế nào so với câu
(b).

Từ câu (b) ta thấy: Trò chơi trên có một cân bằng Nash duy nhất là (tăng, tăng) với kết cục là (3,-3). Do đó, nếu trò chơi này được lặp lại trong nhiều giai đoạn thì cũng sẽ chỉ có một điểm cân
bằng Nash duy nhất như trong câu (b), đó là sự lặp lại cân bằng của trò chơi nhiều giai đoạn.
Cụ thể, với cách lập luận như câu b ta có các khả năng và kết cục sau các giai đoạn là:
Giai đoạn 1:
Ngân hàng 1

Ngân hàng 2

Tăng

Không tăng

Tăng

-3 , -3

3 , -5

Không tăng

-5 , 3

0 , 0

Giai đoạn 2:
Ngân hàng 1

Ngân hàng 2

Tăng


Không tăng

Tăng

-6 , -6

0 , -8

Không tăng

-8 , 0

-3 , -3

Giai đoạn 3:
Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

8


Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Năm học 2012 -2013

Kinh tế vi mô

Đáp án Bài tập 5

Ngân hàng 1


Ngân hàng 2

Tăng

Không tăng

Tăng

-9 , -9

-3 , -11

Không tăng

-11 , -3

-6 , -6

……
Vậy, qua nhiều giai đoạn, điểm cân bằng của trò chơi mới này vẫn là điểm (tăng, tăng) như đã
tìm được ở câu (b). Khác biệt ở đây là kết cục các ngân hàng nhận được, trò chơi lặp lại qua
càng nhiều giai đoạn thì thiệt hại của các ngân hàng càng tăng vì sau mỗi giai đoạn, thiệt hại
của mỗi ngân hàng sẽ tăng thêm 3.

Giả sử trò chơi được lặp lại một cách vĩnh viễn. Nếu hai ngân hàng có thỏa thuận duy trì một
mức lãi suất thấp (như những cam kết đồng thuận lãi suất của các ngân hàng thương mại trong
thời gian qua). Cách thức để đạt được sự hợp tác này là một bên sẽ thực hiện chiến lược “trừng
phạt” đối với những hành vi vi phạm thỏa thuận. Chiến lược trừng phạt được thực hiện như sau:
-


Trong giai đoạn 1, cả hai ngân hàng cùng chọn “Không tăng”, thực hiện đúng theo

thỏa thuận hợp tác duy trì lãi suất huy động vốn thấp.
-

Trong giai đoạn t, mỗi ngân hàng tiếp tục chọn “Không tăng” nếu trong (t-1) giai đoạn

trước, ngân hàng kia cũng chọn “Không tăng” theo thỏa thuận của hai bên.
-

Ngược lại, một ngân hàng sẽ chuyển sang chọn “Tăng” nếu trong giai đoạn (t-1), ngân

hàng kia chọn “Tăng”, phá vỡ thỏa thuận duy trì lãi suất thấp ban đầu.
Gọi  là nhân tố chiết khấu,   [0;1].
Giả sử: trong suốt (t-1) giai đoạn đầu tiên, cả hai ngân hàng đều thực hiện đúng theo thỏa thuận
và chọn “Không tăng”. Đến giai đoạn thứ t, nếu một ngân hàng muốn chạy theo lợi ích trước
mắt nên toan tính việc vi phạm thỏa thuận thì ngân hàng này phải so sánh 2 giá trị thu nhập kỳ
vọng của 2 trường hợp: hợp tác thực hiện theo đúng thỏa thuận (“Không tăng”) hay không hợp
tác và vi phạm thỏa thuận (“Tăng”).
Nếu trong giai đoạn t, ngân hàng này không hợp tác và chọn “Tăng” thì ngân hàng này sẽ được
3. Từ giai đoạn (t+1) trở đi, ngân hàng còn lại cũng sẽ không hợp tác để trừng phạt ngân hàng
này, khi đó phản ứng tốt nhất của ngân hàng này cũng là không hợp tác. Điều này có nghĩa là từ
giai đoạn (t+1) trở đi, cả hai ngân hàng cùng chọn chiến lược “Tăng” và mỗi bên sẽ nhận -3.
Vậy, hiện giá tổng giá trị thu nhập kỳ vọng của ngân hàng này tại thời điểm t là:

PVc =  t-1.3 +  t.(-3) +  t+1.(-3) + …
Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

9



Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Năm học 2012 -2013

Kinh tế vi mô



PVc =  t-1.3 – 3 t/ (1-)



PVc = 3 t-1[1-


1 

]

Đáp án Bài tập 5

(1)

Nếu trong giai đoạn t, ngân hàng này vẫn chọn “Không tăng” thì tổng thu nhập kỳ vọng của
ngân hàng này theo hiện giá tại thời điểm t là:
PVc =  t-1.0 +  t.0 +  t+1.0 + … = 0

(2)

So sánh (1) và (2) ta thấy: PVc  PVC  3 t-1[1 -





1 

1-


1 





] 0

 0 (vì 3 t-10)
½

Vậy, khi trò chơi lặp lại vĩnh viễn, nếu   ½ thì chiến lược trừng phạt là một cân bằng Nash.
Với  đủ lớn (hay các ngân hàng chiết khấu tương lai đủ ít) thì khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận của chính mình, các ngân hàng đều sẽ có động cơ tôn trọng thỏa thuận duy trì lãi suất
huy động vốn thấp và sẽ không thực hiện chạy đua lãi suất.

Đặng Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Doãn Thị Thanh Thủy

10




×