Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Khai thác giá trị kiến trúc mặt đứng công trình trong khu phố cổ hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.5 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ XUÂN ĐỨC

KHAI THÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG
CÔNG TRÌNH TRONG KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ XUÂN ĐỨC
KHÓA: 2014 - 2016
KHAI THÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH
TRONG KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ HỒNG CƯƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Khoa
đào tạo sau đại học, phòng Quản lý – đào tạo và khoa Kiến trúc Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn
này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. KTS.
Vũ Hồng Cương, người thầy đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, tạo điều kiện
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã dành thời gian đọc, nghiên
cứu và đóng góp nhiều ý kiến cho luận văn của tôi.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016.
Tác giả luận văn

Lê Xuân Đức


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, tháng 6 năm 2016.
Tác giả luận văn


Lê Xuân Đức


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 1
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
* Cấu trúc luận văn. ....................................................................................... 2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI ...................................................4
1.1. Những vấn đề chung của khu phố cổ Hà Nội ................................. 4
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội ........................ 4
1.1.2. Những thành phần cấu thành phố cổ Hà Nội ................................... 8
1.2. Các đặc điểm và giá trị của khu phố cổ Hà Nội ............................. 9
1.2.1. Giá trị lịch sử và văn hóa của phố cổ Hà nội ..................................... 9
1.2.2. Tình trạng kỹ thuật của các ngôi nhà ................................................ 16


1.2.3. Hiện trạng kiến trúc mặt đứng các tuyến phố trong khu phố cổ
Hà Nội ...................................................................................................... 17

1.3. Các dự án chỉnh trang đã triển khai và giải pháp đã áp dụng...... 20
CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC XÁC ĐỊNH KHAI THÁC
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH TRONG KHU PHỐ CỔ
HÀNỘI.........................................................................................................................................25
2.1. Các chủ trương chính sách của nhà nước về bảo tồn và quản lý đô thị
đang áp dụng trong khu phố cổ. ...................................................................................25
2.2. Cơ sở lý thuyết, lý luận, bảo tồn, nguyên lý trùng tu các khu phố
cổ và cũ ở nước ta ................................................................................... 28
2.3. Cơ sở thực tiễn bảo tồn, cải tạo các khu phố cổ và cũ ở nước ta
và trên thế giới ........................................................................................ 36
2.3.1. Kinh nghiệm bảo tồn và khai thác các khu phố cổ và cũ ở nước ta . 36
2.3.2. Bài học kinh nghiệm trong ứng xử đối với các khu phố cổ và cũ
trên thế giới .............................................................................................. 39
2.4. Phân loại công trình kiến trúc còn tồn tại trên khu phố cổ ........... 47
2.4.1. Phân loại công trình theo công năng sử dụng .................................. 47
2.4.2. Vấn đề niên đại, độ tuổi các ngôi nhà trong khu phố cổ .................. 52
2.5. Các điều kiện về kinh tế, tự nhiên và xã hội................................... 53
2.6. Các nhu cầu về phát triển và các vấn đề đặt ra trong cuộc sống
của người dân trong khu phố cổ ............................................................ 54
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC GIÁ
TRỊ KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH TRONG KHU PHỐ CỔ
HÀ NỘI. .......................................................................................................... 56
3.1. Hệ thống các công trình có giá trị ................................................... 56


3.1.1. Xác định vị trí các công trình có giá trị bảo tồn .............................. 56
3.1.2. Giá trị đặc trưng của các công trình tiêu biểu .................................. 71
3.2. Tổng hợp các nhóm tuyến phố có giá trị về kiến trúc ................... 87
3.2.1. Xác định vị trí các nhóm tuyến phố có giá trị bảo tồn ..................... 87
3.2.2. Đặc trưng tuyến phố có giá trị tiêu biểu .......................................... 91

3.3. Nghiên cứu thực nghiệm tuyến phố Mã Mây trong khu phố cổ
Hà Nội ..................................................................................................... 98
3.3.1. Các giải pháp trùng tu đối với các ngôi nhà có mức độ bảo tồn cao 103
3.3.2. Các giải pháp tu sửa và khôi phục đối với các ngôi nhà đã bị biến
đổi một phần ............................................................................................ 107
3.3.3. Các giải pháp cải tạo và thích ứng các ngôi nhà bị biến đổi hoàn
toàn .......................................................................................................... 108
3.4.4. Các giải pháp khôi phục và chỉnh trang các đoạn mặt phố .............. 108
3.4. Đề xuất áp dụng vào các khu đô thị mới ở nước ta ............................ 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận................................................................................................... 115
Kiến nghị ................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Bản đồ phạm vi khu phố cổ Hà Nội

5


Hình 1.2

Bản đồ phân bố các phường nghề ở phố cổ Hà Nội
thế kỷ XIX

6

Hình 1.3

Quá trình biến đổi của đường phố trong khu phố cổ
Hà Nội qua các thời kỳ

7

Hình 1.4

Phố Đào Duy Từ

18

Hình 1.5

Phố Hàng Mã

19

Hình 1.6

Phố Hàng Buồm


19

Hình 1.7

Phố Hàng Rươi

19

Hình 1.8

Ngôi nhà 87 Mã Mây

20

Hình 1.9

Ngôi nhà 38 Hàng Đào

22

Hình 1.10 Ngôi nhà 51 Hàng Bạc

23

Hình 1.11 Phố Tạ Hiện sau khi chỉnh trang

24

Hình 1.12 Căn nhà số 30 Lãn Ông sau khi chỉnh trang


24

Hình 2.1

Mặt đứng tuyến phố Đông Nam Dược Lãn Ông sau
khi chỉnh trang

39

Hình 2.2

Phố cổ Warszawa, Ba Lan

41

Hình 2.3

Phố cổ Kawagoe, Nhật Bản

43

Hình 2.4

Phố cổ Gion-Kyoto, Nhật Bản

44

Hình 2.5

Làng cổ Bukchon, Hàn Quốc


45

Hình 2.6

Phố cổ Hanovel, Đức

46

Hình 2.7

Đền Hương Tượng – nhà số 64

48

Hình 2.8

Đình Kim Ngân

49

Hình 2.9

Kiểu nhà truyền thống

50

Hình 2.10 Kiểu nhà kiến trúc thuộc địa

50


Hình 2.11 Kiểu nhà Art-deco

51


Hình 2.12 Phân loại niên đại theo hình thức mặt ngoài

53

Hình 3.1

Bản đồ các công trình có giá trị bảo tồn

56

Hình 3.2

Ngôi nhà 87 Mã Mây

71

Các chi tiết kiến trúc mặt tiền đặc trưng

72

Hình 3.4

Ngôi nhà số 3 Hàng Đào


73

Hình 3.5

Chi tiết phần mái

73

Hình 3.6

Mẫu nhà trên phố Tạ Hiện

74

Hình 3.7

Chi tiết phần mái

75

Hình 3.8

Chi tiết phần cửa sổ

75

Hình 3.9

Chi tiết phần phào trát dưới cửa sổ


76

Hình 3.3

Hình 3.10 Ngôi nhà 85 Hàng Đào

77

Hình 3.11 Chi tiết phần tường mái

77

Hình 3.12 Chi tiết phần lan can

78

Hình 3.13 Ngôi nhà 79 Hàng Đào

78

Hình 3.14 Chi tiết phần tường mái

79

Hình 3.15 Chi tiết phần lan can

79

Hình 3.16 Ngôi nhà 38 Hàng Đào


80

Hình 3.17 Đình Kim Ngân

82

Hình 3.18 Bản đồ các tuyến phố có giá trị bảo tồn

87

Hình 3.19 Mặt đứng tuyến phố Hàng Đào và Hàng Ngang

88

Hình 3.20 Mặt đứng tuyến phố Hàng Đường và Đồng Xuân

89

Hình 3.21 Mặt đứng tuyến phố Tạ Hiện và Mã Mây

90

Hình 3.22 Mặt đứng tuyến phố

91

Hình 3.23 Mặt bằng phân chia module các ngôi nhà

91


Hình 3.24 Vật liệu trang trí

92

Hình 3.25 Module nhà điển hình

93

Hình 3.26 Mặt đứng tuyến phố Hàng Đào dãy chẵn số 2-28

94

Hình 3.27 Số nhà từ 2-12

94


Hình 3.28 Số nhà từ 14-28

95

Hình 3.29 Vật liệu sử dụng trong các ngôi nhà

96

Hình 3.30 Hiện trạng vật liệu và màu sắc sử dụng

97

Hình 3.31 Màu sắc sơn tường, cửa sổ và ngói


98

Hình 3.32 Mặt đứng các ngôi nhà sau khi cải tạo, xây mới

100

Hình 3.33 Nội thất Bar Rockstore- nhà số 61

100

Hình 3.34 Hiện trạng các ngôi nhà trên phố Mã Mây

102

Hình 3.35 Phân loại các ngôi nhà theo giá trị bảo tồn

102

Hình 3.36

Giải pháp trùng tu với những ngôi nhà có mức độ
bảo tồn cao

104

Hình 3.37

Vật liệu xây dựng sử dụng cho các công trình có giá
trị bảo tồn


110

Hình 3.38 Đoạn phố từ nhà số 8 đến nhà số 16

111

Hình 3.39 Đoạn phố từ nhà số 49 đến nhà số 61

111

Hình 3.40 Đoạn phố từ nhà số 92-110

112

Hình 3.41 Đoạn phố từ nhà số 42 đến nhà số 62

112


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Nội dung bảng

Trang

Bảng 1


Thống kê các ngôi nhà xây trước năm 1890 có giá trị
bảo tồn

57

Bảng 2

Thống kê các ngôi nhà xây năm 1930-1945có giá trị
bảo tồn

61

Bảng 3

Thống kê các ngôi nhà xây sau năm 1954 giá trị bảo
tồn

65

Bảng 4

Thống kê số lượng các ngôi nhà trên phố Mã Mây theo
phân loại bảo tồn

69

Bảng 5

. Giải pháp ứng xử với những ngôi nhà có mức độ bảo
tồn cao


105

Bảng 6

Bảng theo dõi công tác tu bổ cấu kiện gỗ

106

Bảng 7

Giải pháp ứng xử với những ngôi nhà đã bị biến đổi
một phần

107

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

UBND

Ủy ban nhân dân

QĐ-UB

Quyết định ủy ban

BXD


Bộ xây dựng

QH

Quốc hội

BTCT

Bê tông cốt thép


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài.
Phố cổ Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn với đông đảo du khách quốc tế
khi đến Việt Nam. Phố cổ Hà Nội thu hút du khách không chỉ vì lưu giữ trong
nó rất nhiều các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quí giá, mà còn cho họ
thấy nếp sống của người dân ở một di sản đô thị đang thay da đổi thịt hàng
ngày, hàng giờ. Cùng với Hoàng thành, khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của
Kinh thành Thăng Long xưa, mang hồn thiêng khí phách lịch sử dân tộc, là
một di tích vô cùng quý giá của thủ đô Hà Nội và của cả nước.
Công cuộc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, thích ứng cùng với các hoạt động
phát huy tác dụng và khai thác du lịch ở khu phố cổ Hà Nội đang được tiến
hành có hiệu quả. Các dự án bảo tồn do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội chủ trì
được thực hiện phần lớn có hiệu quả. Thực tế, đã cho thấy rõ và đúc kết được
một số kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ. Dự án chỉnh
trang, cải tạo phố Tạ Hiện (2010) và phố Lãn Ông (2013) thực hiện rất thành
công, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một trong những điểm nút du

lịch của phố cổ Hà Nội.
Việc khai thác các giá trị kiến trúc mặt đứng công trình trong khu phố cổ
này có thể góp phần giải quyết những vấn đề mang tính phương pháp luận và
các giải pháp tiếp cận phù hợp, thỏa mãn các vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối
với công tác việc bảo tồn, trùng tu các con phố khác trong khu phố cổ Hà Nội.
* Mục đích của đề tài.
Xác định các định hướng khai thác giá trị kiến trúc mặt đứng công trình
trong khu phố cổ Hà Nội và phát huy các giá trị lịch sử của chi tiết để áp dụng


2
trong bảo tồn và phát triển phố cố cũng như kiến trúc các khu đô thị mới tại
Hà nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
- Hiện trạng kiến trúc mặt đứng của khu phố cổ Hà Nội nói chung
- Các giải pháp cơ bản trong bảo tồn khu di sản phố cổ Hà Nội.
- Cấu trúc không gian kiến trúc, những biến đổi diện mạo cảnh quan kiến
trúc đường phố và những thách thức.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu chi tiết mặt đứng các dãy phố.
- Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề kiến trúc, xây dựng…. Không đi
sâu vào các vấn đề hạ tầng kỹ thuật, môi trường và tổ chức khai thác du
lịch.
* Phương pháp nghiên cứu.
- Khai thác tài liệu từ các phương diện: hiện trạng kiến trúc, tình hình cư
trú và hoat động kinh tế xà hội, tình trạng kỹ thuật hạ tầng, v.v…
- Phương pháp so sánh, đối chiếu biến động theo thời gian.
- Thiết kế thực nghiệm.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

Góp phần làm rõ và khẳng định giải pháp khai thác các chi tiết kiến trúc là
một biện pháp phù hợp và hiệu quả, đồng thời góp phần bổ sung, đề xuất một
số các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Đây là một giải pháp quan trọng trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị khu Phố cổ Hà Nội.
* Cấu trúc của luận văn.
Luận văn bao gồm 3 phần:


3
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan khu di sản phố cổ Hà Nội.
Chương 2: Các cơ sở khoa học cho việc xác định khai các giá trị kiến trúc
mặt đứng công trình và biện pháp phù hợp, khả thi trong bảo tồn, phát huy di
sản phố cổ Hà Nội.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp khai thác giá trị kiến trúc ở mặt
đứng công trình trong khu phố cổ Hà Nội.
Phần kết luận và kiến nghị.
Ngoài ra luận văn còn có phần tài liệu tham khảo bao gồm: hình vẽ, ảnh
chụp và các văn bản có liên quan.


4
NộI DUNG
CHƯƠNG 1: TổNG QUAN KHU PHố Cổ HÀ NộI.
1.1. Những vấn đề chung của khu phố cổ Hà Nội.
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
a. Vị trí về địa lý và tự nhiên.
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, độ cao trung bình 5-20m
so với mặt nước biển, có vị trí địa lý trong tọa độ 20°53’ - 21°33’ vĩ độ Bắc

và 105°44’ - 106°2’ kinh độ Đông, tọa lạc ngay giữa vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng (sông Nhị Hà).
Theo Quyết định số 6398/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ
xây dựng, khu phố cổ Hà Nội có phạm vi được xác định:
* Phía Bắc giáp phố Phan Đình Phùng, Hàng Đậu.
* Phía Đông giáp phố Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải.
* Phía Tây giáp phố Phùng Hưng.
* Phía Nam giáp các phố Hàng Thùng, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Bông.
Toàn bộ khu vực trên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, gồm 79 tuyến phố
và 83 ô phố của 10 phường, có diện tích 82 ha. Khu vực này nguyên là phần
đất thuộc phía Đông kinh thành Thăng Long xưa, là vùng “ ba sáu phố
phường” – khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc phần “thị” của kết cấu
“trong thành ngoài thị” của đô thị cổ Hà Nội. [27]
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận
nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa,
có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía Bắc của vành đai nhiệt đới, thành
phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



115
KếT LUậN VÀ KIếN NGHị
1. Kết luận
Khu di tích phố cổ Hà Nội có vị trí rất quan trọng trong di sản văn hóa của
Viêt Nam. Những đặc điểm về tự nhiên xã hội, những giá trị nhiều mặt của
khu di sản này đòi hỏi phải đưa ra một các ứng xử riêng, thể hiện trước tiên ở
một chủ trương, chính sách bảo tồn kết hợp với phát triển như một điều kiện
tiên quyết để duy trì.
Chủ trương và phương châm cơ bản có thể đúc kết như sau: giữ gìn lâu dài
và nguyên vẹn khu phố cổ như một thiết chế lịch sử - nhân văn – kiến trúc
không thể tách rời. Đảm bảo cho sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn khu phố cũ
với sự phát triển của nó và của thành phố Hà Nội.
Những ngôi nhà cổ ở đây có ngôi đã tồn tại trăm năm nay, qua thời gian
dài sử dụng đã và đang xuống cấp nhanh và biến dạng. Diện mạo kiến trúc
từng ngôi nhà thay đổi, diện mạo mặt phố cũng suy giảm về thẩm mỹ. Ngoài
ra, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đã cũ nát và không đồng bộ cũng góp
phần làm mất tính thẩm mỹ kiến trúc cũng như độ tiện nghi của cuộc sống
dân cư và khách thăm quan.
Chính vì vậy, việc bảo tồn và chỉnh trang kiến trúc phố cổ là hết sức cấp
bách và cần thiết. Khai thác để phát triển các tuyến phố mới theo hơi hướng
kiến trúc đặc trưng, phát huy mạnh mẽ giá trị của khu phố cổ. Đề xuất việc
khai thác các giá trị kiến trúc cốt lõi nhằm áp dụng cho việc xây mới các khu
phố, cải tạo và nâng cấp các khu phố cũ mang hơi thở dân tộc, hồn Việt vào
trong những công trình, nhằm nhân bản rộng rãi những tinh hoa kiến trúc
người Việt để quảng bá cho bạn bè thế giới. Trong khi đó nhu cầu cải thiện
cuộc sống của dân cư và nhu cầu về tham quan du lịch lại gia tăng mạnh mẽ.
Yếu tố du lịch có thể trở thành đòn bảy phát triển kinh tế - xã hội.



116
Các định hướng, các giải pháp được đề xuất trong luận văn, được xây
dựng trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng và sự áp dụng những kinh nghiệm cũng bài
bản phù hợp cho thể loại di sản này, là sự đảm bảo về chất lượng cho mọi
phần việc về trùng tu, cải tạo và chỉnh trang, đồng thời mang tính khả thi cần
phải có.
1. Kiến nghị
Nhằm thực hiện chủ trương nêu trên, cần phải giải quyết những vấn đề
mấu chốt, mang tính nền tảng như:
Hoạch định một cơ chế bảo tồn và phát triển đặc thù, dựa trên các đặc
điểm rất cơ bản như hầu hết di tích đều là sở hữu tư nhân; di tích nằm trong.
Xây dựng một quy hoạch và dự án tổng thể về bảo tồn tôn tạo, khai thác di
tích đô thị cổ trong một thời gian dài, nhằm giải quyết một cách đồng bộ các
trọng tâm và các mối liên quan trong bảo tồn, khai thác, phát triển, các vấn đề
xã hội, đầu tư, kế hoạch …. Dự án này phải được thực hiện kịp thời và triệt để.
Tiếp tục công việc nghiên cứu, điều tra, kiểm kê ghi chép, để xây dựng
một hồ sơ khoa học thấu đáo nhất, làm cơ sở cho mọi chủ trương, kế hoạch
bảo tồn, tu bổ cải tạo, thích nghi các ngôi nhà trong khu phố cổ.
Tiếp tục xác đinh và công nhận giá trị các di tích trên phố ở cấp nhà nước
và địa phương.
Xây dựng dự án chi tiết bảo tồn chỉnh trang các đoạn phố, dãy phố, giải
quyết việc thích nghi và nâng cấp các ngôi nhà ít có giá trị, dỡ bỏ các ngôi
nhà mới gây tổn hại đến diện mạo kiến trúc mặt phố.
Cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, sắp xếp công ăn việc làm cho người
dân.


117

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Trần Lâm Biền (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu
thổ sông Hồng, NXB Văn hóa thông tin.
2. Hoàng Đạo Cương (2002), Giải pháp trùng tu và chỉnh trang kiến trúc
đường phố Nguyễn Thái Học trong khu phố cổ Hội An, Luận văn thạc sĩ
kiến trúc, Trường đại học kiến trúc Hà Nội.
3. Hoàng Đạo Cương (2007), Nguyên tắc và kỹ thuật trùng tu nhằm bảo tồn
các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kiến trúc, Trường đại
học kiến trúc Hà Nội.
4. Đặng Tuấn Dũng (2011), Giải pháp chỉnh trang kiến trúc phố nghề Hàng
Đồng khu phố cổ Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Trường đại học kiến
trúc Hà Nội.
5. Nguyễn Bá Đang (2009), Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến
trúc, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
6. Nguyễn Bá Đang (2003), Định hướng bảo tồn, khai thác, phát huy kiến
trúc truyền thống vào các công trình mới, Tuyển tập nghiên cứu Khoa học
năm 2003, Viện nghiên cứu kiến trúc, hà Nội, tr. 42.
7. Lưu Trọng Hải (2002), Kiến trúc với văn hóa và xã hội, Nxb Xây dựng.
8. Nguyễn Quốc Hùng (2005), Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật
thể tại các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, Một con đường
tiếp cận di sản văn hóa, Bộ văn hóa thông tin, Cục di sản văn hóa, tr. 8085.
9. Đặng Thái Hoàng (2009), Văn hóa kiến trúc Phương Đông, NXB Xây
dựng.
10. Nguyễn Hồng Kiên (1996), Kiến trúc gỗ cổ truyền Việt, Tạp chí Kiến
trúc, Hội kiến trúc sư Việt Nam, số 3.


118
11. Nguyễn Hồng Kiên (1991), Bộ vì nóc của kết cấu nhà khung gỗ cổ truyền
Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật, số 97.

12.Hoàng Đạo Kính (2002), Di sản văn hóa bảo tồn và trùng tu, NXB Văn
hóa thông tin.
13. Hoàng Đạo Kính (2012), Văn hóa kiến trúc, NXB Tri thức.
14.Hoàng Đạo Kính, Nguyễn Minh Sơn (2007), Nghiên cứu hướng dẫn bảo
tồn, cải tạo và phát triển các di sản kiến trúc đô thị Việt Nam, Đề tài khoa
học cấp Bộ, Trường đại học kiến trúc Hà Nội – Viện kiến trúc nhiệt đới.
15. Vũ Tam Lang (2011), Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB Xây dựng.
16. Nguyễn Vũ Phương (2006), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc
trung tâm lịch sử ĐT Hà Nội theo hướng du lịch văn hóa, Luận án tiến sĩ
kiến trúc, Trường đại học kiến trúc Hà Nội.
17. Nguyễn Sỹ Quế, Nguyễn Văn Đỉnh, Nguyễn Hồng Hương (2010), Lịch
sử kiến trúc truyền thống Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
18. Nguyễn Đình Toàn (2002), Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, NXB
Xây dựng.
19. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp.
Hồ Chí Minh.
20. Trần Ngọc Thêm (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB giáo dục Hà
Nội
21. Chu Quang Trứ (2002), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam,
NXB Mỹ thuật.
22. Chu Quang Trứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt nam, NXB
Mỹ thuật.
23. Nguyễn Văn Uẩn (2010), Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, NXB Hà Nội.


119
24.Phạm Đình Việt (2005), Cải tạo ô phố cổ Hà Nội (khu 36 phố phường)
trên quan điểm bảo tồn và phát triển, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường đại
học xây dựng Hà Nội.
25.Luật di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành (2002), NXB Chính

trị quốc gia.
Tiếng Pháp
26.Anne Drousie (2005), Luận văn KHU PHO CO 4, Ecole d’Architecture
de Toulouse
Internet
27. />28. />29. />30. />31. />

120
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 [ đã được quốc hội thông
qua tại kỳ họp thứ X ngày 29/6/2001
PHỤ LỤC 2: Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều luật di sản văn hóa số 28/2011/
QH10 số 32/2009/QH12 [ đã được Quốc hội thứ XII thông qua tại kỳ họp thứ
V ngày 18/6/2009
PHỤ LỤC 3: Nghị định số: 98/2010/NĐ-CP Hướng dẫn luật di sản văn hóa
số: 28/2001/QH10 và luật sửa đổi bổ sung 1 số điều luật di sản văn hóa số
32/2009/QH12
PHỤ LỤC 4: Quy định 3234QĐ-UB “Quy định về quản lý xây dựng và bảo
tồn khu phố cổ Hà Nội.”
PHỤ LỤC 5: Chỉ thị số 70 BXD/KTQH năm 1995 của Bộ xây dựng về bảo
tồn không khí đặc trưng của khu phố cổ, giữ lại mạng lưới đường phố chính
với tên gọi truyền thống.
PHỤ LỤC 6: Quyết định số 70/QĐ-UB ngày 30/3/2005 của UBND thành phố
Hà Nội về bảo tồn, tôn tạo, và phát triển phố cổ Hà Nội.
…………..



×