TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC
NHẰM GIÚP LƢU SINH VIÊN LÀO CHUYÊN NGÀNH
SƢ PHẠM HÓA HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
Thuộc nhóm ngành: TN2
Sơn La, tháng 5 năm 2017
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC
NHẰM GIÚP LƢU SINH VIÊN LÀO CHUYÊN NGÀNH SƢ PHẠM
HÓA HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
Thuộc nhóm ngành: TN2
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Kim Anh
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lê Thị Hà
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Nguyễn Thị Hà
Giới tính: Nư
Dân tộc: Kinh
Nguyễn Thị Linh
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Mường
Thoong Phet Chăn Xụ Nỏm Giới tính: Nam
Lớp: K54 ĐHSP Hóa
Dân tộc: Lào
Khoa: Sinh - Hóa
Năm thứ 4/ số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sư phạm Hóa học
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Thoong Phet Chăn Xụ Nỏm
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Bích Nguyệt
Sơn La, tháng 05 năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, chúng em gặp rất nhiều khó khăn
trong giao tiếp với các lưu sinh viên Lào, về kiến thức song được sự giúp đỡ tận tình của
thầy cô, bạn bè, chúng em đã hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Chúng em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Hoàng Thị Bích Nguyệt đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên chúng em về kiến thức và về tinh thần.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – Hóa và các thầy cô
giáo trong khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho chúng em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lưu sinh viên Lào đã hỗ trợ chúng tôi trong quá
trình thực nghiệm sư phạm.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viện về tinh thần cũng như
vật chất cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2017
Nhóm đề tài
Phạm Thị Kim Anh
Lê Thị Hà
Nguyễn Thị Hà
Nguyễn Thị Linh
Thoong Phet Chăn Xụ Nỏm
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu..............................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................2
5. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................3
7. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI .....................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................4
1.1. Sơ lược về bài tập hóa học.........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................4
1.1.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học....................................................................5
1.1.3. Phân loại bài tập hóa học ........................................................................................6
1.2. Một số dạng bài tập hóa học trong chương trình hóa học phổ thông .......................7
1.2.1. Bài tập định tính......................................................................................................7
1.2.1.1. Viết phương trình phản ứng hóa học ...................................................................7
Giải: ...................................................................................................................................7
1.2.1.2. Phân biệt, nhận biết, tách và điều chế. ..............................................................12
1.2.2. Bài tập định lượng ................................................................................................21
1.2.3. Bài tập thực nghiệm ..............................................................................................35
1.3. Đánh giá thực trạng học môn hóa học của lưu sinh viên Lào tại trường Đại Học
Tây Bắc ...........................................................................................................................38
Chƣơng 2: MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC TRONG
CHƢƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG..........................................................40
2.1. Phương pháp chung .................................................................................................40
2.2. Phương pháp bảo toàn khối lượng..........................................................................40
2.3. Phương pháp bảo toàn nguyên tố ............................................................................41
2.4. Phương pháp bảo toàn electron ...............................................................................42
2.5. Phương pháp trung bình ..........................................................................................42
2.6. Phương pháp đường chéo ........................................................................................43
2.7. Phương pháp tăng giảm khối lượng ........................................................................44
2.8. Phương pháp bảo toàn điện tích ..............................................................................45
2.9. Phương pháp quy đổi ...............................................................................................45
2.10. Phương pháp phân tích hệ số .................................................................................47
2.11. Phương pháp ghép ẩn số .......................................................................................47
2.12. Phương pháp đồ thị ...............................................................................................48
Chƣơng III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................53
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm. .................................................53
3.1.1. Mục đích ...............................................................................................................53
3.1.2. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................................53
3.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm ........................................................................53
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ................................................................................53
3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả.....................................................................54
3.4.1. Đánh giá chung về tình hình học tập của học sinh ..............................................54
3.4.2. Kết quả thực nghiệm.............................................................................................54
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................56
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................56
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................57
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
THPT
Trung học phổ thông
ĐLBTKL
Định luật bảo toàn khối lượng
ĐLBTNT
Định luật bảo toàn nguyên tố
BTNT
Bảo toàn nguyên tử
đktc
Điều kiện tiêu chuẩn
dd
Dung dịch
CTTQ
Công thức tổng quát
CTHH
Công thức hóa học
CTCT
Công thức cấu tạo
PTPƯ
Phương trình phản ứng
đvC
Đơn vị Cacbon
PTHH
Phương trình hóa học
hh
Hỗn hợp
xt
Xúc tác
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng kết quả thực trạng……………………………………………….…….38
Bảng 2: Tổng hợp kết quả thực nghiệm…………………………………………...…54
Bảng 3: Xử lí kết quả thực nghiệm………………...............................……………..55
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã từ lâu quan hệ hữu nghị, truyền thống đặc biệt giữa hai nước Cộng Hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam (viết tắt là Việt Nam) và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
(viết tắt là Lào) đã, đang và luôn luôn tồn tại, ngày càng thêm gắn bó. Trong bài diễn
văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân kỷ niệm 30 năm ngày ký hiệp ước hữu
nghị và hợp tác; 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Lào, đồng
chí đã nói: “…Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, Việt Nam sẽ tiếp nhận
nhiều hơn số lưu sinh viên Lào sang học tập và nghiên cứu tại Việt Nam”.
Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều lưu sinh viên Lào sang học tập và nghiên
cứu tại Việt Nam. Năm 2016, trường Đại học Tây Bắc đã có gần 500 lưu sinh viên Lào
sang học tập ở các nhóm ngành đào tạo khác nhau. Trong đó khoa Sinh Hóa có gần 30
lưu sinh viên. Sau quá trình học tập và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy kết quả học tập
của lưu sinh viên Lào ở các chuyên ngành tại các khoa của trường Đại học Tây Bắc
chưa cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Trong đó, nguyên nhân căn
bản là do chương trình phổ thông của hai nước Lào và Việt Nam chênh lệch nhau khá
nhiều cùng với sự bất đồng về ngôn ngữ. Trong phạm vi ngiên cứu, đề tài của chúng
tôi tập trung nghiên cứu cho đối tượng là lưu sinh viên Lào thuộc chuyên ngành hóa
học, khoa Sinh Hóa, trường Đại học Tây Bắc.
Hóa học là một môn khoa học khó và trừu tượng. Để học tốt môn hóa học,
không chỉ đơn giản là việc nắm vững lý thuyết mà phải biết áp dụng những kiến thức
đó vào trong những bài tập cụ thể, có hiệu quả và vận dụng chúng vào thực tiễn, vì vậy
cần phải có phương pháp dạy học phù hợp cho đối tượng là lưu sinh viên Lào. Chúng
tôi nhận thấy đối với lưu sinh viên Lào đang học tập tại khoa Sinh Hóa, trường Đại
Học Tây Bắc đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do có sự khác biệt về ngôn ngữ và
chương trình phổ thông giữa hai nước. Qua nghiên cứu chương trình hóa học trong
sách giáo khoa hóa học phổ thông của Lào cho thấy số lượng bài tập rất ít và có khá
nhiều bài không thực sự liên quan đến nội dung của bài học, đặc biệt rất khác với
chương trình sách giáo khoa của Việt Nam. Có lẽ đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành của các lưu sinh viên Lào khi học tập tại trường
không cao. Có thể nói kĩ năng giải bài tập của lưu sinh viên Lào gần như rất hạn chế.
1
Với mục tiêu tìm ra một cách thức học tập phù hợp nhất nhằm rút ngắn khoảng
cách giữa sinh viên Việt Nam với lưu sinh viên Lào trong học tập, giúp lưu sinh viên
Lào chuyên ngành hóa học có thể tự tin hơn khi học chuyên ngành, chúng tôi tiến hành
triển khai nghiên cứu đề tài này nhằm hệ thống hóa một số phương pháp giải bài tập
thuộc chương trình hóa học phổ thông của Việt Nam và của Lào, đồng thời giúp các
lưu sinh viên Lào làm quen với chương trình hóa học của Việt Nam trước khi vào học
chuyên ngành tại trường.
Từ những lý do trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Sử dụng một số
phương pháp giải bài tập hóa học nhằm giúp lưu sinh viên Lào chuyên ngành sư
phạm hóa học nâng cao hiệu quả học tập”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-
Tìm hiểu phương pháp giải bài tập hóa học nhằm nâng cao hiệu quả học tập
của lưu sinh viên Lào.
-
Sử dụng hệ thống bài tập thuộc chương trình hóa học trung học phổ thông
(THPT) của Lào và Việt Nam nhằm giúp lưu sinh viên Lào làm quen với chương trình
hóa học của Việt Nam.
-
Tổ chức thực nghiệm sư phạm bằng cách kiểm tra khả năng giải bài tập của
lưu sinh viên Lào.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
-
Lưu sinh viên Lào chuyên ngành hóa học, khoa Sinh Hóa, trường Đại học
Tây Bắc.
-
Chương trình hóa học phổ thông.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Các phương pháp giải bài tập hóa học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài: “Sử dụng một số phương pháp giải bài tập hóa học nhằm giúp
lưu sinh viên Lào chuyên ngành sư phạm hóa học nâng cao hiệu quả học tập”
được hoàn thành có thể là tài liệu tham khảo cho các lưu học sinh và sinh viên Lào,
góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập của lưu sinh viên Lào.
2
5. Lịch sử nghiên cứu
Từ trước đến nay việc nghiên cứu về các phương pháp giải bài tập hóa học đã
và đang có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước như công trình nghiên cứu
của GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận về bài tập hóa học; PGS.TS.
Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu về phương pháp giải bài tập. Tuy nhiên, chưa có đề
tài nào áp dụng nghiên cứu đối với đối tượng là lưu sinh viên Lào. Do đó, việc triển
khai nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp lí luận
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
6.2. Phƣơng pháp thực tiễn
Phỏng vấn các lưu sinh viên Lào về hứng thú học tập bộ môn hóa học.
Sử dụng bài kiểm tra để đánh giá thực trạng học tập bộ môn hóa học của lưu
sinh viên Lào đang học tập tại khoa Sinh Hóa, trường Đại học Tây Bắc.
6.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
Kiểm tra và đánh giá kết quả bằng phương pháp thống kê toán học.
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với các du học
sinh, lưu sinh viên Lào, sinh viên sư phạm và giảng viên giảng dạy bộ môn hóa học ở
các trường Đại học.
3
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lƣợc về bài tập hóa học
1.1.1. Khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt, bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng
những điều đã học, còn bài toán là vấn đề cần giải quyết bằng phương pháp khoa
học. Một số tài liệu lý luận dạy học thường dùng “bài toán hóa học” để chỉ những
bài tập định lượng – đó là những bài tập có tính toán – khi giải cần thực hiện một
số phép toán nhất định.
Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài
toán, mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được hay hoàn thiện một tri thức
hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết, hoặc có kèm theo thực
nghiệm. Ở nước ta, thuật ngữ “ bài tập” được dùng theo quan niệm này.
Về mặt lý luận dạy học, để phát huy tối đa tác dụng của bài tập hóa học trong quá
trình dạy học, người giáo viên phải hiểu và sử dụng nó theo quan điểm hệ thống và
thuyết hoạt động có đối tượng. Một học sinh lớp 1 không thể xem bài toán lớp 12 là
một “bài toán” và ngược lại, đối với một học sinh lớp 12, bài toán lớp 1 không còn là
một “bài toán” nữa! Bài toán chỉ có thể là “bài toán” khi nó trở thành đối tượng hoạt
động của một chủ thể. Khi có một người nào đó có nhu cầu chọn nó làm đối tượng
hoạt động, mong muốn giải nó, tức là khi có một “người giải”. Vì vậy, bài toán và
người giải tạo thành một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, liên hệ chặt chẽ và tương tác
với nhau.
Như vậy, có thể nói bài tập hóa học là một vấn đề không lớn, mà trong trường
hợp tổng quát được giải quyết nhờ những suy nghĩ logic, những phép toán và thí
nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học.
Thông thường trong sách giáo khoa và tài liệu lý luận day học bộ môn, người ta hiểu
bài tập là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu
là nghiên cứu các hiện tượng hóa học, hình thành khái niệm, phát triển tư duy hóa học
và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn.
Bài tập hóa học là hệ thống các câu hỏi buộc người học (học sinh) vận dụng các
kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết. Là phương tiện cơ bản để dạy cho học sinh
vận dụng kiến thức vào đời sống, sản xuất, bài tập hóa học trong nghiên cứu khoa học.
4
Ở Việt Nam, khái niệm bài tập được dùng theo nghĩa rộng, bài tập có thể là câu hỏi
hay bài toán.
Câu hỏi là dạng bài tập mà trong quá trình hoàn thành chúng học sinh chỉ cần
tiến hành một loại hoạt động tái hiện như nhớ lại nội dung các định luật, quy tắc, khái
niệm, trình bày lại một mục trong sách giáo khoa.
Bài toán hóa học là những bài tập mà khi hoàn thành chúng thì học sinh tiến
hành một loạt các hoạt động: đọc hiểu, phát hiện vấn đề, suy luận…
1.1.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học
Bài tập hóa học là phương tiện để cho học sinh vận dụng kiến thức vào đời
sống. Chính vì vậy, bài tập hóa học có ý nghĩa, tác dụng rất lớn. Cụ thể như sau:
Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức đã học biến những kiến
thức tiếp thu được qua bài giảng, của giáo viên thành kiến thức của chính mình. Chỉ
khi vận dụng được một kiến thức nào đó, kiến thức đó mới nhớ được rất lâu.
Đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn.
Chỉ khi có vận dụng kiến thức vào việc bài tập học sinh mới có thể nắm vững kiến
thức một cách sâu sắc.
Ôn tập củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi nhất. Trong khi ôn tập
nếu đơn thuần ôn lại kiến thức học sinh sẽ bị chán vì không có gì mới, hấp dẫn. Thực tế cho
thấy học sinh khá và giỏi chỉ thích giải bài tập trong giờ ôn tập.
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết về hóa học, kỹ năng thực hành, kỹ
năng tính toán … kỹ năng nhận biết các chất góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng
hợp cho học sinh.
Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh cho học sinh. Một bài
tập có nhiều cách giải, có cách giải thông thường theo các bước quen thuộc nhưng
cũng có cách giải độc đáo, thông minh, rất ngắn gọn, mà lại chính xác. Đưa ra một bài
tập rồi yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách, tìm những cách giải ngắn nhất là một
cách rèn luyện trí thông minh cho học sinh.
Giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong như rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực,
sáng tạo, chính xác, khoa học. Nâng cao lòng yêu thích bộ môn. Rèn luyện tác phong
lao động có văn hóa, lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ
nơi làm việc thông qua việc giải các bài tập thực nghiệm.
5
Bài tập hóa học là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để
dạy học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập
nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã tiếp thu qua bài giảng thành kiến thức
của chính mình. Kiến thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A
Đanilop nhận định: “ kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu học sinh có thể vận
dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành” .
1.1.3. Phân loại bài tập hóa học
Có nhiều cách phân loại bài tập hóa học tùy thuộc vào các cơ sở phân loại chúng.
Phân loại dựa vào hoạt động của học sinh khi giải bài tập
- Bài tập lý thuyết: là dạng bài tập khi hoàn thành chúng học sinh cần phải nắm
vững lý thuyết và vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt.
- Bài tập định tính: là dạng bài tập khi hoàn thành bài tập học sinh cần phải vận
dụng kiến thức và áp dụng kĩ năng để giải bài tập một cách hiệu quả nhất.
Phân loại dựa vào nội dung hóa học của giải bài tập
Dạng bài tập này hệ thống hóa các kiến thức dựa vào việc xây dựng bài tập theo
từng chủ để, phục vụ dễ dàng cho ôn tập hoặc dạy bài mới. Tên của từng loại bài tập
có thể như tên của bài trong sách giáo khoa.
Phân loại dựa vào khối lượng kiến thức (mức độ khó dễ của bài tập)
Có thể chia bài thành 2 loại đó là bài tập đơn giản (cơ bản) và bài tập phức tạp
(tổng hợp).
Phân loại dựa vào đặc điểm về phương pháp giải bài tập
- Để giải các bài tập được tốt thì có nhiều cách giải và phương pháp khác nhau về
đặc điểm như :
+ Cân bằng phương trình hóa học
+ Nhận biết các chất
+ Tách các chất ra khỏi hỗn hợp
+ Làm sạch các chất
+ Viết chuỗi phản ứng, điều chế các chất
+ Tính theo công thức và phương trình hóa học
+ Lập công thức phân tử
+ Xác định thành phần hỗn hợp
+ Bài tập tổng hợp
6
Trên đây là một số cách phân loại bài tập hóa học. Trong phạm vi nghiên cứu,
chúng tôi sẽ phân loại bài tập thành 3 loại chính là:
- Bài tập định tính
- Bài tập định lượng
- Bài tập thực nghiệm
1.2. Một số dạng bài tập hóa học trong chƣơng trình hóa học phổ thông
1.2.1. Bài tập định tính
Bài tập lí thuyết hóa học có tác dụng rất lớn trong việc giúp cho học sinh nắm
vững được lý thuyết cụ thể như: tính chất vật lý, tính chất hóa học, các phản ứng
hóa học liên quan… giúp cho học sinh có vận dụng kiến thức được linh hoạt và
hiệu quả hơn.
Trong quá trình dạy học, nhằm giúp cho học sinh rèn luyện được trí nhớ và tái
hiện kiến thức đã học, giáo viên thường sử dụng bài tập dạng sơ đồ phản ứng, viết
phương trình phản ứng, cân bằng phản ứng, xác định số oxi hóa của các chất, nhận
biết, phân biệt, tách và điều chế các chất…
1.2.1.1. Viết phương trình phản ứng hóa học
Bài 1: Hãy viết các phương trình phản ứng
(1)
NO
(2)
NO2
(3)
(4)
Y
Ca(NO3)2
N2
(5)
M
(6)
NO
(7)
NO2
(8)
NH4NO3
Hãy viết các phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá trên.
Giải:
Y: HNO3
(1) N2 + O2
𝑡𝑖𝑎 𝑙ử𝑎 đ𝑖ệ𝑛
M : NH3
2 NO
(2) 2 NO + O2 → 2 NO2
(3) 4 NO2 + O2 + H2O → 4 HNO3
(4) 2 HNO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2 H2O
(5) N2 + 3 H2 ↔ 2 NH3
(6) 4 NH3 + 5 O2 → 4 NO + 6 H2O
(7) 2 NO + O2 → 2 NO2
(8) 4 NO2 + O2 + H2O → 4 HNO3
7
Bài 2: Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau :
CH3Cl CH2Cl2 CHCl3 CCl4
CH3COONa CH4
C2H2 C2H6 C2H4 C2H4
Giải:
CaO ,t
CH4↑ + Na2CO3
CH3COONa + NaOH
0
as
CH3Cl + HCl
CH4 + Cl2
as
CH2Cl2 + HCl
CH3Cl + Cl2
as
CHCl3 + HCl
CH2Cl2 + Cl2
as
CCl4
CHCl3 + Cl2
+
HCl
1500
2 CH4
C2H2 +3H2
l ln
0
Ni ,t
C2H6
C2H2 + 2 H2 →
0
500 C , xt
C2H4 +H2
C2H6
0
Ni ,t
C2H6
C2H4 + H2
0
Bài 3: Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
C2H6 C2H5Cl C4H10 C4H8 C4H10
C4H10
CH3CH(Cl)CH3
C3H6 C3H8
CH2(Cl)CH2CH3
Giải
500 C , xt
CH3 - CH3 + CH2 = CH2
CH3 - CH2 - CH2 - CH3
0
as
CH3 - CH2Cl + HCl
CH3 - CH3 + Cl2
t C , xt
CH3 - CH2 - CH2 - CH3 + 2 NaCl
2 CH3 - CH2Cl + 2 Na
0
500 C , xt
CH2 = CH - CH2 - CH3 + H2
CH3 - CH2 - CH2 - CH3
0
Ni ,t
CH3 - CH2 - CH2 - CH3
CH2 = CH - CH2 - CH3 + H2
0
500 C , xt
CH3 – CH = CH2 + CH4
CH3 - CH2 - CH2 - CH3
0
Ni ,t
CH3 - CH2 - CH3
CH3 - CH = CH2 + H2
0
CH3 - CH2 - CH3 + Cl2
CH3CH(Cl)CH3
+ HCl
CH2(Cl)CH2CH3 + HCl
8
Bài 4. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
nHecxan nbutan etan etylclorua.
Giải
500 C , xt
CH3-CH2-CH2-CH3 + CH2 = CH2
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3
0
500 C , xt
CH2 - CH3
CH3-CH2-CH2-CH3
0
CH3-CH3
+
as
CH3-CH2Cl
Cl2
+
CH2 = CH2
+
HCl
Bài 5: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
? HCl →
a) ?CaO +
CaCl2
+
?
→
c) FeO +
CO
→
d) ?Al
?H2SO4 →Al2(SO4)3
b) ?Al
+
+
?
2Al2O3
?
+ CO2
+
?H2
e) BaCl2 + ?AgNO3 →Ba(NO3)2 +
→
f) Ca(OH)2 +
?HCl
g) 3Fe3O4 +
?Al
h) Ca(OH)2 +
CO2 →
→
→
i) Ca(HCO3)2
? +
2H2O
?Fe +
?
?
+
CaCO3
?
H2 O
+
CO2 +
?
Giải
a) CaO +
b) 4Al
+
2 HCl →
CaCl2
3O2 →
+
2Al2O3
→ Fe
c) FeO +
CO
d) 2Al
3H2SO4 →Al2(SO4)3
+
H2 O
+ CO2
+
3H2
e) BaCl2 + 2AgNO3 →Ba(NO3)2 +
→CaCl2 +
f) Ca(OH)2 + 2HCl
g) 3Fe3O4 +
8Al → 9Fe +
h)Ca(OH)2 +
CO2 →
i)Ca(HCO3)2
→
CaCO3
CaCO3
+
AgCl
2H2O
4Al2O3
+
H2 O
CO2 +
H2 O
Bài 6: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) M + HNO3 →
M(NO3)n + NO + H2O
b) M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O
c) M + HNO3 →
M(NO3)3 + N2O + H2O
d) M + HNO3 →
M(NO3)n + N2O + H2O
e) Fe + HNO3 →
Fe(NO3)3 + NxOy
9
+
H2O
f) FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
g) FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
h)FexOy + HCl →
FeCl2y/x +
H 2O
i) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x +
H2 O
Giải:
a) 3M + 4nHNO3 → 3M(NO3)n + nNO + 2nH2O
b) 2M + 2nH2SO4 →M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O
c) 8M + 30HNO3 → 8M(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
d) 8M +10nHNO3 → 8M(NO3)n + nN2O + 5nH2O
e)
(5x-2y)Fe
+
HNO3 → (5x-2y)Fe(NO3)3 +
(18x-6y)
3NxOy +(9x-3y)H2O
f) 3FexOy + (12x-2y)HNO3 → 3xFe(NO3)3 +(3x-2y)NO +
(6x-y)H2O
g) FexOy + (6x-2y)HNO3 → x
(3x-y)H2O
Fe(NO3)3 +
h)FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x +
(3x-2y)NO2 +
yH2O
i) 2FexOy + 2yH2SO4 → xFe2(SO4)2y/x + 2yH2O
Bài 7: Hãy viết 4 phương trình khác nhau điều chế NaOH.
Giải:
2 Na + 2H2O → 2 NaOH + H2
Na2O + H2O → 2 NaOH
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH
Na2S + Cu(OH)2 → CuS + 2NaOH
Bài tập vận dụng
Bài 1: Cân bằng các phản ứng sau:
a) FexOy
+ H2SO4 →
b) M +
HNO3 → M(NO3)n
c) M +
HNO3 →
d) MO + H2SO4
Fe2(SO4)3
+
+
NO2 + H2O
M(NO3)3 + NO
→
SO2 + H2O
M2(SO4)3 +
+ H2 O
SO2 +
Bài 2: Viết 3 phương trình khác nhau điều chế KOH.
Bài 3: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) ? Na + ? → 2 Na2O
b) ? CuO + ?HCl →
c) Al2(SO4)3
CuCl2 + ?
+ ? BaCl2 →
d) ? Al(OH)3 →
Al2O3 +
? AlCl3
+
?
10
?
H2 O
Bài 4: Cân bằng các phương trình hóa học sau :
1) MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl
2) Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O
3) Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
4) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2 (SO4)3 + H2O
5) Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3
6) Al2(SO4)3 + AgNO3 → Al(NO3)3 + Ag2SO4
7) Al2 (SO4)3 + NaOH → Al(OH)3 + Na2SO4
8) Na + H3PO4 → Na2HPO4 + H2
9) C6H5OH + Na → C6H5ONa + H
10) Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S
11) K3PO4 + Mg(OH)2 → KOH + Mg3 (PO4)2
12) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O
13) Ba(NO3)2 + H2SO4 →
BaSO4 + HNO3
14) Ba(NO3)2 + Na2SO4 →
→
15) AlCl3 + NaOH
BaSO4 + NaNO3
Al(OH)3 + N
Bài 5: Cho sơ đồ phản ứng
a) NH3 + O2 → NO
b) S
+ HNO3 →
+ H2 O
H2SO4 + NO
c) NO2 + O2 + H2O →
AgNO3 →
d) FeCl3 +
e) NO2 + H2O →
HNO3
Fe(NO3)3 +
AgCl
HNO3 + NO
f) Ba(NO3)2 + Al2(SO4)3 →
BaSO4
+ Al(NO3)3
Hãy hoàn thành phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử các chất
trong mỗi phản ứng.
Bài 6: Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
+
O2
→
2) CnH2n + 2 +
O2
→
1) CnH2n
CO2 +
H2 O
CO2 +
H2 O
3) CnH2n - 2 +
O2
→
CO2 +
H2 O
4) CnH2n - 6 +
O2
→
CO2 +
H2 O
5) CnH2n + 2O
+
6) CxHy
O2
+
→
O2
→
CO2 +
CO2 +
H2 O
11
H2 O
7) CxHyOz +
O2
8) CxHyOzNt
+
→
O2
9) CHx + O2 → COy +
CO2 +
→
H2 O
CO2 +
H2 O + N2
H2 O
10) FeClx + Cl2 → FeCl3
1.2.1.2. Phân biệt, nhận biết, tách và điều chế.
Trong quá trình dạy học, nhằm giúp cho học sinh nắm chắc được kiến thức về
tính chất vật lý, tính chất hóa học, kiến thức để áp dụng nhận biết các chất và rèn luyện
khả năng viết phương trình của học sinh, giáo viên thường sử dụng một số dạng bài
tập về nhận biết, tách một số chất.
Phƣơng pháp
Lựa chọn những phản ứng có dấu hiệu đặc trưng (sự biến đổi màu, mùi, kết tủa,
sủi bọt khí,…) để nhận biết.
Bài 1: Dựa vào tính chất vật lí, hãy phân biệt các chất khí gồm : khí H2, khí Cl2, khí
H2S đựng trong các bình mất nhãn?
Giải
- Từ các bình đựng các khí trên ta dễ dàng nhận ra được bình chứa khí clo vì nó
có màu vàng lục.
- Hai khí còn lại mở lắp bình, vẩy tay bình nào có mùi trứng thối đó là bình
chứa H2S.
- Bình còn lại chính là bình chứa khí H2.
Bài 2: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau : CuSO4, KOH, BaCl2, Na2CO3.
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch trên?
Giải
Trích mỗi lọ một ít ra ống nghiệm để làm mẫu thử.
- Dùng quỳ tím nhúng vào các mẫu thử trên, mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh,
mẫu đó là KOH; các mẫu thử khác không làm quỳ tím chuyển màu.
- Sau đó, dùng dung dịch HCl nhỏ lần lượt vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử có
khí thoát ra, mẫu đó là Na2CO3.
2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
- Tiếp đó dùng dung dịch H2SO4 nhỏ lần lượt vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử
nào có kết tủa trắng là BaCl2.
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 ↓ + 2HCl
- Mẫu thử còn lại là CuSO4.
12
Bài 3: Có các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau : H2SO4, Na2CO3, MgSO4, Na2SO4.
Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các dung dịch trên?
Giải
Trích mỗi lọ một ít ra ống nghiệm để làm mẫu thử.
- Dùng quỳ tím nhúng vào các mẫu thử trên, mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ, mẫu
đó là H2SO4, các mẫu thử khác không làm quỳ tím chuyển màu.
- Dung dịch H2SO4 vừa nhận biết được ở trên, ta đem nhỏ lần lượt vào các mẫu
thử còn lại, mẫu thử nào có khí thoát ra thì đó là Na2CO3
H2SO4 + BaCl2 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
- Dung dịch Na2CO3 vừa nhận biết được ở trên cho vào các mẫu thử còn lại,
mẫu thử nào có kết tủa tạo thành, mẫu đó là MgSO4 .
MgSO4 + Na2CO3 2Na2SO4 + MgCO3 ↓
- Mẫu còn lại là Na2SO4.
Bài 4: Có các lọ mất nhãn đựng các dung dịch : H2SO4 , BaCl2 , Na2CO3 , HCl. Không
dùng thêm bất cứ một thuốc thử nào hãy nhận biết các dung dịch trên?
Giải
Trích ra mỗi mẫu làm nhiều mẫu thử rồi lần lượt cho mẫu thử này phản ứng với
các mẫu thử còn lại, ta được kết quả theo bảng sau :
H2SO4
BaCl2
Na2CO3
HCl
H2SO4
--
BaSO4 ↓
CO2 ↑
--
BaCl2
BaSO4 ↓
--
BaCO3 ↓
--
Na2CO3
CO2 ↑
BaCO3 ↓
--
CO2 ↑
HCl
--
--
CO2 ↑
--
Như vậy :
- Mẫu thử nào phản ứng với mẫu thử còn lại mà xuất hiện một kết tủa và một
chất khí, mẫu đó là H2SO4.
- Mẫu thử nào phản ứng với mẫu thử còn lại mà xuất hiện hai kết tủa thì mẫu đó
là BaCl2
- Mẫu thử nào phản ứng với mẫu thử còn lại mà sinh ra hai chất khí và một kết
tủa thì mẫu đó là Na2CO3.
- Mẫu thử nào phản ứng với mẫu thử còn lại mà có một chất khí thì mẫu đó là
HCl
13
Các phản ứng xảy ra :
H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 ↓ + 2HCl
2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
BaCl2 + Na2CO3 NaCl + BaCO3 ↓
Bài 5 : Có các bình mất nhãn chứa các chất khí : O2 , H2 , CO2 , N2 . Bằng phương
pháp hóa học hãy nhận biết từng bình khí trên?
Giải
- Cho từng khí trên đi qua dung dịch nước vôi trong dư, khí nào có kết tủa trắng
là khí CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ↓ + H2O
- Cho que diêm còn đốm đỏ đi vào các khí còn lại, khí nào bùng cháy là khí O2
- Đốt hai khí còn lại, khí nào cháy có tiếng nổ thì đó là khí H2, khí còn lại là N2
không cháy.
Bài 6 : Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau : axit axetic, rượu
etylic, glucozơ, saccarozơ?
Giải
Lấy mỗi bình một ít ra ống nghiệm để làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím vào các mẫu thử, mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ, mẫu đó là axit
axetic
Dùng mẩu Na cho vào 3 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào có khí thoát ra thì đó là
rượu etylic.
C2H5OH + Na C2H5ONa + ½ H2
Dùng dung dịch AgNO3 trong môi trường amoniac , bình nào làm xuất hiện kết
tủa, bình đó là C6H12O6.
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + Ag ↓
Mẫu thử còn lại là saccarozơ.
Bài 7 : Hãy nhận biết các chất trong các cặp chất sau đây:
a) SO2 và CO2
b) Dung dịch AlCl3 và ZnCl2
c) C2H4 và C2H2 ( chỉ dùng nước brom)
14
Giải
a) Dẫn lần lượt từng khí qua dung dịch nước brom. Khí làm mất màu nâu đỏ của
nước brom là SO2, không làm mất màu hay nhạt màu nước brom thì đó là CO2.
SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4
b) Cho dung dịch NH3 vào mẫu thử từng chất cho đến dư
- Nếu có kết tủa không tan trong NH3 thì đó là AlCl3
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
- Nếu có kết tủa sau đó tan trong NH3 dư thì là ZnCl2
ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓+ 3NH4Cl
Zn(OH)2 + 4NH3 → Zn(NH3)4(OH)2
c) Dẫn từng khí vào 2 ống nghiệm đựng những thể tích như nhau của cùng một
dung dịch brom (lấy dư).
Khí nào làm nước brom nhạt màu nhiều là C2H2, làm nhạt màu ít là C2H4.
C2H2
+
2Br2
C2H4
+
Br2
→
→
C2H2Br4
C2H4Br2
Bài 8: Tách rượu ra khỏi rượu etylic và nước?
Giải
Đun sôi hỗn hợp trên. Khi nhiệt độ hỗn hợp ở 78,3oC thì thu được hơi rượu, đồng
thời dẫn hơi rượu thu được đi qua dụng cụ làm lạnh ta thu được rượu etylic.
Bài 9: Tách riêng vụn bạc ra khỏi hỗn hợp vụn bạc, vụn nhôm và vụn magie?
Giải
Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl, sắt và magie sẽ tác dụng, còn lại chất
rắn không phản ứng đó là bạc
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
Lọc dung dịch ta thu được vụn bạc.
Bài 10: Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp khí gồm:
CO2, SO2, H2?
Giải
Cho hỗn hợp đi qua nước vôi trong dư thì CO2 và SO2 được giữ lại. Khí thoát ra
là H2 .
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 ↓ + H2O
15
Cho dung dịch H2SO4 vào hỗn hợp trên ta thu được khí CO2 do phản ứng.
H2SO4 + CaCO3 CaSO4 + CO2 ↑ + H2O
Cho tiếp hỗn hợp trên một lượng HCl dư ta sẽ thu được SO2
Bài 11: Cho hỗn hợp khí gồm : CO2 , C2H2 , O2 . Làm thế nào thu được oxi tinh khiết.
Giải
Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong thì khí CO2 được giữ lại thể hiện
qua phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ↓ + H2O
Tiếp tục dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước brom thì khí C2H2 bị giữ lại
C2H2 + Br2 C2H2Br2
Khí còn lại chính là khí oxi tinh khiết.
Bài 12: Có hỗn hợp rắn : NaCl , AlCl3 , CaCl2 . Hãy tách riêng từng chất ở dạng rắn
sao cho khối lượng của chúng không đổi.
Giải
Cho hỗn hợp tác dụng với dung dich NH3 dư. Lọc tách lấy kết tủa.
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
Hòa tan kết tủa trong dung dịch HCl, cô cạn dung dịch ta được muối AlCl3 khan
3HCl + Al(OH)3 AlCl3 + 3H2O
Cho dung dịch nước lọc trên tác dụng với dung dịch (NH4)2CO3 dư
CaCl2 + (NH4)2CO3 CaCO3 ↓ + 3NH4Cl
Lọc kết tủa hòa tan trong dung dịch HCl dư rồi cô cạn thu được CaCl2 khan
2HCl + CaCO3 CaCl2 + CO2 ↑ + H2O
Dung dịch nước lọc gồm NaCl, (NH4)2CO3 , NH4Cl đem đun nóng
t°
→
NH4Cl
(NH4)2CO3
t°
→
NH3 ↑ + HCl ↑
2 NH3 ↑ + CO2 ↑ + H2O↑
Bài 13: Từ C2H2, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết. Hãy điều chế ra CH3CHO?
Giải
C2H2 + H2
C2H4 + H2O
Pb /PbCO 3
H+
C2H5OH + CuO
C2H4
C2H5OH
xt ,t°
CH3CHO + Cu + H2O
16
Bài 14: Hãy điều chế H2SO4 từ quặng FeS2.
Giải
4 FeS2 + 11 O2 → 2 Fe2O3 + 8 SO2
t°
→
2SO2 + O2
SO3
+
2SO3
H2O → H2SO4
Theo lý thuyết là thế nhưng trong thực tế phải có H2SO4 đặc làm chất xúc tác thì
SO3 mới tác dụng với H2O
H2SO4 đ + SO3 → H2SO4.nSO3
H2SO4.nSO3 +
nH2O →
(n + 1) H2SO4
Bài 15: Hãy điều chế cao su buna từ metan.
Giải
CH4
1500°C
2 CH ≡ CH
xt
→
CH ≡ CH + 3H2
CH2 = CH – C ≡ CH
Pb /PbCO 3
CH2 = CH – C ≡ CH + H2
xt
→
nCH2 = CH – CH = CH2
CH2 = CH – CH = CH2
(CH2 = CH – CH = CH2)n
Bài 16: Từ CH4 hãy điều chế ra HOOC – C ≡ C - COOH
Giải
CH4
1500°C
CH ≡ CH + 3H2
CH ≡ CH + 2C2H5MgCl → ClMgC ≡ CMgCl + C2H6
CH ≡ CH + H2
Pb /PbCO 3
CH2 = CH2
CH2 = CH2 + HCl → CH3 – CH2 – Cl
CH3 – CH2 – Cl + Mg
CH3 – CH2 – MgCl +
ete khan
CH3 – CH2 – MgCl
CH ≡ CH → ClMg – C ≡ C – MgCl
ClMg – C ≡ C – MgCl + 2CO2 → ClMgOOC – C ≡ C – COOMgCl
ClMgOOC – C ≡ C – COOMgCl
H2O+
HOOC – C ≡ C – COOH
Bài 17: Từ H2O, O2, FeS2 hãy điều chế ra Fe2(SO4)3?
Giải:
Dẫn một ít khí O2 cho vào FeS2
4 FeS2 + 11 O2 → 2 Fe2O3 + 8 SO2
Dẫn một ít oxi còn lại và SO2 vừa thu được từ phản ứng trên và H2O
2 SO2 + 2 H2O + O2 → 2 H2SO4
17
Cho H2SO4 vừa thu được từ phản ứng trên tác dụng với Fe2O3
Fe2O3 + 3 H2SO4 l → Fe2(SO4)2 + 3 H2O
Bài tập vận dụng
Bài 1: Dựa vào tính chất vật lí, hãy phân biệt các bình chứa 3 chất bột kim loại đều có
màu trắng bạc bị mất nhãn gồm: Fe, Ag và Al.
Bài 2: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau :H2SO4, NaOH, HCl, HNO3. Bằng
phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch trên.
Bài 3: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau : H2SO4 , BaCl2, KOH, Na2SO4,
FeCl3. Chỉ dùng một loại thuốc thử hãy nhận biết các lọ mất nhãn trên?
Bài 4: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch: AgNO3, CaCl2 , Na2CO3, HCl. Bằng
phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn trên mà không dùng một loại
thuốc thử nào?
Bài 5: Có các bình mất nhãn đựng các chất khí: SO2 , NH3 , NO2 , NO. Bằng phương
pháp hóa học hãy nhận biết từng bình khí trên?
Bài 6: Có các bình mất nhãn đựng các chất khí: CH4, C2H4 , C2H2. Bằng phương pháp
hóa học hãy nhận biết các bình mất nhãn trên?
Bài 7: Có một hỗn hợp gồm 3 kim loại ở dạng bột: Al, Fe và Cu. Bằng phương pháp
hóa học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp?
Bài 8: Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp: Al2O3,
Fe2O3, SiO2?
Bài 9: Cho hỗn hợp A gồm: CuO, AlCl3, CuCl2, Al2O3. Bằng phương pháp hóa học
hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp A mà khối lượng của chúng không đổi?
Bài 10: Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng 3 muối : NaCl, MgCl2, NH4Cl?
Bài 11: Hỗn hợp X gồm các oxit: Al2O3, K2O, CuO, Fe3O4 .. Bằng phương pháp hóa
học tách riêng từng oxit?
Bài 12: Từ anđehit axetic, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết hãy điều chế ra
3 - metyl pentanol?
Bài 13: Từ CaC2, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết hãy điều chế ra C2H5OH?
Bài 14: Từ CaC2, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết hãy điều chế vinyl axetat?
Bài 15: Từ các dung dịch : CuSO4, NaOH , HCl, AgNO3 có thể điều chế được những
muối nào? Những oxit bazơ nào?
Bài 16: Từ FeS, BaCl2, không khí, nước hãy điều chế ra BaSO4?
18