Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chương 5: KHÔNG KHÍ ẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.84 KB, 13 trang )

Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 39

Chương 5:

KHÔNG KHÍ ẨM
5.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN
5.1.1 Không khí khô và không khí ẩm:
5.1.1.1 Không khí khô:
Khi nghiên cứu không khí thì ta xem không khí như là một thành phần đồng
nhất. Tuy nhiên, rõ ràng không khí là một hỗn hợp cơ học của nhiều chất khí thành
phần khác nhau bao gồm: N2, O2, CO2 và một số chất khí khác. Các thành phần cơ bản
của không khí đều có nhiệt độ tới hạn khá thấp so với các giá trị nhiệt độ thường gặp
của không khí ẩm. Do đó không khí luôn luôn tồn tại ở thể khí trong bất kỳ quá trình
biến đổi trạng thái của không khí ẩm, còn hơi nước thì dễ dàng biến đổi. Cho nên khi
nghiên cứu tính chất và đặc điểm của không khí ẩm thì cũng coi như ta nghiên cứu
tính chất và đặc điểm của hơi nước.
5.1.1.2 Không khí ẩm:
Hỗn hợp giữa không khí khô và hơi nước gọi là không khí ẩm. Trong thực tế
thường gặp không khí ẩm. Không khí ẩm được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật như
sấy, thông gió, làm ẩm điều hoà nhiệt độ .... Không khí ẩm cũng liên quan mật thiết
đến cuộc sống và ảnh hưởng đến các thiết bị máy móc thiết bị. Vì vậy chúng ta cần
biết các tính chất của không khí ẩm. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường
các tính chất vật lý của không khí ẩm gần giống khí lý tưởng. Phần áp suất của hơi
nước trong không khí ẩm cũng rất nhỏ, hơi nước loãng, lực tương tác giữa các phân tử
hơi nước cũng nhỏ, thể tích phân tử hơi nước không đáng kể nên có thể coi hơi nước
trong không khí ẩm như là khí lý tưởng. Như vậy không khí ẩm là một hỗn hợp khí lý
tưởng nên nó có những tính chất sau:
- Áp suất của hỗn hợp không khí ẩm bằng tổng phần áp suất không khí khô và
hơi nước.
p = pk + ph


(5.1)
- Nhiệt độ của không khí ẩm bằng nhiệt độ của không khí khô và hơi nước
trong không khí ẩm.
t = tk = th
(5.2)
- Thể tích của không khí ẩm bằng thể tích của không khí khô và bằng thể tich
của hơi nước chứa trong không khí ẩm vì chúng khuyếch tán trong thể tích.
V = Vk = Vh
(5.3)
- Khối lượng của không khí ẩm bằng tổng khối lượng cả không khí khô và hơi
nước.
G = Gk + Gh
(5.4)
Ở đây ký hiệu k là không khí khô và h là hơi nước.

5.1.2 Các loại không khí ẩm.
Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 40

Tùy theo lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm người ta chia không khí ẩm
làm hai loại.
5.1.2.1 Không khí ẩm chưa bão hòa:
Là không khí ẩm mà lượng hơi nước chứa trong đó chưa đạt đến trị số lớn nhất
nghĩa là có thể cho thêm hơi nước vào không khí ẩm chưa bão hòa. Hơi nước trong
không khí ẩm chưa bão hòa là hơi quá nhiệt. Phần áp suất của hơi nước p h trong

không khí ẩm chưa bão hòa nhỏ hơn áp suất bão hòa p s của hơi nước tương ứng với
nhiệt độ không khí ẩm.
5.1.2.2 Không khí ẩm bão hòa:
Là không khí ẩm mà lượng hơi nước trong đó đạt đến trị số lớn nhất. Hơi nước
trong không khí ẩm là hơi bão hòa khô. Trong trường hợp này nếu cho thêm hơi nước
vào thì sẽ ngưng lại thành giọt nước nhỏ.

5.2 CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA KHÔNG KHÍ ẨM
5.2.1 Độ ẩm tuyệt đối ρ h.
Mức độ ẩm của không khí phụ thuộc vào hàm lượng của hơi nước trong không
khí ẩm.
G
Nếu trong V, m3 không khí ẩm có trong G, kg hơi nước thì tỷ số h gọi là độ
V
ẩm tuyệt đối của không khí ẩm.
Gh Gh
Ph
1
ρh =
=
=
=
, kg / m 3
Vì V = Vh nên:
(5.5)
V
Vh
vh R hT
Trong đó:
- Ph - Áp suất của hơi nước chứa trong không khí ẩm .

- T - Nhiệt độ tuyệt đối của không khí ẩm, °K .
Rh- Hằng số chất khí của hơi nước chứa trong không khí ẩm. Trị số R h được lấy
gần đúng bằng hằng số chất khí của hơi quá nhiệt R h = 462 J/kg.độ. Như vậy về trị số
độ ẩm tuyệt đối của không khí ẩm bằng khối lượng riêng của hơi nước chứa trong nó.

5.2.2 Độ ẩm tương đối φ.
Ký hiệu ρh là độ ẩm tuyệt đối của không khí ẩm bão hòa có áp suất là p và nhiệt
độ t, và ρhmax là độ ẩm tuyệt đối lớn nhất của không khí ẩm bão hòa có cùng áp suất p
ρh
và nhiệt độ t thì tỷ số
được gọi là độ ẩm tương đối của không khí ẩm chưa bão
ρ h max
hòa .
ρh

(5.6)
ρ h max
Theo phương trình trạng thái của khí lý tưởng ta có:
p h = R h ρ h T ; p h max = R h ρ h max T

Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 41

=


nên ta có:

ρh
ρ h max

=

ph
p h max

(5.7)

phmax- Áp suất lớn nhất của hơi nước chứa trong không khí ẩm .
- Trường hợp: t < ts(p) thì phmax = ps
ps- Áp suất bão hòa của hơi nước tương ứng với nhiệt độ t của không khí ẩm.
- Trường hợp: t > ts(p) thì phmax = p
p - Áp suất của không khí ẩm .
Trị số φ thường biểu diễn bằng phần trăm và 0 ≤ φ ≤ 100 %
Đối với không khí khô φ = 0 đối với không khí ẩm bão hòa φ = 100%.

5.2.3 Độ chứa hơi d (dung ẩm)
số:

Nếu trong G kg không khí ẩm có G h kg hơi nước và Gk kg không khí khô thì tỷ
Gh
=d
[kg hơi nước / kg không khí khô]
(5.8)
Gk


gọi là độ chứa hơi d của không khí ẩm.
ph V = Gh R hT
vì:
pk V = Gk R kT
Nên ta có:

d=

ph R k
pk R h

thay Rh = 462 J/ kg.độ; Rk = 287 J/ kg.độ; pk = p – ph
0,622p h kg hn
d=
[
]
p _ p h kg kkk
ta được:
p
d = 0,622 _ h
p ph

(5.9)

(5.10)

5.2.4 Entanpy của không khí ẩm.
Entanpy của không khí ẩm bằng tổng Entanpy của không khí ẩm khô và
entanpy của hơi nước chứa trong không khí ẩm. Trong đó (1+d) kg không khí ẩm có
1kg không khí khô và d kg hơi nước. Do đó Entanpy tương ứng 1kg không khí khô sẽ

là:
I = i k + di h
(5.11)
- Entanpy của 1 kg không khí khô được xác định theo công thức.
ik = Cpt = 1,0048t ≈ t
[kJ/ kgkk]
(5.12)
- Entanpy của hơi nước ở áp suất thấp xác định theo công thức thực nghiệm.
ih = 2500 + 1,93t
[kJ/ kgkk]
thay vào ta có:
I = t + d(2500 + 1,93t)
[kJ/ kgkk]
(5.13)

5.3 ĐỒ THỊ KHÔNG KHÍ ẨM
Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 42

Để tính toán các quá trình nhiệt của không khí ẩm ta có thể thực hiện bằng hai
phương pháp: phương pháp tính toán và phương pháp đồ thị. Trong phạm vi sử dụng
giáo trình chúng tôi chỉ tập trung vào phương pháp đồ thị vì chúng có các ưu điểm:
- Tính toán nhanh chóng
- Nhìn thấy một cách trực quan nên dễ dàng phán đoán trong kỹ thuật, thực hiện
được nhiều chức năng trong cùng một lúc.

- Phương pháp tính toán được trình bày kỹ trong giáo trình “Kỹ thuật điều hòa
không khí”
- Đồ thị không khí ẩm được sử dụng rất phổ biến trong quá trình tính toán về
điều hòa không khí, thiết bị sấy, ...
Có hai loại đồ thị thường sử dụng hiện nay đó là:
+ Đồ thị i-d (còn gọi là đồ thị Mollier)
+ Đồ thị t-d (còn gọi là đồ thị Carrier)
Hai loại đồ thị này tuy cấu trúc là khác nhau, tuy nhiên về phương pháp sử dụng
là hoàn toàn giống nhau.

5.3.1 Đồ thị i-d (còn gọi là đồ thị Mollier)
Đồ thị này có dạng cụ thể trên hình 6.2. Trên đồ thị trục tung của đồ thị là
Entanpy I (kJ/ kg) không khí khô, trục hoành là độ chứa hơi d (g hơi nước/ kg không
khí khô). Để các đường không sát nhau, người ta vẽ trục tung (I) và trục hoành (d) tạo
với nhau một góc 135°. Trong thực tế phần đồ thị ở phía dưới trục nằm ngang (phần
nằm từ 90° -135°) không có đường biểu diễn nên không vẽ. Do vậy đồ thị i-d có trục
hoành và trục tung tạo với nhau 1 góc 90°, nhưng những đường biểu thị I = const vẫn
là những đường xiên tạo với trục tung 135° và đường d = const là đường thẳng đứng
song song trục I. Các đường đẳng nhiệt là những đường thẳng xiên lên, vì theo biểu
thức tính I ta có quan hệ.
(

∂I
) = 2500 + 1.8068 t
∂d

(5.14)

Đường φ = const là những
đường cong đi lên.

Đường φ = 100% chia đồ thị
ra làm hai phần: phía trên đường φ
= 100% là vùng không khí chưa bão
hòa, phía dưới φ=100% là vùng
không khí đã bão hòa, nghĩa là
vùng
sương
mù.
Đường
pd
(6.15) như
p h = f (d ) =
622 + d
đường này biết d có thể suy ra ph và
ngược lại.
Ngoài ra, từ đồ thị ta còn tìm
ra được hai thông số phụ khác, đó
là:
Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 43

1

Hình 5.2: Đồ thị I – d (Mollier)


- Nhiệt độ đọng sương tđs : từ điểm 1 dóng thẳng đứng xuống đường d = const
cắt đường ϕ =100% tại A, xem đường t = const nào qua điểm A ta đọc được nhiệt độ
đọng sương (trên trục tung) tđs = tA.
- Nhiệt độ nhiệt kế ướt tư hay τ : Để xác định nhiệt độ nhiệt kế ướt τ ta tiến
hành theo đường I= const . Từ 1 ta kẻ đường I 1 = const đến cắt đường ϕ = 100% tại B,
giá trị của đường đẳng nhiệt đi qua giao điểm B này được gọi là nhiệt độ nhiệt kế ướt
(trên trục tung) tư = tB.

5.3.2 Đồ thị t-d (ẩm đồ):
Hình 6-3 trình bày cấu trúc cơ bản của ẩm đồ.
Từ hình vẽ trục hoành biểu thị nhiệt độ nhiệt kế
khô, trục tung biểu thị
độ chứa hơi. Để minh họa ta xét ví dụ sau: Giả sử trạng
thái của không khí
đang khảo sát là 1, ta sẽ đọc được các giá trị I 1, t1, d1, ϕ1.
Để xác định tđs từ 1, ta
kẻ đường d = const và xác định giao điểm của đường này
với đường ϕ = 100%.
Từ giao điểm này, ta kẻ một đường thẳng đứng xuống trục
t0 (trục nằm ngang),
giá trị nhiệt độ đọc được chính là tđs.
Để xác định nhiệt độ nhiệt kế ướt, ta phải kẻ
đường I = const qua
điểm 1 và xác định giao điểm của đường này với đường ϕ
= 100%. Từ giao
điểm ta hạ thẳng đứng xuống trục t0, giá trị đọc được là
giá trị nhiệt độ nhiệt
kế ướt (tư).
Ví dụ: Không khí ẩm có nhiệt độ t = 25°C và d =
12 gam hơi nước/ kg

không khí khô. Hãy dùng ẩm đồ t
- d để xác định entanpi, độ ẩm Hình 5.3: Đồ thị t-d (ẩm đồ hay đồ thị Carrier)
tương đối và nhiệt độ đọng sương
của không khí ẩm.
Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 44

Giải:
Trước hết cần phải xác định rõ trạng thái đã cho của không khí ẩm trên ẩm đồ t
- d. Trạng thái đó được ký hiệu là 1, điểm 1 là giao điểm của đường thẳng đứng có t =
25°C và đường nằm ngang có d = 12 g/ kg.
- Đường đẳng enthalpy đi qua điểm 1 có giá trị là : I1 = 55,6 kJ/kg.
- Đường có độ ẩm không đổi đi qua điểm 1 là : ϕ1 = 60,5%
- Nhiệt độ đọng sương là : tđs = 16,8°C.

5.4 CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA KHÔNG KHÍ ẨM
5.4.1 Quá trình sấy
Quá trình sấy khô vật là quá trình lấy bớt nuớc trong vật cần sấy bằng cách làm
bay hơi nước trong vật cần sấy (sấy nông sản, sấy thực phẩm, …. nhằm kéo dài thời
gian bảo quản). Thường dùng không khí nóng để sấy, để đạt được hiệu quả sấy cao, thì
không khí cần phải có độ ẩm bé. Thông thường ta có các phuơng pháp sấy sau:
5.4.1.1 Phương pháp 1: Sấy bằng Colorifer:
Đầu tiên, không khí được đốt nóng trong thiết bị gia nhiệt thường gọi là
Calorifer. Trong quá trình này là độ chứa hơi d không đổi vì không thêm hơi nước vào
không khí ẩm mà chỉ cung cấp nhiệt cho không khí ẩm. Nhiệt độ không khí ẩm tăng

lên và độ ẩm tương đối φ của không khí ẩm giảm xuống. Sau đó không khí nóng được
thổi qua vật cần sấy (trong buồng sấy), vật sấy bốc ẩm vào không khí và khô dần. Do
đó phương pháp này còn đuợc gọi là sấy nóng.
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống sấy như sau:

Hình 5.4.a: Sơ đồ nguyên lý sấy nóng (dùng Colorifer)

Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 45

Hình 5.4.b: Đồ thị I – d sấy nóng (dùng Colorifer)
Quá trình sấy gồm 2 giai đoạn:
- Quá trình 1-2: Là giai đoạn đốt nóng không khí trong calorifer, trong giai đoạn
này độ chứa hơi không đổi d 1 = d2, nhiệt độ từ t1 tăng đến t2, độ ẩm giảm từ φ1 xuống
φ2 .
- Quá trình 2-3: Là giai đoạn sấy trong buồng sấy. Không khí sau khi đốt nóng
được đưa vào buồng sấy, trong buồng sấy không khí nóng truyền nhiệt cho vật sấy làm
nước trong vật sấy bay hơi vào không khí. Nếu bỏ qua các tổn thất nhiệt (sấy lý
thuyết), thì quá trình xem như I = const (I2 = I3) và nhiệt độ giảm từ t2 xuống t3, độ ẩm
tăng từ φ2 đến φ3.
Tính quá trình sấy lý thuyết:
Thông thường để tính toán quá trình sấy ta cần xác định lượng không khí ẩm
cần thiết và nhiệt lượng cung cấp vào để 1 kg nước trong vật bay hơi.
+ Tính lượng không khí ẩm cần thiết (lưu lượng quạt).
Nếu sản phẩm ban đầu có khối luợng Gđ (kg), sau khi sấy còn lại Gc (kg) thì

lượng nước bay hơi trong 1 giờ ( thời gian sấy là τ, giờ):
Gn =

Gd − Gc
, kg / h
τ

(5.16)

+Lượng không khí ẩm cần thiết do quạt thổi vào buồng sấy:
G=

G n (1 + d 0 ) G n
Gn
=
=
, kgkk / h
∆d
∆d d 3 − d 1

(5.17)

+Lưu lượng thể tích khôngkhí:
V=

Gc
, m3 / h
ρ

với ρ là khối lượng riêng của không khí, m3/ kg.

+ Tính nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg của vật ướt bay hơi.
Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 46

Q = G ( I 2 − I 1 ) hay Q = Gn

( I 2 − I1 ) ,
d 3 − d1

kJ / h

(5.18)

5.4.1.2 Phương pháp 2: Sấy bằng bơm nhiệt (Heat pump):
Sơ đồ nguyên lý và đồ thị của bơm nhiệt:

Hình 5.5.a: Sơ đồ khối của sấy bơm nhiệt

Hình 5.5.b: Sơ đồ nguyên lý và đồ thị T-S của sấy bơm nhiệt
Không khí tươi ngoài trời được quạt đẩy qua dàn ngưng tụ của bơm nhiệt nhận
nhiệt lượng q1 và không khí nóng lên từ t1 lên t2 sau đó đuợc đưa vào buồng sấy.
Chúng ta thấy phương pháp sấy này hoàn toàn giống như phương pháp 1 nhưng chỉ
khác là nhiệt cung cấp để đốt nóng không khí là do dàn ngưng tụ của bơm nhiệt cấp.

(


Q = ψ.N = G.q1 = G i 3

_

)

(5-19)

i 4 , [kW ]

Trong đó:
N – công suất máy nén của bơm nhiệt. [kW]
G – lưu lượng môi chất trong bơm nhiệt, [kg/ s]
i3 – entanpi môi chất đầu dàn ngưng, [kJ/ kg]
i4 – entanpi môi chất cuối dàn ngưng, [kJ/ kg]

Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 47

q
ψ - hệ số bơm nhiệt. ψ = 1
l0

q1 = ( i3 − i4 )

l 0 = ( i2 − i1 )

5.4.1.3 Phương pháp sấy thứ ba: Sấy dịu

Hình 6.6.a: Sơ đồ nguyên lý và đồ thị I – d của sấy dịu
Là phương pháp sấy có sử dụng tách ẩm. Để thực hiện điều này nguời ta dùng
các máy hút ẩm (giống như bơm nhiệt). Nguyên là đó là đầu tiên dàn bay hơi ngưng tụ
bớt hơi nước trong không khí ẩm, sau đó không khí này đuợc đưa vào dàn ngưng tụ để
gia nhiệt giống như đối với sấy bơm nhiệt.
Quá trình tính toán tương tự như các trường hợp trước. Ta có:
+ Lượng không khí ẩm cần thiết do quạt thổi vào buồng sấy:
G=

G n (1 + d 0 ) G n
Gn
=
=
, kgkk / h
∆d
∆d d 3 − d 1

Gn =

Gd − Gc
, kg / h
τ

+ Lưu lượng thể tích khôngkhí:
V=


Gc
, m3 / h
ρ2

(5-20)

với ρ 2 là khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ t2, [m3/ kg].
+ Tính nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg của vật ướt bay hơi.

Q = Gn

( I 2 − I1 ) ,
d 3 − d1

kJ / h

+ Nếu xem quá trình là I = const, thì luợng nhiệt cần thiết để làm lạnh và hút
ẩm trên dàn lạnh là:

Q0 = G ( I 3 − I 2 ) , kJ / h
Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 48

5.4.2 Quá trình điều tiết không khí
5.4.2.1 Khái niệm:

1. Định nghĩa: Điều tiết không khí là quá trình tạo ra và duy trì không khí cho
phù hợp điều kiện tiện nghi của con người, phù hợp với một công nghệ sản xuất, chế
biến nào đó. Ở đây chúng ta cần phải khống chế: nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông và tuần
hoàn không khí, khử bụi và các khí độc hại có trong không khí. Thông thường ta
thường sử dụng các khái niệm sau:
- Thông gió: là quá trình đưa không khí từ ngoài trời (không có xử lý nhiệt độ
và độ ẩm) vào trong nhà hoặc phân xưởng để thải nhiệt, thải ẩm, chất khí độc từ trong
nhà ra ngoài.
- Điều tiết không khí: thường dùng cho một công nghệ nào đó trong công
nghiệp.
- Điều hòa không khí là quá trình xử lý không khí cho đời sống tiện nghi của
con người. Trong quá trình này ta phải xử lý nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ lưu thông và luân
chuyển không khí, lọc bụi và thải các khí độc và cung cấp không khí tươi để đảm bảo
vệ sinh và thoải mái của con người.
2 Ứng dụng trong công nghiệp và đời sống:
- Trong công nghiệp: Điều tiết không khí cần cho nhiều ngành kinh tế như:
công nghiệp dệt, thuốc lá, chè, giấy, xưởng in, kỹ thuật thông tin vô tuyến điện tử, sinh
học, ... Độ ẩm và nhiệt độ là hai thông số quan trọng cần phải khống chế trong các
xưởng sản xuất. Trong các xí nghiệp hóa chất thì việc khử nhiệt và các chất độc hại
đóng vai trò quan trọng còn đối với các ngành quang học, điện tử, máy tính, phim ảnh,
cơ khí chính xác thì ngoài việc xử lý nhiệt độ, độ ẩm còn cần phải xử lý bụi trong
không khí.
- Trong đời sống con người: Con người luôn thải nhiệt (q, kcal/h) và ẩm (w,
g/h) vào không khí xung quanh. Bảng 6.1 cho trị số của q và w trung bình của của một
người trong các điều kiện vận động khác nhau. Ở nhiệt độ trong phòng t = 20 ÷ 35°C.
Qua nghiên cứu người ta thấy, Con người cảm thấy dễ chịu khi:
- Ở điều kiện mùa hè: φ = 35 ÷ 70 % ; t = 24 ÷ 27 o C
- Ở điều kiện mùa đông: φ = 35 ÷ 40 % ; t = 20 ÷ 23 o C
Bảng 5.1: Lượng nhiệt và lượng ẩm tỏa ra của cơ thể người làm việc


Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 49

Ngoài ra tốc độ luân chuyển không khí trong phòng ω cũng phải ở trong giới
hạn nhất định (bảng 6.2) đối với lượng gió tươi cần thiết cho mỗi người được tính
bằng tỉ số gió thổi vào phòng trên thể tích phòng, được cho trong bảng 6.3
Bảng 5.2. Tốc độ luân chuyển cần thiết trong phòng (ω, m/s)

Bảng 5.3: Lượng nhiệt và ẩm tỏa ra của cơ thể nguời làm việc

5.4.2.2 Các quá trình xử lý không khí:
1. Quá trình hòa trộn:
Dòng không khí tươi ngoài trời (dòng 1) trước khi thổi vào phòng thường được
hòa trộn với dòng không khí tái tuần hoàn rút từ phòng về (dòng 2). Quá trình 1 – 2
được biểu diễn trên đồ thị hình 6 – 6. Điểm 3 là điểm hòa trộn thỏa mãn đẳng thức:
G1 a
=
G2 b

Trong đó:

- G1 (kg) – lượng không khí của dòng 1
- G2 (kg) – lượng không khí của dòng 2
- Điểm hòa trộn 3 có: G3 = G1 + G2


Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 50

Hình 5.7: Quá trình hòa trộn
2. Đốt nóng:
Không khí sau khi đã được hòa trộn (điểm 3) có thể được đốt nóng đến điểm 4
có t4, ϕ4 và đưa vào phòng (quá trình sưởi). Trong quá trình đốt nóng vì hơi nuớc chứa
trong không khí không đổi nên quá trình này d = const, độ ẩm ϕ giảm và nhiệt độ t
tăng.
3. Làm lạnh và giảm ẩm:
Không khí sau khi được hòa trộn được làm lạnh và giảm ẩm (giảm độ chứa hơi)
trong buồng xứ lý (buồng điều không) (H6.7). Làm lạnh và giảm ẩm được thực hiện
bởi việc phun nước lạnh (nước được làm lạnh trong bình bốc hơi của máy lạnh) hoặc
đi qua dàn bốc hơi có cánh của máy lạnh.
Không khí ở trạn thái 1 (t 1, ϕ1) trước tiên được làm lạnh đến nhiệt độ đọng
sương ts, (d – Const, ϕ tăng lên, t giảm xuống). Sau đó là quá trình ngưng tụ của hơi
nước trong không khí khi làm lạnh dưới nhiệt độ đọng sương, quá trình 2’ – 2. Kết quả
không khí đi ra ở điểm 2 có nhiệt độ t2 và đã tách được một lượng ẩm d = d1 – d2.

Hình 5.8: Quá trình đốt nóng
4. Tăng ẩm:
Khi cần tăng ẩm (tăng độ chứa hơi) cho không khí người ta phun nước hoặc
hơi nước vào không khí trong buồng xử lý. Nếu nhiệt độ nhiệt độ nước phun nhỏ hơn
nhiệt độ không khí ta có quá trình tăng ẩm và làm lạnh, ngược lại, nếu nhiệt độ nhiệt
Trường ĐHCN Tp.HCM


Khoa CN Nhiệt - Lạnh


Chương 5: Không Khí Ẩm
Trang 51

độ nước phun lớn hơn nhiệt độ không khí ta có quá trình tăng ẩm và đốt nóng không
khí.

Hình 5.9: Quá trình tăng ẩm
a. Tăng nhiệt độ và độ ẩm
b. Giảm nhiệt độ và độ ẩm

Trường ĐHCN Tp.HCM

Khoa CN Nhiệt - Lạnh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×