Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số thông tin về Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.32 KB, 3 trang )

ĐỒNG THÁP
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông cửu Long, diện tích
khoảng 3238 km².
Phía Bắc giáp Campuchia(51km).
Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long.
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ.
Phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
+Giao thông:
Đường bộ:
QL 30 nối Tiền Giang - xuyên Đồng Tháp đến cửa khẩu Dinh Bà.
QL 54 nối Vĩnh Long – Lai Vung Đồng Tháp.
QL 80 nối Vĩnh Long – Sa Đéc Lai Vung – Thốt Nốt Cần Thơ.
Đường thủy:
Các tuyến đường sông trên sông Tiền, sông Hậu và trên các kênh ngang dọc.
+Địa hình:
Đồng Tháp có địa hình bằng phẳng với độ cao từ 1 đến 2 mét so với mực
nước biển.
Vùng Đồng Tháp Mười nằm trong địa phận 3 tỉnh : Long An, Đồng Tháp,
Tiền Giang.
II/HÀNH CHÍNH:
(2 Thị xã, 9 huyện -2004)
Tỉnh lị: TX Cao Lãnh.
Thị xã : Sa Đéc.
Các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, Thanh
Bình, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Diện tích rừng Đồng Tháp khoảng 10800 ha, chủ yếu là rừng thứ sinh với
cây tràm.
Các khu rừng : rừng tràm Xẻo Quýt, Vườn cò Tháp Mười, tràm chim Tam


Nông…
+Khoáng sản:
Đồng Tháp là tỉnh nghèo khoáng sản
Than bùn trữ lượng khoảng 2 triệu mét khối, cát xây dựng, đất sét.
IV/KHÍ HẬU THUỶ VĂN:
+Khí hậu:
Đồng Tháp thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ3 C.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1739 mm.
+Thuỷ văn:
Đồng Tháp có nhiều sông ngòi vàkênh rạch dày đặc.
Các sông chính: sông Tiền Giang, sông Hậu Giang, sông Sở Thượng, sông
Sở Hạ…, nhiều kênh rạch ngang dọc dẫn nước từ sông MeKong chảy vào
rộng đồng : kênh Nguyễn Văn Tiếp A, B, kênh Tháp Mười, kênh Đông
Điền, kênh Trung Ương…
V/DÂN CƯ:
Dân số khoảng 1.626.000 người (2003)
Dân tộc Kinh, Hoa, Kh’Mer, Chăm…
VI/ SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Sau ngày thống nhất đất nước, tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hai
tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc và được giữ nguyên từ đó đến nay.
VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
+Di tích-Thắng cảnh
Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: là thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh,
cách trung tâm thị xã Cao Lãnh 2 km.
Khu di tích Gò Tháp (thuộc huyện Tháp Mười) gồm: gò Tháp Mười, tháp
Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư, miễu Bà Chúa Xứ, lễ
hội tại đây được tổ chức vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch.
Tràm Chim Tam Nông ( thuộc huyện Tam Nông), diện tích gần 8000 ha,
đặc biệt với loài chim di trú Sếu đầu đỏ (chim Hạc).

Làng hoa kiểng Tân Qúy Đông thuộc thị xã Sa Đéc.
Chợ chiếu đêm Định Yên huyện Lấp Vò.
VIII/KINH TẾ:
+Nông nghiệp
Cây lương thực: cây lúa với 436.500 ha (2003), ngô, khoai và các loại cây
rau đậu.
Cây công nghiệp ngắn ngày mía, thuốc là, đậu tương, lạc…
Cây ăn trái phong phú và nhiều chủng loại như cam quýt, bưởi, nhãn xoài…
Đặc biệt hoa kiểng Tết của Sa Đéc.
Nghề nuôi trồng tôm cá trên ao hồ, ruộng, mương vườn, bè, lồng…
+Công nghiệp:
Đã hình thành khu công nghiệp Trần Quốc Toản thị xã Cao Lãnh và khu
công nghiệp Sa Đéc thị xã Sa Đéc.
Các ngành công nghiệp: Xay xát, chế biến thuỷ sản đông lạnh, bánh phồng
tôm, bột dinh dưỡng, đường mía, thuốc lá…
Sản xuất ở các làng nghề: bột lọc, bánh phồng tôm, nem Lai Vung, nấm rơm
Tân Thành, nghề dệt chiếu.

×