Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số thông tin về Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.36 KB, 5 trang )

HÀ TĨNH
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích khoảng
6054km².
-Phía Bắc giáp Nghệ An.
-Phía Nam giáp Quảng Bình.
-Phía Tây giáp Lào (170km).
-Phía Đông giáp biển Đông (137km).
+Giao thông:
~Đường bộ:
QL 1A nối Bắc Nam đoạn chạy qua tỉnh dài 170km.
QL 8 từ Bãi Vọt đến cử a khẩu Cầu Treo (biên giới Lào).
QL 15 là đoạn đầu đường Hồ Chí Minh.
~Đường sắt:
Tuyến Bắc Nam, đoạn chạy qua tỉnh dài 110 km.
~Đường thủy:
Có các tuyến đường sông và đường biển với 9 cảng sông và cảng
biển, cảng Xuân Hải và Vũng Áng đang được nâng cấp.
+Địa hình:
Địa hình đa dạng, có vùng đồi núi cao ở phía Tây, (đỉnh Rào Cỏ
2235m, đỉnh Cô Pi 2017m), vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển.
II/HÀNH CHÍNH: (2 Hai Thị xã, 9 huyện – 2004)
Tỉnh lị : TX Hà Tĩnh.
Thị xã : TX Hồng Lĩnh.
4 huyện miền núi: Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê, Vũ Quang.
5 huyện miền biển : Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ
Anh.
III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Rừng ở Hà Tĩnh đa dạng và phong phú, gồm 165.800 ha rừng tự
nhiên, và 74.700 ha rừng trồng.


Có khoảng 3000 ha rừng thông khai thác nhựa, có nhiều loại gỗ quý :
lim, sến, đinh, gõ, pơ mu…
Khu bảo tồn Vũ Quang là khu rừng nguyên sinh với nhiều động thực
vật quý hiếm.
+Khoáng sản:
Mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà), mỏ thiếc Sơn Kim (Hương Sơn), mỏ
than Hương Khê, sa khoáng vàng ở Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang; quặng
titan nằm dọc bờ biển hiện đang được khai thác với công nghệ hiện đại. Đá
hoa cương là nguồn lợi lớn.
+Đất đai:
Có nhiều nhóm đất khác nhau, vùng núi, vùng trung du, vùng đồng
bằng, vùng biển.
Đất nông nghiệp chiếm 16,2 %, đất lâm nghiệp chiếm 39,7%, đất
chưa sử dụng chiếm 36%. Nhìn chung đất ở Hà Tĩnh không được màu mỡ.
+Biển:
Có bờ biển dài 137km, với nhiều loại hải sản, thuận lợi cho việc đánh
bắt, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu.
Ngoài ra bờ biển còn có tiềm năng về khoáng sản , xây dựng cảng và
du lịch.
IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu:
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hạ có
mưa bão. Khí hậu tương đối khắc nghiệt.
Nhiệt độ TB hàng năm là 23,6 – 24,6 ˜C (ở Hương Khê nhiệt độ thấp
nhất là 2,6 ˜C Nhiệt độ cao nhất ở vùng đồng bằng 42 ˜C.)
. Hà Tĩnh là nơi hay có bão và chịu ảnh hưởng nắng nóng của gió Tây.
Lượng mưa TB : 2000-2700mm.
+Thủy văn:
Hệ thống sông, suối, hồ ao của Hà Tĩnh đủ phục vụ cho sản xuất, các
sông chính : Sông Ngàn Sâu (thuộc hệ thống sông Cả), chảy theo hướng Tây

Bắc – Đông Na, Sông Ngàn Phố, sông Con… Hồ Kẽ Gỗ là công trình thủy
lợi, hồ sông Rác…
V/DÂN CƯ:
Dân số khoảng 1.269.000 người (1999)
Mật độ : 210 ng/km².
Dân tộc : người Kinh, Thái, Chứt, Mường…
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Đất Hà Tĩnh xưa thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn
Lang.
Năm 1831, được gọi là tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1975, Nghệ An và Hà Tĩnh hợp lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
Năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái lập.
VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
+Lễ hội:
Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều lễ hội.
-Lễ hội chùa Hương (gốc): Chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh,
huyện Can Lộc, diễn ra vào ngày 18/2 ÂL, trùng với lịch trẩy hội chùa
Hương ở Hà Tây. Thực ra chùa Hương ở Hà Tây chỉ là một phiên bản của
chùa Hương ở Hà Tĩnh nhưng về sau thì người ra biết đến chùa Hương ở Hà
Tây nhiều hơn.
-Lễ hội đền Chế Thắng Phu Nhân (Kỳ Anh):diễn ra vào ngày 12/2
ÂL, thờ người có công lớn với quê hương,
-Lễ hội Bơi Thuyền (TX Hồng Lĩnh) : diễn ra vào mùa xuân.
-Thi nấu cơm : được tổ chức vào mùa xuân tại nhiều nơi ( Đức Thọ,
Kỳ Anh, Thạch Hà).
+Di tích- danh lam:
-Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan (huyện Kỳ Anh): nổi tiếng cùng
bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
-Núi Hồng Lĩnh : là thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Tĩnh với 99 ngọn núi
và chùa Hương đã là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”.

-Hồ Kẽ Gỗ (Cẩm Xuyên): là hồ nhân tạo và là một điểm du lịch rất
hấp dẫn.
-Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân): là danh
nhân văn hoá thế giới.
-Khu di tích Nguyễn Công Trứ (huyện Nghi Xuân) : là nhà thơ,
nhà kinh tế, nhà chính trị nổi tiếng.
-Khu di tích Phan Đình Phùng (huyện Đức Thọ) : người tổ chức
cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống Pháp.
-Khu bảo tồn Vũ Quang: có giá trị lớn về nghiên cứu khoa học.
-Bãi tắm biển Xuân Thành (Nghi Xuân),Thiên Cầm (Cẩm
Xuyên).
-Ngã Ba Đồng Lộc: là giao điểm của hai đường số 5 và số 15 của
vùng đồi Hà Tĩnh, trong những năm kháng chiến chống Mỹ là cửa ngõ giao
thông từ miền Bắc và đường Hồ Chí Minh, đã phải hứng chịu 2057 trận
bom. Ngày nay có đài tưởng niệm các cô nữ thanh niên xung phong đã hy
sinh tại đây.
VIII/KINH TẾ:
+Nông nghiệp:
Cây lương thực chính là lúa rồi đến ngô, khoai, sắn.
Cây công nghiệp: lạc là một trong những nông sản xuất khẩu quan
trọng, ngoài ra còn có chè, cao su…
Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm.
+Ngư nghiệp:
Với bờ biển dài, nhiều sông ngòi và ao hồ nên các ngành đánh bắt,
nuôi trồng thủy sản đang phát triển.
+Lâm nghiệp:
Hướng chủ yếu của ngành lâm nghiệp là khoanh nuôi và bảo vệ rừng,
phục hồi một số rừng gỗ qúy và phát triển rừng thông.
+Công nghiệp:
Các ngành công nghiệp chủ yếu : vật liệu xây dựng (3 nhà máy chế

biến ximăng) khai khoáng (than, thiếc, quặng titan…). Chế biến chè, mía
đường, rượu bia, hải sản…

×