Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số thông tin về Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.31 KB, 7 trang )

LÀO CAI
I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Lào cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng đông bắc nước ta,
diện tích khoảng 8044 km vuông.
Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.
Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang.
Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.
Có hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt, đường sông nối liền
cửa khẩu Lào Cai , Mường Khương, Bát Xát với Hà Nội, Hải Phòng, các
tỉnh lân cận và Trung Quốc.
Địa hình gồm có núi đồi và thung lũng , có độ cao trung bình trên
1000 mét so với mặt biển. Có đỉnh Phan xi Păng cao nhất Đông Dương
(3143m)
II HÀNH CHÍNH
Tỉnh Lào Cai gồm hai thị xã là Lào Cai và Cam Đường.
Các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường
Khương, Bắc Hà, Si ma cai.
III TÀI NGUYÊN:
+Rừng: Lào Cai là tỉnh có nhiều rừng, trong rừng có nhiều loại gỗ
quý như :pơ mu, sa mu, lát hoa, chò chỉ… có nhiều cây dược liệu và động
vật quý hiếm như : hươu ,lợn rừng, hổ…
+Khoáng sản:Lào Cai là một tỉnh giàu về khoáng sản, tập trung thành
ba dải:
- Đới sông Hồng: chủ yếu là Apatít, đồng, xạ, đất hiếm, môlíp đen,
mica, cao lanh, đôlômít, đá hoa.
- Đới Sapa: môlíp đen, xạ, đất hiếm, cao lanh, đôlômít, đá hoa.
- Đới Phan xi Păng: quặng xạ, đất hiếm, barít, fluorit, môlíp đen, chì,
kẽm…
Apatít là loại khoáng sản duy nhất của đất nước có ở Lào Cai với trữ
lượng 1,4 tỉ tấn. (phân Apatít Lào Cai đã có mặt trên mọi miền đất nước)


+Đất đai: tổng diện tích đất đai là 804,4 nghìn ha trong đó đất nông
nghiệp chiếm 10,6 % đất lâm nghiệp chiếm 30,7 %, đất chưa sử dụng chiếm
56,7%
IVĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN:
+Khí hậu:
Lào Cai có khí hậu đa dạng do có nhiều địa hình đa dạng:
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-22 độ C.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400 – 1500 mm/ năm.
Lào Cai có ít bão và ít bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc
Đặc biệt ở Sapa, có khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C.
+Thuỷ văn:
Lào Cai có sông Hồng, sông Chảy, sông Nậm Mu, Ngòi Nhu… chảy
qua.
Lào Cai có 4 nguồn nước khoáng, nước nóng.
V DÂN CƯ:
Dân số khoảng 597,2 nghìn người (1999)
Lào Cai là nơi cư trú của 27 dân tộc anh em, người Kinh chiếm hơn
30% còn lại là người H’Mông, Tày, Dao, Thái, Nùng, Dáy, Phù Lá, Kháng,
La Ha, Hà Nhì, Bố Y, Lào, Mường, Hoa, La Chí…
VII SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Lào Cai nguyên là đất Lão Nhai nghĩa là Phố Cũ (do đọc trại ra mà
thành.)
Tỉnh Lào Cai được thành lập năm 1907.
Tháng 12/1975 Lào Cai cùng với Yên Bái , Nghĩa Lộ sát nhập thành
tỉnh Hoàng Liên Sơn
Ngày 12/8/1991 Hoàng Liên Sơn tách ra làm hai tỉnh Yên Bái và Lào
Cai.
VII VĂN HOÁ-DU LỊCH
Lào Cai là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có tiếng
nói, phong tục tập quán , ăn mặc, văn hoá… khác nhau. Lễ hội các dân tộc

sinh sống trên đất Lào Cai rất nhiều.
Nét văn hóa đặc sắc nhất của tỉnh là những phiên chợ vùng cao (Lào
Cai có 14 chợ). Chợ không những là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, mà
phiên chợ ở đây còn là một nơi giao lưu văn hóa, hát múa, chơi kèn, thổi
sáo... Chợ còn là nơi trai gái hò hẹn, gặp gỡ.
Hội chơi núi mùa Xuân: Đây là lễ hội của dân tộc H'Mông còn được
gọi là Gầu Tào hoặc Sán Sải (có nghĩa là đi chơi ngoài trời hoặc đi chơi
núi). Lễ hội thường diễn ra sau Tết Nguyên Đán. Hội còn tổ chức nhiều cuộc
vui: Thi bắn súng, bắn nỏ, hát giao duyên, múa khèn, múa võ, ném pa páo
(giống quả còn), thi biểu diễn khèn, mở tiệc đãi khách...
Lễ Tết "Nhảy" của người Dao Đỏ: Tết "Nhảy" được tổ chức vào dịp
Tết Nguyên Đán (ngày mồng một, mồng hai), địa điểm là nhà ông trưởng
họ. Nét đặc thù của lễ hội này là lễ tắm tượng tổ tiên bằng gỗ. Trong lễ hội
có biểu diễn những điệu múa thể hiện tín ngưỡng mang màu sắc văn hóa,
văn nghệ vui tươi khỏe mạnh, qua đó cho thấy những sinh hoạt cộng đồng
của người Dao Đỏ.
Hội Lồng Tồng của người Tày (huyện Văn Bàn, huyện Bắc Hà):
Lễ hội được tổ chức vào tháng giêng . Hội Lồng tồng là sinh hoạt cộng đồng
đặc sắc nhất của người Tày. Thông qua lễ hội cho ta hiểu thêm về những giá
trị về dân tộc, nhân văn, nghệ thuật... Lễ hội phản ánh ước nguyện được
mùa, con người khỏe mạnh, sinh nhiều con cháu.
Hội Xuống đồng (dân tộc Giáy, Phù Lá): Còn được gọi là hội "Cầu
mùa" chỉ tổ chức vào mùng 3 tháng 1 âm lịch hàng năm. Lễ hội mang những
nét đẹp văn hóa, cầu chúc mùa màng cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy
nở, người người mạnh khỏe, sống lâu. Hội xuống đồng rất độc đáo, nó mang
nhiều nét riêng biệt không bị ảnh hưởng pha tạp của dân tộc nào.
Lễ Lập tịch của người Dao (Khe Mạ - Bảo Thắng): Lễ thường
được tổ chức vào dịp nông nhàn, thường là trước hoặc sau Tết Nguyên Đán.
Địa điểm tại gia đình hoặc khuôn viên người làm "lập tịch" (được chính thức
nhận vào dòng họ). Lễ hội đền làng

Lão Nhai (tên gọi cũ nay là Lao Cai): Lễ hội tổ chức trong ba ngày
11, 12 và 13 tháng giêng âm lịch, tại đền thờ Thánh Mẫu cùng Thiên Hậu
Nương Nương và khu vực bãi sông.
Lào Cai có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch như Thác Bạc, Cầu
Mây, hang động Tả Phìn, Cổng Trời, Rừng Trúc, quần thể Hang Động
Mường Vi , thác Cốc San, chợ phiên Bắc Hà…
Sa Pa: Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát đẹp và thơ mộng nằm ở độ cao
1.600 m so với mặt biển, cách Hà Nội 333 km, cách thị xã Lào Cai 38 km.
Khí hậu Sa Pa mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm từ 15 đến 18 độ
C, mùa hạ không nóng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển. Mùa đông
thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới độ C, có
năm tuyết rơi. Thời tiết ở Sa Pa một ngày có tới bốn mùa: sáng, chiều là thời
tiết của mùa xuân, mùa thu. Buổi trưa là thời tiết của mùa hạ, thường có
nắng nhẹ, trời quang mây nhưng khí hậu vẫn dịu mát. Đêm đến trời lạnh là
thời tiết của mùa đông. Từ tháng 5 đến tháng 8 ở Sa Pa có mưa nhiều.
Khí hậu Sa Pa trong lành, nổi tiếng với những vườn cây ôn đới như bắp cải,
su hào, su su..., cây dược liệu quý và nhiều loại cây ăn quả như đào, mận,
lê... Những ngày phiên chợ ở Sa Pa thật nhộn nhịp. Vào tối thứ bảy hàng
tuần, chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới.
Bãi đá cổ Sa Pa: Đây là một di tích bao gồm những tảng đá với nhiều
lớp chạm khắc cổ nằm trong thung lũng Mường Hoa, rải rác xen giữa những
thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, rộng 8 km2. Di
tích này đã được nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1925 gồm khoảng trên
200 hòn đá kích thước khác nhau, lớn nhất là Hòn Bố dài 15 m ,cao 6 m .
Các lớp chạm khắc trên đá gồm nhiều loại hình khác nhau, như tranh vẽ tả
thực, hoa văn trang trí, trong đó đáng chú ý nhất là các hình vẽ người, nhà
sàn và các dấu hiệu có thể là một hình thức phôi thai của chữ viết đến nay
vẫn chưa giải mã được.
Khu di tích này đã được các nhà khảo cổ chứng minh có lâu đời và là một di
sản của cư dân Việt cổ. Hiện nay, di tích này thu hút sự quan tâm của nhiều

nhà khoa học và đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới.
Núi Phan-Xi-Păng: Phan-Xi-Păng nằm ở phía tây nam Sa Pa, là một
ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m). Phan-Xi-Păng nằm ở
giữa các ngọn núi trong dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao hơn 3.000 m so với
mặt biển
Nếu đứng ở điểm thấp nhất nhìn lên đỉnh Phan-Xi-Păng và một số
đỉnh núi khác chỉ thấy hiện ra lờ mờ phía xa.
Hệ thực vật ở Phan-Xi-Păng khá phong phú. Có tới 1680 loại cây

×