Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số thông tin về Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.68 KB, 4 trang )

LONG AN
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Long An là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông cửu Long , diện tích khoảng
4493 km².
Phía Bắc giáp tỉnh Xvay-Riêng (Campuchia) -137km. Các cửa khẩu: Bình
Hiệp, Hưng Điền, Tho Mo
Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
Phía Đông và Đông Bắc giáp TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh.
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
+Giao thông:
Đường bộ:
QL 1A nối TP Hồ Chí Minh –Tân An (Long An) –Tiền Giang.
QL 50 nối TP Hồ Chí Minh – Cần Đước (Long An)- Tiền Giang.
QL 62 nối Tân An –Mộc Hoá.
Đường sông:
Các tuyến trên sông: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Xoài Rạp.
Các tuyến trên kênh: Trà Cú, An Xuyên, Dương Văn Dương, Cái Bát, 79,
61, 28…
+Địa hình:
Long An có địa hình bằng phẳng, khu vực tương đối cao ở Đức Hoà, Đức
Huệ, khu vực Đồng Tháp Mười có địa hình thấp trũng , có 6 huyện nằm
trong khu vực Đồng Tháp Mười : Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân
Thạnh, Thạnh Hoá, Đức Huệ, chiếm 66,4% diện tích toàn tỉnh.
Đất đai:
Nhóm đất phèn ở vùng Đồng Tháp Mười chiếm 55,5% diện tích toàn tỉnh.
II/HÀNH CHÍNH
(1THỊ XÃ, 13 HUYỆN -2004)
Tỉnh lị: TX Tân An.
Các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc hoá, Tân Thạnh, Thạnh hoá, Đức
Huệ, Đức Hoà, Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu
Thành.


III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Diện tích rừng trồng : 64.100ha, chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn.
Diện tích rừng tự nhiên : 800ha, chủ yếu là rừng ngập mặn.
Khoáng sản:
Than bùn trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn.
Cát khoảng 11 triệu mét khối.
Đất sét ở khu vực phía bắc.
IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu:
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C.
Lượng mưa hàng năm từ 1350mm đến 1880mm.
+Thủy văn:
Sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua tỉnh dài 145km.
Sông Vàm Cỏ Tây đoạn qua tỉnh dài 186km.
Cả hai sông này hợp lại thành sông Vàm Cỏ chảy qua cửa biển Xoài Rạp.
Sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc đoan qua tỉnh dài 25km)
Hệ thống kênh rạch dày đặc nối cac sông với nhau
Hàng năm mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11.
V/DÂN CƯ:
Dân số khoảng 1.381.000 người.
Dân tộc: Kinh, Kh’mer.
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Đất Long An xưa gọi là tỉnh Tân An, sau khi đất nước thống nhất tỉnh Long
an được thành lập như ngày nay.
VII/VĂN HOÁ DU LỊCH:
Khu di tích khảo cổ học Bình Tả (huyện Đức Hoà) : gồm di tích Gò Đồn, Gò
Xoài, Gò Năm Tước, thuộc nền văn hoá Óc Eo, là di tích cấp quốc gia.
Lăng Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) là Võ tướng triều Nguyễn, sinh tại

Khánh Hậu (Tân An), là di tích cấp quốc gia.
Chùa Tôn Thạnh (Huyện Cần Giuộc): Xây dựng từ năm 1808, là di tích cấp
quốc gia, nơi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác bài “ Văn Tế Nghĩa Sĩ
Cần Giuộc”
Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh
Tấm lòng son để lại ánh trăng rằm.
Đồng Lang Sa một khắc đặng trả hờn.
Tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Ngôi nhà Trăm Cột huyện Cần Đước: xây dựng hoàn toàn bằng gỗ trước
năm 1904.
Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp: với những cánh rừng tràm bạt ngàn.
VIII/KINH TẾ:
+Nông nghiệp:
Nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế.
Cây lương thực: lúa là cây lương thực chính (hơn 400.000ha), đặc biệt lúa
“Nàng Thơm Chợ Đào” xã Mỹ Lệ huyện Cần Đước, với mùi vị thơm ngon
đặc biệt.
Cây công nghiệp:
Cây mía (hơn 15.000 ha), cây lạc, cây đay, các loại rau đậu và dưa hấu…
Chăn nuôi: lợn, gia cầm, bò, trâu.
Ngư nghiệp:
Đã hình thành các mô hình nuôi trồng thủy sản : cá ao, cá lúa, cá lồng, tôm
sú, tôm càng xanh, cua…
Các sản phẩm lâm nghiệp: gỗ, củi, cây xà cừ xây dựng.
+Công nghiệp:
Đã hình thành các khu công nghiệp: Đức Hoà I, Đức Hoà II, Tân Kim,
Phước Vĩnh Đông, Bến Lức, Long Hiệp I, Long Hiệp II, Mỹ Yên…
Các ngành chính: chế biến thực phẩm đồ uống ( nước khoáng La vie), nhà
máy mía đường, ngành dệt may, chế biến hạt điều, chế biến thức ăn gia súc,
công nghiệp xây xát…

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×