Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số thông tin về Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.38 KB, 5 trang )

QUẢNG TRỊ
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Diện tích khoảng
4747km ².
-Phía Bắc giáp Quảng Bình.
-Phía Nam giáp Thừa Thiên - Huế
-Phía Tây giáp Lào (200km).
-Phía Đông giáp biển Đông (75km).
+Giao thông:
~Đường bộ:
-QL 1A nối Bắc Nam đọan chạy xuyên qua tỉnh dài 75 km.
-QL 15 (đường Hồ Chí Minh) chạy qua tỉnh.
-QL 9 nối TX Đông Hà-Lao Bảo (biên giới Lào, gắn với đường xuyên
Á
~Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh gần như song song với QL
1A.
~Đường thủy:
Tuyến sông Mỹ Chánh và tuyến sông Bến Hải, Quảng Trị có cảng cửa
Việt, cảng Đông Hà.
~Đường hàng không:
Cảng hàng không Ái Tử sẽ khôi phục để trở thành cảng hàng không
dân dụng của tỉnh.
+Địa hình:
Địa hình dẹp và dốc từ Tây sang Đông, 81% diện tích tự nhiên là đồi
núi, có vùng đồi núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển.
II/HÀNH CHÍNH: (2 TX- 7 huyện – 2004)
Tỉnh lị: TX Đông Hà.
Thị xã: TX Quảng Trị.
Các huyện: Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Gio Linh, Đakrông, Cam Lộ,
Triệu Phong, Hải Lăng.


III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Có khoảng 101.500 ha rừng tự nhiên và 48.300 ha rừng trồng. Thảm
thực vật ở Quảng Trị phong phú, có cả những cánh rừng nhiệt đới và á nhiệt
đới.
+Khoáng sản:
Khoáng sản tỉnh Quảng Trị có trữ lượng không lớn, vàng ở Đakrông;
pirít ở Vĩnh Linh; Hướng Hoá; titan dọc bờ biển, than bùn ở Hải Lăng, Triệu
Phong, Gio Linh; đá vôi; đất sét…Các mỏ nước khoáng ở Cam Lộ,
Đakrông.
+Đất đai:
Đa dạng về các loại đất: đất phù sa, đất xám, đất đỏ, đất lầy, đất
phèn, đất mặn và cồn cát , đất xói mòn…Diện tích đất nông nghiệp chiếm
15%, đất có rừng chiếm 32,6%, đất chưa sử dụng chiếm 47,6%.
+Biển:
Bờ biển có hai cửa lạch: cửa Việt và cửa Tùng với đảo Cồn Cỏ, có
nhiều loại hải sản.
IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu:
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu tương đối khắc
nghiệt.Gió Tây Nam thổi nhiều và mạnh nhất miền Trung khiến mùa hè khô
nóng, ít mưa, thường xảy ra hạn hán. Gió Đông Bắc khiến mùa Đông ẩm
ướt, bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 gây lụt lội.Nhiệt độ TB từ 23
đến 25 ˜.
+Thủy văn:
Đa số các sông ngắn, hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh.Các sông chính :
sông Bến Hải, đổ ra biển qua cửa Tùng:
-Sông Thạch Hản đổ ra biển qua Cửa Việt.
-Sông Mỹ Chánh.
-Các hồ: Hồ Bàu Thủy Ứ (Vĩnh Linh), Mai Xá (Gio Linh), Bàu Đá,

Mai Lộc (Cam Lộ), Mỏ Vịt (Triệu Phong), Trà My, Trà Lộc (Hải Lăng).
V/DÂN CƯ:
Dân số khoảng 573.300 người. (1999)
Đông nhất là người Kinh (92%), người Bru-Vân Kiều, người Pakô
(với tiếng đàn Talư)…
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Năm 1831, tỉnh Quảng Trị được thành lập.
Sau năm 1954, Theo theo hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta tạm thời bị
chia cắt làm hai miền Nam-Bắc, lấy vĩ tuyến 17 và sông Bến Hải làm ranh
giới, với cầu Hiền Lương nổi tiếng bắc ngang dòng sông cũng chia làm hai
nửa.
Sau khi thống nhất nước nhà, năm 1976; Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên nhập lại thành tỉnh Bình Trị Thiên.Năm 1989, tỉnh Quảng Trị
được tái lập.
VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
Quảng Trị là tỉnh có truyền thống văn hoá lâu đời, điển hình nhất là
tiếng nói mang đặc điểm thổ ngữ vùng Trung Bộ, còn bảo lưu nhiều yếu tố
cổ của tiếng Việt.
Nơi đây còn lưu giữ nhiều phong tục như ma chay, cưới xin, giỗ chạp hết
sức đa dạng.
+Lễ hội:
Lễ hội Thượng Phước: tổ chức tại xã Triệu Thượng (Triệu Phong),
từ ngày 13-15/3 ÂL để ghi nhớ công lao người lập làng.
Lễ hội Cướp Cù: tổ chức tại đình An Mỹ (Gio Linh) vào ngày 4/1
ÂL hàng năm.
Lễ hội La Vang: tổ chức hàng năm vào ngày 15/8 dành cho các giáo
dân Công giáo.
Quảng Trị là một trong những điểm du lịch nổi tiếng DMZ (khu vực
phi quân sự).
+Thắng cảnh:

Cửa Tùng : thuộc huyện Vĩnh Linh, là bãi biển đẹp, được mệnh danh
là “Nữ hoàng các bãi tắm”, ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ.
Thành cổ Quảng Trị: gắn liền với mùa hè năm 1972.
Cầu treo Đakrông : gắn liền với đường Hồ Chí Minh lịch sử.
Địa Đạo Vĩnh Mốc (Vĩnh Linh): đã được công nhận là di tích Quốc
Gia.
Sông Bến Hải với cầu Hiền Lương nổi tiếng.
Nhà Tù Lao Bảo (Hướng Hoá): xây từ thời Pháp, dùng để giam giữ
các chiến sĩ Cách Mạng.
Vương Cung Thánh Đường La Vang.
VIII/KINH TẾ:
+Nông nghiệp:
Lúa, ngô, sắn, khoai…
Cây công nghiệp: cao su, cà phê, hồ tiêu, lạc, đậu, dâu tằm…
Chăn nuôi: bò, trâu, dê, gia cầm…
+Ngư nghiệp:
Nuôi trồng chế biến thủy hải sản đang được phát triển, đặc biệt là nuôi
tôm ở những vùng cát.
+Công nghiệp:
Các ngành công nghiệp chưa phát triển mạnh, đã hình thành các cụm
công nghiệp:
-CCN TX Đông Hà
-CNN Khe Sanh-Lao Bảo.
-CCN Cửa Việt – Ngã tư Sòng.

×