Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Su vi pham hop dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.81 KB, 11 trang )

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005

Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

ÁP DỤNG THỨ HAI – SỰ VI PHẠM HP ĐỒNG
Một lónh vực khác của luật có thể được thảo luận trong khuôn khổ Coase về việc mặc
cả (thương lượng) giữa một số ít cá nhân là luật hợp đồng. Tuy nhiên, không giống
trường hợp luật về xâm phạm quyền lợi bình thường, các bên ký kết hợp đồng thương
lượng với nhau trước khi tranh chấp phát sinh. Bởi vì các bên có thể quyết đònh trước
cách thức giải quyết những tranh chấp tiềm tàng, nên người ta có thể nêu câu hỏi liệu
có cần thiết, hay có đáng mong muốn, có các qui phạm pháp luật chung chi phối các
tranh chấp về hợp đồng hay không. Lý do các qui phạm pháp luật về hợp đồng đáng
mong muốn tất nhiên là việc thương lượng và soạn thảo một hợp đồng trong đó có dự
trù mọi điều bất ngờ có thể tưởng tượng ra sẽ tốn kém đến mức không chòu nổi (ngay
cả khi có thể). Đối với những điều bất ngờ được cho là không có khả năng xảy ra hay
không ảnh hưởng nhiều lắm đến chi phí và lợi ích của các bên, thì không đáng bỏ công
làm các việc rắc rối là qui đònh trước một cách rõ ràng sẽ làm gì nếu điều bất ngờ xảy
ra.
Luật hợp đồng có thể được xem như là lấp đầy “những khoảng trống” này trong
hợp đồng – đó là cố gắng tái tạo những điều mà các bên lẽ ra đã đồng ý nếu họ có thể
chuẩn bò cho sự kiện một cách không tốn chi phí ngay ban đầu. Bởi vì các bên lẽ ra đã
đưa vào những điều khoản hợp đồng tối đa hóa các lợi ích chung (lợi ích kết hợp) của
họ sau khi trừ đi các chi phí chung (chi phí kết hợp) của họ – cả hai bên có thể bằng
cách đó được khấm khá hơn – nên cách tiếp cận này tương đương với việc thiết kế luật
hợp đồng dựa theo tiêu chí hiệu quả.1
Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét ba biện pháp sửa chữa (biện pháp chế
tài, biện pháp khắc phục) đối với sự vi phạm hợp đồng nhìn trên quan điểm này. Biện


pháp thứ nhất, số tiền bồi thường thiệt hại dựa trên kỳ vọng (expectation damages), cho
bên bò vi phạm hưởng một số tiền mà số tiền này đặt bên vi phạm vào cùng vò thế bên
này lẽ ra đã đạt đựơc nếu như hợp đồng đựơc thực hiện đầy đủ. Biện pháp thứ hai, số
tiền bồi thường thiệt hại dựa trên hành động phụ thuộc do tin tưởng vào hợp đồng
(reliance damages), cho bên bò vi phạm hưởng một số tiền mà số tiền này đặt bên bò vi
phạm vào vò thế bên này lẽ ra đã đạt được nếu như bên này chưa bao giờ ký kết hợp
đồng này ban đầu. Biện pháp cuối cùng, số tiền bồi thường thiệt hại dựa trên sự hoàn
trả (restitution damages), cho bên bò vi phạm hưởng một số tiền tương ứng với bất kỳ
lợi ích nào mà bên này đã trao cho bên vi phạm.2
1

Phát biểu rằng các bên lẽ ra đã tối đa hóa các lợi ích chung của họ sau khi trừ các chi phí chung của họ
hiển nhiên là có giả đònh rằng họ có thể mặc cả trên tinh thần hợp tác, Ngoài ra, khi kết luận rằng sự tối
đa hóa các lợi ích chung của các bên sau khi trừ các chi phí chung của họ là mục tiêu về hiệu quả, chúng
ta giả đònh rằng không có ai khác chòu ảnh hưởng của hợp đồng này.
2
Một biện pháp sửa chữa vi phạm hợp đồng khác, số tiền bồi thường thiệt hại được đònh trước
(liquidated damages), sẽ dược thảo luận trong Chương 8 của sách này.
Mitchell Polinsky

1

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005

Luật và Kinh tế
Bài đọc


p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

Phân tích này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một thí dụ trong đó một
người bán, S, có thể sản xuất một hàng hóa được gọi là “hàng không tên giả tưởng”
(widget) với chi phí là 150$. Hàng không tên không có sẵn rộng rãi trên thò trường. Ví
lý do này, một người mua, B1, người này đònh giá trò hàng không tên là 200$, ký kết
một hợp đồng mua một hàng không tên với S, hàng không tên sẽ được giao nhận trong
tương lai. Giá hợp đồng được trả trước. Để sử dụng hàng không tên này, B1 phải thực
hiện một khoản chi tiêu 10$ trước khi giao nhận hàng (thí dụ, ông ta có thể phải điều
chỉnh nhà kho của mình một ít để chứa hàng không tên). Khoản chi tiêu này sẽ được
gọi là chi tiêu phụ thuộc (do tin tưởng vào việc hợp đồng sẽ được thực hiện)
(reliance expenditure) hay đầu tư phụ thuộc (reliance investment). Nếu hợp đồng
không được hoàn thành thì chi tiêu này được cho là không còn giá trò3.
Trước khi việc giao nhận hàng xảy ra, có khả năng một người mua khác, B2,
cũng có thể muốn mua hàng không tên này. Giá trò mà B2 xác đònh cho hàng không
tên này chưa được biết vào thời điểm S và B1 ký kết hợp đồng của họ. Để cho đơn
giản, giả đònh rằng giá trò B2 xác đònh sẽ là 0$, hoặc 180$, hoặc 250$, và giả đònh rằng
ông ta sẽ chào mua hàng không tên với số tiền này. Như thế, sau khi S và B1 đã ký
kết hợp đồng của họ, có khả năng B2 sẽ chào mua hàng không tên này với giá cao hơn
B1 đã mua – tất nhiên là như thế nếu giá trò B2 xác đònh là 250$, Cả hai S và B1 được
giả đònh là đều biết về những khả năng này. Những giả thiết của thí dụ này được tóm
tắt trong Bảng 2 (hiện tại hãy bỏ qua ghi chú phía dưới bảng)
Trong chương này cũng sẽ giả đònh rằng các bên đều trung tính với rủi ro (bàng
quan với rủi ro). Điều này có nghóa là họ chỉ quan tâm đến giá trò kỳ vọng của một tình
huống rủi ro – đó là độ lớn của khoản mất hay khoản lợi tiềm năng nhân với xác suất
xảy ra khoản mất hay khoản lợi. Thí dụ, khoản lợi kỳ vọng trong một tình huống liên
quan đến cơ may 50 phần trăm sẽ nhận được 10.000$ là 5.000$. Theo đònh nghóa, một
người trung tính với rủi ro là người bàng quan giữa tình huống này với bất kỳ tình
huống nào khác có cùng khoản lợi kỳ vọng – như là một tình huống liên quan đến cơ

may 25 phần trăm sẽ nhận được 20.000$, hay tính huống liên quan đến việc chắc chắn
nhận được 5.000$.

3

Những giả đònh rằng giá hợp đồng được trả trước và rằng đầu tư phụ thuộc không còn giá trò trong
trường hợp xảy ra vi phạm không phải là những giả đònh thiết yếu và không ảnh hưởng đến kết luận tổng
quát nào trong chương này

Mitchell Polinsky

2

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005

Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

Bảng 2
Thí dụ về Sự Vi phạm Hợp đồng

S là người bán
Chi phí sản xuất hàng không tên của S là 150$
B1 là người mua ban đầu

B1 đònh giá trò cho hàng không tên này là 200$
Chi tiêu phụ thuộc của B1 là 10$a
B1 trả trước cho S giá hợp đồng
B2 là người mua thứ hai
B2 đònh giá trò cho hàng không tên này là 0$ hoặc 180$ hoặc 250$
a. Khả năng B1 có thể chi thêm 24$ vào đầu tư phụ thuộc và qua đó gia tăng giá trò
của hàng không tên này đối với ông ta 30$ cũng được xem xét.
Hợp đồng được Quy đònh Đầy đủ
Trước khi xem xét việc các biện pháp sửa chữa sự vi phạm hợp đồng lấp đầy các
khoảng trống trong các hợp đồng được qui đònh không đầy đủ ra sao, điều hữu ích là
xem xét hợp đồng giữa S và B1 nói trên khi mọi điều đều được qui đònh rõ trước. Thứ
nhất, giá hợp đồng, phải trả trước là 175$. Thứ hai, nếu giá trò B2 đònh cho hàng không
tên là 0$ hay 180$, thì S sẽ giao hàng không tên này cho B1. Trong trường hợp này,
lợi nhuận của S là 25$ – đó là giá hợp đồng 175$ trừ đi chi phí sản xuất 150$ – và lợi
nhuận của B1 là 15$ – đó là giá trò 200$ đối với B1 trừ đi chi tiêu 10$ và trừ đi giá
hợp đồng 175$. Thứ ba, hợp đồng này ghi rõ rằng trong trường hợp B2 đònh giá trò
hàng không tên là 250$, thì S sẽ bán hàng không tên cho B2 chứ không bán cho B1,
nhưng lúc đó phải trả 225$ cho B1. Trong trường hợp này lợi nhuận của S là 50$ – đó
là giá hợp đồng 175$ trừ đi chi phí sản xuất của S là 150$ cộng với khoản thanh toán
của B2 trả cho S là 250$ trừ đi khoản thanh toán của S trả cho B1 là 225$. Khi đó lợi
nhuận của B1 là 40$ – đó là khoản thanh toán 225$ nhận được từ S trừ đi chi tiêu phụ
thuộc là 10$ và trừ đi giá hợp đồng đã trả trước là 175$.
Rõ ràng rằng hợp đồng được qui đònh đầy đủ này giữa S và B1 là hiệu quả.
Chọn lựa duy nhất các bên phải đưa ra mà ảnh hưởng đến lợi nhuận chung (lợi nhuận
kết hợp) của họ là liệu S có bán cho B2 nếu B2 muốn mua hàng không tên này hay
không. Nếu S không bán cho B2, thì lợi nhuận chung của S và B1 là 40$ – đó là lợi
nhuận 25$ của S cọng với lợi nhuận 15$ của B1. Nếu S thực sự bán cho B2 khi B2

Mitchell Polinsky


3

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005

Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

đònh giá trò hàng không tên này là 250$, thì lợi nhuận chung của S và B1 tăng lên đến
90$ – đó là lợi nhuận 50$ của S cộng với lợi nhuận 40$ của B1. Tuy nhiên, nếu như S
bán cho B2 khi B2 đònh giá trò hàng không tên này là 180$, thì lợi nhuận chung của S
và B1 sẽ giảm xuống còn 20$ bởi vì, kết hợp lại, họ sẽ có doanh thu là 180$ và chi phí
là 160$ (đó là chi phí sản xuất 150$ của S cọng với chi tiêu phụ thuộc 10$ của B1).
Như thế, các qui đònh trong hợp đồng nói trên đòi hỏi S bán hàng không tên này cho B2
nến B2 đònh giá trò nó là 250$ nhưng không bán nếu B2 đònh giá trò nó là 0$ hay 180$
là các qui đònh có hiệu quả.4
Điều quan trọng là lưu ý rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa giá hợp đồng và số
tiền S phải trả cho B1 nếu S bán hàng không tên này cho B2. Nói chung, số tiền trả
cho B1 càng cao thì giá hợp đồng càng cao. Thí dụ, giả sử S phải trả 240$ cho B1 chứ
không phải 225$ trong trường hợp hàng không tên này được bán cho B2. Rõ ràng là
B1 thích nhận khoản thanh toán cao hơn trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng, và
cũng rõ ràng là S thích trả số tiền thấp hơn. Vì thế, cứ cho là S sẽ yêu cầu, và B1 sẽ
sẵn lòng đề nghò, một giá hợp đồng trả trước cao hơn – chẳng hạn 180$ thay vì 175$.
Sự Vi phạm có Hiệu quả
Cho đến giờ, thí dụ nói trên minh họa một nguyên tắc tuy đơn giản nhưng thật cơ bản

trong việc phân tích kinh tế về luật hợp đồng: Một hợp đồng đựơc qui đònh đầy đủ thì
có hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tiễn, chi phí của việc thiết lập hợp đồng sẽ làm cho
các bên bỏ qua những điều bất ngờ tương đối không quan trọng. Vì thế, bây giờ hãy
giả đònh rằng bởi vì S và B1 tin rằng không có khả năng B2 sẽ chào mua, nên họ không
bận tâm đưa vào hợp đồng một qui đònh (hay điều khoản) xử lý khả năng B2 sẽ chào
mua cao hơn đối với hàng không tên này. Hợp đồng chỉ đơn giản qui đònh rằng S sẽ
giao một hàng không tên cho B1 với giá nào đó phải trả trước. Bây giờ chúng ta sẽ
nghiên cứu xem liệu các biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng, dựa trên hành động phụ
thuộc do tin tưởng, dựa trên sự hoàn trả đối với sự vi phạm hợp đồng có phải là các
giải pháp thay thế có hiệu quả cho qui đònh rõ ràng trong hợp đồng liên quan đến
trường hợp hàng không tên này được bán cho B2 chứ không bán cho B1. Một giả đònh
quan trọng trong phân tích sau đây là nếu S muốn vi phạm hợp đồng, thì B1 sẽ không
thấy đáng bỏ công cố gắng ngăn chận S khỏi vi phạm hay mua lại hàng không tên từ
B2 sau khi sự vi phạm xảy ra. (Nếu như việc B1 thương lượng với S hay B2 là không
tốn chi phí, thì phân tích Coase trong Chương 3 hàm ý rằng mọi biện pháp sửa chữa
đều hiệu quả)

4

Bởi vì B2 được giả đònh là chào mua với số tiền bằng giá trò ông ta xác đònh cho hàng không tên này,
nên lợi nhuận của ông ta không chòu ảnh hưởng của việc hàng không tên này có giá trò đối với ông ra
sao. Đây là lý do tại sao ta không cần xét đến lợi nhuận của B2 khi xác đònh những quy đònh (điều
khoản) trong hợp đồng có hiệu quả.

Mitchell Polinsky

4

Biên dòch: Xinh Xinh



Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005

Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

Trước hết hãy xét sự vi phạm hợp đồng khi biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ
vọng có thể áp dụng được. Giá mà hợp đồng nói trên được thực hiện đầy đủ thì B1 đã
kiếm được lợi nhuận bằng với giá trò 200$ ông ta gắn cho hàng không tên trừ đi chi tiêu
phụ thuộc của ông ta và trừ đi giá hợp đồng ông ta đã trả trước. Như thế, để đặt B1 vào
cùng một vò thế mà lẽ ra ông ta đã đạt được nếu như hợp đồng được thực hiện đầy đủ,
cần phải bồi thường 200$ cho B1 (bởi vì B1 đã chòu khoản chi tiêu phụ thuộc rồi và đã
trả cho S giá hợp đồng rồi). Với khoản thanh toán bồi thường thiệt hại là 200$, S sẽ
quyết đònh vi phạm hợp đồng nếu B2 chào mua hàng không tên với giá 250$, nhưng sẽ
không quyết đònh vi phạm nếu B2 chào mua với giá 180$ (hoặc 0$, tất nhiên). Như
thế, biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng dẫn đến kết cục hiệu quả. Nói cách khác,
biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng là biện pháp thay thế hiệu quả cho các qui đònh
rõ ràng trong hợp đồng chi phối sự vi phạm. Qua đó nó giúp các bên tiết kiệm chi phí
và tránh được sự bất tiện của việc xử lý những điều bất ngờ không chắc xảy ra mỗi khi
họ ký kết hợp đồng. Thay vào đó, họ có thể đơn giản dựa vào một biện pháp sửa chữa
sự vi phạm hợp đồng trong một ít trường hợp mà vấn đề vi phạm nảy sinh.
Lưu ý là kết luận rằng biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng dẫn đến các quyết
đònh vi phạm có hiệu quả không phụ thuộc vào giá hợp đồng thực sự là bao nhiêu. S sẽ
phải trả 200$ cho B1 trong trường hợp vi phạm bất kể giá hợp đồng bởi vì, trong điều
kiện B1 đã trả trước giá hợp đồng (và đã chòu chi tiêu phụ thuộc), 200$ là số tiền cần
thiết để đặt B1 vào cùng một vò thế mà lẽ ra ông ta đã đạt được nếu như hợp đồng được
thực hiện đầy đủ. Như thế, bất kể giá hợp đồng là bao nhiêu, S sẽ vi phạm để bán cho

B2 chỉ khi B2 chào mua hàng không tên cao hơn 200$.
Tiếp theo, hãy xét biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ thuộc. Nếu B1
không ký kết hợp đồng với S, thì giả đònh rằng ông ta đã không kiếm được lợi nhuận
nào.5 Như thế, để đặt B1 vào cùng một vò thế mà lẽ ra ông ta đã đạt được nếu như ông
ta chưa bao giờ ký kết hợp đồng này, cần phải bồi thường B1 đối với đầu tư phụ thuộc
là 10$ và hoàn trả cho ông ta giá hợp đồng mà ông ta đã trả trước. Nói cách khác,
thước đo dựa trên hành động phụ thuộc về số tiền bồi thường thiệt hại bằng với chi tiêu
phụ thuộc cộng với giá hợp đồng.
Vì thế, để xác đònh các tác động của biện pháp sửa chữa dựa trên hành động
phụ thuộc đối với quyết đònh vi phạm của S, cần phải thảo luận việc ấn đònh giá hợp
đồng. Do chi phí sản xuất của S là 150$, ông ta sẽ không sẵn lòng chấp nhận giá hợp
đồng thấp hơn số tiền này. B1 sẽ sẵn lòng chi trả lên đến 190$ cho hàng không tên
này bởi vì ông ta đònh giá trò nó là 200$ nhưng phải thực hiện đầu tư phụ thuộc mất
10$. Như thế giá hợp đồng sẽ nằm đâu đó trong khoảng từ 150$ đến 190$, giá chính

5

Giả đònh này không thiết yếu và không ảnh hưởng đến kết luận tổng quát nào về biện pháp sửa chữa
dựa trên hành động phụ thuộc.

Mitchell Polinsky

5

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005


Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

xác phụ thuộc vào sức mạnh mặc cả tương đối của các bên. Để cho cụ thể, giả sử giá
hợp đồng là 160$.
Với chi tiêu phụ thuộc là 10$ và giá hợp đồng là 160$, biện pháp sửa chữa dựa
trên hành động phụ thuộc sẽ cho B1 hưởng 170$ trong trường hợp có sự vi phạm hợp
đồng của S. Vì thế cho nên S sẽ vi phạm hợp đồng này nếu B2 chào giá mua hàng
không tên 180$ hay 250$ bởi vì S chỉ phải trả tiền bồi thường thiệt hại 170$. Nếu giá
trò B2 xác đònh cho hàng không tên là 180$, thì sự vi phạm sẽ mang tính không hiệu
quả bởi vì giá trò B2 xác đònh cho hàng không tên thấp hơn giá trò 200$ mà B1 xác đònh
cho hàng không tên. Nói cách khác, biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ thuộc
có thể dẫn đến sự vi phạm không hiệu quả.
Cuối cùng, hãy xét biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả. Lợi ích duy nhất
mà B1 đã trao cho S là việc B1 đã trả trước giá hợp đồng. Như thế, để cho B1 hưởng
số tiền tương ứng với lợi ích ông ta đã trao cho S, thì cần phải bắt buộc S trả lại cho B1
giá hợp đồng. Nói cách khác, số tiền bồi thường thiệt hại dựa trên sự hoàn trả bằng với
giá hợp đồng. Vì cùng những lý do như đã thảo luận đối với biện pháp sửa chữa dựa
trên hành động phụ thuộc, giá hợp đồng sẽ nằm đâu đó trong khoảng từ 150$ đến 190$.
Nếu nó thấp hơn 180$, thì biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả cũng sẽ dẫn đến sự
vi phạm không hiệu quả khi B2 đònh giá trò hàng không tên là 180$.
Tổng quát thì biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả có nhiều khả năng dẫn
đến những vi phạm không hiệu quả hơn so với biện pháp sửa chữa dựa trên hành động
phụ thuộc vì những lý do sau đây. Trước hết hãy lưu ý rằng giá hợp đồng theo biện
pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả thường thấp hơn giá hợp đồng theo biện pháp sửa
chữa dựa trên hành động phụ thuộc. Một cách trực quan, điều này là do người bán
(trong thí dụ này là S) không phải bồi thường cho người mua (trong thí dụ này là B1)
về chi tiêu phụ thuộc theo biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả, nhưng người bán

quả thực phải bồi thường chi tiêu này theo biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ
thuộc. Kết quả là người mua có lẽ không sẵn lòng chi trả cho hợp đồng theo biện pháp
sửa chữa dựa trên sự hoàn trả nhiều bằng theo biện pháp sửa chữa dựa trên hành động
phụ thuộc, và người bán có lẽ sẵn lòng chấp nhận số tiền ít hơn. Với giá hợp đồng theo
biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả thấp hơn, thì khoản thanh toán thiệt hại theo
biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả cũng sẽ thấp hơn bởi vì số tiền bồi thường
thiệt hại dựa trên sự hoàn trả bằng với giá hợp đồng, trong khi số tiền bồi thường thiệt
hại dựa trên hành động phụ thuộc bằng giá hợp đồng cộng với chi tiêu phụ thuộc. Ta
có thể dự kiến những sự vi phạm không hiệu quả có khả năng xảy ra nhiều hơn theo
biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả do khoản thanh toán thiệt hại thấp hơn.
Nội dung thảo luận từ đầu đến giờ làm sáng tỏ vài kết luận tổng quát về những
tác động kinh tế của luật hợp đồng. Kết quả chủ yếu là biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ
vọng là biện pháp sửa chữa duy nhất tạo ra động cơ khuyến khích hiệu quả đối với
Mitchell Polinsky

6

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005

Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

những sự vi phạm hợp đồng. Điều này là do biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng bắt
buộc bên vi phạm trả tiền bồi thường giá trò của hàng hóa theo giá trò mà bên bò vi

phạm đònh cho hàng hóa này. Nếu người mua nào khác đònh giá trò cho hàng hóa này
nhiều hơn giá trò nói trên, thì sẽ có hiệu quả khi để cho người mua đó nhận được hàng
hóa này. Với thước đo dựa trên kỳ vọng về số tiền bồi thường thiệt hại, người bán sẽ
có động cơ khuyến khích vi phạm để nhận được giá chào mua cao hơn. Nếu một người
mua khác đònh giá trò cho hàng hóa này thấp hơn người mua ban đầu, thì sự vi phạm là
không hiệu quả và biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng sẽ không khuyến khích vi
phạm, và như thế là phù hợp. Bất cứ thước đo nào khác về tiền bồi thường thiệt hại đối
với sự vi phạm hợp đồng thường sẽ không hiệu quả. Nếu tiền bồi thường thiệt hại vượt
quá tiền bồi thường thiệt hại dựa trên kỳ vọng, thì sự vi phạm có thể không xảy ra cho
dù sự vi phạm này có hiệu quả. Thí dụ, nếu tiền bồi thường thiệt hại là 260$ trong thí
dụ nói trên, thì S sẽ không vi phạm khi B2 chào mua với giá 250$. Và nếu tiền bồi
thường thiệt hại thấp hơn tiền bồi thường thiệt hại dựa trên kỳ vọng, thì sự vi phạm
không hiệu quả có thể xảy ra. Đây là vấn đề khó khăn của biện pháp sửa chữa dựa
trên hành động phụ thuộc, bởi vì nó dẫn đến mức bồi thường thiệt hại thấp hơn mức
dựa trên kỳ vọng. Biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả thậm chí còn tệ hơn bởi vì
nó cung cấp ít hơn thước đo dựa trên hành động phụ thuộc về tiền bồi thường thiệt hại.
Đầu tư phụ thuộc có hiệu quả
Việc thúc đẩy những sự vi phạm hợp đồng tối ưu không phải là vấn đề duy nhất
mà luật hợp đồng phải xử lý. Một vấn đề được quan tâm khác liên quan đến các khoản
chi tiêu phụ thuộc. Trong thí dụ nói trên, chúng ta đã giả đònh rằng đầu tư phụ thuộc
của B1 được cố đònh ở mức 10$. Thông thường, khoản chi tiêu này có thể thay đổi, và
số tiền chi tiêu phụ thuộc càng nhiều thì hợp đồng sẽ có giá trò càng cao đối với người
mua nếu hợp đồng được hoàn thành. Thí dụ, người mua có thể có khả năng đặt mua
nhiều bộ phận thiết bò theo yêu cầu của mình, mỗi bộ phận này có khả năng chuyển
đổi hàng không tên thành một thành phẩm có giá trò hơn. (Bởi vì các hàng không tên
dễ hỏng, nên phải nhận được thiết bò này trước khi giao nhận hàng không tên). Trong
phần cuối của chương này, chúng ta sẽ xem xét các biện pháp sửa chữa đối với sự vi
phạm hợp đồng có ảnh hưởng như thế nào đến số tiền được chi vào đầu tư phụ thuộc.
Để xem xét quyết đònh về đầu tư phụ thuộc, chúng ta phải làm cho thí dụ được
sử dụng trên đây trở nên phức tạp hơn một tý. Chúng ta vẫn giả đònh rằng người mua

ban đầu, B1 phải chi ít nhất là 10$ vào đầu tư phụ thuộc và rằng hàng không tên sẽ
đáng giá 200$ đối với ông ta nếu ông ta chỉ chi chừng đó. Nhưng bây giờ người mua,
B1, sẽ có phương án chọn lựa chi 24$ bổ sung vào đầu tư phụ thuộc và qua đó tăng giá
trò hàng không tên đối với ông ta 30$. Cũng như trước, nếu hợp đồng không được thực
hiện đầy đủ, thì chi tiêu phụ thuộc sẽ không có giá trò. Chúng ta cũng sẽ giả đònh rằng
ba giá trò mà người mua thứ hai, B2, có thể xác đònh cho hàng không tên – đó là 0$,

Mitchell Polinsky

7

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005

Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

180$, hay 250$ – đều có khả năng xảy ra như nhau. Tầm quan trọng của giả đònh này
sẽ trở nên rõ ràng một chốc nữa thôi.
Mặc dù có thể dường như rằng tiêu chí hiệu quả sẽ khiến B1 thực hiện đầu tư
phụ thuộc bổ sung – bởi vì đầu tư này có vẻ làm tăng giá trò của hàng không tên thêm
30$ với chi phí chỉ có 24$ – nhưng kết luận này không đúng. Gia tăng giá trò này chỉ
xảy ra nếu hợp đồng đïc hoàn thành và B1 nhận được hàng không tên. Nhưng, như
chúng ta đã thấy, việc S quyết đònh vi phạm hợp đồng với B1 để bán cho B2 sẽ có hiệu
quả khi giá trò của hàng không tên đối với B2 trên thực tế là 250$. Với giả đònh ở cuối

đoạn trên đây, chỉ có khả năng một – trong – ba rằng B2 sẽ đònh giá hàng không tên
chừng đó (tức là 250$). Nói cách khác, nếu quyết đònh vi phạm là có hiệu quả, thì chỉ
có khả năng hai phần ba rằng B1 sẽ nhận được hàng không tên. Như thế, mặc dù chi
phí 24$ của đầu tư phụ thuộc là chắc chắn, nhưng lợi ích 30$ từ đầu tư phụ thuộc này là
không chắc chắn. Lợi ích kỳ vọng – tức là lợi ích nhân với xác suất lợi ích này trở
thành hiện thực – chỉ là 20$. Thật là không hiệu quả khi chòu chi phí 24$ để nhận được
lợi ích kỳ vọng 20$.
Nếu S và B1 có thể thương lượng và soạn thảo hợp đồng lúc ban đầu mà không
tốn chi phí, thì lẽ ra họ đã đưa vào một điều khoản hay qui đònh nêu rõ rằng B1 sẽ
không thực hiện đầu tư phụ thuộc bổ sung 24$. Tuy nhiên, việc thương lượng về quyết
đònh đầu tư phụ thuộc của B1 không phải là vấn đề đơn giản. Thí dụ, nếu S khó xác
minh mức lợi ích bổ sung mà B1 sẽ nhận được từ chi tiêu phụ thuộc bổ sung là bao
nhiêu, thì B1 có thể có khả năng lợi dụng thông tin không hoàn hảo của S. Như thế
tương tự như quyết đònh về vi phạm hợp đồng, điều hợp lý là xem xét khả năng một qui
đònh (hay điều khoản) liên quan đến quyết đònh về đầu tư phụ thuộc không được đưa
vào hợp đồng nói trên. Vì thế chúng ta sẽ xem xét liệu một biện pháp sửa chữa vi
phạm hợp đồng nào đó có dùng để thay thế cho qui đònh này được hay không.
Theo biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng, B1 sẽ nhận được hàng không tên
(nếu hợp đồng được thực hiện) hoặc được trao cho một số tiền tương đương với giá trò
của hàng không tên (nếu hợp đồng bò vi phạm). Nếu B1 chỉ chi 10$ vào đầu tư phụ
thuộc, thì hàng không tên sẽ đáng giá 200$ đối với ông ta, vì thế tiền bồi thường thiệt
hại dựa trên kỳ vọng sẽ bằng 200$. Nếu ông ta chi 24$ bổ sung vào đầu tư phụ thuộc,
thì hàng không tên sẽ đáng giá thêm 30$ đối với ông ta, vì thế tiền bồi thường thiệt hại
dựa trên kỳ vọng sẽ bằng 230$. Như thế, bằng cách chi thêm 24$, ông ta sẽ nhận được
lợi ích 30$, hoặc là do hàng không tên sẽ được giao cho ông ta, hoặc tiền bồi thường
thiệt hại dựa trên kỳ vọng cao hơn sẽ được trả cho ông ta. Rõ ràng là, B1 sẽ chi 24$ bổ
sung vào đầu tư phụ thuộc, đây là một kết cục không hiệu quả vì những lý do đã thảo
luận ở trên. Nói cách khác, bởi vì biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng về thực chất
bảo đảm sự thực hiện hợp đồng, nên nó không ép buộc B1 phải tính đến thực tế rằng
chi tiêu phụ thuộc sẽ mất hết giá trò nếu hợp đồng bò vi phạm. Vì thế, biện pháp sửa

chữa này khuyến khích những đầu tư phụ thuộc quá mức.
Mitchell Polinsky

8

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005

Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

Theo biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ thuộc, B1 sẽ nhận được hàng
không tên hoặc được trao cho một số tiền bằng chi tiêu phụ thuộc của ông ta cọng với
giá hợp đồng. Như thế, nếu hợp đồng được thực hiện, việc chi bổ sung 24$ vào đầu tư
phụ thuộc sẽ đáng làm bởi vì nó sẽ làm tăng giá trò của hàng không tên lên thêm 30$.
Nếu hợp đồng bò vi phạm, 24$ bổ sung sẽ được trả lại bởi vì tiền bồi thường thiệt hại
dựa trên các hành động phụ thuộc cũng sẽ cao hơn trước chừng đó. Vì thế B1 sẽ có
động cơ khuyến khích chi 24$ bổ sung vào đầu tư phụ thuộc bởi vì khoản chi tiêu này
là một khoản đầu tư không có rủi ro “mất mát khi giá sụt” nhưng lại có tiềm năng “lợi
nhuận khi lên giá. Nói cách khác, biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ thuộc
cũng khuyến khích những chi tiêu phụ thuộc quá mức.
Theo biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả, B1 sẽ nhận được hàng không tên
hoặc được trao cho một số tiền bằng giá hợp đồng. Không giống với trường hợp áp
dụng biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng, ông ta thực ra không được bảo đảm hợp
đồng sẽ được thực hiện và cũng khác với trường hợp áp dụng biện pháp sửa chữa dựa

trên hành động phụ thuộc, ông ta không nhận lại được khoản đầu tư phụ thuộc của
mình khi hợp đồng bò vi phạm. Khoản chi tiêu phụ thuộc của B1 bây giờ thực ra là
một khoản đầu tư rủi ro, với kết quả dương trong trường hợp hợp đồng được thực hiện
và kết quả âm trong trường hợp hợp đồng bò vi phạm. Vì thế, để B1 có thể quyết đònh
liệu có đáng chi 24$ bổ sung vào đầu tư phụ thuộc hay không, ông ta cần phải biết xác
suất của việc thực hiện hợp đồng và xác suất của việc vi phạm. Giả sử S chỉ vi phạm
khi sự vi phạm xảy ra là có hiệu quả – đó là, chỉ khi B2 đònh giá trò hàng không tên là
250$6. Với giả đònh rằng ba giá trò mà B2 có thể xác đònh cho hàng không tên – 0$,
180$, và 250$ - đều có khả năng xảy ra như nhau, thì có khả năng hai phần ba thực
hiện và khả năng một phần ba vi phạm. Như thế, lợi ích kỳ vọng đối với B1 của chi
tiêu phụ thuộc là 20$ – đó là gia tăng giá trò của hàng không tên 30$ nhân với xác suất
nhận được giá trò này. B1 sẽ không chi 24$ bổ sung vào đầu tư phụ thuộc để nhận được
lợi ích kỳ vọng này. Nói cách khác, biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả dẫn đến
đầu tư phụ thuộc hiệu quả.
Phần thảo luận này về những tác động của các biện pháp sửa chữa sự vi phạm
hợp đồng đối với quyết đònh về đầu tư phụ thuộc làm sáng tỏ một số kết quả tổng quát.
Kết quả tổng quát chính là, trong số các biện pháp sửa chữa được xem xét, chỉ có biện
pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả thúc đẩy các đầu tư phụ thuộc hiệu quả. Nó làm
được điều này bởi vì nó ép buộc bên đầu tư phụ thuộc tính đến thực tế chi tiêu phụ

6

Giả thiết rằng S chỉ vi phạm khi sự vi phạm xảy ra là có hiệu quả nhìn chung rõ ràng là đối nghòch thực
tế dưới biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả. Tuy thế, giả thiết này được sử dụng bởi vì nó cho phép
minh họa dễ dàng nhất tác động của biện pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả đối với mức độ đầu tư phụ
thuộc.
Mitchell Polinsky

9


Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005

Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

thuộc trở nên vô giá trò nếu hợp đồng bò vi phạm7. Biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ
vọng thường dẫn đến quá nhiều chi tiêu phụ thuộc bởi vì nó mang lại cho bên đầu tư
phụ thuộc (relying party) giá trò lẽ ra đã được tạo ra bởi đầu tư phụ thuộc nếu như hợp
đồng được thực hiện. Biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ thuộc cũng thường
dẫn đến đầu tư phụ thuộc quá mức bởi vì nó hoàn trả cho bên phụ thuộc chi phí đầu tư
phụ thuộc trong trường hợp vi phạm.
Một điều cần xem xét khác trong phân tích kinh tế về các biện pháp sửa chữa
sự vi phạm hợp đồng là chi phí của việc thu nhận thông tin cần thiết để thực hiện mỗi
biện pháp sửa chữa. Biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng đòi hỏi tòa án ước lượng giá
trò của hợp đồng lẽ ra là bao nhiêu đối với bên bò vi phạm nếu như hợp đồng đã được
thực hiện. Trong nhiều tình huống hợp đồng, giá trò này có thể rất khó xác đònh. Thí
dụ, giả sử người mua đang mua các vi mạch nhớ chuyên dụng để sản xuất máy tính gia
đình mới thiết kế. Tòa án ắt phải tiên đoán máy tính mới này đáng lẽ có khả năng
sinh lời đến mức nào. Các biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ thuộc và dựa
trên sự hoàn trả đều đòi hỏi sự hiểu biết về giá hợp đồng, mà giá hợp đồng sẽ dễ dàng
có sẵn. Biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ thuộc còn đòi hỏi thông tin về các
chi tiêu phụ thuộc của bên bò vi phạm. Bởi vì những chi tiêu này sẽ được thực hiện
trước khi các bên đến tòa án, nên có lẽ tòa án sẽ có được thông tin này dễ dàng hơn so
với thông tin mà biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng đòi hỏi. Như thế, nói chung biện

pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng có lẽ là tốn kém nhất trong việc thi hành, biện pháp
sửa chữa dựa trên sự hoàn trả rẻ nhất, và biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ
thuộc nằm đâu đó ở giữa.
Hãy lưu ý thêm rằng nếu tòa án ước lượng không đúng giá trò của việc thực hiện
hợp đồng đối với bên bò vi phạm, thì các kết luận về những tác động của biện pháp sửa
chữa dựa trên kỳ vọng đối với quyết đònh vi phạm và đối với quyết đònh về đầu tư phụ
thuộc có lẽ phải được điều chỉnh. Tương tự, nếu các chi tiêu phụ thuộc của bên bò vi
phạm có khả năng được xác đònh không đúng, thì các kết luận về những tác động của
biện pháp sửa chữa dựa trên hành động phụ thuộc có lẽ cũng khác đi.
Thảo luận trong chương này đã cho thấy rằng, nói chung thì không tồn tại một
biện pháp sửa chữa vi phạm hợp đồng nào có hiệu quả đối với cả quyết đònh vi phạm
lẫn quyết đònh về chi tiêu phụ thuộc . Đối với quyết đònh vi phạm, biện pháp sửa chữa
dựa trên kỳ vọng là lý tưởng, trong khi đối với quyết đònh chi tiêu phụ thuộc , biện
pháp sửa chữa dựa trên sự hoàn trả là lý tưởng. Như thế, biện pháp sửa chữa nào tính
chung là tốt nhất phụ thuộc vào việc liệu quyết đònh vi phạm hay quyết đònh về đầu tư
phụ thuộc quan trọng hơn xét về tính hiệu quả. Chẳng hạn như trong thí dụ được sử
7

“Biện pháp sửa chữa” không trả tiền bồi thường thiệt hại gì cả cũng sẽ dẫn đến đầu tư phụ thuộc hiệu
quả vì cùng lý do như thế.

Mitchell Polinsky

10

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005


Luật và Kinh tế
Bài đọc

p dụng Thứ hai: Vi phạm Hợp đồng

dụng ở chương này, sự vi phạm không hiệu quả xảy ra khi S bán hàng không tên cho
B2 mà giá trò B2 xác đònh là 180$. Bởi vì B1 đònh giá trò hàng không tên là 200$, nên
có một khoản mất mát về hiệu quả là 20$ do sự vi phạm không hiệu quả này; giả đònh
rằng điều này xảy ra với khả năng một phần ba (khả năng B2 đònh giá trò hàng không
tên là 180$), thì giá trò kỳ vọng của mất mát về hiệu quả này là 62/3$ (1/3 x 20$). Đầu
tư phụ thuộc không hiệu quả xảy ra khi B1 chi 24$ bổ sung vào đầu tư phụ thuộc. Bởi
vì lợi ích kỳ vọng của đầu tư phụ thuộc chỉ có 20$, nên có một khoản mất mát về hiệu
quả là 4$ do đầu tư phụ thuộc không hiệu quả. Như thế, trong thí dụ này, bởi vì mất
mát về hiệu quả do sự vi phạm không hiệu quả cao hơn mất mát về hiệu quả do đầu tư
phụ thuộc không hiệu quả, nên biện pháp sửa chữa dựa trên kỳ vọng sẽ được ưa thích
hơn.
Giả đònh chính yếu trong phần thảo luận ở chương này là các bên trung tính đối
với rủi ro. Trong Chương 8, chúng ta sẽ xem xét lại các biện pháp sửa chữa sự vi phạm
hợp đồng khi các bên được giả đònh là người ghét rủi ro và thấy rằng nói chung, không
có biện pháp sửa chữa nào được thảo luận ở đây thật là lý tưởng đối với việc phân bổ
rủi ro.

Mitchell Polinsky, “Breach of Contract,” AN INTRODUCTION TO LAW AND ECONOMICS, 2942 (2003) (Aspen Publishers) (ISBN 0-7355-3473-X)

Mitchell Polinsky

11

Biên dòch: Xinh Xinh




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×