Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số thông tin về Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.56 KB, 5 trang )

THÁI NGUYÊN
I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Thái nguyên là một tỉnh miền núi , thuộc vùng đông bắc nước ta. Diện
tích khoảng 3769km vuông.
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn
Phía Nam giáp Hà nội
Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn - Bắc Giang
Phía Tây giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.
Là trung tâm chính trị kinh tế của Việt Bắc , là nơi hội tụ nền văn hoá
của các dân tộc miền núi phía Bắc.
+Giao thông:
Hệ thống giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn cả
tỉnh , QL 3 nối Hà Nội , Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, QL 1B nối Thái
Nguyên – Đồng Đăng (Lạng Sơn), có hệ thống đường bộ nối các tỉnh xung
quanh.
Hệ thống đường sắt tuyến Đa Phúc – Quang Triều (31km) nối Thái
Nguyên và Hà Nội.
Tuyến Lưu Xá- Khúc Rồng (10km) chủ yếu vận chuyển quặng cho
khu gang thép.
Tuyến Quan Triều - Núi Hồng (33,5km) chủ yếu vận chuyển than.
Hệ thống đường sông Đa Phúc-Hải Phòng 61km. Đa Phúc- Hồng Gai
211km
+Địa hình:
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, chạy theo hướng Bắc
Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp
và xây dựng các công trình công nghiệp
II HÀNH CHÍNH
Tỉnh lỵ: thành phố Thái Nguyên
Thị xã: Sông Công
Các huyện : Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú
Bình, Phổ Yên.


III/ TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Thái nguyên có 149,7 nghìn ha đất lâm nghiệp.
Rừng Thái Nguyên chủ yếu là rừng trung bình.
Rừng nghèo kiệt với các loại gỗ thuộc nhóm 5-8, đường kính nhỏ, các
loại vầu nứa và lâm đặc sản, dược liệu.
+Khoáng sản:
Khoáng sản của Thái Nguyên đa dạng, là tỉnh có trữ lượng than đá lớn
thứ hai trong cả nước sau tỉnh Quảng Ninh.Có kim loại đen như sắt, mangan,
titan ; nhóm kim loại màu như :chì, kẽm, đồng , niken, nhôm, thiết,
wonfram, antimoan, thuỷ ngân, vàng... có nhiều đá vôi xây dựng.
+Đất đai:
tổng diện tích 376,9 nghìn ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 20,4%, rừng
và đất rừng chiếm 39,7%, đất chưa sử dụng chiếm 32,5%.
IV/ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN:
+Khí hậu:
Được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5-10
mùa khô từ tháng 11-4 (năm sau)
tháng lạnh nhất : tháng 1 (15 độ C)
tháng nóng nhất: tháng 6 (28,9 độ C)
lượng mưa TB hằng năm từ 2000-2500 mm
+Thuỷ văn:
Thái nguyên có 2 sông chính chảy qua.
Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình , bắt nguồn từ Chợ
Đồn, trên sông có hệ thống thuỷ nông sông cầu .Sông Công bắt nguồn từ
vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá. Dòng sông đã được ngăn lại tại Đại Từ,
tạo thành hồ núi Cốc diện tích mặt hồ là 25km vuông, vừa là thắng cảnh, vừa
là hồ chứa nước tưới tiêu cho nông nghiệp, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho
TP Thái Nguyên và TX Sông Công.
V DÂN SỐ

Dân số Thái Nguyên khoảng 1.046.000 người (1999), trong đó các
dân tộc chính là Kinh (chiếm 75,51%), Tày (10,69%), Nùng , Dao, Sán Dìu,
Cao Lan...
VI SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH
Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí (tập IV, Quyển XX), vào năm
Minh Mạng thứ 12 (1831), Trấn Thái Nguyên chính thức đổi thành tỉnh Thái
Nguyên.
Năm 1965, Thái Nguyên hợp với Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.
Năm 1996, Bắc Thái lại tách ra thành 2 tỉnh là Bắc Kạn và Thái
Nguyên.
VII VĂN HOÁ- DU LỊCH
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, lễ hội phong phú đa
dạng, có nhiều di tích :
+Lễ hội:
Hội Đền Đuổn (xã Động Đạt huyện Phú Lương), diễn ra vào ngày 6-
1 âm lịch.
Hội Hích (xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ) diến ra vào ngày 15-1. Đây
là lễ hội vui xuân của người Sán Dìu.
Hội Chùa Hang: cách TP Thái Nguyên 2 km. Diễn ra vào ngày 20-1.
Đây là lễ cầu Phật , chúc Phúc, cầu may mắn.
Hội Làng “Cơm Hòm” (Đình Tiên Phong, Phổ Yên) tổ chức vào
ngày 6-1 âm lịch.
+Di tích
Chùa Hang: thộc huyện Động Hỷ
Chùa Cao (chua Đôi Cao) ở xã Tân Hương, huyện Phổ Yên
Đình Phương Độ (xã Xuân Phong, huyện Phú Bình)
Di tích khảo cổ học Thần Xa huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái
Nguyên 40km.Ở đây có những di chỉ khảo cổ về con người cách đây
chừng 2 đến 3 vạn năm. Tại đây đã tồn tại một nền văn hóa cổ, gọi là
văn hoá Thần Xa. Đây là nền văn hoá vào loại cổ nhất được biết đến ở

Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á lục địa.
Khu di tích núi Văn, núi Võ (xã Vân Yên và Kỳ Phú, huyện Đại từ)
Di tích lịch sử ATK Định Hoá (An toàn khu) nằm ở xã Phú Đình
huyện Định Hoá là Trung tâm lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp,
Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Đồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước, các cơ
quan của Trung ương Đảng và Chính phủ đã làm việc ở đây từ năm 1947
đến năm 1954. Điểm di tích lịch sử ATK đã được nhà nước xếp hạng quốc
gia năm 1981.
Hồ núi Cốc: cách trung tâm thànnh phố Thái Nguyên 15 km vê
hướng tây nam, là hồ nhân tạo chắn ngan dòng sông Công, là danh thắng và
là nơi nghỉ mát đẹp.
Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà ( xã Phú Thượng huyện Võ Nhai), nơi
đây có thác nước dòng suối trong xanh , mùa hạ khí hậu ôn hoà, mát mẻ, đã
được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994
Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam ở thành Phố Thái Nguyên là
nơi trưng bày, giới thiệu di sản văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em.
VII KINH TẾ:
+Nông nghiệp:
Đặc điểm thời tiết, khí hậu, đất đai của Thái Nguyên thích hợp với
nhiều loại cây trồng.Lúa là cây lương thực chính, chè là cây công nghiệp
điển hình . Chè Thái Nguyên nổi tiếng chất lượng.
Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò , lợn.
+Công nghiệp:
Các cơ sở công nghiệp tập trung ở Thái Nguyên và Sông Công.
Khu gang thép Thái Nguyên xây dựng từ năm 1958. Gồm nhiều nhà
máy.
Công ty Diesel Sông Công
Nhà máy y cụ số 2
Công ty chè Thái Nguyên

×