TIỀN GIANG
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Tiền Giang một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích
khoảng 2366 km²
Phía Bắc giáp tỉnh Long An
Phía Nam giáp tỉnh Bến tre và Vĩnh Long.
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Phía Đông giáp biển Đông.
+Giao thông.
Đường bộ
QL 1A nối TP Hồ Chí Minh – Tiền Giang- Vĩnh Long – Cần Thơ,.
Ql 50 nối TP Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang, .
QL 30 nối Tiền Giang – xuyên tỉnh Đồng Tháp.
Đường sông
Mạng lưới đường sông thuận lợi, tuyến đường thuỷ chính là sông Tiền đoạn
ngang qua tỉnh dài 112 km.
Hệ thống kênh rạch nối TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long
Hiện nay cảng Mỹ Tho đã nược nâng cấp.
+Địa hình
Tiền Giang có địah hình tương đối bằng phẳng. vùng trũng Đồng Tháp
Mười nằm trong địa phận ba tỉnh là Long An , Đồng Tháp, Tiền Giang (bao
gồm hầu hết huyện Tân Phươc)
II/HÀNH CHÍNH:
(1 Thành phố , 1 TX , 7 huyện -2004)
Tỉnh lị:TP Mỹ Tho.
Thị xã Gò Công.
Các huyện Tân Phước, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công
Tây, Gò Công Đông.
III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Diện tích kkhoảng 1800 ha trong đó có 300 ha rừng tự nhiên, (tập trung ở
khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười.)
+Khoáng sản:
Tiền Giang là tỉnh nghèo khoáng sản: than bùn, sét, cát sông (chủ yếu trên
sông Tiền).
Đất đai:
Các nhóm đất chính : Đất Phù Sa chiếm 53% điện tích, đất mặn chiếm 14,6
% diện tích, đất phèn chiếm 19,4%, đất cát giồng chiếm 3,1%.
+Biển:
Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông, có rừng
ngập mặn, có nhiều bãi bồi, thuận tiện cho nuôi trồng đánh bắt hải sản.
Các cồn ven biển: cồn Vân Liễu- Cồn ông Mão, cồn Ngang, cồn Vượt.
IV/KHÍ HẬU THUỶ VĂN:
+Khí hậu :
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 -29 độ.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1350mm-1500mm.
+Thuỷ văn:
Tiền Giang có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi giao thông đường
thuỷ.
Các sông chính:
-Sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính, đoạn chảy qua Tiền Giang
dài 175km. -Sông Vàm cỏ Tây là sông tiêu lũ cho vùng trũng Đồng Tháp
Mười.
-Ngoài ra một số sông rạch nhỏ thuộc sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây như :
Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Bảo Định , Kỳ Hôn, Vàm
Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà…
V/DÂN CƯ:
Dân số khoảng : 1.665.000 người (2003).
Dân tộc: người Kinh, Hoa, Chăm, Kh’Me…
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Năm 1832, Minh Mạng chia Nam Bộ thành 6 tỉnh (Lục tỉnh). Tỉnh Tiền
Giang ngày nay nằm trong tỉnh Định Tường, là một trong 6 tỉnh đó.
Sau khi đất nước thống nhất, tỉnh Tiền Giang được thành lập trên cơ sở hai
tỉnh Mỹ Tho và Gò Công.
VII/VĂN HOÁ DU LỊCH:
+Di tích:
Di tích văn hoá Óc Eo – Gò Thành (huỵên Chợ gạo) có giá trị trong việc
nghiên cứu nền văn hoá Phù Nam cổ.
Di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút huyện Châu Thành: nơi Vua Quang
Trung đánh bại 2 vạn quân Xiêm vào năm 1785.
Chùa Vĩnh Tràng Thị Xã Mỹ Tho: được xây dựng vào năm 1849, trong chùa
có nhiều tượng cổ.
Luỹ pháo đài TX Gò Công: do anh hùng Trương Định chỉ huy nghĩa binh
đào đắp.
Cù Lao Thới Sơn: TP Mỹ Tho, là địa điểm du lịch với vườn cây ăn trái.
Trại nuôi rắn Đồng Tâm: cách TP Mỹ Tho 90 km.
Chợ nổi Cái Bè, Cù Lao Tân Phong: là nơi hội tụ nông sản của miền sông
nước.
Cầu Mỹ Thuận: với chiều dài 1535 m là cây cầu dây văng lớn nhất Việt
Nam hiện nay.
VIII/KINH TẾ:
` +Nông nghiệp:
Cây lương thực : lúa 260.700 ha, ngô 3146 ha
Cây công nghiệp gồm mía, đậu tương, lạc với diện tích nhỏ.
Cây ăn quả là một thế mạnh của tỉnh Tiền Giang với dừa, cam, dứa, xoài,
sầu riêng, bưởi, nhãn, vú sữa…
+Ngư nghiệp:
Nghề nuôi cá bè trên sông Tiền và sông Vàm Cỏ, nuôi tôm vùng nước lợ,
nghề cào nghêu, sò.
+Công nghiệp:
Đã hình thành các khu công nghiệp: Mỹ Tho, Trung An, Bình Đức…
Các ngành sản xuất chủ yếu: thuỷ sản đông lạnh, nước mắm, đồ hộp, gạo
xay xát, thức ăn gia súc, quần áo may sẵn, nông cụ cầm tay, bia các loại…