Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số thông tin về TP Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.29 KB, 9 trang )

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ là thành phố lớn
nhất nước ta, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật
của cả nước
Diện tích khoảng 2095 Km²
Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Bình Dương
Phía Nam giáp biển Đông (huyện Cần Giờ)
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Tây giáp tỉnhLong An
+ Giao thông
Là đầu mối giao thông quan trọng và lớn nhất của cả nước
Đường bộ
Là đầu mối giao thông liên tỉnh Bắc Nam
TP Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1730 Km. Biên Hoà 30 Km, Mỹ Tho
70 Km, Vũng Tàu 129 Km, Cần Thơ 168 Km, Đàlat 308 Km, Buôn Ma
Thuột 375 Km
Hệ thống đường bộ nội thành dày đặc
QL 22 nối TP HCM- Campuchia
Đường Sắt
Tuyến Bắc Nam nối TP Hồ Chí Minh- Hà Nội
Đường hàng không
Sân bay quốc tế Tân sơn Nhất lớn nhất nước cách trung tâm thành phố
7 Km có các dường bay đi Buôn Ma Thuột, Đalat, Đà Nẳng, Hà Nội, Hải
Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Qui Nhơn, Rạch Giá, Vinh,và
các đường bay quốc tế đi các nước
Trong tương lai sân bay quốc tế Long Thành cách TP 40 Km sẽ được
xây dựng
Đường thuỷ
Hệ thống cảng: Sàigòn, Tân Cảng, Bến Nghé, Nhà Bè, Hiệp Phước,
Cát Lái…


Tuyến đường biển từ cảng Sàigòn đến phao số 0 khoảng 150 Km
Các tuyến đường sông nối với đồng bằng sông Cửu Long
+ Địa hình
Nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai- Saigòn đây là vùng địa hình
đồng bằng thấp
II HÀNH CHÁNH (19 quận, 5 huyện)
Cac quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 , 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Bình Thạnh,
Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú
Các huyện : Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh
III TAI NGUYÊN
+ Rừng
Rừng ngập mặn chủ yếu tập trung ở huyện Cần Giờ
Khu vực Cần Giờ-Thị Vải đã được UNESCO công nhận la” khu dự
trữ sinh quyển thế giới”
+ Đất đai
Chia thành 4 nhóm đất chính
Nhóm đất phèn chiếm 27,5%
Nhóm đất phù sa chiếm 12,6%
Nhóm đất xám chiếm 19,3%
Nhóm đất mặn chiếm 12,2%
+ Biển
TP Hồ Chí Minh giáp biển ở huyện Cần Giờ, vịnh Đồng Tranh ,vịnh
Gành Rái
IV KHÍ HẬU THUỶ VĂN
+ Khí hậu
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo
Nhiêt dộ trung bình hằng năm 27,5o C
Lượng mưa trung bình hằng năm la 2000 mm
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4

Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão
+ Thuỷ văn
Mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc thuận lợi giao thông đường
thuỷ
Sông Sàigon từ Bình Dương chảy xuống gặp sông Đồng Nai tại Nhà
Bè từ đây chia làm nhiều nhánh đổ ra biển Đông tại vịnh Đồng Tranh và
Gành Rái
Các sông rạch: sông Lòng Tàu, Soài Rạp, kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè,
Tàu Hủ, Bến Nghé, Tẻ, Đôi, Văn Thánh…
V DÂN CƯ
Dân số khoảng5.449.217 ngừơi (2003)
Dân tộc Kinh, Hoa (khu vực Chơ Lớn) và các dân tộc khác
VI SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH
Địa danh Sàigòn có từ năm 1698, dưới thời Pháp thuộc dây là thủ phủ
xứ Nam Kỳ
Năm 1906 Sàigòn hợp với Chợ Lớn thành Sàigòn-Chợ Lớn sau là Đô
Thành Sàigòn
Năm 1976 đổi tên là thành Thành Phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sát
nhập Sàigòn, tỉnh Gia Định, huyện Củ Chi, từ năm 1978 thêm một phần của
tỉnh Đồng Nai
Sàigòn xưa được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, còn được gọi là
Sài Thành, người Hoa gọi Sàigòn là Xấy-Côn
VII VĂN HOÁ DU LỊCH
+ Lễ hội
Lễ hội có tính chất quốc gia như : Giỗ tổ Hùng Vương, Quang
Trung…
Lễ hội dân gian như Kỳ Yên, vía bà Thiên Hậu…
Lễ hội tôn giáo như Phật Đản, Vu Lan, Phục Sinh…
Lễ hội ngành nghề như Kim Hoàn, Hát Bội, Cải Lương…
+ Di tích thắng cảnh

Hội trừơng Thống Nhất
Trước đây còn được gọi là dinh độc lập hay dinh Norodom, dinh được xây
dựng trên diện tích 4.500 mét vuông và hơn 100 căn phòng. Này 30/4 năm
1975, xe tăng giải phóng miền Nam đã húc nghiêng cổng dinh Độc Lập,
chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Địa Đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, cách thành
phố Hồ Chí Minh 30 km về phía Tây Bắc.
Địa đạo quả là kỳ quan độc nhất vô nhị: dài 250km chạy ngoắt ngoéo
trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc
đất. Đường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi
lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp
nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m,
trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số
nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn.
Bến Nhà Rồng
Là nơi Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ thời còn trẻ) ra đi, tìm đường cứu
nước trên con tàu La tu sơ tơ lê vin với nghề nghiệp làm phụ bếp. Đây là
một di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố.
Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà còn gọi là nhà thờ Lớn thành phố Hồ Chí Minh, một
công trình kiến trúc lớn ở quảng trường công xã Pari, trung tâm thành phố,
với hai tháp chuông cao 40 mét.
Nhà thờ được khởi công xây dựng ngày 7 tháng 10 năm 1877, một
cha cố người Pháp tên là Colombert đã đặt viên đá đầu tiên và khánh thành
ngày 11 tháng 4 năm 1880.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971, theo thiết kế của
kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Chùa được xây dựng theo hình chữ công, hai
dãy ngang, dọc được nối bởi dãy dọc. Chánh điện có những công trình chạm

khắc gỗ của những năm 1960. Tháp Quan Âm ở bên trái, 7 tầng mái, cao 35
m, bảo tháp hình vuông cạnh 6 m, đỉnh tháp gọi là Long Xa; vọng chuông
thấp có đại hồng chung đường kính 1,8 m. Ðây là ngôi tháp lớn nhất của
Phật giáo Việt Nam.
Chợ Bến Thành

×